Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Hà Nội Giai Đoạn 2011- 2015


tích đều có giá trị lịch sử nghệ thuật đặc sắc. So sánh tương quan giữa Hà Nội với các địa phương trong cả nước thì Hà Nội chiếm số lượng di tích và tỷ trọng cao. Đáng chú ý, chất lượng di tích lịch sử Hà Nội khá cao, tính đến năm 2015, Hà Nội có 1.050 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia, chiếm tỷ lệ gần 20% của cả nước, đây là một lợi thế cạnh tranh của du lịch Hà Nội [1].

Hà Nội còn là thành phố tập trung nhiều nhất các di tích có giá trị đặc biệt, có khả năng thu hút khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế.

Bảng 2.1. Các di tích có giá trị đặc biệt về du lịch


STT

TÊN DI TÍCH

ĐỊA ĐIỂM

1

Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh

Quận Ba Đình

2

Chùa Một Cột

Quận Ba Đình

3

Chùa Trấn Quốc

Quận Ba Đình

4

Đền Quán Thánh

Quận Ba Đình

5

Cột Cờ Hà Nội

Quận Ba Đình

6

Đền Voi Phục

Quận Ba Đình

7

Hồ Hoàn Kiếm và các di tích quanh hồ

Quận Hoàn Kiếm

8

Văn Miếu Quốc Tử Giám

Quận Đống Đa

9

Chùa Kim Liên

Quận Đống Đa

10

Di tích Đống Đa

Quận Đống Đa

11

Hồ Tây và các di tích quanh hồ

Quận Tây Hồ

12

Đền Hai Bà Trưng

Quận Hai Bà Trưng

13

Di tích Cổ Loa

Huyện Đông Anh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội - 7

Nguồn: Ban Quản lý Di tích- Danh thắng Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội

Hệ thống đền đình, chùa, miếu phủ: Theo số liệu của Ban Quản lý Di tích- Danh thắng Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Hà Nội hiện có 697 Đình, 12 Lăng, 216 Đền, 775 Chùa, 66 Nhà thờ Họ,... Đây chính là các di tích có giá trị cao về mặt di tích lịch sử, về đặc điểm kiến trúc, là nơi thờ tự tôn nghiêm nên ngoài những giá trị vật chất thì nơi đầy còn chứa đựng những


giá trị văn hóa xã hội, văn hóa tinh thần, chốn thiêng liêng trong tâm hồn người Việt.

Hà Nội là thành phố có nhiều hệ thống bảo tàng nhất cả nước. Đáng chú ý nhất là các bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, bảo tàng Hồ Chí Minh, bảo tàng mỹ thuật, bảo tàng phụ nữ,... Với khối lượng đồ sộ những hiện vật lịch sử, những tác phẩm nghệ thuật thể hiện sự sáng tạo, tài năng và trí tuệ bất tận của con người Việt Nam, đây luôn là địa điểm xuất phát đầu tiên trong các chuyến du lịch của các du khách đến với Việt Nam.

Nhìn chung các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc của Hà Nội trong những năm gần đây đã và đang được quan tâm một cách đúng mức, nhất là trong chương trình tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế gây ảnh hưởng đến mỹ quan, môi trường, khả năng đón tiếp và thu hút khách du lịch như tình trạng mất vệ sinh trong các khu di tích, việc lấn chiếm đất đai của khu di tích, tệ nạn ăn xin, ép mua bán, giá thành quá cao,... đòi hỏi cần được loại trừ bằng các biện pháp đồng bộ và hữu hiệu.

2.1.3. Các lễ hội dân gian

Hà Nội là quê hương của nhiều hội làng, hội vùng, hội của cả nước,... Điều đó có nghĩa là những lễ hội dân gian của ở Hà Nội cũng bao quát những nét cơ bản của lễ hội cả nước. Tuy vậy, Hà Nội cũng có những lễ hội mang tính đặc trung như Hội Gióng ở Phù Đổng, Hội Đền Hai Bà Trưng,... Các lễ hội trên địa bàn Hà Nội thường diễn ra vào mùa xuân, đó cũng là mùa chính của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Điều đó càng làm tăng thêm giá trị khai thác về mặt du lịch đối với các lễ hội, càng làm cho sản phẩm du lịch thêm phong phú, đa dạng và hấp dẫn.

2.1.4. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học

Hà Nội là nơi hội tụ của các làng nghề thủ công truyền thống. Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Hà Nội hiện có 1.350


làng nghề, trong đó có 250 làng nghề truyền thống, với nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: Gốm sứ Bát Tràng, dệt lụa Vạn Phúc, Chuyên Mỹ, Quất Động, Phú Vinh, Vân Hà,... Làng nghề Hà Nội chiếm 47/52 làng nghề của toàn quốc. Ngày nay, việc tham quan để tìm hiểu nét đặc trưng trong quy trình sản xuất, mua hàng lưu niệm và tìm hiểu thị trường tại các làng nghề luôn là những hoạt động được khách du lịch ưa thích.

Văn hóa ẩm thực là một trong những sản phẩm du lịch hết sức độc đáo của Hà Nội. Người Hà Nội có cách ăn riêng, cách ăn không chỉ có nghĩa vật chất mà còn hàm chứa cả ý nghĩa tinh thần, mang tính văn hóa cao độ. Món ăn Hà Nội rất phong phú và hấp đẵn. Nhiều món ăn dân dã nhưng rất đặc sắc và cầu kỳ trong chế biến như các loại bún (bún ốc, bún riêu cua,...), bánh cuốn Thanh Trì, chả cá Lã Vọng, bánh tôm Hồ Tây,... Phố văn hoa ẩm thực ở Thủ đô ra đời đã đáp ứng nhu cầu thưởng thức "ẩm thực" của du khách trong nước và nhất là khách quốc tế.

Ngoài ra, một tài nguyên nhân văn khác mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc là ca múa nhạc dân tộc như ca múa nhạc cung đình, ca múa nhạc dân gian (ngâm thơ, hát ru, hát ví, cò lả, trống quán). Đáng chú ý là hát ả đào, hát chầu văn, hát quan họ, chèo, tuồng, múa rối nước đều là những di sản văn hóa đã được công nhận, một nét đẹp trong văn hóa tinh thần của người Việt cần được khai thác.

2.2. Thực trạng phát triển kinh tế du lịch Hà Nội giai đoạn 2011- 2015

Nằm ở vị trí địa lý đặc biệt quan trọng, là đô thị loại đặc biệt, một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước, thủ đô Hà Nội đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế du lịch của cả nước nói chung và của khu vực Bắc Bộ nói riêng. Các hoạt động du lịch ở Hà Nội đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội của thành phố, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo việc làm và tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thông qua hoạt động du


lịch, hình ảnh thủ đô ngàn năm văn hiến, thủ đô anh hùng, thành phố vì hòa bình đang trên đà phát triển năng động đã được quảng bá rộng rãi hơn trong khu vực và trên thế giới. Vị thế du lịch thủ đô được đề cao, Hà Nội trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, an toàn, thân thiện đối với du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt, các tạp chí Du lịch uy tín hàng đầu thế giới như Travel and Leisure (Mỹ), Smart Travel Asia (HKG) đều lần lượt đưa Hà Nội vào danh sách top 10 điểm đến du lịch hấp dẫn nhất thế giới và được website Trip Advisor xếp vào danh sách 10 thành phố có giá phục vụ ăn uống tại buồng (room service) rẻ nhất thế giới.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của nhà nước, chính quyền thành phố, thông qua các chủ trương, chính sách, du lịch Hà Nội đã đạt được những phát triển cơ bản sau:

2.2.1. Thực trạng về khách du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội

Lượng khách du lịch đến Hà Nội tăng nhanh, thị trường khách du lịch quốc tế có sự biến đổi cơ bản, khách du lịch trong nước cũng rất đa dạng về mục đích cơ cấu.

Bảng 2.2. Diễn biến lượng khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 2011-2015

Đơn vị tính: 1.000 Lượt khách


Stt

CHỈ TIÊU

2011

2012

2013

2014

2015

1

Khách du lịch

13.547

14.400

16.580,914

18.500

19.690


Khách quốc tế

1.887

2.100

2.580,914

3.000

3.260


Khách nội địa

11.660

12.300

14.000

15.500

16.430

2

Cơ cấu trong tổng

số khách







Khách quốc tế

13,93%

14,58%

15,57%

16,22%

16,55%


Khách nội địa

86,07%

85,42%

84,43%

83,78%

83,44%

(Nguồn: Phòng Quản lý Cơ sở lưu trú- Sở Du lịch Hà Nội)

Dựa vào bảng 2.2, có thể thấy lượng khách du lịch đến Hà Nội ổn định và tăng trưởng đều đặn qua các năm, mỗi năm tăng trung bình khoảng một


triệu đến hai triệu lượt khách du lịch. Tính đến năm 2015, lượng khách du lịch đạt mốc 19,69 triệu lượt khách, tăng 45,34% so với năm 2011, khách nội địa đạt 16.430.000 lượt khách (tăng 40,9% so với năm 2011), khách quốc tế đạt

3.260.000 lượt khách (tăng 72,76% so với năm 2011). Cùng với sự gia tăng nhanh tổng số lượt khách du lịch quốc tế đến Hà Nội nói riêng, đến Việt Nam nói chung, thì thời gian lưu trú trung bình của một khách du lịch cũng tăng một cách ổn định nhưng không nhiều, số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch tại Hà Nội đạt 1,71 ngày/khách [16]. Nguyên nhân chính là cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành kinh tế du lịch Hà Nội đã được bổ sung, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ. Sản phẩm du lịch ngày một phong phú, đa dạng, được chú trọng về chất và lượng, từng bước xã hội hoá, đa dạng hoá các hình thức đầu tư.

Trong những năm qua, nhờ sự ổn định về thể chế kinh tế, chính trị, cùng với việc xây dựng và đưa vào thực hiện thành công những chính sách tiến bộ để kích cầu phát triển du lịch như: Tổ chức Liên hoan văn hóa, du lịch làng nghề truyền thống với chủ đề “Tinh hoa truyền thống- Hội nhập và lan tỏa 2015”; Thiết lập một loạt các liên kết hợp tác quốc tế với các cơ quan QLNN về kinh tế du lịch của một số quốc gia như: Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Cu Ba, Lào, Campuchia, Myanmar, Trung Quốc,... đặc biệt là diễn biến chính trị bất ổn ở những quốc gia, vùng lãnh thổ vốn là các nước mạnh về du lịch như: Mỹ, Đức, Châu Âu,... Tất cả đã khiến cho Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng trở thành địa điểm du lịch lý tưởng, an toàn đối với khách du lịch quốc tế. Vì vậy, lượng khách quốc tế đã tăng nhanh và ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân các năm đều đạt trên 13,9% tổng cơ cấu khách du lịch.

Hiện nay, Hà Nội đón khách quốc tế đến từ 192 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều khách đến từ thị trường có khả năng chi trả cao như:


Tây Âu, Đông Bắc Á, Úc, Bắc Mỹ… Mười thị trường chiếm 75-80% tổng số khách đến Hà Nội bao gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Úc, Mỹ, Pháp, Đài Loan, Đức, Malaysia,... Trong đó, có những thị trường tăng mạnh trong năm 2015 như Trung Quốc tăng 39%, Hàn Quốc tăng 36,9%, Thái Lan tăng 27%. Một số thị trường có lượng khách du lịch đến Hà Nội tăng ở mức trung bình và ổn định là Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ấn Độ, Nga.[20]

Mặc dù lượng khách du lịch qua các năm đều tăng cao và ổn định, nhưng cơ cấu thành phần khách du lịch lại không đồng đều. Có sự chênh lệch lớn giữa lượng khách du lịch nội địa và quốc tế. Trong khi qua các năm, lượng khách du lịch nội địa chiếm đến hơn 84,63% tổng lượt khách đến với Hà Nội thì lượng khách quốc tế chỉ dao động ở mức 15,37% (cá biệt năm 2011 chỉ đạt được 13,93%). Điều này đã cho thấy, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch còn hạn chế về quy mô, tính chuyên nghiệp, thiếu sự chủ động trong công tác thiết lập tổ chức, triển khai lập các đề án, chiến lược, quy hoạch phát triển tổng thể, khiến cho du lịch Hà Nội mặc dù được đánh giá cao nhưng lượng khách quốc tế chưa đạt được như kế hoạch đã định từ các năm trước.

2.2.2. Tổng thu từ du lịch của thành phố Hà Nội

Tổng thu từ du lịch của Hà Nội luôn ở mức tăng trưởng ổn định và khá cao so với các địa bàn trọng điểm du lịch trong cả nước. Theo báo cáo tổng kết hàng năm của Sở Du lịch thành phố Hà Nội, tổng thu của du lịch luôn vượt mức kế hoạch đã đặt ra, năm sau luôn cao hơn năm trước (tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2011- 2015 tăng bình quân 15,5%/năm) và đến năm 2015 tổng thu từ du lịch đạt 55.539 tỷ đồng, tăng 85,13% so với năm 2011 .


Bảng 2.3. Tổng doanh thu du lịch Hà Nội 2011- 2015

Đơn vị tính: tỷ đồng


CHỈ TIÊU

2011

2012

2013

2014

2015

Tổng thu từ du lịch

30.000

32.000

38.500

48.000

55.539

(Nguồn: Phòng Quản lý Cơ sở lưu trú - Sở Du lịch TP. Hà Nội)

Nhìn chung tổng thu từ du lịch của Hà Nội tuy khá cao, năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch và vị thế về du lịch cũng như của một đô thị trung tâm của quốc gia và có sức hấp dẫn quốc tế. Mặt khác thông qua số liệu về cơ cấu chi tiêu bất cân đối của khách du lịch chủ yếu tập trung cho dịch vụ lưu trú cho thấy Hà Nội còn thiếu những sản phẩm du lịch đặc sắc có sức cạnh tranh và hấp dẫn cao, thiếu những khu du lịch, điểm du lịch tầm cỡ quốc gia và quốc tế; Hà Nội thiếu những loại hình hoạt động du lịch mới, hấp dẫn, các dịch vụ hỗ trợ du lịch tại đô thị để thu hút khách kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi của khách du lịch.

2.2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch ở Hà Nội

Hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn thủ đô được xem xét dưới nhiều góc độ, trong đó đặc biệt là các hoạt động kinh doanh như: kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch,...

2.2.3.1. Hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 3.081 cơ sở lưu trú du lịch với trên 38.000 buồng, phòng chiếm 20,4% tổng số cơ sở lưu trú du lịch của cả nước. Công suất sử dụng buồng, phòng trong các năm gần đây khá ổn định ở mức 57%. Số liệu thống kê này cho thấy tốc độ gia tăng nhanh chóng về số lượng của hệ thống này khi chỉ trước đó ba năm là năm 2012, số lượng cơ sở lưu trú phục vụ du lịch mới có 1.751 với hơn 25.532 buồng [7], [21].


Về chất lượng chuẩn xếp hạng cơ sở lưu trú: Hà Nội hiện có 72 khách sạn từ 3- 5 sao với hơn 9.000 phòng; 5 khách sạn có căn hộ du lịch cao cấp với hơn 10.000 buồng, trong khi đó giai đoạn từ năm 2008- 2013, toàn Hà Nội chỉ có 55 khách sạn từ 3- 5 sao với 8.251 phòng [7]. Điều này cho thấy tình hình hoạt động của các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn cũng có nhiều chuyển biến tích cực, nâng cao hình ảnh, chất lượng hệ thống lưu trú của thủ đô Hà Nội.

Hệ thống cơ sở lưu trú tại Hà Nội cơ bản đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách. Chất lượng dịch vụ trong các khách sạn 4- 5 sao, khách sạn liên doanh khá cao với cơ sở vật chất, trang thiết bị tiện nghi, hiện đại, dịch vụ phong phú, được điều hành bởi các nhà quản lý chuyên nghiệp, có chiến lược kinh doanh, tiếp thị bài bản. Hầu hết các khách sạn đều có các tiện nghi ăn uống phong phú như nhà hàng, quán bar, coffee, trung tâm thương mại, các tiện nghi hội nghị, hội thảo. Đặc biệt các khách sạn trên 300 phòng thường có các tiện nghi thể thao và vui chơi giải trí như bể bơi, sân tenis, phòng tập thể dục thể thao, vũ trường, câu lạc bộ ban đêm...

2.2.3.2. Hoạt động kinh doanh lữ hành

Theo Báo cáo Tổng kết công tác năm 2015, kế hoạch năm 2016 trong lĩnh vực du lịch của Sở Du lịch thành phố Hà Nội, Hà Nội hiện có 1.500 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành hoạt động, trong đó, có 600/1.425 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế. Số hướng dẫn viên được cấp thẻ là 3.649 người [7], [21].

Du lịch Hà Nội cung cấp các sản phẩm du lịch cho du khách một cách đa dạng như: du lịch lễ hội, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ ngơi, du lịch hội nghị công vụ,… tới tất cả các tỉnh, thành phố và các địa danh du lịch nổi tiếng của Việt Nam cũng như ở nước ngoài. Sản phẩm du lịch Hà Nội gồm cả những tuyến truyền thống và những tuyến mới như: City tour, du lịch sông

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 21/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí