Mục Tiêu Quản Lý Nhà Nước Đối Với Kiểm Toán Độc Lập


Hiểu theo nghĩa rộng: QLNN đối với nền kinh tế là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hành pháp, đến hoạt động tư pháp. Bao hàm các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý của Nhà nước. QLNN được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước, song có thể bao gồm cả các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể,… nếu được nhà nước uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức năng của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Theo nghĩa hẹp, QLNN đối với nền kinh tế được hiểu là hoạt động mang tính quyền lực của Nhà nước nhằm điều hành nền kinh tế và được thực hiện bởi cơ quan hành pháp, cơ quan quản lý hành chính Nhà nước. Sự quản lý, điều hành được thực hiện thông qua các văn bản quy phạm pháp luật nhằm đáp ứng sự phù hợp giữa chủ thể và khách thể quản lý, bảo đảm sự cân đối hài hoà trong sự phát triển của xã hội.

Trong phạm vi nghiên cứu, luận án tiếp cận theo nội dung của quá trình QLNN bao gồm: xây dựng hệ thống pháp lý, tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật; kiểm tra, giám sát KTĐL. Theo đó, khái niệm QLNN đối với KTĐL như sau:

Quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập là hoạt động quản lý của Nhà nước về xây dựng hệ thống pháp lý, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và kiểm tra, giám sát kiểm toán độc lập bằng các phương thức, quy trình quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý và phát triển kiểm toán độc lập.

2.2.2 Mục tiêu quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập

Lịch sử đã chứng minh, các nền kinh tế thị trường thành công đều không phát triển một cách tự phát và không thể thiếu sự can thiệp, hỗ trợ của Nhà nước. QLNN nhằm khắc phục những thất bại của kinh tế thị trường và hạn chế những nhược điểm của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mục tiêu của QLNN đối với KTĐL là kết quả mong đợi, cần có (cần đạt được) của chủ thể quản lý sau một thời kỳ nhất định. Mục tiêu của QLNN đối với KTĐL bao gồm:

Một là, nâng cao nhận thức của xã hội về KTĐL nhằm phát triển KTĐL cả về quy mô, số lượng và chất lượng

Trong nền kinh tế thị trường, thông tin tài chính do các đơn vị, tổ chức cung cấp luôn chứa đựng nhiều rủi ro bởi sự phát triển nóng và hệ sinh thái phức tạp. Mục tiêu của QLNN là phải tác động có định hướng nhằm nâng cao nhận thức của các đối tượng trong nền kinh tế về KTĐL và hướng tới mở rộng quy mô thị trường KTĐL xứng tầm với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Kết quả của QLNN là phát triển KTĐL mạnh cả về quy mô, số lượng và chất lượng.


Hai là, Quản lý chặt chẽ, kiểm soát sâu rộng KTĐL nhằm đạt được hệ thống thông tin kinh tế, tài chính tin cậy, công khai, minh bạch cho nền kinh tế

KTĐL rất đa dạng về dịch vụ cung cấp và luôn có tính cạnh tranh cao nên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng kiểm toán. Mặc dù thị trường có thể điều tiết thông qua chất lượng dịch vụ cung cấp, song Nhà nước cần phải tạo lập môi trường quản lý phù hợp và thực hiện kiểm soát chặt chẽ, sâu rộng KTĐL. Kết quả của mục tiêu QLNN là có được một hệ thống thông tin kinh tế, tài chính tin cậy, công khai, minh bạch cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, Nhà nước phải hướng tới nhận diện và phát hiện kịp thời những rủi ro có thể phát sinh, đảm bảo thực thi chống tham nhũng một cách có hiệu quả nhằm tạo ra một thị trường dịch vụ KTĐL rộng mở với các dịch vụ đa dạng và đối tượng sử dụng dịch vụ ngày càng gia tăng.

Ba là, giải quyết xung đột, hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan

Trong quá trình thực hiện kiểm toán luôn tồn tại những lợi ích và xung đột lợi ích đa dạng với nhiều hình thức biểu hiện khác nhau. Các đơn vị được kiểm toán vì lợi ích sẽ che dấu những yếu kém trong hoạt động và đưa ra những thông tin tài chính không trung thực, không đúng thực trạng tài chính nhằm khuyếch trương kết quả kinh doanh. Ngoài ra, vì muốn cắt giảm chi phí, nhiều đơn vị, tổ chức lựa chọn DNKiT không phù hợp có năng lực và nguồn lực hạn chế với chi phí dịch vụ thấp, chất lượng kém dẫn tới tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, DNKiT và KTV hành nghề, vì lợi ích sẽ có những thỏa hiệp với đơn vị được kiểm toán để giảm giá phí xuống dưới mức cho phép đảm bảo chất lượng kiểm toán hoặc thực hiện kiểm toán BCTC và cung cấp dịch vụ tư vấn trong cùng một hợp đồng kiểm toán làm ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng thông tin tài chính cung cấp.

Mục tiêu của QLNN là tạo cơ chế quản lý và quá trình quản lý đa chiều nhằm tác động và giảm xung đột lợi ích, hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan. Nhà nước xác định lợi ích hợp pháp và buộc các DNKiT phải thông qua cạnh tranh để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và phát triển thị trường KTĐL.

Thực chất của QLNN là quá trình thiết kế mục tiêu quản lý và căn cứ vào đó Nhà nước huy động và sử dụng các công cụ quản lý hữu hiệu và các phương pháp quản lý thích hợp để tác động, điều tiết KTĐL theo đúng quỹ đạo và mục tiêu đã định. Các mục tiêu QLNN đối với KTĐL dù chính xác và có tính khả thi đến đâu chăng nữa, nhưng nếu không có công cụ quản lý tương ứng và hữu hiệu thì không thể thực hiện được và chỉ là các mục tiêu quản lý trên lý thuyết, chứ chưa phải là mục tiêu quản lý trong hiện thực. Do vậy, Nhà nước nào cũng luôn sử dụng các công cụ như là các phương tiện để tác động vào hoạt động KTĐL.


Công cụ QLNN đối với KTĐL là tổng thể những phương tiện hữu hình và vô hình mà Nhà nước sử dụng để tác động lên chủ thể kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu quản lý. Mỗi công cụ QLNN có chức năng và phạm vi tác động nhất định, song chúng luôn liên kết và hỗ trợ lẫn nhau.

Công cụ pháp luật được nhà nước sử dụng để tạo ra hệ thống các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung (quy phạm pháp luật) tạo tiền đề pháp lý vững chắc để điều chỉnh các quan hệ kinh tế, duy trì sự ổn định, thực hiện mục tiêu phát triển KTĐL bền vững, đồng thời tạo cơ chế pháp lý hữu hiệu để thực hiện sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia trong KTĐL. Công cụ kế hoạch được nhà nước sử dụng để lựa chọn hướng và cách đi tối ưu mang tính tổng thể trong lộ trình phát triển KTĐL, đồng thời thực hiện phân chia chiến lược và quy hoạch thành các lộ trình ngắn hơn, xác định nhiệm vụ cần phải đạt được trong từng giai đoạn phát triển của KTĐL. Với công cụ chính sách, trên cơ sở những giải pháp và các cơ chế chính sách thích hợp, Nhà nước tác động lên các chủ thể trong nền kinh tế nhằm thực hiện thành công mục tiêu QLNN đối với KTĐL.

Mục tiêu QLNN đối với KTĐL sẽ quyết định việc lựa chọn phương pháp quản lý và kết hợp linh hoạt các phương pháp quản lý trong từng thời kỳ. Phương pháp QLNN đối với KTĐL là tổng thể những cách thức tác động có chủ đích và có thể có để thực hiện các mục tiêu quản lý.

Phương pháp hành chính thể hiện tính bắt buộc và tính quyền lực của Nhà nước đối với các DNKiT, KTV hành nghề, đơn vị được kiểm toán đòi hỏi phải chấp hành nghiêm chỉnh các tác động hành chính, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời và thích đáng. Phương pháp kinh tế là cách thức tác động gián tiếp của Nhà nước vào nhận thức của các DNKiT, KTV hành nghề, đơn vị được kiểm toán để tăng tính chủ động, tích cực và nâng cao nhận thức của các đối tượng về KTĐL nhằm mở rộng và đa dạng đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán góp phần phát triển thị trường lành mạnh và bền vững.

Để QLNN đối với KTĐL hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra, Nhà nước phải sử dụng đồng bộ, linh hoạt và kết hợp các phương pháp quản lý, bởi mỗi phương pháp đều có những mặt tích cực và cả mặt hạn chế nhất định.


Chủ thể quản lý

Xây dựng hệ thống

pháp lý đối với KTĐL

Tổ chức thực hiện

chính sách, pháp luật đối với KTĐL

Kiểm tra, giám sát

KTĐL

CÁC YẾU TỐ TRỤ CỘT TRONG QLNN ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP


Quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập


Mục tiêu quản lý nhà nước


Công cụ quản lý & Phương pháp QLNN


Nội dung quản lý nhà nước





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở Việt Nam - 7


Đối tượng quản lý

Dịch vụ

kiểm toán BCTC

Dịch vụ

soát xét và các dịch vụ

đảm bảo khác

Các dịch

vụ phi đảm bảo

Khách thể quản lý

Doanh

nghiệp kiểm toán

Kiểm toán

viên hành nghề

Đơn vị

được kiểm toán

Tổ chức

nghề nghiệp về kiểm toán

Sơ đồ 2.1: Các yếu tố trụ cột trong QLNN đối với kiểm toán độc lập

(Nguồn: Theo nghiên cứu của tác giả)

2.2.3 Nội dung quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập

2.2.3.1 Xây dựng hệ thống pháp lý đối với kiểm toán độc lập

Hệ thống pháp lý đối với KTĐL bao gồm chiến lược phát triển KTĐL, hệ thống chính và pháp luật đối với KTĐL. Chiến lược KTĐL sẽ tạo định hướng, chính sách về KTĐL sẽ tạo môi trường vĩ mô cho KTĐL phát triển. Song chiến lược và chính sách về KTĐL chỉ mang lại hiệu quả khi nó được thể chế hóa bằng pháp luật. Để KTĐL phát triển theo mục tiêu QLNN đòi hỏi hệ thống pháp lý phải ban hành đầy đủ, ổn định, đồng bộ, nhất quán, có thời gian hiệu lực phù hợp và hướng vào những bức xúc đặt ra trong QLNN đối với KTĐL.

Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đối với KTĐL

Chiến lược KTĐL là một hệ thống các phân tích, đánh giá và lựa chọn thể hiện những quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu của một quá trình phát triển mong muốn và sự nhất quán về con đường và các giải pháp cơ bản để thực hiện. Chiến lược


KTĐL phải gắn kết với chiến lược kinh tế - xã hội và chiến lược tài chính để đạt được mục tiêu quản lý tổng thể nền kinh tế.

Quy hoạch là văn bản luận chứng và tổng hợp các phương án để thực hiện các mục tiêu chiến lược. Khi xây dựng quy hoạch, Nhà nước phải tìm ra các phương án khai thác tốt nhất các lợi thế, bố trí sắp xếp các nguồn lực tương ứng để thực hiện mục tiêu phát triển KTĐL.

Kế hoạch là sự cụ thể hóa chiến lược và quy hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu của chiến lược và đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan QLNN, các tổ chức có liên quan. Các kế hoạch được xây dựng bao gồm: kế hoạch trung hạn và kế hoạch hàng năm. Kế hoạch trung hạn là phương tiện chủ yếu để cụ thể hoá các mục tiêu và các giải pháp đã được lựa chọn trong chiến lược KTĐL. Thời gian của kế hoạch trung hạn thường được xây dựng là 3 năm hoặc 5 năm. Kế hoạch hàng năm là sự cụ thể hoá kế hoạch trung hạn nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển KTĐL mà kế hoạch trung hạn đã đề ra. Kế hoạch hàng năm được xây dựng dựa trên mục tiêu, định hướng chiến lược KTĐL và phương pháp, nhiệm vụ của kế hoạch trung hạn.

Chính sách đối với KTĐL

Chính sách có chức năng tạo môi trường pháp lý cho KTĐL phát triển và cụ thể hóa chiến lược thành hiện thực góp phần thực hiện các mục tiêu chung của phát triển nền kinh tế. Chính sách về KTĐL là một tập hợp các giải pháp để tác động và điều chỉnh KTĐL trong từng thời kỳ. Xây dựng chính sách đối với KTĐL phải luôn gắn kết với các chính sách phát triển kinh tế xã hội và đạt được mục tiêu của chiến lược KTĐL. Mỗi phương thức hành động cụ thể tạo thành một nhóm chính sách và là cơ sở nền tảng để chế định nên pháp luật. Nói cách khác, chính sách có vai trò chi phối, quyết định đối với pháp luật, còn pháp luật là kết quả của sự thể chế hóa chính sách về KTĐL. Khi đã được thể chế hóa, chính sách sẽ là nội dung, còn pháp luật sẽ là hình thức, công cụ thực tiễn hóa chính sách. Vì vậy, về mặt quy trình, khi chính sách được xây dựng dựa trên những cơ sở khoa học, thực tiễn, bám sát chiến lược KTĐL sẽ là cơ sở để pháp luật phát huy hiệu quả trong thực tiễn. Về mặt kết quả, khi đánh giá việc thực hiện những quy định của pháp luật chính là đánh giá hiệu quả chính sách về KTĐL. Các chính sách về KTĐL bao gồm:

Nhóm chính sách về hành nghề Chính sách về điều kiện kinh doanh; Chính sách về quy chế hoạt động; Chính sách về loại hình DNKiT;

Chính sách về tiêu chuẩn, điều kiện đối với KTV hành nghề, DNKiT được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng;


Chính sách về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức hàng năm cho KTV hành nghề;

Chính sách về đăng ký, quản lý và công khai danh sách KTV hành nghề;

Chính sách mở rộng và phát triển KTĐL (mở rộng đối tượng kiểm toán theo luật định, đơn giản thủ tục hành chính, thi tuyển, cấp chứng chỉ KTV).

Chuẩn mực nghề nghiệp

Chuẩn mực nghề nghiệp bao gồm các CMKiT, chuẩn mực về dịch vụ soát xét, chuẩn mực về dịch vụ đảm bảo khác, chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan.

CMKiT, chuẩn mực về dịch vụ soát xét và chuẩn mực về dịch vụ đảm bảo khác là những quy định về mục tiêu, yêu cầu, hướng dẫn áp dụng và các giải thích khác nhằm giúp DNKiT, KTV đạt được sự đảm bảo hợp lý về thông tin tài chính được kiểm toán.

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán là những quy định, các nguyên tắc đạo đức cơ bản về kế toán, kiểm toán; xây dựng một khuôn khổ mà KTV chuyên nghiệp phải áp dụng để xác định các nguy cơ ảnh hưởng tới việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản, đánh giá mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ đó và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết, nhằm loại trừ hoặc làm giảm các nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận được.

Chuẩn mực nghề nghiệp sẽ là cơ sở để kiểm tra, đánh giá chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của KTV. DNKiT và KTV không thể thực hiện cuộc kiểm toán có chất lượng và đảm bảo được lợi ích công chúng nếu không có hoặc không tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp.

Nhóm chính sách về kiểm tra và giám sát

Chính sách về kiểm tra, giám sát KTĐL sẽ do nhiều cơ quan QLNN và tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán xây dựng, ban hành và phối hợp thực hiện. Các chính sách giám sát tuân thủ pháp luật sẽ do cơ quan QLNN ban hành. Chính sách giám sát chất lượng chuyên môn nghề nghiệp sẽ do tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán xây dựng và phối hợp với cơ quan QLNN ban hành và tổ chức thực hiện.

Nội dung, nội hàm của chính sách được phân định rõ nhằm bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả của chính sách.

Nhóm chính sách về kiểm tra, giám sát KTĐL bao gồm:

Chính sách về kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác; Chính sách về kiểm soát chất lượng DNKiT;

Chính sách về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chính sách về xử lý vi phạm.


Xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ, phù hợp với yêu cầu phát triển KTĐL là đòi hỏi tất yếu trong QLNN đối với KTĐL. Chỉ cần một chính sách sai lầm, sẽ gây ra phản ứng tiêu cực dây chuyền đến các chính sách khác có liên quan, cũng như đến các bộ phận khác của cơ chế quản lý kinh tế, làm giảm hiệu quả của các cơ chế quản lý kinh tế, triệt tiêu động lực phát triển trong nền kinh tế. Do vậy, xây dựng chính sách về KTĐL phải đảm bảo tính bền vững, linh hoạt, có tính dự báo cao, và phải nhận được sự đồng thuận từ phía các các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của chính sách.

Pháp luật đối với kiểm toán độc lập

Pháp luật là công cụ để thực hiện chính sách, đồng thời tạo môi trường cho DNKiT phát triển, cạnh tranh lành mạnh vừa cũng là công cụ cưỡng chế hành vi của DNKiT nếu cạnh tranh không lành mạnh hoặc vi phạm quy định của pháp luật.

Xây dựng, ban hành hệ thống pháp luật là tạo lập khuôn khổ pháp lý, tăng cường thể chế, khắc phục những tồn tại, vướng mắc nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KTĐL.

Chức năng chủ yếu của pháp luật là hướng dẫn, điều chỉnh, bảo vệ và giáo dục để đảm bảo ổn định và phát triển xã hội theo mục tiêu và định hướng đã đề ra. Hệ thống pháp luật là cơ sở pháp lý vững chắc để điều chỉnh KTĐL một cách đúng hướng, thống nhất và ổn định nhằm thực hiện được các mục tiêu QLNN đối với KTĐL. Hệ thống văn bản pháp luật càng hoàn chỉnh, đồng bộ càng tạo cơ sở pháp lý cho sự đảm bảo tăng cường pháp chế, nâng cao hiệu lực QLNN.

Hình thức chủ yếu của hệ thống pháp luật về KTĐL là Nhà nước đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản áp dụng quy phạm pháp luật. Các văn bản này không chỉ phản ánh thông tin quản lý mà còn thể hiện ý chí, mệnh lệnh của cơ quan QLNN đối với đối tượng quản lý, đòi hỏi các đối tượng quản lý phải chấp hành nghiêm chỉnh nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời thích đáng. Những chủ trương chính sách có tầm vóc lớn và dài hạn của Nhà nước đối với KTĐL sẽ được thể chế hóa bằng các đạo luật nhằm đảm bảo được chấp hành nhất quán, bao gồm: Luật Kiểm toán độc lập, Luật Kế toán viên công chứng, Luật Giám sát các DNKiT và kế toán viên công chứng, ….

Luật Kiểm toán độc lập nhằm điều chỉnh tổ chức hoạt động, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các DNKiT, KTV và các đối tượng được kiểm toán một cách đầy đủ, toàn diện nhằm tăng cường vai trò của KTĐL trong nền kinh tế.

Luật Kế toán viên công chứng (Luật CPA) nhằm xây dựng vững chắc một hệ thống các quy định về vai trò của kế toán viên công chứng (những người thực hiện cung cấp các dịch vụ kế toán, kiểm toán, soát xét thông tin tài chính, dịch vụ đảm


bảo khác và các dịch vụ có liên quan) và tăng cường quản lý hoạt động của kế toán viên công chứng, bảo vệ quyền và lợi ích của cộng đồng cũng như quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của các doanh nghiệp và phát triển nền kinh tế quốc gia.

Luật giám sát các DNKiT và kế toán viên công chứng: Nhằm bảo vệ lợi ích của công chúng trong các báo cáo kiểm toán và tăng cường sự tin tưởng đối với các báo cáo kiểm toán trên thị trường tài chính. Đồng thời, luật này còn thiết lập các quy định đối với các DNKiT và kế toán viên công chứng là các đối tượng được tiến hành kiểm toán theo luật định và sự giám sát độc lập của công chúng đối với các DNKiT và kế toán viên công chứng.

Các văn bản hướng dẫn: Các văn bản áp dụng quy phạm pháp luật, hướng dẫn thi hành Luật Kiểm toán độc lập, Luật Kế toán viên công chứng.

Bộ chỉ số chất lượng kiểm toán (Audit Quality Indicators - AQIs): Sử dụng để thực hiện đánh giá chất lượng kiểm toán bao gồm các tiêu chí giám sát đối với DNKiT, KTV và hoạt động kiểm toán của DNKiT và KTV. Bộ chỉ số chất lượng kiểm toán thường gồm các chỉ số cấp độ DNKiT, chỉ số cấp độ hợp đồng dịch vụ và chỉ số thể hiện ở cả hai cấp độ.

Các bộ luật là những văn bản quy phạm pháp luật có tính pháp lý cao nhất và là công cụ quản lý vững chắc nhất mà mọi tổ chức, cá nhân phải tuân thủ. Bên cạnh đó, thông qua chức năng hành pháp, Nhà nước ban hành những văn bản pháp quy dưới luật, để cụ thể hóa luật pháp do các cơ quan lập pháp ban hành. Các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật hoặc hướng dẫn thi hành do các cơ quan QLNN có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh, giải thích rõ, hướng dẫn cụ thể việc thi hành về một số nội dung, vấn đề có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến KTĐL.

2.2.3.2 Tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật đối với kiểm toán độc lập

Tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật đối với KTĐL là quá trình triển khai chính sách để đưa chính sách vào thực tiễn hoạt động. Quá trình này được thực hiện bởi nhiều đối tượng và trải qua nhiều giai đoạn từ chuẩn bị triển khai, tổ chức triển khai cho đến đánh giá điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Nội dung tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật đối với KTĐL bao gồm: chủ thể tổ chức thực hiện quản lý (Bộ máy quản lý) và quy trình tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật.

Bộ máy quản lý đối với KTĐL

Nhà nước bằng quyền lực của mình, thiết kế bộ máy quản lý để tổ chức thực thi chính sách, pháp luật đối với KTĐL nhằm đạt mục tiêu và hiệu quả quản lý. Thiết kế bộ máy QLNN đối với KTĐL là tìm câu trả lời cho câu hỏi, cơ quan nào sẽ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/04/2024