LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Thương mại, đến Quý thầy cô Trường Đại học Thương mại đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nghiên cứu sinh hoàn thành luận án này.
Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên hướng dẫn khoa học của luận án, PGS.TS. Bùi Xuân Nhàn và PGS.TS. Hoàng Văn Thành đã rất tận tình, tâm huyết và trách nhiệm, giúp nghiên cứu sinh về phương pháp nghiên cứu, nội dung và kiến thức quý báu để nghiên cứu sinh hoàn thành luận án.
Nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch của 4 tỉnh trong vùng Tây Bắc, các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức liên quan đã nhiệt tình cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến đề tài luận án và hỗ trợ trong việc điều tra xã hội học. Cuối cùng, nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những đồng nghiệp, sinh viên đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ nghiên cứu sinh trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng …. năm 2022
Tác giả luận án
Trần Thu Phương
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4. Những đóng góp mới của luận án 8
5. Kết cấu của luận án 9
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 10
1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng 10
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về du lịch cộng đồng 10
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng 16
1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu 20
1.2. Phương pháp nghiên cứu 22
1.2.1. Phương pháp luận 22
1.2.2. Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án 23
1.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu 27
1.2.4. Khung nghiên cứu của luận án 38
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG
ĐỒNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH 41
2.1. Du lịch cộng đồng 41
2.1.1. Khái niệm về du lịch cộng đồng 41
2.1.2. Phát triển du lịch cộng đồng 43
2.2. Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của địa phương cấp tỉnh 49
2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng 49
2.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của địa phương cấp tỉnh 52
2.2.3. Mục tiêu, nội dung và công cụ quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của địa phương cấp tỉnh 53
2.2.4. Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng
...............................................................................................................62
2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng 66
2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của một số địa phương cấp tỉnh và bài học kinh nghiệm rút ra cho một số tỉnh vùng Tây Bắc 69
2.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của một số địa phương cấp tỉnh 69
2.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho một số tỉnh vùng Tây Bắc 76
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở MỘT SỐ TỈNH VÙNG TÂY BẮC, VIỆT NAM ...81
3.1. Khái quát chung về đặc điểm kinh tế-xã hội và tình hình phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam 81
3.1.1. Tổng quan về vùng Tây Bắc 81
3.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội vùng Tây Bắc 83
3.1.3. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam 85
3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam 94
3.2.1. Tổ chức thực chiến lược/quy hoạch phát triển du lịch của quốc gia; xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng của địa phương 94
3.2.2. Ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các chính sách phát triển du lịch cộng đồng của địa phương 101
3.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam 107
3.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong phát triển du lịch cộng đồng 111
3.2.5. Công tác phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến và hợp tác trong quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng 113
3.3. Đánh giá về quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam 116
3.3.1. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc theo các tiêu chí 116
3.3.2. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam 120
CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở MỘT SỐ TỈNH VÙNG TÂY BẮC, VIỆT NAM 127
4.1. Bối cảnh, quan điểm và định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam 127
4.1.1 Bối cảnh phát triển 127
4.1.2. Những định hướng và mục tiêu chính về phát triển du lịch, du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam 129
4.1.3. Quan điểm và định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam đến năm 2030
.............................................................................................................132
4.2. Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam 133
4.2.1. Nhóm giải pháp chung với các tỉnh 133
4.2.2. Nhóm giải pháp với từng địa phương 144
4.3. Một số kiến nghị 150
4.3.1. Đối với Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội 150
4.3.2. Đối với Hiệp hội du lịch Việt Nam 151
KẾT LUẬN 153
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 156
TÀI LIỆU THAM KHẢO 157
PHẦN PHỤ LỤC 160
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt | Viết đầy đủ (tiếng Việt) | Viết đầy đủ (tiếng Anh) | |
1 | BVMT | Bảo vệ môi trường | |
2 | CĐDC | Cộng đồng dân cư | |
3 | CSVCKTDL | Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch | |
4 | DLCĐ | Du lịch cộng đồng | Community-based tourism |
5 | KDLQG | Khu du lịch quốc gia | |
6 | KHCN | Khoa học-công nghệ | |
7 | KTXH | Kinh tế-xã hội | |
8 | PTDL | Phát triển du lịch | |
9 | PTDLCĐ | Phát triển du lịch cộng đồng | Community-based tourism development |
10 | QLNN | Quản lý nhà nước | |
11 | SPDL | Sản phẩm du lịch | |
12 | TDMNBB | Trung du miền núi Bắc Bộ | |
13 | TNDL | Tài nguyên du lịch | |
14 | TW | Trung ương | |
15 | UBND | Ủy ban Nhân dân | |
16 | UNWTO | Tổ chức Du lịch thế giới | World Tourism Organization |
17 | VHTTDL | Văn hoá, Thể thao và Du lịch | |
18 | XTQB | Xúc tiến quảng bá |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam - 2
- Tổng Quan Các Nghiên Cứu Liên Quan Đến Quản Lý Nhà Nước Đối Với Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng
- Các Nội Dung Quản Lý Nhà Nước Đối Với Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Số lượng chuyên gia tham vấn ý kiến về các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của địa phương cấp tỉnh
.............................................................................................................................................33
Bảng 1.2. Các tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng
.............................................................................................................................................34
Bảng 1.3. Số lượng chuyên gia mời tham gia khảo sát 36
Bảng 2.1. Các quan điểm khác nhau về các điều kiện cần thiết cơ bản để phát triển du lịch cộng đồng 46
Bảng 3.1. Tổng số lượt khách và số lượt khách đến các điểm du lịch cộng đồng ở các tỉnh vùng Tây Bắc, giai đoạn 2015 -2019 87
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá của khách du lịch về một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc 91
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát về xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch liên quan đến phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc 99
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát về xây dựng và ban hành chính sách phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc 103
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát về xây dựng các quy định quản lý phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc 106
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát các nội dung liên quan đến tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc 110
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát về công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc 114
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát hoạt động hợp tác, xúc tiến quảng bá về phát triển du lịch cộng đồng của một số tỉnh vùng Tây Bắc 116
Bảng 3.9. Kết quả đánh giá thực hiện quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc 117
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Các nội dung quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng 18
Hình 1.2. Phương pháp phân tích IPA 25
Hình 1.3. Sự phù hợp của các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng 34
Hình 1.4. Khung nghiên cứu của luận án 38
Hình 2.1. Mô hình kết quả trung gian 64
Hình 3.1. Tỷ lệ số lượt khách du lịch và tổng thu từ khách du lịch của các tỉnh vùng Tây Bắc so với toàn quốc, giai đoạn 2015-2019 86
Hình 3.2. Mức độ hài lòng đối với các chuyến đi du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc 89
Hình 3.3. Biểu đồ phân tích IPA các yếu tố liên quan đến du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc 93
Hình 3.4. Kết quả đánh giá quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của từng địa phương ở vùng Tây Bắc 118
Hình 3.5. Kết quả tổng thể quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc 119
Hình 3.6. Kết quả đánh giá quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng chung cho cả 3 địa phương ở vùng Tây Bắc 120
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Ngày nay, du lịch đang là ngành được hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm phát triển bởi các lợi ích của du lịch mang lại trong phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia. Nhiều quốc gia đã xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa… của đất nước [55]. Theo số liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), năm 2019, trên thế giới có trên 1,4 tỷ người đi du lịch, du lịch đóng góp gần 9 nghìn tỷ USD vào tổng GDP toàn cầu và đóng góp 1/12 toàn bộ lao động của thế giới [154, 155]. Có thể nói, du lịch ngày càng phát huy được thế mạnh, đóng góp tích cực vào phát triển KTXH, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của các quốc gia [54, 55].
Tuy nhiên, ngoài những đóng góp to lớn về kinh tế, sự phát triển nhanh chóng của du lịch cũng gây ra các tác động không mong muốn ở nhiều mặt, đặc biệt là môi trường [54]. Các tác động này đã dẫn đến những lo ngại ngày càng tăng về việc bảo tồn, giữ gìn tài nguyên để đảm bảo khả năng khai thác lâu dài. Bởi vậy, từ những năm 1970, du lịch cộng đồng (DLCĐ) bắt đầu được giới thiệu như là kết quả của việc tìm kiếm loại hình thay thế cho du lịch đại trà [126], do những tác động trái chiều ngày càng gia tăng của nó và đáp ứng xu hướng mới của khách du lịch muốn trải nghiệm, tìm hiểu các giá trị văn hóa bản địa. Từ khi xuất hiện, DLCĐ đã nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia, do nó không những mang lại cho khách du lịch các trải nghiệm về văn hoá của cộng đồng dân cư (CĐDC) mà còn góp phần nâng cao đời sống của CĐDC, bảo vệ môi trường (BVMT) và tài nguyên du lịch (TNDL) [131, 139, 144]. Do vậy, việc nghiên cứu phát triển DLCĐ nói chung, quản lý nhà nước (QLNN) đối với phát triển du lịch cộng đồng (PTDLCĐ) nói riêng cả về lý luận và thực tiễn đã và đang được các nhà nghiên cứu, quản lý quan tâm nhiều [61, 93, 97]. Có khá nhiều công trình nghiên cứu được công bố đã phân tích làm rõ các khái niệm, đặc điểm, các điều kiện cần thiết để phát triển du lịch cộng đồng; vai trò của các bên tham gia phát triển DLCĐ và nội dung QLNN đối với phát triển DLCĐ… [93, 97, 144]. Tuy nhiên, hiện vẫn đang có khá nhiều tranh luận về các điều kiện cần thiết cơ bản, các nội dung