tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, các cấp, các ngành đã tăng cường trao đổi thông tin liên quan đến tôn giáo theo quy định của pháp luật. Từ năm 2018 đến nay, giải quyết cơ bản ổn định 12 đơn thư khiếu nại liên quan đến sinh hoạt, hoạt động, mâu thuẫn nội bộ tại các cơ sở thờ tự của đạo Phật trên địa bàn tỉnh. Một số vụ việc điển hình như vụ việc mất ổn định tại chùa Tây Thiên (huyện Tam Đảo), việc Sư cô Thích Đàm Phú Trụ trì chùa Tây Thiên và một số Phật tử đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) để khiếu nại. Ban Tôn giáo Sở Nội Vụ đã phối hợp với công an tỉnh, UBND huyện Tam Đảo, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, huyện Tam Đảo giải quyết tình hình an ninh trật tự tại chùa Tây Thiên và đề nghị phối hợp để quản lý tốt sinh hoạt, hoạt động tôn giáo đạo Phật tại 05 cơ sở thờ tự thuộc Ban Quản trị Tịnh thất Tây Thiên đến nay cơ bản cũng đã ổn định; Giải quyết việc nhà sư Thích Thanh Toàn trụ trì chùa Nga Hoàng (Tam Đảo) có hành vi thiếu chuẩn mực, đã vi phạm nôi quy của Ban Tăng sự, vi phạm những quy định về trật tự xây dựng và bảo vệ rừng đã được các cơ quan chức năng giải quyết kịp thời. Ngoài ra còn một số vụ việc liên quan đến sinh hoạt tôn giáo tại một số chùa như chùa Linh Quang (Bình Xuyên), chùa Phục Khải (Bình Xuyên), chùa Thiên Phúc (Vĩnh Tường), chùa Khánh Ninh (Sông Lô),… Một số vị trụ trì trong quá trình hoạt động Phật sự để xảy ra mâu thuẫn với người dân như trường hợp của Đại đức Thích Quảng Hỷ chùa Thanh Lanh (Bình Xuyên). Giải quyết vụ việc một số phật tử đặt tượng trái phép ở tại thôn Trung Nguyên, huyện Yên Lạc.
Nhìn chung công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh được diễn ra thường xuyên, kịp thời, một số vụ việc kiếu kiện của chức sắc, tín đồ đạo Phật được giải quyết dứt điểm. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một số vụ việc chưa giải quyết dứt điểm, một phần do chưa có đầy đủ chế tài, phần khác do chưa phân biệt rõ vấn đề sinh hoạt đạo Phật bình thường với hành vi lợi dụng đạo Phật để trục lơi.
81
Chưa giải quyết dứt điểm vi phạm liên quan đến đất đai gây bức xúc trong dư luận và tạo hiệu ứng không tốt đối với hoạt động của cơ quan QLNN về tôn giáo, gây mâu thuẫn trong tín đồ.
2.3.7. Quan hệ quốc tế của đạo Phật trên địa bàn tỉnh
Thực hiện đường lối “đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa”, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến hoạt động đối ngoại nhân dân nói chung và hoạt động quan hệ quốc tế của các tôn giáo nói riêng. Đạo Phật là tôn giáo được du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam, trong quá trình hội nhập quốc tế, đạo Phật Việt Nam có quan hệ truyền thống với Phật giáo Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc, Srilanca, … và có quan hệ với nhiều tổ chức Phật giáo khu vực và quốc tế như tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình (ABCP), Hội Hữu nghị Phật giáo thế giới.
Điều 52 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định: “Thực hiện các hoạt động quan hệ quốc tế theo Hiến chương của tổ chức tôn giáo phù hợp với pháp luật Việt Nam. Khi thực hiện các hoạt động quốc tế, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ phải tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia có liên quan” [39].
Mặc dù thầm quyền chấp thuận quan hệ quốc tế của đạo Phật thuộc về các cơ quan QLNN về tôn giáo ở Trung ương. Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc luôn tăng cường công tác đối ngoại tôn giáo, chủ động đón tiếp, làm việc cung cấp thông tin về hình hình tôn giáo cũng như tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân của đạo Phật trong tỉnh mời, đón các đoàn nước ngoài vào địa bàn tỉnh tìm hiểu, trao đổi, hợp tác về các vấn đề tôn giáo; thăm quan, hành lễ tại các cơ sở tôn giáo của đạo Phật.
Hàng năm Ban Tôn giáo tỉnh Vĩnh Phúc cũng ra văn bản trao đổi đề nghị các ngành chức năng quan tâm, tăng cường thực hiện công tác quản lý nhà nước về tôn giáo như hướng dẫn người nước ngoài cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh thực hiện quyền tự do tôn giáo theo quy định của pháp luật. Gặp
Có thể bạn quan tâm!
- Số Liệu Cơ Sở Thờ Tự, Chức Sắc, Tín Đồ Đạo Phật Của Vĩnh Phúc
- Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Của Đạo Phật Trên Địa Bàn Tỉnh
- Tuyên Truyền Phổ Biến Pháp Luật Và Vận Động Chức Sắc Tín Đồ Đạo Phật Trên Địa Bàn Tỉnh
- Quan Điểm Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Của Đạo Phật
- Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Của Đạo Phật Trên Địa Bàn Tỉnh Vĩnh Phúc Trong Thời Gian Tới
- Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Vận Động, Tuyên Truyền, Phổ Biến Chính Sách Pháp Luật Về Tôn Giáo Tới Quần Chúng Nhân Dân, Chức Sắc, Tín Đồ Đạo
Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.
gỡ, trao đổi, phối hợp với một số cơ quan đơn vị liên quan và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc về việc sinh hoạt, hoạt động tôn giáo của các tổ chức cá nhân tôn giáo đến hành đạo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc như đoàn chư Tăng Bhutan đến thăm và giao lưu tại chùa Tùng Vân, thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường và chùa Vân Sơn, xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo. Tăng đoàn Phật giáo Ấn Độ đến viếng thăm, giao lưu, trao đổi Phật pháp, cử hành lễ quán đỉnh cầu nguyện quốc thái dân an trên địa bàn xã Đại Đình, huyện Tam Đảo và chùa Bầu, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên. Năm 2020, Ban Tôn giáo tỉnh chấp thuận cho Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc đón 01 đoàn Phật giáo Ấn Độ đến thăm và hành lễ tại một số cơ sở thờ tự của đạo Phật ở huyện Tam Đảo theo quy định của pháp luật.
Qua quá trình các đoàn đến thăm, gặp gỡ trao đổi với các cơ quan chức năng các cấp ở địa phương và tiếp xúc trực tiếp với các chức sắc tín đồ của đạo Phật đều đánh giá cao kết quả thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay
2.4.1. Những kết quả đạt được
Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã luôn quán triệt chính sách tôn trọng tự do TNTG của nhân dân trên cơ sở pháp luật, đoàn kết các tôn giáo, vận động chức sắc, tín đồ phật tử tham gia phong trào thi đua yêu nước, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, góp phần tích cực xây dựng quê hương, đất nước. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, công tác QLNN đối với hoạt động của đạo Phật đạt được những kết quả tích cực, cụ thể.
Một là, Hệ thống chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng đã được chính quyền tỉnh cụ thể hóa tương đối đầy đủ, hướng dẫn kịp thời làm căn cứ cho việc thực thi chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan QLNN về tôn giáo và làm hành lang pháp lý cho các chức sắc, tín đồ của đạo Phật hoạt động. Những năm qua, UBND các cấp của tỉnh cũng đã chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, Ban Dân vận, Công an tăng cường QLNN đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn, thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
Hai là, Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật và công tác thuyết phục, vận động chức sắc, tín đồ phật tử đã được các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện có hiệu quả làm nền tảng cho việc chấp hành đúng chủ trương, chính sách, pháp luật về TNTG của các chức sắc tín đồ. Ban Dân vân, UBMTTQ và các đoàn thể đã tăng cường vận động chức sắc, tín đồ phật tử tham gia các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, các hoạt động ở địa phương, tích cực thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Chính quyền địa phương phối hợp với Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, huyện vận động, thuyết phục cư sĩ phật tử chấp hành đúng pháp luật, giải quyết linh hoạt trong từng vụ việc cụ thể và không để đối tượng xấu lợi dụng hoạt động của đạo Phật, để hoạt động mê tín, kích động tín đồ phật tử chống lại chính quyền.
Ba là, Tổ chức bộ máy QLNN về tôn giáo, trong đó có đạo Phật của tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng được kiện toàn, thống nhất, đảm bảo được tính hệ thống. Đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo ngày càng được củng cố, kiện toàn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm QLNN về tôn giáo ngày càng được nâng cao, hiểu biết về đạo Phật ngày càng được sâu.
Bốn là, Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của đạo Phật, của các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ Phật tử ngày càng đổi mới, cải cách thủ tục hành chính theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các chức sắc, tín đồ của đạo Phật thực hiện quyền tự do TNTG của mình. Chính quyền các cấp của tỉnh đã tạo mọi điều kiện cho đạo Phật thực hiện các nghi lễ tôn giáo đúng chính pháp của đạo Phật và theo đúng quy định của pháp luật. Quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ Ban Trị sự GHPGVN tỉnh trong việc bổ nhiệm, thuyên chuyển, xây sửa cơ sở thờ tự.
Năm là, Việc quản lý đất đai, cơ sở thờ tự, quản lý việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng đối với các công trình kiến trúc của đạo Phật trên địa bàn tỉnh cũng được các cấp chính quyền ưu tiên quan tâm giải quyết và đạt được kết quả nhất định.
Sáu là, Hoạt động phối hợp giữa Chính quyền địa phương với Ban Trị sự GHPGVN các cấp ngày càng được mở rộng, thông qua các hoạt động đã tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, hóa giải được một số bất đồng, đặc biệt là một số việc liên quan đến hoạt động đạo trái phép, bổ nhiệm, thuyên chuyển công tác, những vấn đề liên quan đến đất đai, cơ sở thờ tự của đạo Phật đang dần được giải quyết.
Bảy là, Hoạt động từ thiện, nhân đạo của đạo Phật cũng được chính quyền tỉnh quan tâm, tạo điều kiện.Thông qua những chủ trương chính sách cởi mở của tỉnh, các chức sắc, tín đồ phật tử của đạo Phật đã có nhiều hoạt động từ thiện đa dạng, phong phú khác nhau như nuôi dưỡng người già, trẻ mồ côi, khám chữa bệnh miễn phí, thăm hỏi tặng quà cho các những người khó khăn trên địa bàn tỉnh đã tạo được hình ảnh tốt đẹp với chính quyền và nhân dân trong tỉnh.
Tám là, Công tác thanh tra, kiểm tra hàng năm đối với hoạt động của đạo Phật của các cơ quan chức năng nhà nước ngày càng có hiệu quả, thông
qua hoạt động này, UBND các cấp và Ban Tôn giáo tỉnh đã có những biện pháp xử lý kịp thời, những vấn đề nổi cộm, những sự việc sai phạm trong QLNN đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh.
Chín là, Hoạt động quan hệ quốc tế của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc diễn ra thường xuyên, qua hoạt động này giúp cho các tổ chức, cá nhân người nước ngoài hiểu rõ hơn về đất nước và con người Việt Nam, về chính sách tự do tôn giáo.
2.4.2. Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, QLNN đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc còn có những hạn chế, bất cập như sau:
Một là, Công tác nắm tình hình và tham mưu, đề xuất của cấp cơ sở, các phòng chuyên môn thuộc các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND cấp huyện còn thiếu chủ động, chưa sâu sát, có nơi chưa bám sát các quy định của pháp luật về tôn giáo, nhiều vụ việc của đạo Phật có lúc còn để kéo dài, gây bức xúc cho chức sắc, tín đồ và nhân dân địa phương.
Hai là, Tổ chức bộ máy QLNN và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh còn bất cập, cán bộ làm công tác tôn giáo chưa đáp ứng được yêu cầu. Tiến độ giải quyết thủ tục hành chính về lĩnh vực tôn giáo còn chậm. Việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc xử lý vấn đề phát sinh tôn giáo còn thiếu đồng bộ. Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức làm công tác tôn giáo còn nhiều hạn chế, giảm dần theo từng cấp, xuống đến cơ sở năng lực chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Ba là, Các cơ quan chức năng quản lý về đất đai, xây dựng chưa thực sự quan tâm đến việc hướng dẫn, giải quyết thủ tục hành chính về đất đai, xây dựng của các tổ chức, cá nhân đạo Phật, có những vụ việc có ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh nhưng cơ quan thực hiện chậm tiến độ dẫn đến gây bức xúc cho chức sắc, tín đồ phật tử và nhân dân địa phương. Việc cấp Giấy chứng
nhận sử dụng đất tôn giáo ở một số nơi chưa kịp thời, chưa đúng với quy định của pháp luật.
Bốn là, Công tác triển khai, tổ chức thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa chủ động, linh hoạt, còn lúng túng khi triển khai vào thực tiễn QLNN đối với hoạt động của các tôn giáo trong đó có đạo Phật. Chính quyền cấp cơ sở vẫn còn xem nhẹ, chưa xác định được đây là nhiệm vụ lâu dài, chưa nhận thức đầy đủ về tính nhạy cảm, phức tạp. Có nơi còn máy móc, có tâm lý ngại tiếp xúc với các chức sắc tôn giáo, trong khi có nơi còn buông lỏng, thả nổi tạo cơ hội cho chức sắc tạo việc đã rồi, gây phức tạp cho công tác quản lý và xử lý.
Năm là, Việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến đạo Phật mặc dù được tiến hành thường xuyên, nhưng vẫn còn một số hạn chế, để sảy ra tình trạng sai phạm nhất là liên quan đến quản lý đất đai, xây dựng cơ sở thờ tự của đạo Phật, các hoạt động liên quan đến truyền đạo, sinh hoạt đạo, quản lý các hoạt động liên quan đến văn hóa, giáo dục, y tế và từ thiện nhân đạo của đạo Phật. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo còn để tồn đọng, kéo dài.
Sáu là, Quản lý các quan hệ quốc tế có liên quan đến đạo Phật vẫn còn có hạn chế nhất định, tập trung vào việc quản lý hoạt động của chức sắc, tín đồ người nước ngoài đến truyền đạo trên địa bàn tỉnh.
Bảy là, Các chức sắc, chức việc, nhà tu hành của đạo Phật, chưa tiếp cận kịp thời thủ tục hành chính lĩnh vực tôn giáo do đó còn có tổ chức, cá nhân thực hiện chưa đúng quy định về pháp luật.
Tám là, Còn có mâu thuẫn trong nội bộ tổ chức đạo Phật, Giáo hội chưa tích cực giải quyết dứt điểm vướng mắc trong sinh hoạt, hoạt động tôn giáo tại một số cơ sở thờ tự như chùa Tây Thiên (Tam Đảo), chùa Quang Linh (Bình Xuyên) còn có chức sắc của đạo Phật có hành vi chưa đúng với đạo hạnh, đạo đức nhà tu hành suy giảm.
2.4.3. Nguyên nhân
Qua điều tra, phân tích và nghiên cứu thực tiễn, có một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong QLNN đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, tập trung vào những nguyên nhân chủ yếu sau:
Một là, Một số cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan ban ngành chức năng và một bộ phận cán bộ đảng viên chưa nhận thức đầy đủ về chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo trong tình hình hiện nay, nên thiếu quan tâm chỉ đạo thực hiện.
Hai là, Một số quy định của pháp luật về tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng còn chưa đồng bộ và kịp thời, gây lúng túng cho địa phương trong quá trình thực hiện như vấn đề giải quyết đất đai tôn giáo, hoạt động xã hội, nhân đạo của tôn giáo, chế tài xử lý các vị phạm tôn giáo,…
Ba là, Tổ chức bộ máy QLNN về tôn giáo chưa có sự thống nhất, nhất là cơ sở có nơi giao cho cơ quan văn hóa, có nơi giao cho cơ quan văn phòng; Cán bộ, công chức vừa thiếu vừa yếu, chưa được chuyên môn hóa và chính sách đãi ngộ chưa hợp lý.
Bốn là, Công tác tuyên truyền, phổ biến, triển khai các văn bản pháp luật liên quan đến tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng chưa thường xuyên, chưa sâu rộng tới tầng lớp nhân dân, nhất là tín đồ và chức sắc tôn giáo.
Năm là, Các điều kiện để đảm bảo cho công tác QLNN về tôn giáo còn nhiều bất cập, cơ sở vật chất và trang thiết bị làm việc của cơ quan QLNN về tôn giáo còn thiếu, kinh phí cho các hoạt động tuyên truyền chính sách pháp luật tôn giáo còn thấp. Đời sống của tín đồ đạo Phật còn gặp nhiều khó khăn.
Sáu là, Công tác thanh tra, kiểm tra thực tế vẫn còn lúng túng trong xử lý do chưa có đầy đủ chế tài, việc xử lý không dứt điểm các khiếu kiện tôn giáo, tạo ra dư luận nhiều chiều và hiệu ứng không tốt với hoạt động của cơ quan QLNN về tôn giáo.