phổ biến kiến thức pháp luật liên quan đến tôn giáo cho gần 500 lượt cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh [7]. Ngoài ra, Ban Tôn giáo cử công chức đi tập huấn do Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức. Thông qua các hội nghị, lớp học này, giúp cho cán bộ, công chức là những người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu triển khai nhiệm vụ công tác tôn giáo tại cơ quan, đơn vị, địa phương nắm được đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về công tác tôn giáo đặc biệt là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản thi hành nhằm góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự của địa phương.
Nhìn chung đội ngũ công chức QLNN về tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có trình độ chuyên môn nhất định, chủ động nghiên cứu cập nhật kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo từ đó có bản lĩnh chính trị vững vàng, hiệu quả công tác được nâng lên, chuyển biến về năng lực, chất lượng tham mưu, phương pháp công tác ngày càng cải thiện rõ rệt, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của địa phương. Tuy nhiên, công chức cấp huyện, cấp xã còn kiêm nhiệm công tác, thường xuyên có sự thay đổi nên việc cập nhật thông tin về các tổ chức đạo Phật còn hạn chế, việc vận dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn hoạt động còn kém hiệu quả dẫn đến một số vụ việc hoạt động của đạo Phật không được giải quyết kịp thời ở cơ sở gây bức xúc cho chức sắc, tín đồ đạo Phật.
2.3.4. Tuyên truyền phổ biến pháp luật và vận động chức sắc tín đồ Đạo Phật trên địa bàn tỉnh
Xuất phát từ tình hình thực tế hoạt động của đạo Phật và các tôn giáo khác trên địa bàn tỉnh, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm đến vấn đề công tác tôn giáo. Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân huyện, cơ quan QLNN về tôn giáo đã tổ chức quán triệt và triển khai sâu rộng các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương và
của tỉnh đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, chức sắc, chức việc, tín đồ phật tử, tạo sự chuyển biến về nhận thức và thống nhất hành động của hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân về công tác tôn giáo. Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ đã chủ động tham mưu giúp Tỉnh ủy, UBND tỉnh QLNN về tôn giáo trên địa bàn; giúp Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành để giải quyết vấn đề hoạt động của đạo Phật theo đúng quy định của pháp luật. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh được tạo điều kiện củng cố tổ chức giáo hội từ tỉnh đến cơ sở. Các vụ việc tôn giáo phức tạp đã được các cấp chính quyền trong tỉnh tập trung giải quyết đạt kết quả, tạo được niềm tin của chức sắc, nhà tu hành và tín đồ đạo Phật vào chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Ban Tôn giáo luôn chủ động phối hợp với các sở, ban ngành chức năng ở tỉnh và các huyện tổ chức các lớp tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho chức sắc, chức việc và tín đồ đạo Phật, mở các lớp an toàn giao thông và giáo dục kiến thức quốc phòng cho chức sắc đạo Phật.
Kể từ năm 2018 đến nay, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức 06 hội nghị triển khai Luật và Nghị định hướng dẫn thi hành công tác tôn giáo đến hơn 300 cán bộ, công chức, viên chức và hơn 500 chức sắc, chức việc của đạo Phật trên địa bàn tỉnh. Sở Nội vụ cũng đã tổ chức 06 lớp phổ biến pháp luật liên quan đến tôn giáo và phối hợp mở 03 lớp tuyên truyền Luật An toàn giao thông đến chức sắc, chức việc của đạo Phật với gần 1500 lượt người tham gia [48]
Sở Nội vụ đã đăng bài trên cổng thông tin điện tử, gửi văn bản đến Ban Trị sự GHPGVN tỉnh hướng dẫn việc sinh hoạt, hoạt động tôn giáo, gửi văn bản đề nghị các tổ chức của đạo Phật cảnh giác với việc lợi dụng uy tín của cơ quan QLNN về tôn giáo để bán tài liệu, kinh sách trái phép. Tỉnh cũng đã tổ chức hội nghị cấp tỉnh, để giới thiệu triển khai Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cấp huyện tổ chức hội nghị lồng ghép để triển khai tập huấn công tác tôn giáo.
Theo đó năm 2018, Ban Tôn giáo tỉnh tổ chức 02 lớp phổ biến kiến thức pháp luật liên quan đến tôn giáo, trong đó có 01 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật liên quan đến tôn giáo cho chức sắc, chức việc đạo Phật trên địa bàn tỉnh. Nội dung cơ bản truyền đạt của lớp bồi dưỡng gồm Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật, về việc thực hiện nếp sống văn minh tại cơ sở tự viện, và một số nội dung liên quan đến tôn giáo về Luật Đất đai, Luật Xây dựng để chức sắc, chức việc của đạo Phật thực hiện thống nhất, đúng pháp luật trên địa bàn tỉnh. Thông qua lớp học, giúp cho chức sắc, chức việc của đạo Phật nắm được đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về tôn giáo làm thay đổi nhận thức và có thêm cơ sở pháp lý để thực hiện đúng pháp luật trong sinh hoạt, hoạt động tôn giáo, góp phần giữ vững ổn định an ninh, chính trị, trật tự xã hội ở địa phương. Đồng thời giúp cho các chức sắc, chức việc của đạo Phật, có đánh giá nhận định về những kết quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân, chức sắc, chức việc đạo Phật trong những năm qua nhất là những hoạt động nhân đạo, từ thiện xã hội. Qua đó, các chức sắc, chức việc của đạo Phật tiếp tục phát huy những giá trị nhân văn, giá trị văn hóa của đạo Phật, tham gia tốt các hoạt động xã hội, các phong trào thi đua yêu nước của địa phương nhằm góp phần tích cực vào việc đảm bảo an sinh xã hội và phát triển chung của tỉnh nhà.
Năm 2019, Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc, cũng đã mở 02 lớp phổ biến kiến thức pháp luật liên quan đến tôn giáo và phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh mở 01 lớp tuyên truyền Luật An toàn giao thông đến chức sắc, chức việc tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
Năm 2020 Ban Tôn giáo Sở Nội Vụ tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã tổ chức 02 hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tôn giáo cho chức sắc, chức việc các tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Hội nghị thứ nhất gồm các tôn giáo đạo Công giáo và đạo Tin Lành. Hội nghị thứ 2 gồm các đại biểu là Tăng Ni của đạo
Có thể bạn quan tâm!
- Đạo Phật Trên Địa Bàn Tỉnh Vĩnh Phúc
- Số Liệu Cơ Sở Thờ Tự, Chức Sắc, Tín Đồ Đạo Phật Của Vĩnh Phúc
- Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Của Đạo Phật Trên Địa Bàn Tỉnh
- Quan Hệ Quốc Tế Của Đạo Phật Trên Địa Bàn Tỉnh
- Quan Điểm Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Của Đạo Phật
- Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Của Đạo Phật Trên Địa Bàn Tỉnh Vĩnh Phúc Trong Thời Gian Tới
Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.
75
Phật. Hội nghị đã truyền đạt những nội dung cơ bản về tình hình tôn giáo ở nước ta hiện nay; quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về tôn giáo; một số nội dung của Luật Tín ngưỡng tôn giáo và các văn bản hướng dẫn thi hành. Qua hội nghị, giúp cho chức sắc, chức việc của đạo Phật trong tỉnh thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong sinh hoạt tôn giáo góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng tôn giáo làm ảnh hưởng đến quyền tự do tôn giáo của mọi người [8].
Hàng năm, Tăng Ni đạo Phật trên địa bàn tỉnh tổ chức an cư kết hạ ba tháng tại 13 cơ sở, bao gồm: chùa Hà Tiên 35 vị; chùa Bầu 40 vị; chùa Tích Sơn 10 vị; Thiền viện Trúc Lâm Tây thiên 87 vị; Thiền viện Trúc Lâm An Tâm 22 vị; Sơn môn Tịnh thất Tây thiên 140 vị, chùa Vân 21 vị; chùa Linh Sơn 30 vị; chùa Tùng Vân 34 vị; chùa Biện Sơn 35 vị; chùa Báo Ân 15 vị; chùa Vân Hội 12 vị; Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức 67 vị. Ngoài việc thực hiện tốt các chương trình nội điển, thực hiện đầy đủ các thời khóa tụng niệm, tọa thiền, niệm Phật, kinh hành, giảng về kinh Phật. Ban Tôn giáo tỉnh phối hợp với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc đến từng cơ sở để tuyên truyền Tăng Ni, phật tử về Luật Tín ngưỡng tôn giáo và thông tin về tình hình kinh tế, xã hội và hoạt động tôn giáo ở địa phương.
Đánh giá về hiệu quả của công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và vận động chức sắc tín đồ đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Đại Đức Thích Tâm Vượng - Phó Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc cho biết:
“Trong những năm qua dưới sự QLNN của các cấp chính quyền, tổ chức đạo Phật được tạo điều kiện củng cố và kiện toàn tổ chức giáo hội từ tỉnh đến cơ sở, các vụ việc tôn giáo phức tạp đã được chính quyền trong tỉnh tập trung giải quyết đạt kết quả cao, tạo niềm tin của chức sắc, tín đồ đạo Phật vào chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Ban Tôn giáo tỉnh thường xuyên phối hợp với các sở, ban,
ngành chức năng tổ chức các lớp tuyên truyền kiến thức pháp luật cho chức sắc, tín đồ của đạo Phật. Đa phần chức sắc, tín đồ đạo Phật trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt các quy định pháp luật của nhà nước”.
Ngoài ra, theo ông Nguyễn Anh Phương - Trưởng phòng nghiệp vụ 1 (theo dõi và quản lý đạo Phật) thuộc Ban Tôn giáo tỉnh cho biết:
“Hàng năm vào những ngày lễ trọng của đạo Phật như Phật Đản, lễ Vu Lan, Tết Cổ truyền… Ban Chỉ đạo Công tác Tôn giáo tỉnh, các sở, ngành, Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo cấp huyện, UBND cấp huyện, xã thành lập nhiều đoàn thăm hỏi, tặng quà, động viên chức sắc, chức việc của đạo Phật, qua đó cũng để nắm bắt tình hình, tuyên truyền phổ biến, nâng cao ý thức pháp luật nhằm đấu tranh với những phần tử lợi dụng hoạt động của đạo Phật để phá hoại khối đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh, đi ngược lại với tôn chỉ, mục đích và đường hướng hành đạo của đạo Phật, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh”.
Tỉnh cũng xác định công tác vận động và thuyết phục tín đồ phật tử là biện pháp chủ yếu trong QLNN đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Những năm qua, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo Ban Tôn giáo chủ trì, phối hợp các cơ quan trong hệ thống chính trị thực hiện nhiều cuộc vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức của tín đồ phật tử thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo. Phối hợp với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh kêu gọi tín đồ phật tử sống “tốt đời đẹp đạo”, tích cực tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện tốt các chủ trương đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, giữ vững ổn định an ninh chính trị trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh và xây dựng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng giàu mạnh.
2.3.5. Quản lý đất đai, cấp phép xây dựng, trùng tu sửa chữa các công trình kiến trúc của đạo Phật trên địa bàn tỉnh
Theo quy định của Luật Đất đai, đất của cơ sở đạo Phật gồm đất thuộc chùa, niệm Phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được nhà nước cho phép hoạt động; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo [36]. Cũng theo quy định của Luật Đất đai hiện nay, không thực hiện quy hoạch sử dụng rất riêng đối với cơ sở tôn giáo mà thực hiện các kỳ quy hoạch sử dụng đất chung của huyện, thành phố. Đến nay, việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt, trên cơ sở đó các huyện, thành phố đã xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm làm cơ sở để thực hiện thủ tục thu hồi, giao đất cho các công trình dự án trên địa bàn trong đó có các công trình tôn giáo của đạo Phật.
Đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 421 cơ sở thờ tự với diện tích đất 1.168.727,76 m2. Từ năm 2018 đến nay, UBND tỉnh giao đất cho 5 cơ sở của đạo Phật với diện tích là 7.493,8 m2. Cấp giấy chứng nhận cho 18 cở sở thờ tự của đạo Phật với tổng diện tích 36.582 m2 [48].
Về cơ bản các chức sắc, chức việc và cơ sở thờ tự của đạo Phật đã ý thức và nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về cải tạo, nâng cấp, xây dựng các công trình tôn giáo. Từ năm 2018 đến nay, Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng, thẩm định, thiết kế, cấp 07 giấy phép xây dựng các công trình tôn giáo của đạo Phật theo quy định của pháp luật. Một số công trình tôn giáo đang được tỉnh quan tâm xem xét như tìm kiếm địa điểm chuyển chùa Linh Sơn (xã Đồng Văn); cấp giấy phép xây dựng hàng mục công trình phụ trợ chùa Thanh Vân (xã Nguyệt Đức); xây dựng chùa Già Du (xã Vĩnh Sơn); về vị trí mở rộng chùa
Sơn Linh (xã Yên Lập); quy hoạch tổng thể mặt bằng và phương án kiến trúc công trình chùa Thiên Ân (xã Đại Đình); đề xuất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chùa Phù Long (xã Đồng Quế). Vĩnh Phúc có khu danh thắng Tây Thiên với nhiều quần thể chùa đã và đang được tỉnh quan tâm, đầu tư khôi phục tu bổ sửa chữa giúp cho chức sắc, chức việc, nhà tu hành của đạo Phật có nơi tu tập và sinh hoạt tôn giáo.
Về công tác trùng tu tôn tạo tự viện, hiện nay Vĩnh Phúc có 421 cơ sở thờ tự của đạo Phật, trong đó có nhiều cơ sở thờ tự được xếp hạng di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh. Trong những năm qua, được sự quan tâm của chính quyền các cấp và sự đóng góp của Tăng Ni, phật tử gần xa, nhiều ngôi chùa, tháp đã được trùng tu, tôn tạo. Từ đó, giúp cho Tăng Ni và tín đồ phật tử có nơi sinh hoạt tôn giáo như Chùa Tiên Linh (thành phố Phúc Yên) đang xây dựng công trình nhà tổ, hồ Quan âm, sân, tường rào với tổng giá trị 4 tỷ đồng; Chùa Dương Cốc, chùa Hoàng Oanh, chùa Tiếng, chùa Ngọc Bảo, chùa Quang Linh, chùa Giao Sam, chùa Thanh Lanh (huyện Bình Xuyên) đang xây dựng, cải tạo với tổng kinh phí hàng chục tỷ đồng; Huyện Tam Đảo, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên đang tiếp tục hoàn thiện công trình tượng Phật cao 49 m, Ni chúng Tịnh thất Tây thiên đang xây dựng và hoàn thiện một số công trình như chính điện chùa Phù Nghi, Hồ Hương thủy Đại Bảo Tháp và khởi công xây dựng chùa Thiên Ân; Chùa Vân Hội, chùa Tăng Long, chùa Cao Thứa, chùa Khánh Linh, chùa Thông, chùa Hoàng Vân, chùa Ban Lương (huyện Tam Dương) đã và đang tu sửa khuân viên chùa, tô tượng, đúc chuông góp phần gìn giữ các công trình văn hóa và tạo nên cảnh quan tôn giáo trang nghiêm phục vụ cho tín đồ và nhân dân địa phương; chùa Dầu ( huyện Vĩnh Tường) tổ chức lễ động thổ xây dựng ngôi Tam Bảo để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng nhân dân [10].
Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn một số cơ sở tôn giáo của đạo Phật vi phạm các quy định của pháp luật về xây dựng như xây dựng trái phép công trình tôn giáo, công trình phụ trợ tôn giáo như Chùa Thiên Phúc, chùa Hương
Lai (Vĩnh Tường), chùa Hoa Phú (Yên Lạc), chùa Tiên Linh (Phúc Yên),… Nguyên nhân chủ yếu do sự thiếu hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành của một số chức sắc, chức việc, nhà tu hành, cơ sở thờ tự của đạo Phật chưa nghiêm, trong khi đội ngũ công tác QLNN về tôn giáo cấp cơ sở thiếu về số lượng, trình độ chuyên môn còn chưa cập với yêu cầu, nên việc quản lý, theo dõi, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật về cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tôn giáo còn hạn chế.
2.3.6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh
Trong những năm qua, các cấp chính quyền trong tỉnh luôn tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do tôn giáo theo quy định của pháp luật. Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, huyện, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ phật tử của đạo Phật về cơ bản chấp hành tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của tổ chức Giáo hội. Tích cực phát triển sản xuất, tham gia các hoạt động xã hội, góp phần xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc ngày một phát triển. Những hoạt động liên quan đến tôn giáo có dấu hiệu vi phạm đều được giải quyết kịp thời.
Hàng năm, UBND tỉnh ủy quyền Sở Nội vụ quyết định thành lập đoàn kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật và thi hành pháp luật liên quan đến tôn giáo, trong đó có đạo Phật tại 02 đơn vị huyện và 02 đơn vị cấp xã/năm, các đơn vị còn lại tự kiểm tra gửi báo cáo kết quả về Sở Nội vụ, tổng hợp báo cáo theo quy định. Năm 2020, do đặc điểm tình hình Covid 19 diễn biến phức tạp, Sở Nội vụ thành lập 02 đoàn kiểm tra, giám sát phòng chống dịch của các cơ sở tôn giáo tại 9/9 huyện, thành phố. Nhìn chung các cơ sở tôn giáo của đạo Phật chấp hành nghiêm chỉ đạo của trung ương, của tỉnh về công tác phòng chống dịch và thực hiện tốt nội dung sinh hoạt tôn giáo [8].
Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo, UBND tỉnh đã ban hành quyết định quy định trách nhiệm phối hợp trong công