Hoạt Động Kinh Doanh Phát Triển Khu Du Lịch, Điểm Du Lịch


Hồng, du lịch mở, du lịch cuối tuần, du lịch công vụ, diễn ra thường xuyên trong năm, du lịch lễ hội, du lịch văn hóa, du lịch du xuân đầu năm,... đã và đang thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

Loại hình du lịch thăm quan, thường chiếm tỷ lệ lớn trong các loại hình du lịch của Hà Nội. Ngoài những loại hình du lịch chính đã có từ lâu, trong những năm gần đây, Hà Nội còn phát triển nhiều loại hình du lịch mới và hấp dẫn hơn như: du lịch mua sắm, du lịch thể thao, du lịch hội nghị, hội thảo. Những loại hình du lịch này đang ngày càng mở rộng và phát triển do vị thế về kinh tế, chính trị văn hóa của Hà Nội.

2.2.3.3. Hoạt động kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch

Các khu du lịch và điểm du lịch ở Hà Nội bao gồm khu, điểm du lịch trung tâm và các khu, điểm du lịch lân cận.

Trong những năm qua, Hà Nội đã và đang ngày càng tận dụng những lợi thế du lịch tự nhiên sẵn có trên địa bàn, không ngừng hoàn thiện, nâng cấp sửa chữa, bổ sung dịch vụ tại các điểm, khu du lịch sẵn lịch, thiết lập các tuyến du lịch, các phương thức vận chuyển khách du lịch để thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển. Hiện nay, thành phố tập trung tạo dựng phát triển các khu, điểm du lịch hoàn chỉnh theo các trục trung tâm: khu vực phố cổ, phố cũ và hồ Hoàn Kiếm; khu vực xung quanh hồ Tây với bãi hai bên sông Hồng từ cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì; khu vực Đông Anh gắn với khu du lịch tâm linh Cổ Loa, múa rối nước Đào Thục và khai thác sản phẩm du lịch nông nghiệp công nghệ cao; khu vực trung tâm chính trị Ba Đình gắn với Hoàng thành Thăng Long và Văn Miếu - Quốc Tử Giám; khu vực Ba Vì và vùng phụ cận gồm làng cổ Đường Lâm, làng nghề Vạn Phúc, làng nghề Thường Tín, Bát Tràng.

Tuy nhiên, thực tế sức cạnh tranh của du lịch Hà Nội trong điều kiện hội nhập chưa cao, chủ yếu do các khu, điểm du lịch còn thiếu đặc sắc, trùng


lặp, thiếu quy chuẩn, chất lượng chưa cao, thiếu những sản phẩm chủ lực, mang bản sắc Hà Nội. Các khu, điểm du lịch vẫn chủ yếu dựa vào các yếu tố tự nhiên, khai thác những cái có sẵn, chưa được đầu tư đúng mức và chưa khai thác được tiềm năng thế mạnh của du lịch văn hoá, làng nghề, làng cổ.

Hà Nội vẫn còn thiếu các khu du lịch vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cuối tuần quy mô lớn đủ sức hấp dẫn để kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của khách du lịch. Cùng với đó, vấn đề môi trường, tình hình an ninh trật tự tại các điểm du lịch về cơ bản đã được cải thiện song vẫn để xảy ra tình trạng chèo kéo, ép giá, ép khách ít nhiều làm ảnh hưởng tới ấn tượng của du khách,…

2.2.3.4. Hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch

Theo Báo cáo Tổng kết công tác năm 2015, kế hoạch năm 2016 lĩnh vực du lịch của Sở Du lịch thành phố Hà Nội, Hà Nội hiện có khoảng 1.100 xe ô tô chuyên dụng chở khách du lịch, 117 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ taxi với hơn 17.000 đầu xe, 300 xe xích lô, 1.000 thuyền đò, 2 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng ô tô điện tại khu vực phố cổ và xung quanh Hồ Tây,… [7], [21] Việc vận chuyển khách du lịch bằng đường thủy (tàu du lịch trên sông Hồng) được triển khai nối các điểm du lịch của Hà Nội và địa phương dọc sông Hồng. Đường sắt, đường hàng không ngày càng cải thiện và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế du lịch Hà Nội.

2.2.4. Nguồn nhân lực du lịch

Thực tế, ngành kinh tế du lịch Việt Nam nói chung và kinh tế du lịch Hà Nội nói riêng là một ngành có triển vọng trong việc tạo việc làm và cải thiện thu nhập của người dân. Điều này đã được chứng minh qua số liệu thống kê của Sở Du lịch thành phố Hà Nội:


Bảng 2.4. Số lượng lao động trực tiếp trong ngành kinh tế du lịch Hà Nội

Đơn vị tính: Người


STT

Năm

Số lượng lao động

1

2011

51.117

2

2012

54.211

3

2013

57.000

4

2014

-

5

2015

88.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội - 8

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác Du lịch các năm của Sở Du lịch TP. Hà Nội)

Trong năm 2012, toàn thành phố có 54.211 lao động trong ngành du lịch. Đến năm 2015, con số này khoảng 88.000 người, trong đó, cơ sở lưu trú khoảng 57.000 người, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành là 9.000 người, các khu, điểm du lịch khoảng 2.000 người, các cơ sở dịch vụ khác khoảng 20.000 người [7], [21].

So với mặt bằng toàn quốc, tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ một cách hệ thống trong ngành kinh tế du lịch Hà Nội cao hơn, chiếm 70% tổng số lao động, song chưa đồng đều, tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học khoảng 15% [7]. Như vậy, so với chỉ tiêu dự báo thì số lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch của Hà Nội trong giai đoạn này đã vượt lên khá nhiều.

Lao động trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng đã chiếm 80% tổng số lao động ngành du lịch. Tại các khách sạn, lực lượng lao động có tay nghề và chuyên môn chủ yếu được đào tạo từ các cơ sở như trường Trung học nghiệp vụ Du lịch Hà Nội, trường Trung học Du lịch Thương mại Hà Nội, hoặc được đào tạo nghề trong thời gian 3- 4 tháng tại các trung tâm dạy nghề về du lịch. Bên cạnh đó còn một số lao động được đào tạo từ các khoa Du lịch- Khách sạn của các trường Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế. Tuy nhiên, chưa có nhiều những cán bộ được đào tạo nghiệp vụ ở trình độ cao trong lĩnh vực ăn


uống, nhà hàng và thực tế ngành kinh tế du lịch ở Hà Nội chưa có định hướng thị trường khách rõ ràng nên nguồn nhân lực phục vụ cho các thị trường rơi vào tình trạng chỗ thiếu trầm trọng, chỗ dư thừa nhiều,... Điều này phần nào ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm du lịch Hà Nội.

2.2.5. Đánh giá chung tình hình phát triển kinh tế du lịch Hà Nội

2.2.5.1. Kết quả đạt được

Trong những năm qua, ngành kinh tế du lịch thủ đô đã đạt được nhiều kết quả tích cực:

- Lượng khách du lịch đến Hà Nội chiếm 1/3 lượng khách du lịch của cả nước, mức tăng bình quân hơn 10%/năm, riêng năm 2015 đón 3,26 triệu lượt khách quốc tế và 16,43 triệu lượt khách nội địa.

- Tổng thu từ khách du lịch tăng, bình quân trên 15%, năm 2015 đạt gần 55.000 tỷ đồng (trong đó, dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm tỷ trọng 3,2 GRDP của thành phố).

- Hệ thống cơ sở lưu trú, hoạt động lữ hành, vận chuyển khách du lịch phát triển mạnh mẽ.

- Du lịch Hà Nội đã góp phần không nhỏ vào việc vừa làm thay đổi diện mạo của thủ đô, vừa giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa của một dân tộc đã có nghìn năm văn hiến, vừa góp phần vào giáo dục tình yêu đất nước cho nhân dân và giới thiệu với du khách nước ngoài nền văn hóa truyền thống của dân tộc ta.

- Sự triển của du lịch Hà Nội trong thời gian qua đã tạo ra hàng chục vạn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân Hà Nội.

2.2.5.2. Hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, kinh tế du lịch Hà Nội vẫn còn tồn tại những khó khăn, hạn chế, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của thủ đô.


- Hiệu quả kinh tế chưa cao, đóng góp vào GRDP của thành phố chưa tương xứng với những điều kiện mà du lịch Hà Nội hiện đang sở hữu.

- Thành phố còn thiếu những khu, điểm du lịch, khu thể thao, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, mua sắm tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Kết cấu hạ tầng của thủ đô và các vùng phụ cận như: hệ thống giao thông thiếu đồng bộ, vào giờ cao điểm nhiều nút giao thông bị tắc nghẽn nghiêm trọng, cảng hàng không Nội Bài, đường sắt năng lực vận chuyển, chất lượng thấp; hệ thống cấp nước kém phát triển, thiết bị xử lý nước lạc hậu, chất lượng nước kém; hệ thống thoát nước, xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp vừa thiếu, vừa kém chất lượng dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; hệ thống điện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về nguồn điện, lưới điện và chất lượng, chưa theo kịp tốc độ phát triển của kinh tế Hà Nội trong đó có sự phát triển của du lịch Thủ đô. Thời gian du khách đi trên đường tới các điểm du lịch còn chiếm nhiều thời gian cho mỗi chuyến đi do sự hạn chế tốc độ xe ô tô (mặc dù xe ô tô, đường sá tốt), ảnh hưởng không nhỏ tới thời gian nghỉ ngơi, thăm quan của khách.

- Hà Nội hiện còn thiếu các khách sạn có chất lượng dịch vụ cao từ 3 sao trở lên, do đó nhiều hãng lữ hành đã phải từ chối nhiều đoàn khách quốc tế đến Hà Nội, thiếu hệ thống các nhà hàng lớn, chất lượng các món ăn không cao (không hợp khẩu vị của khách, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo), phương tiện vận chuyển khách du lịch đặc biệt là hệ thống xe ô tô 45 chỗ ngồi thiếu, nhất là vào mùa du lịch.

- Phần lớn các doanh nghiệp du lịch có quy mô nhỏ nên số lượng, chủng loại sản phẩm du lịch không phong phú đa dạng thêm vào đó giá điện, nước, giá vé máy bay, giá phòng khách sạn, chất lượng lao động thấp (trình độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn, tinh thần thái độ, phong cách phục vụ


thấp kém), chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đã đẩy giá tour lên cao làm cho các sản phẩm của du lịch Hà Nội có sức cạnh tranh thấp.

- Công tác xúc tiến du lịch còn nhiều hạn chế, chất lượng sản phẩm du lịch còn thấp chưa tương xứng với giá cả, cơ sở vật chất- kỹ thuật, trang thiết bị lạc hậu, đặc biệt là chất lượng lao động thấp, công suất phòng thấp, số ngày lưu trú bình quân của một khách không cao, chi tiêu bình quân của một khách du lịch thấp. Ngoài hai dịch vụ chính là lưu trú và ăn uống, khách gần như không tiêu dùng thêm loại hình dịch vụ du lịch gì.

Nhìn chung, du lịch chưa được nhận thức là ngành kinh tế mũi nhọn; thiếu những cơ chế, chính sách thu hút các nguồn vốn xã hội và các nhà đầu tư lớn vào phát triển du lịch.

2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011- 2015

Công tác QLNN đối với kinh tế du lịch đã được UBND thành phố quan tâm chỉ đạo để hoàn thiện, đổi mới từng bước, cụ thể:

- Thực hiện nhiều biện pháp tăng cường công tác kiểm tra chất lượng dịch vụ du lịch, an ninh, an toàn phòng chống tệ nạn xã hội, đặc biệt tại các điểm du lịch, khu vực tập trung khách du lịch, bảo đảm môi trường du lịch thân thiện, an toàn đối với du khách.

- Triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, hướng dẫn và tạo điều kiện đối với các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ, đầu tư du lịch trên địa bàn.

- Cơ cấu lại doanh nghiệp như tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước về kinh tế du lịch, hợp nhất các doanh nghiệp theo mô hình kinh doanh mới, hiệu quả hơn.

- Phối hợp tổ chức hệ thống đào tạo cán bộ nghiệp vụ kỹ thuật du lịch, nhằm nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh du lịch trong bối cảnh mới.


2.3.1. Hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến họat động quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội

Luật Du lịch đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp lần thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 06 năm 2005, kèm theo đó Chính phủ đã ban hành hai văn bản hướng dẫn Luật là: Nghị định số 92/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01 tháng 06 năm 2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch 2005 và thông tư 88/2008/TT- BVHTTDL của Bộ VHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 06 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch. Luật Du lịch 2005 ra đời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển du lịch trong quá trình hội nhập. Những quy định trong Luật Du lịch 2005 về cơ bản đã tiếp cận được với Luật Du lịch của nhiều nước trên thế giới, tạo nên những nền tảng vững chắc để thu hút các doanh nghiệp du lịch nước ngoài đầu tư, hợp tác kinh doanh với Việt Nam, đồng thời thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam. Các nội dung quy định về bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch, quy hoạch du lịch, công nhận và tổ chức quản lý khu, tuyến, điểm du lịch và đô thị du lịch; tiêu chuẩn hóa cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ, tiêu chuẩn hóa các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; các quy định về đảm bảo an ninh, an toàn, cứu hộ, cứu nạn, bảo hiểm du lịch và giải quyết yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch đều nhằm thể hiện chính sách của Nhà nước Việt Nam trong việc nâng cao sức cạnh tranh, tính hấp dẫn của du lịch Việt Nam, bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách du lịch và các nhà đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.

Để việc quản lý, điều hành, đưa ngành kinh tế du lịch vào ổn định và phát triển, bên cạnh Luật Du lịch 2005, Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật khác quy định, hướng dẫn cụ thể ở những ngành, lĩnh vực khác


nhau liên quan đến kinh tế du lịch, nhằm quản lý và phát triển nền kinh tế du lịch của thủ đô Hà Nội. Có thể kể đến một số văn bản pháp luật tiêu biểu sau:

- Luật Di sản văn hóa 2001.

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa 2009.

- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 09 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa 2009.

- Nghị định số 16/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2012 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.

- Nghị quyết số 11/NQ/TW ngày 06 tháng 01 năm 2012 của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011- 2020.

- Nghị quyết số 12/2012/NQ-HĐND ngày 13 tháng 07 năm 2012 của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội về việc thông qua quy hoạch phát triển Du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hường đến năm 2030.

- Quyết định 4597/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Ngoài ra, tại các kỳ họp, UBND TP. Hà Nội đã bàn bạc, thảo luận và thống nhất ban hành một số những Quyết định nhằm quản lý, thúc đẩy nền kinh tế du lịch thủ đô Hà Nội phát triển, cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương và có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

Mặc dù các văn bản hướng dẫn thực hiện thi hành luật đã và đang thực hiện rất tốt nhiệm vụ của mình trong công tác QLNN về kinh tế du lịch, nhưng hiệu quả lâu dài của các văn bản hướng dẫn này đã bị ảnh hưởng khá lớn vì: Trong giai đoạn đầu của sự phát triển ngành kinh tế du lịch, cần thiết

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/08/2023