Khái Niệm Và Phân Loại Kiểm Toán Độc Lập


bằng việc nghe và đánh máy toàn bộ cuộc phỏng vấn vào máy tính một cách đầy đủ nhất để làm dữ liệu nghiên cứu.

Kết quả sau phỏng vấn được gửi lại cho đối tượng phỏng vấn kiểm tra nhằm đảm bảo tính hợp lệ và xác thực.

1.3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Do dữ liệu thứ cấp về QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam chưa đầy đủ và chưa đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu nên luận án sử dụng phương pháp định lượng thông qua khảo sát sử dụng bảng hỏi để thu thập dữ liệu.

Nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện để đánh giá các phát biểu trong bảng hỏi (questionnaire) đã rõ ràng, dễ hiểu chưa, qua đó điều chỉnh cho phù hợp trước khi thực hiện khảo sát cho nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp gửi phiếu trực tuyến thông qua bảng khảo sát chi tiết.

Mẫu nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện với 50 đáp viên thuộc 7 đối tượng, bao gồm: Cơ quan trực tiếp quản lý, giám sát KTĐL; Cơ quan QLNN trong lĩnh vực có liên quan; Tổ chức nghề nghiệp về kế toán và kiểm toán; DNKiT; KTV; Đơn vị được kiểm toán; Đối tượng sử dụng thông tin KTĐL cung cấp. Đây là những đối tượng trực tiếp quản lý, giám sát KTĐL, đối tượng chịu sự quản lý giám sát và các đối tượng có lợi ích liên quan. Với kích thước mẫu này đảm bảo tính đại diện và bao phủ của mẫu đáp ứng yêu cầu về độ tin cậy của tài liệu điều tra. 50 đáp viên của mẫu nghiên cứu sơ bộ định lượng gồm: 5 lãnh đạo thuộc Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính); 2 lãnh đạo thuộc UBCKNN; 2 lãnh đạo Cục quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính); 2 lãnh đạo thuộc NHNN; 2 lãnh đạo thuộc Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, 2 lãnh đạo thuộc Hội Kế toán, kiểm toán Việt Nam; 15 lãnh đạo của DNKiT; 10 KTV hành nghề thuộc các DNKiT được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán năm 2020; 5 lãnh đạo thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần; 5 lãnh đạo thuộc đơn vị, tổ chức được kiểm toán. Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành vào tháng 2 năm 2020 tại Hà Nội đảm bảo độ tin cậy cao do chọn đủ đại diện cho nghiên cứu.

Nghiên cứu chính thức thực hiện trên tập dữ liệu mẫu lớn thông qua bảng khảo sát bằng cách gửi trực tiếp và gửi qua thư điện tử (Google doc online) đến các đáp viên thuộc 7 đối tượng đã gửi mẫu nghiên cứu sơ bộ. Số phiếu gửi đi là 588, số phiếu hợp lệ nhận về là 308 (Phụ lục số 04). Bảng khảo sát xây dựng trên cơ sở những nội dung cần làm sáng tỏ như: tiêu chí đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng đến


QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam. Các nhận định trong bảng khảo sát được kế thừa các nghiên cứu trước kết hợp với kết quả phỏng vấn chuyên gia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Dữ liệu thu được từ Bảng khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS. Độ tin cậy của các yếu tố được kiểm định thông quan hệ số Cronbach‟s alpha nhằm đánh giá khảo sát thang đo Likert nhiều câu hỏi có đáng tin cậy hay không. Kiểm định Cronbach‟s alpha α (hay hệ số alpha), được phát triển bởi (Lee J, 1951) nhằm đo lường độ tin của mẫu nghiên cứu. Độ tin cậy cao có nghĩa là phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, trong trường hợp độ tin cậy thấp có nghĩa là kết quả nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê, hay nói cách khác, kết quả không phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

Thang đo Likert là bảng hỏi: các câu hỏi được đo lường bằng các biến tiềm ẩn không thể quan sát được của đối tượng nghiên cứu bao gồm: Mức độ quan trọng trong QLNN và Mức độ thực hiện trong thực tế; các câu trả lời được mã hóa: (1) Không quan trọng hoặc Rất thấp; (2) Kém quan trọng hoặc Thấp; (3) Bình thường hoặc Trung bình; (4) Quan trọng hoặc Cao; (5) Rất quan trọng hoặc Rất cao. Đây là những tiêu chí mang tính tiềm ẩn và rất khó đo lường trong trong quá trình nghiên cứu. Do đó, kiểm định Cronbach‟s alpha sẽ cho biết bảng câu hỏi khảo sát thiết kế có phù hợp và chính xác với mục tiêu, nội dung nghiên cứu hay không. Kết quả kiểm định Cronbach-Alpha là cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với KTĐL và áp dụng mô hình IPA để đánh giá QLNN đối với KTĐL ở Việt nam thông qua các tiêu chí.

Quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở Việt Nam - 5

QLNN đối với KTĐL ở Việt nam đang chuyển mình theo hướng từ mệnh lệnh, hành chính, kiểm soát sang cung ứng dịch vụ công. Do vậy cần được đánh giá như các dịch vụ khác nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán. Mô hình phân tích của Martilla, J. A., & James, J.C. (Importantice - Performance Analysis, 1997), về “ Mức độ quan trọng và thực hiện dịch vụ” (IPA), là một công cụ hữu ích được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu liên quan đến cải thiện và cải tiến dịch vụ (sản phẩm) cung cấp vì tính đơn giản, dễ áp dụng và hiệu quả của nó. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp IPA thì có một giả thuyết ngầm là các nhân tố và tổng thể sự hài lòng có mối quan hệ tuyến tính và đối xứng. Để hạn chế được nhược điểm này trên thế giới đã có rất nhiều nhà khoa học ứng dụng kết hợp cũng như cải bằng các phương pháp mới như: IPA-IGA, tích hợp Kano – IPA, IGA-PRCA…(Mikulic, J.2007). Nhưng với các phương pháp sử dụng IGA (được xem là phiên bản tiến bộ hơn IPA) thì có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng IGA không có cơ sở lý thuyết chặt chẽ và các thuộc tính quan trọng (Attribute of Importance) phải được xem là hàm của các thuộc tính thể hiện, Mikulic, J (Attribute of


Performance, 2007). PRCA thì lại được áp dụng với một số hữu hạn những yếu tố/ thuộc tính của sản phẩm/ dịch vụ (Mikulic, J.2007).

Áp dụng phương pháp tích hợp IPA-Kano để đánh giá mức độ quan trọng và mức độ thực hiện của từng tiêu là phù hợp và khả thi nhất, bởi mô hình tích hợp cho phép đo lường chất lượng dịch vụ dựa vào sự khác biệt giữa ý kiến khách hàng (DNKiT và KTV hành nghề) về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện các chỉ tiêu của nhà cung ứng dịch vụ (cơ quan QLNN đối với KTĐL). Mô hình tích hợp Kano – IPA được xây dựng dựa trên 2 yếu tố là “Mức độ quan trọng” (Importance) và “Mức độ thực hiện” (Performance), dựa vào trị số trung bình của 2 yếu tố trên để xây dựng một ma trận phần tư gồm 4 ô, với các thành phần như sau:

Mức độ quan trọng

Cao



Trung bình

Phần tư thứ nhất


Tập trung phát triển

Phần tư thứ hai


Tiếp tục duy trì



Thấp

Phần tư thứ a

Nên xem xét lại hoặc nên chú ý

Phần tư thứ tư


Không nên đầu tư quá nhiều nguồn lực


Mức độ thực hiện

Trung bình Cao

Sơ đồ 1.2: Đồ thị IPA

Công thức được sử dụng để tính 4 góc phần tư (góc tọa độ) là:

Điểm trung bình của toàn bộ mức độ chỉ số thực hiện Điểm trung bình của 1


Điểm trung bình của toàn bộ mức độ chỉ số thực hiện Điểm trung bình của 2

: Điểm trung bình của toàn bộ mức độ chỉ số thực hiện

: Điểm trung bình của toàn bộ mức độ quan trọng hoặc các chỉ số kỳ vọng : Điểm chỉ số mức độ thực hiên tới i

: Điểm tầm quan trọng hoặc các chỉ số kỳ vọng đối tới i K: Số chỉ tiêu ảnh hưởng đến QLNN.

Công thức xác định vị trí của mọi biến ảnh hưởng các góc phần tư là:


(2)


(3)


(4)

(5)


: Điểm biến mức thực hiện trung bình i

: Điểm quan trọng trung bình / biến mức kỳ vọng i n : Số người trả lời

Chỉ số được xác định vị trí như sau:

Góc phần tư thứ nhất: “Tập trung phát triển”: <> Góc phần tư thứ hai: “Tiếp tục duy trì”: > >

Góc phần tư thứ ba: “Hạn chế đầu tư”, < <

Góc phần tư thứ tư: “Không nên đầu tư nguồn lực quá mức”, > <

Sơ đồ IPA, với trục tung (Y) thể hiện mức độ quan trọng và trục hoành (X) thể hiện mức độ thực hiện. Kết quả từ phân tích được thể hiện:

Phần tư thứ nhất (Tập trung phát triển): Những tiêu chí nằm ở phần tư này được xem là rất quan trọng trong QLNN, nhưng mức độ thực hiện của cơ quan QLNN đang ở mức thấp. Kết quả này giúp cho các cơ quan QLNN cần tập trung phát triển các tiêu chí này (Concentrate here).

Phần tư thứ hai (Tiếp tục duy trì): Những tiêu chí nằm ở phần tư này được xem là rất quan trọng đối với QLNN và mức độ thực hiện của cơ quan QLNN hiện nay đang rất tốt. Do đó, những tiêu chí này cần được tiếp tục duy trì và phát huy (Keeping up good work).

Phần tư thứ ba ((Nên xem xét lại hoặc hạn chế đầu tư): Những tiêu chí nằm ở phần tư này được xem là có mức độ thực hiện thấp và không quan trọng đối với QLNN. Các cơ QLNN nên hạn chế nguồn lực, không nên quá tập trung cho việc phát triển các tiêu chí này (Low priority).

Phần tư thứ tư (Không nên đầu tư nguồn lực quá mức): Những tiêu chí này được xem là không quan trọng đối với QLNN nhưng mức độ thực hiện của các cơ quan QLNN hiện nay đang rất tốt. Có thể xem mức độ thực hiện như hiện nay là không cần thiết, do đó cơ quan QLNN không cần phải bỏ ra quá nhiều nguồn lực để đạt được (Possible Overkill).

Nghiên cứu sử dụng mô hình IPA, luận án đã thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xây dựng 25 chỉ tiêu đánh giá QLNN đối KTĐL ở Việt nam theo 4 nhóm tiêu chí: tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính phù hợp và tính bền vững. Đồng thời, xây dựng bảng hỏi để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với KTĐL ở Việt nam.

Bước 2: Phát phiếu khảo sát nhằm thu thập dữ liệu về đánh giá mức độ quan trọng và mức độ thực hiện của 25 chỉ tiêu đánh giá QLNN đối với KTĐL ở Việt nam và các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với KTĐL ở Việt nam.

Bước 3: Sử dụng phần mềm SPSS để tổng hợp dữ liệu từ các phiếu khảo sát.


Bước 4: Chạy mô hình IPA trên phần mềm SPSS để vẽ ra đồ thị I-P gaps.

Bước 5: Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đi đến kết luận và đề xuất các nhóm giải pháp hoàn thiện QLNN đối với KTĐL ở Việt nam.

Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua các bước: xác định vấn đề nghiên cứu; tổng quan các nghiên cứu liên quan; xác định khoảng trống và hướng tiếp cận nghiên cứu; hệ thống hóa lý luận về QLNN đối với KTĐL; khảo sát thực trạng QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam; đề xuất các nhóm giải pháp hoàn thiện.


Nghiên cứu định lượng sơ bộ n=50

Thang đo chính thức

Nghiên cứu định tính sơ bộ n = 10

Đề xuất hàm ý chính sách

Cronbach‟s Alpha

Kiểm tra độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach‟s Alpha

Nghiên cứu chính thức n= 308

Phân tích, thống kê mô tả độ tin cậy

Đại lượng thống kê mẫu (Độ trung bình, độ lệch chuẩn,

độ tin cậy của thang đo)

Kano - IPA

Kiểm tra độ thích hợp của mô hình tiêu chí đánh giá

QLNN đối với KTĐL

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU



Thang đo nháp

Cơ sở lý thuyết

Mục tiêu nghiên cứu


Sơ đồ 1.3: Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Theo nghiên cứu của tác giả)


TÓM TẮT CHƯƠNG 1


Trong chương 1 luận án trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, gồm các nghiên cứu trong nước và ngoài nước với 3 nhóm vấn đề: (i) Các nghiên cứu về KTĐL; (ii) Các nghiên cứu về nội dung QLNN đối với KTĐL; (iii) Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá QLNN đối với KTĐL.

Từ các công trình nghiên cứu đã tổng hợp, luận án tóm tắt những vấn đề các công trình nghiên cứu đã thực hiện, chỉ rõ những giới hạn và khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu làm cơ sở cho hướng nghiên cứu của đề tài luận án. Bên cạnh đó, luận án đã xây dựng và đưa ra khung phân tích của luận án.

Trong chương 1 luận án đã trình bày quy trình nghiên cứu; mô hình nghiên cứu; đưa ra các phương pháp nghiên cứu của đề tài luận án.


CHƯƠNG 2:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP


2.1 Tổng quan về kiểm toán độc lập

2.1.1 Khái niệm và phân loại kiểm toán độc lập

2.1.1.1 Một số khái niệm

Trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, con người luôn quan tâm đến quản lý và điều hành nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động. Hoạt động quản lý và điều hành luôn cần có thông tin để ra quyết định. Song thông tin cung cấp thường được thu nhận được từ các nguồn khác nhau luôn chứa đựng nhiều rủi ro và sai sót tiền ẩn do các nguyên nhân khách quan và chủ quan từ bên cung cấp. Trong khi đó, đối tượng sử dụng thông tin luôn mong muốn thông tin cung cấp phải trung thực, tin cậy và đúng thực trạng tài chính của đơn vị. Điều này đòi hỏi phải có một bên thứ ba được pháp luật thừa nhận, có năng lực chuyên môn, có thẩm quyền và độc lập với các bên cung cấp thông tin và bên sử dụng thông tin để thẩm định và đánh giá thông tin tài chính của các đơn vị, tổ chức. Kiểm toán chính là bên thứ ba, độc lập và khách quan thực hiện kiểm tra và xác nhận tính trung thực, hợp lý của các thông tin cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tượng sử dụng.

Có nhiều khái niệm được đưa ra về kiểm toán. Theo từ gốc Latin, kiểm toán là “audit”, có nghĩa là “nghe”. Do vậy, kiểm toán ban đầu được hiểu thông qua phương pháp tiến hành: Kiểm toán là hoạt động mà người ghi chép tài sản đọc to lên cho một bên độc lập “nghe” và chấp nhận thông qua việc chứng thực.

Theo Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC, International Auditing and Assurance Standard Board (2013), "Kiểm toán là việc các kiểm toán viên độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về các báo cáo tài chính". Khái niệm này chỉ đề cập đến chức năng kiểm toán BCTC và chưa đề cập đến các chức năng khác của kiểm toán nên nó chưa thực sự đầy đủ.

Khái niệm kiểm toán được chấp nhận rộng rãi hiện nay, theo các tác giả Alvin A.Aen & James K.Loebbecker (Auditing, 2000), "Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập, có thẩm quyền và đạo đức nghề nghiệp tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của một đơn vị cụ thể, nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập".


Căn cứ vào chủ thể thực hiện, hoạt động kiểm toán được phân thành 3 phân hệ: Kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ.

KTĐL là hoạt động kinh doanh dịch vụ vì mục tiêu lợi nhuận của các DNKiT và KTV hành nghề. KTĐL được thực hiện bởi KTV chuyên nghiệp có chứng chỉ hành nghề trên cơ sở hợp đồng kiểm toán và nền tảng pháp lý do Nhà nước quy định. KTĐL là đặc trưng của kinh tế thị trường với chức năng chính là kiểm tra và xác nhận BCTC của các đơn vị và tổ chức, ngoài ra còn thực hiện kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động và cung cấp các dịch vụ tư vấn về thuế, kế toán, tài chính. Kết quả kiểm toán là một “Báo cáo kiểm toán”, trình bày ý kiến của KTV và DNKiT về BCTC đã được kiểm toán và không gắn liền với trách nhiệm xử lý các sai phạm của đối tượng được kiểm toán.

KTNN là hoạt động kiểm toán được thực hiện bởi KTV là công chức Nhà nước trong tổ chức KTNN (có quốc gia gọi là cơ quan kiểm toán tối cao). KTNN thực hiện mang tính chất cưỡng chế cao theo luật định và theo yêu cầu quản lý của Nhà nước, không thu phí kiểm toán, không thực hiện hoạt động kinh doanh. Kinh phí cho hoạt động kiểm toán được chi từ nguồn ngân sách. Chức năng chính của KTNN là kiểm toán sự tuân thủ pháp luật và các qui định của các đơn vị, tổ chức sử dụng tài chính công và tài sản công, ngoài ra, còn thực hiện kiểm toán hoạt động và kiểm toán BCTC nhằm đánh giá tính hữu hiệu và tính hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Kết quả kiểm toán là một “Báo cáo kiểm toán”, trình bày kết luận của cơ quan kiểm toán Nhà nước về việc sử dụng tài chính công, tài sản công và yêu cầu đơn vị được kiểm toán sửa chữa sai phạm, đồng thời đưa ra các khuyến nghị với cơ quan QLNN có thẩm quyền sửa đổi, hoàn thiện các chính sách, chế độ về quản lý kinh tế, tài chính và kế toán.

Quốc hội (Luật Kiểm toán nhà nước, 2015) nêu rõ: “Hoạt động kiểm toán của kiểm toán nhà nước là việc đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính công, tài sản công hoặc báo cáo tài chính liên quan đến quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; việc chấp hành pháp luật và hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công”.

KTNB là hoạt động kiểm soát, xác nhận, tư vấn nhằm tạo ra giá trị gia tăng và nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị. KTNB là một phận trong đơn vị, trực thuộc cấp cao nhất và độc lập với các bộ phận khác. KTNB được thực hiện bởi các KTV nội bộ theo yêu cầu của chủ sở hữu hoặc nhà quản lý. Chức năng của KTNB là kiểm toán hoạt động nhằm kiểm soát và quản trị rủi ro cho đơn vị, bên cạnh đó còn thực hiện kiểm toán BCTC, kiểm toán tuân thủ. Kết quả kiểm toán là một “Báo cáo kiểm toán” đánh giá tính hiệu lực, tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, sự tuân thủ pháp luật và các quy định trong thực thi trách nhiệm và các khuyến nghị

Xem tất cả 218 trang.

Ngày đăng: 02/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí