Số Liệu Cơ Sở Thờ Tự, Chức Sắc, Tín Đồ Đạo Phật Của Vĩnh Phúc

phật tử là 11.000 người. Trong những năm qua, mọi hoạt động của Tăng Ni đều đúng tôn chỉ, mục đích của giáo hội. Nhiều hoạt động như lễ Phật đản, Vu lan, được quần chúng nhân dân và tín đồ ủng hộ, qua đó tuyên truyền được đạo pháp, kêu gọi phật tử tham gia có hiệu quả hoạt động của địa phương. Bài trừ mê tín di đoan, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và đời sống văn hóa ở địa phương. Thực hiện tốt công tác từ thiện xã hội.

- Đạo Phật huyện Bình Xuyên hiện có 45 ngôi chùa và 35 Tăng Ni tu học, trong đó có 14 ngôi chùa ngôi chùa đã có sư trụ trì và kiêm nhiệm trụ trì và số lượng Phật tử là 25.400 người. Trong những năm qua, Tăng Ni, phật tử trên địa bàn huyện thực hiện tốt phong trào từ thiện xã hội. Ban Trị sự Phật giáo huyện đã vận động Tăng Ni, phật tử tích cực tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; tích cực thực hiện bảo vệ thuần phong, mỹ tục, giữ gìn bản sắc dân tộc; phát huy truyền thống phụng đạo, yêu nước, ổn định, kế thừa, phát triển, ích nước, lợi dân.

- Đạo Phật thành phố Phúc Yên hiện có 25 ngôi chùa và 30 Tăng Ni tu học, trong đó có 17 ngôi chùa ngôi chùa đã có sư trụ trì và kiêm nhiệm trụ trì và số lượng Phật tử là 12.000 người. Những năm qua, Tăng, Ni, phật tử hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích hoạt động của Giáo hội. Các hoạt động Phật sự như hoằng pháp, hướng dẫn phật tử, trùng tu, xây dựng chùa cảnh, công tác từ thiện đạt hiệu quả cao, đáp ứng tốt nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của nhân dân và phật tử. Ban Trị sự GHPGVN thành phố đã tiếp nối truyền thống từ bi, trí tuệ của đạo Phật, đem giáo lý của đạo Phật truyền bá tới quần chúng nhân dân, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp,văn minh.

- Đạo Phật huyện Tam Đảo hiện có 39 ngôi chùa và 240 Tăng Ni tu học, trong đó có 9 ngôi chùa ngôi chùa đã có sư trụ trì và kiêm nhiệm trụ trì và số lượng phật tử là 14.000 người. Thời gian qua, Ban Trị sự Phật giáo huyện đã làm tốt công tác Phật sự, tích cực vận động Tăng Ni, phật tử thực

hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và tham gia vào phong trào của địa phương như xây dựng nông thôn mới, công tác từ thiện, phối hợp với các đoàn thể tham gia hoạt động phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Bảng 2.1: Số liệu cơ sở thờ tự, chức sắc, tín đồ đạo Phật của Vĩnh Phúc


Tên

Tự Viện

Trụ Trì

(người)

Tăng Ni

(người)

Tín Đồ

(Người)

TP. Vĩnh Yên

24

14

70

12.000

Tam Dương

67

8

25

17.107

Lập Thạch

54

8

40

18.636

Sông Lô

31

6

55

9.685

Vĩnh Tường

82

31

65

25.172

Yên Lạc

54

18

38

11.000

Bình Xuyên

45

14

35

25.400

TP. Phúc Yên

25

17

30

12.000

Tam Đảo

39

9

240

14.000

Tổng

421

125

598

145.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc - 9

Nguồn: Tác giả tổng hợp


2.2.3. Thực trạng hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay

Được sự quan tâm của cấp Đảng ủy, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc cùng các cơ quan chức năng, Tăng Ni, phật tử cùng với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc đã tiếp nối truyền thống từ bi trí tuệ của đạo Phật, phát huy chính tín, đem giáo lý đạo Phật truyền bá vào trong nhân dân, tổ chức những ngày lễ long trọng, trang nghiêm, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao. Tham gia góp phần vào các hoạt động của địa phương, duy trì xây dựng tôn tạo cảnh quan chùa ngày một khang trang, làm chỗ dựa tinh thần và là nơi thăm quan cho du khách thập phương. Hoạt động Phật sự được thể hiện qua các hoạt động sau [10]:

- Về Công tác Tăng sự

Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc có 9 Ban Trị sự GHPGVN huyện, thành phố trực thuộc. Trong năm 2020 Ban Trị sự GHPGVN tỉnh ra quyết định bổ nhiệm trụ trì cho các Tăng Ni xin về trụ trì như: Bổ nhiệm Đại đức Thích Tuệ Lâm Đạt trụ trì chùa Chấn Vũ, xã Đôn Nhân, Sông Lô; Bổ nhiệm Đại đức Thích Chiếu Phát kiêm nhiệm trụ trì chùa Cao Sơn, xã Ngọc Mỹ, Lập Thạch; Bổ nhiệm Sư cô Thích Nữ Diệu Giác trụ trì chùa Tây Thiên Thiền Tự, Đại Đình, Tam Đảo thay cho Ni sư Thích Đàm Khang hết thời gian công cử trụ trì. Đồng thời để đảm bảo công tác Phật sự tại địa phương, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc ra quyết định miễn nhiệm, bổ nhiệm, chuyển vùng sinh hoạt như: Quyết định chuẩn y Đai đức Thích Đạo Tịnh tham gia Ủy viên Ban Trị sự GHPGVN thành phố Vĩnh Yên; Miễn nhiệm Đại đức Thích Huệ Cần thôi chức vụ Phó Ban thường trực Ban Trị sự GHPGVN huyện Tam Đảo; Quyết định chuyển vùng sinh hoạt tôn giáo Đại đức Thích Đức Tuệ từ chùa Cao Thứa, Duy Phiên, Tam Dương về chùa Sơn Cao, Ngô Quyền, Vĩnh Yên.

Hàng năm, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh tổ chức cho tăng ni an cư kết hạ tại chỗ với 13 cơ sở gồm: thành phố Vĩnh Yên: Chùa Hà Tiên 35 vị, Chùa Bầu 40 vị, Chùa Tích Sơn 10 vị; huyện Tam Đảo: Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên 87 vị, Thiền viện Trúc Lâm An Tâm 22 vị, Sơn môn Tịnh thất Tây Thiên 140 vị, chùa Vân 21 vị; huyện Yên Lạc: Chùa Biện Sơn 35 vị; huyện Vĩnh Tường: Chùa Linh Sơn 30 vị, chùa Tùng Vân 34 vị; thành phố Phúc Yên: Chùa Báo Ân 15 vị; huyện Tam Dương: Chùa Vân Hội 12 vị; huyện Sông Lô: Thiền viện Trúc lâm Tuệ Đức 67 vị. Năm 2020, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh cũng tổ chức Đại giới đàn tỉnh Vĩnh Phúc vào cuối tháng 12 với 173 giới tử tham gia.

Về một số vấn đề phức tạp tại một số chùa trên địa bàn tỉnh, trong những năm qua một số cơ cở như chùa Già Du (Vĩnh Tường), chùa Nga Hoàng (Tam Đảo), chùa Thịnh Kỷ (Phúc Yên), chùa Cao Thứa (Tam Dương)

xảy ra nhiều vấn đề phức tạp, dẫn đến tình trạng đơn thư kéo dài, gây mất an ninh trật tự. Ban Trị sự tỉnh đã chỉ đạo Ban Trị sự cấp huyện nắm bắt tình hình, tổ chức họp để giải quyết và báo cáo về Ban Trị sự tỉnh. Đến nay, tình hình cơ bản ổn định nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều vấn đề. Một số vị trụ trì trong quá trình hoạt động Phật sự đã để xảy ra mâu thuẫn phức tạp với người dân, như trường hợp Đại đức Thích Quảng Hỷ - Trụ trì chùa Thanh Lanh (Bình Xuyên). Chùa Thụy Yên, xã Đạo Tú, huyện Tam Dương: Tỷ khiêu Thích Tuệ Căn là Tăng tỉnh ngoài nhưng đến sinh hoạt trái phép, mặc dù đã nhiều lần Ban Trị sự GHPGVN tỉnh đã có văn bản về việc không chấp thuận Tỷ khiêu Thích Tuệ Căn xin trụ trì, do không đủ tiêu chuẩn theo quy định của GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên Tỷ khiêu vẫn sinh hoạt trái phép, các cơ quan ở thôn, xã, huyện, không giải quyết dứt điểm dẫn tới đơn thư, kiện cáo.

Nhìn chung mọi hoạt động của Tăng Ni trong tỉnh được ổn định, Tăng Ni, phật tử đoàn kết, hòa hợp và thực hiện tốt bổn phận của người xuất gia và ý thức trách nhiệm của một công dân đúng theo tôn chỉ, mục đích hoạt động của Trung ương Giáo hội và pháp luật của Nhà nước.

- Về hoạt động giáo dục Tăng Ni và hướng dẫn phật tử

Giáo dục Tăng Ni, do điều kiện Ban Trị sự GHPGVN tỉnh chưa mở được trường, lớp để đào tạo Tăng Ni mới xuất gia tu học, trau dồi kiến thức chuyên môn về nội, ngoại điển, xong được sự quan tâm của Trung ương Giáo hội và các tỉnh bạn tạo điều kiện cho Tăng Ni hòa nhập các hoạt động chung của Giáo hội và cập nhật kiến thức, phục vụ tốt yêu cầu chung của Giáo hội tại mỗi địa phương. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh đã liên hệ và giới thiệu cho Tăng Ni có đủ điều kiện tham gia thi tuyển vào các trường Phật học, như: Giới thiệu các tăng sinh chùa Hà Tiên (Vĩnh Yên) gồm Thích Đạo Quảng đi học cử nhân Phật học Đại học Pháp Cổ Sơn tại Đài Loan, Thích Đạo Nguyện và Thích Đạo Nguyên học cử nhân Phật học tại Học viện Dharamsala tại Ấn Độ; giới thiệu Tăng sinh Thích Huệ Bình của Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

(Tam Đảo) và Thích Nguyên Trí chùa Lực Điền (Vĩnh Tường) đi học Học viện Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh; giới thiệu Tăng sinh Thích Đức Hiếu chùa Cao Thứa (Tam Dương), Thích Trúc Bảo Dũng chùa Vân Sơn (Tam Đảo), ni sinh Thích Diệu Ân chùa Vân Long (Sông Lô), Thích Nữ Huệ Từ Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (Tam Đảo), Thích Nữ Diệu Tịnh chùa Am (Lập Thạch) đi học tại Học viện Phật Giáo Việt Nam tại Hà Nội.

Hoạt động hướng dẫn phật tử, các chùa trên địa bàn tỉnh đều làm tốt công tác hướng dẫn phật tử tụng kinh, lễ bái và thuyết giảng cho phật tử về bổn phận của người Phật tử tại gia vào ngày 1 và 15 hàng tháng. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp, các chùa trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch bệnh theo tinh thần kêu gọi của Chính phủ và Giáo hội. Trong đại lễ Phật đản, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên các chùa không tổ chức tụ tập đông người nhưng vẫn trang nghiêm như pháp tại các cơ sở; Các chùa đều tổ chức đại lễ Vu Lan với nhiều hình thức như diễn giảng, thả hoa đăng, viết tâm thư gửi đấng sinh thành…Từ đó giúp trưởng dưỡng đức tin theo chính pháp của các lớp phật tử, quần chúng nhân dân và lực lương thanh thiếu niên, nâng cao tính hướng thiện, đẩy lùi tệ nạn mê tín dị đoan, góp phần xây dựng xã hội văn minh, củng cố nền đạo lý của đồng bào, nhân dân trên địa bàn tỉnh.

- Về hoạt động Hoằng Pháp

Thông qua chương trình hoạt động của Ban Hoằng Pháp Trung ương Giáo hội và chương trình hoằng pháp riêng của tỉnh, trong các ngày lễ truyền thống, Tăng Ni và phật tử được nghe chư tôn giáo phẩm thuyết giảng như đại lễ Phật Đản cấp tỉnh tổ chức tại chùa Bảo Sơn - Vĩnh Yên, mùa an cư kết hạ tại các hạ trường trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, các chùa trong tỉnh đã thường xuyên tổ chức các hoạt động hoằng pháp nhằm đưa ánh sáng giáo lý của đạo Phật đến với nhân dân phật tử như Chùa Báo Ân (Phúc Yên), Chùa Bảo Sơn (Vĩnh Yên) thường xuyên hàng tháng tổ chức khóa tu Bát quan trai

cho phật tử. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, chùa Vân Sơn (Tam Đảo) đã thực hiện các hoạt động thuyết giảng, giới thiệu lịch sử Phật giáo cho phật tử đến chiêm bái lễ Phật.

- Về hoạt động từ thiện

Hoạt động từ thiện xã hội là một trong những hoạt động vì đạo, vì đời phù hợp với tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật, đặc biệt là trong giai đoạn cả nước chung tay phòng chống dịch Covid 19 và hướng về các tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Do đó, dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với truyền thống lá lành đùm lá rách của dân tộc, các Tăng Ni, phật tử đã tự nguyện đóng góp và kêu gọi tín đồ ủng hộ tiền của chung tay phòng chống dịch Covid 19, đồng bào các tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng do bão, lũ lụt và giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật, mồ côi với tổng giá trị là 6,4 tỷ đồng [10]. Ngoài ra còn thực hiện các hoạt động khám chữa bệnh miễn phí cho nhân dân trong tỉnh.

- Về hoạt động Nghi lễ và Văn hóa

Tăng Ni, phật tử trong tỉnh đã thực hiện tốt thông bạch của Giáo hội về tổ chức các hoạt động nghi lễ truyền thống như: Tết Nguyên Đán, Rằm tháng giêng, khánh đản Đức Quan Âm, Đại lễ Phật đản, lễ Vu Lan báo hiếu, các lễ hội truyền thống của các chùa… Các hoạt động nghi lễ, văn hóa được thể hiện long trọng, trang nghiêm nhưng tiết kiệm. Bài trừ các hù tục mê tín dị đoan, xây dựng nếp sống văn hóa mới.

- Về công tác trùng tu tự viện và bảo vệ tổ quốc

Về công tác trùng tu, hiện nay toàn tỉnh có 421 ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa được xếp hạng di tích lịch sự quốc gia và cấp tỉnh. Trong những năm qua, được sự quan tâm của chính quyền các cấp và sự đóng góp của Tăng Ni, phật tử gần xa, nhiều ngôi chùa tháp đã được trùng tu tôn tạo và xây dựng mới. Từ đó tạo nên không khí Phật giáo tôn nghiêm phục vụ tín đồ phật tử và khách thăm quan du lịch.


62

Về công tác xây dựng bảo vệ tổ quốc, trong công tác xây dựng và bảo vệ tổ quốc, các Tăng Ni, phật tử trong tỉnh đã tích cực hưởng ứng phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, giữ gìn trật tự an ninh tại địa phương như phong trào “5 quản, 3 bảo vệ, 3 phòng” ở huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường. Một số Tăng Ni tiêu biểu đã tham gia vào Hội đồng nhân dân các cấp, từ đó đóng góp ý kiến phản ảnh tiếng nói của Tăng Ni đến chính quyền địa phương.

2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

2.3.1. Xây dựng, tổ chức thực hiện các văn bản chính sách pháp luật của nhà nước đối với đạo Phật trên địa bàn tỉnh

Xuất phát từ nhu cầu hoạt động đạo Phật của nhân dân trong thời kỳ đổi mới và yêu cầu thực hiện quản lý nhà nước về tôn giáo trong đó có đạo Phật. Hiện nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tôn giáo ở nước ta bao gồm:

- Hiến pháp năm 2013, tại Điều 24 tiếp tục khẳng định: “mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để vi phạm pháp luật” [35].

- Cùng với việc sửa đổi Hiến pháp, ngày 18/11/2016, Quốc hội khóa XIV trong kỳ họp thứ 4 đã ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 thay thế cho Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004, với các quy định cụ thể, đầy đủ, rõ ràng hơn để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo trong xu thế hội nhập quốc tế. Đồng thời, Chính phủ cũng đã kịp thời ban hành Nghị định số 162/2017/NĐ-CP, ngày 30/12/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

- Đối với vấn đề quản lý nhà, đất liên quan đến tôn giáo, ngày 31/12/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 1940/2008/CT-TTg về

nhà, đất liên quan đến tôn giáo, nội dung Chỉ thị yêu cầu các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, thành phố tập trung chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng nhà, đất liên quan đến tôn giáo; rà soát các quy hoạch tổng thể về quản lý và sử dụng đất và chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề nhà, đất liên quan đến tôn giáo, bảo đảm hài hòa lợi ích tôn giáo và lợi ích dân tộc.

- Nghị định số 110/2018/NĐ-CP, ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định về Tổ chức lễ hội.

- Thông tư liên tịch số 04/2014/BVHTTDL-BNV, ngày 30 tháng 05 năm 2014 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo.

- Quyết định số 199/QĐ-BNV, ngày 31 tháng 01 năm 2018 của Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ.

Bên cạnh những văn bản pháp luật trên, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ ban ngành cũng ban hành nhiều luật, nghị định, thông tư hướng dẫn chức sắc tín đồ tôn giáo hoạt động tôn giáo đúng pháp luật nhà nước như Luật Đất đai, Luật Giáo dục, Luật khám chữa bệnh và những văn bản hướng dẫn thi hành.

Có thể khẳng định, hệ thống pháp luật liên quan đến tôn giáo của nhà nước ta trong những năm qua ngày càng đổi mới, đầy đủ hơn, đáp ứng tốt nhu cầu tự do tôn giáo của tín đồ phật tử; mở rộng phạm vi và cởi mở hơn đối với nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của nhân dân. Tạo điều kiện để tổ chức đạo Phật hoạt động. Đạo Phật ở Việt Nam ngày càng tham gia vào các hoạt động xã hội, giúp cho quan hệ của tổ chức đạo Phật với Nhà nước, chính quyền các cấp ngày càng gắn bó hơn. Tín đồ phật tử ngày càng yêu nước, gắn bó với quê hương, với tổ chức tôn giáo trên tinh thần “Hộ quốc, an dân”.

Nhằm cụ thể hóa những chủ trương của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, Chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản có tính

Xem tất cả 156 trang.

Ngày đăng: 16/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí