Tổng Quan Các Nghiên Cứu Liên Quan Đến Quản Lý Nhà Nước Đối Với Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN


1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng

Trải qua hơn 3 thập kỷ, lý thuyết về DLCĐ đã được nghiên cứu và phát triển bởi nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như Việt Nam. Theo thống kê của Giampiccoli & Mtapuri (2015) [95], trong khoảng từ 1982 đến 2015, đã có trên 400 bài nghiên cứu về DLCĐ đã được đăng tải trên 136 tạp chí khác nhau và vẫn tiếp tục tăng về số lượng trong những năm gần đây. Các nghiên cứu này tập trung cả về lý luận và thực tiễn về DLCĐ, PTDLCĐ, vai trò của QLNN đối với PTDLCĐ… ở các khu vực khác nhau trên thế giới [95].

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về du lịch cộng đồng

Du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. DLCĐ từ lâu đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học trên thế giới. DLCĐ bắt đầu được giới thiệu trong những năm 1970 như là kết quả của việc tìm kiếm loại hình du lịch thay thế cho du lịch đại trà do những tác động tiêu cực của nó đến môi trường [131, 139, 144].

Cho đến nay, có nhiều nghiên cứu đã tập trung vào vấn đề này. Các nghiên cứu hướng đến các chủ đề rất đa dạng như: nghiên cứu về khái niệm DLCĐ; các nguyên tắc, điều kiện PTDLCĐ; các bên liên quan trong PTDLCĐ…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

- Về khái niệm du lịch cộng đồng:

Về khái niệm: mặc dù được giới thiệu vào những năm 1970 nhưng khái niệm DLCĐ chỉ được phổ biến kể từ khi Murphy (1985) trình bày về phương pháp tiếp cận đến CĐDC trong PTDL trong cuốn sách “Du lịch - một cách tiếp cận cộng đồng” và sau đó được nghiên cứu bổ sung vào năm 2004 bởi cùng tác giả [131, 132]. Sau đó, nhiều tác giả cũng đã đưa ra các khái niệm khác nhau về DLCĐ.

Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam - 3


Jugmohan (2015) trong bản luận án tiến sỹ của mình đã tổng hợp được khoảng 20 khái niệm khác nhau về DLCĐ [113], trong đó có 2 khái niệm được trích dẫn khá nhiều là của Lukhele (2013) và của Potjana (2003) [128, 140]. Nhiều khái niệm khác về DLCĐ, mặc dù không giống nhau trong việc giải thích về DLCĐ nhưng hầu hết đều đồng ý rằng sự tham gia vào CĐDC và trao quyền cho CĐDC là điều cốt lõi của DLCĐ. Bên cạnh đó, mặc dù DLCĐ được xem như là một loại hình thay thế cho du lịch đại trà, tuy nhiên, cũng có nghiên cứu lại cho rằng DLCĐ nên được coi là một sự bổ sung, không phải là một sự thay thế, và là công cụ giúp giảm thiểu, hoặc ít nhất là giảm bớt những tác động không mong muốn của sự kém phát triển [66, 126]. Vì lý do này, nhiều nghiên cứu đã phân tích việc thực hiện DLCĐ tại các khu vực nghèo nhất như Kenya [117, 118], Namibia [124, 125, 135], Trung

Quốc [136, 158], Malaysia [92, 116], Thái Lan [78, 110, 120, 138, 156, 162],

Canada [100, 146] và nhiều khu vực khác [71, 161].

Tại Việt Nam, nhiều tài liệu cho rằng vùng Tây Bắc là nơi đầu tiên có DLCĐ (cuối những năm 1980), tuy nhiên, những nghiên cứu về DLCĐ chỉ thực sự xuất hiện từ đầu những năm 2000, dưới dạng các cuốn sách, bài báo, công trình khoa học. Khái niệm về DLCĐ cũng đã được đưa ra trong: Sổ tay du lịch cộng đồng Việt Nam: Phương pháp tiếp cận dựa vào thị trường của Dự án Chương trình phát triển năng lực Du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (ESRT), tài liệu Du lịch cộng đồng - Lý thuyết và vận dụng của Võ Quế (2006), tài liệu Du lịch cộng đồng của Bùi Thị Hải Yến (2012)… [9, 21, 31, 65]. Tuy nhiên, những khái niệm này hầu như không có sự khác biệt nhiều với các khái niệm đã được các tác giả ở nước ngoài đưa ra. Về cơ bản, các tác giả chỉ tổng hợp các khái niệm đã được đưa ra ở nước ngoài và sử dụng một trong số các khái niệm đó trong nghiên cứu cụ thể như: Nghiên cứu các mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam của Bùi Thanh Hương (2007); Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững ở khu vực Tây Bắc: Thực trạng và những giải pháp của Đỗ Thuý Mùi (2016), Nghiên cứu về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa người H’Mông thông qua du lịch cộng đồng ở bản Sín Chải, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai của Đào Ngọc Anh


(2016) và một số công trình khoa học khác được thực hiện ở trong nước [1, 16, 23, 31, 62, 65].

- Về mô hình phát triển du lịch cộng đồng:

Do các đặc điểm đặc thù của DLCĐ, để phát triển thành công DLCĐ đòi hỏi có sự kết hợp của nhiều yếu tố [120]. Vì thế, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các mô hình phát triển DLCĐ đã có để đối chiếu với các vấn đề lý luận về DLCĐ hoặc nghiên cứu đề xuất mô hình phát triển DLCĐ phù hợp với đặc thù từng khu vực, trong đó, mô hình phát triển DLCĐ được hiểu là cách thức tổ chức các hoạt động DLCĐ, bao gồm cách thức quản lý, cơ chế hoạt động, phân chia lợi ích, mối quan hệ giữa các bên tham gia…[1, 66, 72, 93].

Tổng hợp các nghiên cứu về khía cạnh này cho thấy có rất nhiều mô hình DLCĐ khác nhau đã được triển khai trên thế giới như: mô hình chỉ do CĐDC quản lý, mô hình do doanh nghiệp quản lý, mô hình do cả CĐDC và doanh nghiệp cùng quản lý, mô hình từ dưới lên (bottom-up), mô hình từ trên xuống (top-down)… [93, 110, 164]. Kết quả từ những công trình nghiên cứu này cũng chỉ ra: việc áp dụng một mô hình cụ thể còn tuỳ thuộc vào đặc điểm KTXH, đặc điểm của CĐDC của khu vực và việc áp dụng mô hình một cách máy móc có thể dẫn tới sự phát triển không mong muốn của DLCĐ. Các bên tham gia trong mô hình được xác định thường bao gồm 4 thành phần chính là: Nhà nước, thành phần tư nhân, CĐDC, các tổ chức hỗ trợ (NGO, những cơ sở đào tạo…) [72, 84, 138, 159]. Những nghiên cứu này còn chỉ ra sự tham gia của các bên liên quan là yếu tố quan trọng trong quá trình PTDLCĐ, nhưng thực tế khó đạt được sự phối hợp và sự tham gia đồng bộ của các bên liên quan, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển [138].

Ở Việt Nam, nghiên cứu về các mô hình DLCĐ được thực hiện theo 3 hướng chính. Các hướng này bao gồm: (1) Tổng kết các mô hình DLCĐ thành công ở trong và ngoài nước, (2) Đề xuất mô hình DLCĐ tại một khu vực cụ thể ở Việt Nam, và (3) Đánh giá các mô hình DLCĐ đang hoạt động và đề xuất các giải pháp hoàn thiện.


Một số nghiên cứu đã công bố theo hướng thứ nhất gồm Du lịch cộng đồng

- Lý thuyết và vận dụng của Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng của Bùi Hải Yến (2012), và một số tài liệu liên quan khác đã được xuất bản [31, 40, 65]. Bên cạnh việc tổng kết các mô hình thành công, các tài liệu này còn đưa ra đánh giá chung về PTDLCĐ và những bài học kinh nghiệm về PTDLCĐ để có thể áp dụng được ở Việt Nam.

Hướng nghiên cứu thứ hai có tương đối ít các nghiên cứu. Lý do có thể là việc nghiên cứu đề xuất mô hình DLCĐ mới hoặc áp dụng mô hình hiện có sao cho phù hợp với đặc điểm của CĐDC, đặc điểm KTXH của mỗi khu vực là việc làm tương đối phức tạp. Đại diện cho hướng nghiên cứu này là một số bài báo: Mô hình và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở Cô Tô của Chu Đức Tùng (2016), Đề xuất mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các di sản thế giới ở Việt Nam của Chu Thành Huy và Trần Đức Thanh (2013); đề tài Nghiên cứu mô hình du lịch cộng đồng ở Sa Pa của Viện Đại học Mở Hà Nội (2006)… [18, 59]. Từ việc xem xét đặc điểm KTXH và nhiều yếu tố khác của khu vực nghiên cứu, các mô hình DLCĐ đã được đề xuất với nguyên tắc, nội dung, cách thức vận hành cụ thể. Tuy nhiên, các mô hình này mới chỉ dừng lại ở xây dựng lý thuyết, chưa có áp dụng thực tế.

Về đề xuất các giải pháp phát triển DLCĐ, luận án tiến sỹ của Đào Ngọc Anh (2016) nghiên cứu về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa người H’Mông thông qua DLCĐ ở bản Sín Chải, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã phân tích mô hình DLCĐ, đưa ra những nhận định về sự bất cập của mô hình DLCĐ liên quan đến cách tiếp cận DLCĐ từ trên xuống trong xây dựng mô hình, thiếu đánh giá về các điều kiện cần cho DLCĐ (hạ tầng, TNDL…), đặc biệt là vai trò của CĐDC, nên DLCĐ chưa phát huy được hiệu quả. Bên cạnh đó, sự dập khuôn đưa mô hình du lịch từ địa điểm này sang phát triển tại địa điểm khác, dẫn tới mô hình du lịch ở địa bàn nghiên cứu được thành lập với sản phẩm nghèo nàn, chưa thực sự hấp dẫn, trong khi đó người dân địa phương lại chưa sẵn sàng chủ động tham gia [1]. Mặc dù không trực tiếp nghiên cứu mô hình DLCĐ, nhưng nhóm nghiên cứu của Đỗ Thuý Mùi (2016) đã có những nghiên cứu bước đầu về PTDLCĐ ở 4 tỉnh vùng Tây Bắc.


Nhóm nghiên cứu đã đánh giá hiện trạng DLCĐ ở từng điểm: Hòa Bình (Bản Lác, bản Giang Mỗ..); Sơn La (bản Dọi, bản Áng, bản Hụm...); Điện Biên (bản Mển, phường Him Lam 2, bản Phiêng Lơi); Lai Châu (Bản Hon, bản Vàng Pheo, Nà Luồng, Gia Khâu 1). Nhóm nghiên cứu cũng đã đề xuất định hướng PTDLCĐ và một số giải pháp về phát triển SPDL, XTQB, lao động và quy hoạch PTDL. Tuy nhiên, những định hướng nêu trong công trình nghiên cứu là quá rộng, phù hợp với định hướng tổng thể về PTDL của địa bàn nghiên cứu hơn là dành cho DLCĐ. Bên cạnh đó, các giải pháp đề xuất còn chung chung và chưa logic với các đánh giá về thực trạng và cả những định hướng đã đề xuất [23].

Bên cạnh các công trình nghiên cứu thuộc hướng thứ ba nêu trên, nhiều hội thảo liên quan đến đánh giá thực trạng PTDLCĐ (bao gồm cả đánh giá các mô hình) và đề xuất các giải pháp PTDLCĐ cũng đã được tổ chức gần đây, điển hình là: hội thảo Chính sách phát triển Du lịch cộng đồng và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam (Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 2018), hội thảo Định hướng, giải pháp xây dựng và phát triển bền vững loại hình du lịch cộng đồng khu vực Tây Bắc (Sở VHTTDL Hoà Bình, 2017). Các kết quả nghiên cứu đưa ra trong các hội thảo liên quan đến các nội dung về thực trạng PTDLCĐ ở nhiều vùng trên cả nước, kinh nghiệm điển hình về PTDLCĐ trong và ngoài nước, gợi ý chính sách và giải pháp để thể chế hóa chủ trương và pháp luật của Đảng và Nhà nước, để khai thác hợp lý TNDL, đẩy mạnh PTDLCĐ ở Việt Nam [43, 61].

- Về các yếu tố ảnh hưởng, các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng và phát triển bền vững du lịch cộng đồng

Nghiên cứu để lý giải sự thành công hay thất bại của DLCĐ cũng là chủ đề của nhiều công trình nghiên cứu. Tổng quan các nghiên cứu ở khía cạnh này cho thấy các yếu tố thành công hay thất bại của DLCĐ có thể khác nhau tùy theo địa điểm thực hiện và đặc điểm của cộng đồng.

Vajirakachorn (2011) trong nghiên cứu của về DLCĐ của Thái Lan đã xác định 10 tiêu chí quan trọng để đảm bảo DLCĐ thành công, bao gồm: sự tham gia của CĐDC, việc phân phối lợi ích một cách công bằng, bảo vệ được TNDL, có sự


hỗ trợ từ bên trong và bên ngoài CĐDC, quyền sở hữu của địa phương, có sự phối hợp tốt giữa các bên liên quan, quy mô PTDL và sự hài lòng của khách du lịch...[156]. Ở Malaysia và Indonesia, các nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của DLCĐ là: sự tham gia và hỗ trợ tích cực của các thành viên cộng đồng, phân phối công bằng và bình đẳng các lợi ích thu được từ du lịch, quản lý tốt các hoạt động của DLCĐ, đảm bảo sự hợp tác và hỗ trợ giữa các bên liên quan…[120]. Ở Zambia là: hợp tác giữa các cơ sở du lịch, sự gần gũi với thị trường du lịch, lợi thế cạnh tranh, quản lý tài chính công bằng và minh bạch, sự hài lòng của khách du lịch, chất lượng của SPDL...[114]. Dựa trên một nghiên cứu rộng hơn, bao gồm một loạt các mô hình DLCĐ ở một số nước, Hatton(1999) đã kết luận rằng: kết quả của việc PTDLCĐ có thể không giống nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên, tất cả các mô hình DLCĐ thành công đều có sự hài hoà về lợi ích kinh tế, trao quyền và việc làm cho CĐDC [100].

Lý giải sự thất bại của phát triển DLCĐ ở một số khu vực ở Thái Lan, Phanunat (2015) cho rằng do một số yếu tố cơ bản như thiếu hợp tác công tư, thiếu các quy định phù hợp để thúc đẩy sự tham gia của CĐDC [138]… Còn theo Đào Ngọc Anh (2016), sự thất bại của DLCĐ ở một số nơi ở Việt Nam là do áp dụng máy móc mô hình phát triển DLCĐ từ địa điểm này sang phát triển tại địa điểm khác [1]. Nhiều công trình khác cũng chỉ ra các yếu tố liên quan đến việc triển khai không thành công mô hình phát triển DLCĐ như thiếu các chính sách cụ thể hỗ trợ phát triển DLCĐ, năng lực lãnh đạo của cộng đồng, mức sống của người dân, đặc điểm văn hóa cộng đồng… [96, 156, 162].

Về các điều kiện PTDLCĐ, những nghiên cứu cho thấy: DLCĐ chỉ nên được bắt đầu khi có đủ các điều kiện cần thiết cơ bản nhất [120, 145]. Các điều kiện đó liên quan đến sự hấp dẫn của TNDL, sự tồn tại của thị trường du lịch, CĐDC phải được trao quyền, nhà nước có chính sách phù hợp… [80, 113]. Các kết quả nghiên cứu cũng nhấn mạnh: để tăng khả năng đảm bảo sự thành công của DLCĐ, các điểm DLCĐ cần có đủ các điều kiện trên.

Ngoài các hướng nghiên cứu nêu trên, những năm gần đây, nhiều công trình cũng bắt đầu nghiên cứu về DLCĐ bền vững [67, 69, 81, 84, 87, 124]. Theo đó,


khái niệm về DLCĐ bền vững được kết hợp từ khái niệm DLCĐ và phát triển bền vững, DLCĐ được hình thành như “một loại hình du lịch bền vững nhằm thúc đẩy các chiến lược có lợi cho người nghèo trong một môi trường cộng đồng” [69]. Các điều kiện và yếu tố để đảm bảo DLCĐ bền vững cũng như đánh giá các yếu tố này đối với các mô hình đã có được xem xét theo 3 hoặc 4 trụ cột (kinh tế, môi trường, xã hội và quản lý) đã có ở nhiều nghiên cứu có liên quan [71, 103, 110, 130, 159].

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng

- Nghiên cứu về vai trò của Nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng

Cho đến nay, có khá nhiều công trình nghiên cứu đã công bố chỉ ra vai trò quan trọng của Nhà nước đối với PTDLCĐ. Theo Lukhele (2013), “Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong PTDLCĐ, giúp đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động du lịch và tạo ra một môi trường thuận lợi cho du lịch cộng đồng phát triển” [128]. Theo Murphy (1983), đối với PTDLCĐ, vai trò của Nhà nước được thể hiện qua các chính sách, điều phối sự tham gia của các thành phần, nâng cao nhận thức của cộng đồng…[131]. George (2007) nhấn mạnh DLCĐ không thể thực hiện thành công nếu không có sự tạo điều kiện và phối hợp của các cơ quan nhà nước khác nhau. Chỉ Nhà nước mới có thể đảm bảo tốt sự tham gia của các bên liên quan, xây dựng và thực thi các khung pháp lý cho PTDLCĐ, áp dụng các công cụ phù hợp và giám sát chất lượng môi trường. Chỉ Nhà nước mới có thể cung cấp cơ sở để hoạch định chiến lược cho PTDLCĐ, hạ tầng cốt lõi, tích hợp thông tin du lịch về các điểm DLCĐ vào mạng thông tin quốc gia, thiết lập các tiêu chuẩn liên quan đến DLCĐ và đảm bảo rằng chúng được thực thi [91].

Đóng góp của Adil và các cộng sự (2017) trong nghiên cứu về vai trò của nhà nước đối với PTDLCĐ là đã chỉ ra được ảnh hưởng của Nhà nước đối với PTDL, PTDLCĐ tại một khu vực có hoạt động DLCĐ trên đảo Bali bằng sử dụng phương pháp định lượng [67]. Kết quả nghiên cứu chỉ ra vai trò quan trọng và có ảnh hưởng tích cực, đáng kể của Nhà nước đến PTLCĐ và phát triển du lịch bền vững ở khu vực nghiên cứu. Nhóm tác giả cũng khuyến nghị Nhà nước thúc đẩy việc bảo tồn TNDL, đồng thời cần hợp tác chặt chẽ với các tổ chức tư nhân trong


PTDLCĐ [67]. Trong một nghiên cứu về DLCĐ, bằng việc đánh giá các mô hình DLCĐ ở nhiều khu vực, Simpson (2008) đã kết luận rằng, để đảm bảo phát triển bền vững, không thể thiếu được vai trò của Nhà nước, đặc biệt trong kiểm soát các hoạt động có ảnh hưởng đến lợi ích của CĐDC [144]. Simpson (2008) cũng nhấn mạnh, Nhà nước cần thể hiện vai trò của mình trong việc tích hợp PTDLCĐ vào chính sách ở mọi cấp (địa phương, khu vực và quốc gia); trong việc loại bỏ những rào cản, tạo cơ hội và thúc đẩy PTDLCĐ ở mọi nơi có điều kiện [144]. Hơn nữa, chính sách và pháp luật cần được phát triển để cho phép người dân địa phương đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định lợi ích của mình từ du lịch [83, 129].

- Về nội dung quản lý và các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng

Nội dung QLNN về du lịch nói chung và QLNN với du lịch cộng đồng nói riêng đã được khá nhiều nghiên cứu đề cập đến [8, 30, 51, 57, 63]. Theo George (2007), có hai chức năng quan trọng của Nhà nước trong quản lý PTDLCĐ là ban hành khung chính sách và luật pháp [91]. Các tác giả Karacaoglu (2017) và Kontogeorgopoulos (2014) khi nghiên cứu về các yếu tố quyết định đến sự thành công của DLCĐ, đã tổng hợp 4 yếu tố chính liên quan đến nội dung quản lý của Nhà nước đối với PTDLCĐ bao gồm [114, 120]:

- Cung cấp ngân sách cho PTDL, hỗ trợ tài chính cho CĐDC để tăng cường năng lực và kỹ năng nghề nghiệp của họ.

- Ban hành các quy định bảo vệ TNDL và BVMT, trao quyền cho CĐDC sở hữu TNDL.

- Nâng cao nhận thức của CĐDC về các tác động hai chiều của du lịch trong khu vực họ sống.

- Hỗ trợ CĐDC phát triển hạ tầng, tiếp thị và quảng bá.

Trong nghiên cứu của Simpson (2008) có đề cập những nội dung mà Nhà nước có thể thực hiện. Những nội dung này là: lập kế hoạch sử dụng đất và quản lý đất đai; ban hành nội quy lao động và môi trường; xây dựng năng lực và đào tạo kỹ năng; cung cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu, dịch vụ xã hội và môi trường; hỗ

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 23/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí