- Hệ thống cơ sở có quy mô vừa và nhỏ này hoạt động mang tính tự phát cao, lối làm ăn manh mún, nhiều cơ sở còn sẵn sàng trái pháp luật để thu được lợi nhuận (cho phép hoạt động nghiện hút, mại dâm ngay tại chính cơ sở).
2.3.5. Quản lý nhà nước về thị trường du lịch và hoạt động của khách du lịch
Trên cơ sở nắm bắt nhu cầu, thực trạng và dự báo chính xác thị trường khách du lịch, trong những năm qua, Sở Du lịch thành phố Hà Nội đã có những định hướng đúng đắn và đưa ra được những giải pháp phát triển du lịch một cách có hiệu quả.
Nội dung trọng tâm trong quản lý luồng khách và hoạt động của khách du lịch chính là quản lý thị trường khách du lịch. Hiểu rõ được những lợi thế, điều kiện khách quan vượt trội của thủ đô Hà Nội cho phát triển kinh tế du lịch, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương đến thành phố đã tăng cường công tác thu hút, quản lý các luồng khách và hoạt động của các du khách trong và ngoài nước. Việc quản lý thị trường khách du lịch ở Hà Nội trong những năm vừa qua đã có nhiều tiến bộ nhưng cũng còn những khó khăn nhất định.
Để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành kinh tế du lịch, Hà Nội đã tiến hành xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư vào du lịch, củng cố, sắp xếp lại các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh. Toàn ngành đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về du lịch; mở rộng và nâng cao chất lượng các tour, tuyến du lịch. Qua đó, góp phần thu hút khách trong và ngoài nước đến với Hà Nội.
Công tác QLNN về thị trường khách du lịch và hoạt động của khách du lịch thể hiện ở các hoạt động sau:
Về thị trường khách quốc tế: các cơ quan QLNN đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thường xuyên điều tra, cập nhật và nắm chắc tình hình và diễn biến của thị trường khách du lịch.
Về thị trường khách nội địa: trong những năm qua, các cấp chính quyền Hà Nội đã có sự nỗ lực và quan tâm đúng mức về công tác quản lý thị trường khách du lịch. Nắm chắc và phân tích, dự báo đúng các thị trường khách du lịch đến Hà Nội, từ đó có căn cứ để đưa ra các chính sách, biện pháp chỉ đạo, triển khai các hoạt động tuyên truyền, quảng bá và cung cấp, hỗ trợ thông tin cho các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trong việc khai thác các luồng khách một cách hợp lý và hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Hà Nội Giai Đoạn 2011- 2015
- Hoạt Động Kinh Doanh Phát Triển Khu Du Lịch, Điểm Du Lịch
- Xây Dựng Và Triển Khai Quy Hoạch, Kế Hoạch Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Ở Thủ Đô Hà Nội
- Những Hạn Chế Còn Tồn Tại Trong Quản Lý Nhà Nước Đối Với Kinh Tế Du Lịch Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội
- Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Quản Lý Nhà Nước Đối Với Kinh Tế Du Lịch Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội
- Đẩy Mạnh Hơn Nữa Hoạt Động Cải Cách Hành Chính Theo Hướng Đổi Mới Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Nhà Nước Tinh Gọn, Tránh Trùng Lặp, Tận Dụng Mọi
Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.
Theo sát, điều tiết và khai thác hợp lý, nhịp nhàng các luồng khách quốc tế và nội địa trong những thời điểm khó khăn, đảm bảo doanh thu ổn định của ngành kinh tế du lịch. Chẳng hạn, trong thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu, dịch bệnh Ebola, MERS-CoV,… hay khủng hoảng nợ ở Châu Âu, lượng khách quốc tế giảm sút trông thấy thì lượng khách nội địa vẫn tăng cao.
Về QLNN đối với hoạt động của khách du lịch: Công tác quản lý các hoạt động của du khách trên địa bàn Hà Nội thời gian qua được tiến hành rất chặt chẽ và có nhiều tiến bộ, nhất là trong việc ứng dụng công nghệ thông tin mang tính nghiệp vụ vào việc quản lý hoạt động của khách như: Theo dõi được lịch sử làm việc với khách hàng; quản lý thông tin đặt tour; trích lọc, tìm kiếm thông tin khách hàng cũ; quản lý khách đoàn, khách lẻ, passport; báo giá cho khách hàng; quản lý chất lượng tour và dịch vụ; quản lý thông tin đặt dịch vụ; quản lý các dịch vụ cho thuê; quản lý các hoạt động chăm sóc, hậu mãi khách hàng, phân loại, tính điểm cho khách hàng; theo dõi lịch làm việc của nhân viên; theo dõi được doanh thu thông qua các báo cáo; tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía khách hàng,...
2.3.6. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch ở thủ đô Hà Nội
Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được đẩy mạnh, diễn ra dưới nhiều hình thức đã góp phần thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của ngành kinh tế du lịch Hà Nội, đưa công suất toàn ngành du lịch lên cao. Cụ thể:
- Duy trì việc tham gia và tổ chức các sự kiện, chương trình mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế như: Tham gia hoạt động của Tổ chức Xúc tiến du lịch các thành phố châu Á- Thái Bình Dương (TPO) và Mạng lưới các thành phố lớn châu Á thế kỷ 21 (ANMC 21). Tham gia, phối hợp tổ chức các sự kiện, chương trình trong Năm du lịch Quốc gia do Bộ VHTTDL và các địa phương tổ chức qua các năm. Tổ chức và tham gia các chương trình, hội chợ, triển lãm về du lịch như: Hội chợ quảng bá, xúc tiến du lịch tại Jata (Nhật Bản), London (Vương quốc Anh),... ; Tiếp tục tổ chức các sự kiện du lịch: Liên hoan du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội-Việt Nam 2015, Chương trình "Ký ức Hà Nội",…
- Tiến hành công tác khảo sát và xúc tiến điểm đến giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố trong cả nước thông qua các đoàn khảo sát tuyến điểm với sự tham gia đông đảo của các đơn vị, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Thường xuyên xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền, quảng bá về du lịch Hà Nội như: Bản đồ du lịch Hà Nội, Niên giám Khách sạn- Lữ hành Hà Nội,… Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về các hoạt động, sự kiện du lịch trên hệ thống pano, mạng internet,… do Sở Du lịch thành phố Hà Nội quản lý.
Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, có thể thấy công tác tổ chức xúc tiến, quảng bá du lịch của Sở Du lịch thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại những hạn chế cả về quy mô, tính chuyên nghiệp do ngân sách cho hoạt động này còn khá eo hẹp. Việc quyết định tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch vẫn còn mang tính bị động, do chưa có cơ chế rõ ràng.
Mặc dù, hoạt động xúc tiến du lịch hiện nay ở Hà Nội đã có sự chủ động phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước,… nhưng có thể nhận thấy việc quản lý nội dung và đăng tải thông tin chưa thật sự được quan tâm một cách đúng mức, các trang tin trong nước đưa tin thiếu chiều sâu, chủ yếu chỉ dừng lại ở việc tổng kết những hoạt động đã diễn ra trong khuôn
khổ sự kiện, các trang tin nước ngoài thì không chú trọng đến nội dung của sự kiện diễn ra. Những điều này đã gây cản trở lớn đến hoạt động quảng bá du lịch Hà Nội ra thế giới.
2.3.7. Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động du lịch ở thủ đô Hà Nội
Để đảm bảo cho các hoat động du lịch được diễn ra bình thường, trong những năm qua, Sở Du lịch thành phố Hà Nội đã thành lập các đoàn kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của nhà nước trong hoạt động kinh doanh các sản phẩm du lịch. Hoạt động kiểm tra, thanh tra đã được thực hiện như sau:
- Sở Du lịch thành phố Hà Nội tiến hành thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật của các hoạt động lữ hành, hướng dẫn và vận chuyển khách du lịch trên địa bàn; các quy định về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, việc niêm yết giá, tình trạng ăn mày, ăn xin tại các điểm đến du lịch.
- Thanh tra Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng Phòng PA81 (Công an Hà Nội) kiểm tra hơn 100 hướng dẫn viên du lịch tại khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát hiện 1 trường hợp không có thẻ hướng dẫn và đã ra quyết định xử phạt. Hiện nay, lực lượng liên ngành đã triển khai kiểm tra thường xuyên tại các khu du lịch Thiên Sơn- Suối Ngà (huyện Ba Vì), Công viên nước Hồ Tây, làng nghề Bát Tràng (huyện Gia Lâm), Nhà hát múa rối Thăng Long (quận Hoàn Kiếm),… Sở Du lịch thành phố Hà Nội cùng với các ban ngành liên quan đang phối hợp kiểm tra, xử lý các đối tượng chèo kéo khách du lịch khu vực hồ Hoàn Kiếm.
- Công tác kiểm tra theo liên ngành về tệ nạn xã hội đã kiểm tra, chấn chỉnh 15 cơ sở lưu trú du lịch. Ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nộp ngân sách nhà nước 7.500.000 nghìn đồng.
- Sở Du lịch thành phố Hà Nội phối hợp với các quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Gia Lâm, Thường Tín triển khai công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại các điểm đến.
Như vậy, có thể thấy công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được diễn ra một cách nghiêm túc và toàn diện, nhanh chóng phát hiện ra những sai phạm và áp dụng triệt để chế tài xử phạt theo đúng quy định pháp luật du lịch, góp phần đảm bảo uy tín cho hoạt động của cơ quan QLNN và chất lượng đồng bộ, ổn định của toàn ngành kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch khi thực hiện hoạt động kinh doanh của mình, ngoài chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Du lịch thành phố Hà Nội, các cơ sở này còn phải chịu sự quản lý của nhiều cơ quan chức năng khác như Thuế, Công An, Phòng cháy Chữa cháy, Y tế,... Do vậy, quá trình thanh tra, kiểm tra của các cơ quan đã có sự chồng chéo, thậm chí có sự trùng lặp, làm ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian và hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh doanh du lịch.
Một thực tế đang diễn ra hiện nay là nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát mang tính chất hình thức, mới thấy phần nổi chứ chưa thực sự phát hiện và xử lý phần chìm của của những khuyết điểm còn đang tồn đọng hiện nay của ngành kinh tế du lịch thành phố Hà Nội.
2.3.8. Quản lý nguồn nhân lực du lịch ở thủ đô Hà Nội
Nguồn nhân lực du lịch là nhân tố quyết định đến chất lượng sản phẩm du lịch, quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch. Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành kinh tế du lịch trên thị trường khu vực và quốc tế thì đồng thời với việc thực hiện đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển đa dạng sản phẩm, dịch vụ du lịch. Nhà nước cần tăng cường tổ chức quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch Hà Nội.
Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, chuyên viên công tác tại các cấp, các ngành liên quan đến công tác QLNN đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội đã từng bước được cải thiện và nâng cao về phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và năng lực quản lý. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ trong hệ thống các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch đã được quan tâm thực hiện một cách đầy đủ với những kế hoạch cụ thể, rõ ràng với mong muốn đạt được kết quả trong thực tế. Quy mô tuyển dụng ngày càng lớn, chương trình được cải tiến cả về nội dung và phương pháp, gắn đào tạo người quản lý với chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ.
Hàng năm, Sở Du lịch thành phố Hà Nội luôn có kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn công tác QLNN về kinh tế du lịch cho lãnh đạo, chuyên viên, cho các phòng quản lý hoạt động du lịch ở cấp thành phố và cấp quận, huyện. Ngoài ra, Sở cũng tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý chuyên ngành cho đội ngũ giám đốc, quản lý của các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tiến hành, tổ chức các hội nghị để tìm ra được giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ lao động toàn ngành kinh tế du lịch ở Hà Nội.
Mặc dù, trong thực tế, Sở Du lịch thành phố Hà Nội luôn đều đặn tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho nguồn nhân lực du lịch, tuy nhiên do số lượng lao động toàn ngành kinh tế du lịch ở Hà Nội lớn, nên các lớp đào tạo này chưa được diễn ra định kỳ, thường xuyên, hầu như mỗi năm chỉ tổ chức 1- 2 lớp tiêu biểu trên toàn địa bàn thành phố. Do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ cho cán bộ, công chức và đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch chưa đáp ứng được mục tiêu là nâng cao chất lượng nguồn lao động, chưa theo kịp yêu cầu mới, đặc biệt là đối với
những cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ hoặc các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch xếp hạng thấp hoặc không đăng ký với Sở. Mặt khác, số lượng lạo động ngắn hạn làm việc trong ngành du lịch ngày càng nhiều cũng khiến cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ không thực sự phát huy tác dụng, kết quả như mong muốn ban đầu.
Một số trường học, cơ sở đào tạo dù đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị nhưng vẫn thiếu, không đồng bộ, nhất là ở các cơ sở mới tham gia đào tạo du lịch. Đội ngũ giáo viên, giảng viên được đào tạo về du lịch hạn chế về số lượng, chất lượng, thiếu giáo viên trình độ cao về chuyên môn và ngoại ngữ. Phương pháp đào tạo chưa được đổi mới, nặng về lý thuyết, thiếu tính thực nghiệm và sức sống thực tế. Công tác tuyên truyền, tập huấn, trang bị kiến thức cho người làng nghề về cách marketting sản phẩm, thái độ đón tiếp khách du lịch, việc đầu tư xây dựng hạ tầng các làng nghề cũng chưa được quan tâm đúng mức,... Tất cả đã khiến cho chất lượng nguồn nhân lực du lịch chưa thực sự tương xứng với tiềm năng vốn có của thủ đô Hà Nội.
2.3.9. Công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật ở thủ đô Hà Nội
Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật về kinh tế du lịch cho người dân, các chủ thể, nhà đầu tư chưa được thực hiện sâu rộng.
Các văn bản pháp luật, ấn phẩm, sách báo tuyên truyền chưa được tạo điều kiện để phân phát đến từng doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên toàn địa bàn thành phố. Hoạt động phát thanh, tuyên truyền tại các phường, xã ở cơ sở thường thiếu nội dung về du lịch, nhất là các quy định pháp luật về du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng. Vì vậy, các chủ thể hoạt động kinh doanh chưa nắm rõ pháp luật, thiếu sự hiểu biết về quyền và trách nhiệm của mình khi tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch. Do đó, tình trạng chèn ép khách, gian lận trong quảng cáo cơ sở kinh doanh vẫn xảy ra,
gây khó khăn cho sự phát triển ổn định và bền vững của toàn hệ thống kinh tế du lịch của Hà Nội.
2.4. Đánh giá về họat động quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.4.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn luật và hệ thống các tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật đối với các hoạt động của ngành kinh tế du lịch từng bước được xây dựng hoàn thiện và triển khai, áp dụng ngày càng có hiệu quả trong thực tế, xứng đáng là cơ sở pháp lý chủ đạo cho mọi công tác quản lý của bộ máy Nhà nước và cho các chủ thể kinh doanh tham gia vào các lĩnh vực của du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Tổ chức bộ máy hành chính QLNN về kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội từng bước được tinh giản gọn nhẹ với điểm sáng là sự thành lập của Sở Du lịch thành phố Hà Nội trên cơ tách ra từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội để hướng tới sự tập trung chuyên môn quản lý vào một bộ phận chuyên trách. Bên cạnh đó, có sự liên kết phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành có liên quan trong công tác quản lý, giám sát hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố.
- Nội dung quy hoạch, kế hoạch đã được thể hiện một cách cụ thể, rõ ràng thành hệ thống các các mục tiêu, định hướng, giải pháp và trách nhiệm thực hiện.
- Công tác phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất- kỹ thuật du lịch được Hà Nội quan tâm hơn, đã tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm hơn, nhờ đó đã khắc phục được một phần hiện tượng đầu tư dàn trải, gây lãng phí.
- Hoạt động thẩm định, tái thẩm định, quyết định xếp hạng cho hệ thống cơ sở lưu trú du lịch; hoạt động thẩm định, cấp phép kinh doanh lữ