Về Quản Lý Nhà Nước Đối Với Sự Phát Triển Tín Dụng Tiêu Dùng Của Công Ty Tài Chính



và được đổi tên thành Ngân hàng Shinsei. Ngân hàng Shinsei thực hiện phát hành cổ phiếu ra công chúng năm 2014 và thu về 230 tỷ Yên. Hoạt động của Ngân hàng Shinsei tập trung vào 03 mảng hoạt động chính bao gồm hoạt động ngân hàng bán lẻ, hoạt động ngân hàng bán buôn và tài chính tiêu dùng.

Nhằm tách bạch hoạt động bán lẻ và bán buôn với hoạt động TDTD, trong năm 2004, Ngân hàng Shinsei đã sáp nhập với Aplus, một CTTC tiêu dùng được hình thành từ năm 1956, đã được đổi tên và sáp nhập với một số công ty khác trước thời điểm sáp nhập với Ngân hàng Shinsei. Sau sáp nhập, Aplus đóng vai trò là trụ cột chính của Ngân hàng Shinsei trong mảng TDTD. Một trong các lợi thế của Aplus khi triển khai hoạt động TDTD tại thị trường Nhật Bản đó là khai thác được tập KHCN rộng lớn và đa dạng của Ngân hàng Shinsei. Dựa trên kho dữ liệu KHCN đã có giao dịch thanh toán hoặc vay vốn qua trong nhiều năm, Ngân hàng Shinsei đã bán chéo tập khách hàng hiện hữu có có nhu cầu vay vốn tiêu dùng sang Aplus thông qua nền tảng số. Các KHCN đang có tài khoản thanh toán và sử dụng APP (ứng dụng ngân hàng trực tuyến trên điện thoại di động) tại Ngân hàng Shinsei, khi có nhu cầu vay vốn sẽ đăng nhập vào APP và lựa chọn khoản vay với số tiền, thời hạn và lãi suất cho vay, hệ thống chấm điểm tự động của Ngân hàng Shinsei theo các thông tin khách hàng có sẵn trong hệ thống ngân hàng sẽ hỗ trợ Aplus ra các quyết định cho vay ngay trên ứng dụng. Khách hàng chỉ cần hoàn tất hồ sơ vay vốn với Aplus để nhận được khoản tiền cho vay chuyển vào tài khoản của khách hàng mở tại ngân hàng. Trong trường hợp khách hàng sử dụng APP nhưng không có nhu cầu vay vốn và hỗ trợ bạn bè hoặc người thân vay vốn trên APP, khách hàng sẽ điền thông tin người thân/bạn bè và nhu cầu vay vốn trên APP, toàn bộ nhu cầu sẽ được chuyển tới Aplus để xử lý khoản vay. Lịch sử hoạt động tài khoản của khách hàng cũng là một trong các lợi thế khi CTTC đánh giá và phê duyệt khoản vay của bạn bè/người thân của khách hàng. Nhờ chiến lược chia sẻ tập khách hàng hiện hữu đúng quy định pháp luật, Alpus có khả năng khai thác tối đa kho dữ liệu KHCN khổng lồ của Ngân hàng Shinsei và đã có được sự tăng trưởng tín dụng trên 2 con số trong nhiều năm qua. Bên cạnh lợi ích CTTC trực thuộc có được nhờ khai thác tập khách hàng hiện hữu của NHTM, Ngân hàng Shinsei cũng thu được phí dịch vụ nhờ việc hợp tác với các công ty trực thuộc. Các khách hàng của CTTC trực thuộc khi thực hiện vay vốn CTTC sẽ được khuyến khích sử dụng APP KHCN của NHTM mẹ để theo dõi khoản vay tiêu dùng được chuyển vài tài khoản thanh toán của khách hàng mở tại NHTM hoặc qua thẻ tín dụng nhận tại các chi nhánh của NHTM mẹ. Như vậy, NHTM mẹ có thêm một lượng khách hàng lớn từ CTTC trực thuộc, có tiềm năng sử dụng các dịch vụ thanh toán và tài khoản của NHTM.


India Lends Ấn độ

IndiaLends là một công ty Ấn độ thành lập năm 2014 và có trụ sở tại New Delhi, Ấn Độ. Công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tài chính, bắt đầu hoạt động kinh doanh bằng việc lập ra một hệ thống mạng cho phép nhận và xử lý các hồ sơ vay vốn không có tài sản bảo đảm. Trên thực tế, IndiaLends không phải là một ngân hàng hay người cho vay có chức năng TDTD. IndiaLends sử dụng công nghệ hiện đại cho phép thu thập thông tin từ nhiều nguồn đa dạng như từ các tổ chức tín dụng, các hồ sơ vay vốn, thông tin từ mạng xã hội…từ đó gắn kết các yêu cầu vay vốn từ các KHCN tới CTTC tiêu dùng. Công ty cũng cung cấp các dịch vụ gia tăng cho các CTTC trong nước như phân tích dữ liệu, đánh giá rủi ro tín dụng, xây dựng quy trình đánh giá và phê duyệt khoản vay tự động phục vụ giúp xử lý khoản vay nhanh chóng và hiệu quả. Phương thức cho vay online giúp các tổ chức tín dụng giảm thiểu chi phí, tạo ra cơ chế tốt hơn để xác định rủi ro, giảm thời gian xử lý hồ sơ tín dụng và cung cấp tín dụng lần đầu tiên cho nhiều cá nhân không có khả năng tiếp cận các kênh tín dụng truyền thống. Chỉ trong vòng 4 tháng kể từ ngày đi vào hoạt động, tổng số hồ sơ IndiaLends nhận được là 1800 hồ sơ vay tín chấp.

Tại Ấn Độ, việc vay tiêu dùng chủ yếu dựa vào hệ thống chấm điểm tín dụng. Tuy nhiên, phương thức này làm đa số người dân Ấn Độ khó tiếp cận với các khoản vay có tài sản bảo đảm. Hơn nữa, quá trình thẩm định hồ sơ cũng kéo dài, thường kéo dài từ 2 ngày đến 10 ngày. Chính vì vậy, dịch vụ của IndiaLends mặc dù mới nhưng lại là một bước đột phá và hỗ trợ các CTTC trong nước đẩy mạnh được TDTD tín chấp đối với một bộ phận KHCN tiềm năng chưa sử dụng dịch vụ tín dụng ngân hàng còn đang chiếm đa số trong xã hội. Phương thức đánh giá KHCN không chỉ dựa vào các số liệu có trên giấy tờ chứng minh do CTTC chấm điểm còn dựa trên nhiều thông tin đa chiều để ra các quyết định vay vốn giúp cho người cho vay ra các quyết định cho vay chính xác, dễ dàng và nhanh chóng hơn, giúp người vay được vay vốn rẻ hơn và nhanh hơn.

2.3.1.3. Về quản lý nhà nước đối với sự phát triển tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính

Kinh nghiệm của Nhật bản

Hoạt động TDTD ở Nhật Bản đã xuất hiện từ nhiều thập kỷ trước. Trước năm 2006, thị trường TDTD có sự tăng trưởng mạnh mẽ đạt đỉnh cao vào năm 1990 với quy mô tín dụng đạt 12.000 tỷ Yên với 14.000 công ty hoạt động trong lĩnh vực cho vay, lãi suất cho vay đạt đỉnh điểm ở mức trần là 109,5% theo Luật đăng ký vốn. Đến năm 2007, Chính Phủ Nhật bản quyết định tăng mức phạt cho vay với lãi suất cao đồng thời gia tăng các yêu cầu kiểm soát, yêu cầu tăng tài sản đối với các CTTC tiêu



dùng và đặc biệt là quy định các tổ chức cho vay chỉ được cho vay tối đa một phần ba thu nhập hàng năm của người vay. Các biện pháp kiểm soát chặt chẽ này tại Nhật bản đã dẫn tới các tác động tiêu cực tới thị trường TDTD trong nước. Các khách hàng khó tiếp cận với khoản vay, hoặc vay ít hơn so với mong muốn theo các quy định cho vay mới. Lợi nhuận của các CTTC tiêu dùng đã bị suy giảm dẫn tới giảm sút doanh số cho vay. Tình trạng vỡ nợ của khách hàng vay vốn trên thực tế không giảm xuống mà còn bùng phát. Kết quả là trong giai đoạn 2007-2009, số lượng các CTTC tiêu dùng trong nước giảm mạnh, nhiều CTTC nước ngoài như Citi Group, GE…lần lượt rút khỏi Nhật bản. Việc các CTTC rời bỏ thị trường mang đến cơ hội kinh doanh rất lớn cho tín dụng đen. Nhà nước không giải quyết được các vấn đề gây ra cho người tiêu dùng từ các hoạt động cho vay bất hợp pháp, đồng thời còn đối mặt với vấn đề thất nghiệp và nguồn thu thuế suy giảm khi các CTTC rời bỏ thị trường. Có thể nói hạn chế tín dụng không phải là giải pháp tốt và đã không được triển khai thành công tại Nhật bản.

2.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam

2.3.2.1. Bài học cho các công ty tài chính

Từ kinh nghiệm phát triển TDTD của một số TCTD ngân hàng và phi ngân hàng trên thế giới, có thể rút ra một số bài học cho các CTTC trực thuộc ở Việt Nam như sau:

Thứ nhất, các CTTC trực thuộc cần khai thác tối đa tập khác hàng cá nhân đang có quan hệ với NHTM mẹ (từ kinh nghiệm của CTTC Alplus). Đây là giải pháp nhanh và hiệu quả để các CTTC giới thiệu và cập nhật liên tục các sản phẩm cho vay tiêu dùng tới các khách hàng đang có giao dịch và sử dụng APP của NHTM mẹ. Các khách hàng đang sử dụng APP cũng là kênh giới thiệu sản phẩm TDTD tiềm năng của CTTC trực thuộc khi khách hàng nắm được sản phẩm và giới thiệu sản phẩm tới người thân và bạn bè của mình.

Trên thực tế, giải pháp được các NHTM hoặc CTTC trên thế giới áp dụng để phát triển nhanh hoạt động TDTD thông qua việc sáp nhập với một ngân hàng nhỏ hơn hoặc CTTC vì các lý do sau đây (i) kế thừa giấy phép hoạt động TDTD (ii) kế thừa tập khách hàng cá nhân mà NHTM mẹ đang có (iii) hoặc kế thừa kinh nghiệm cho vay của NHTM mẹ. Các CTTC trực thuộc có thể học hỏi các phương thức phát triển tín dụng của NHTM mẹ khai thác tập khách hàng hiện hữu của NHTM và phát triển tập KHCN mới thông qua các chiến lược sản phẩm, kênh bán hàng, các chương trình xúc tiến…

Mặc dù đối với mảng TDTD, KHCN mục tiêu của CTTC theo truyền thống thường tập trung vào mảng KHCN dưới chuẩn, có ít lịch sử tín dụng với ngân hàng. Tuy nhiên, các CTTC trực thuộc hoàn toàn có thể khai thác các khách hàng đang có



quan hệ với NHTM bao gồm khách hàng vay vốn và khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng như dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thanh toán hóa đơn, dịch vụ mua vé máy bay…Mặc dù bản chất các sản phẩm tín dụng của CTTC đã có sự khác biệt với sản phẩm tín dụng của NHTM, các NHTM thường cho vay các khoản lớn như cho vay nhà thế chấp, sửa chữa nhà, mua ô tô và yêu cầu chứng minh khả năng trả nợ và có tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, các KHCN của NHTM không chỉ có nhu cầu với các khoản vay lớn, họ cũng có thể phát sinh các nhu cầu tiêu dùng từ các vật dụng hàng ngày như điện thoại, ấm điện, tủ lạnh đến các khoản đóng học phí, du lịch hay mua xe máy. Việc khai thác sâu các nhu cầu KHCN của NHTM giúp giảm bớt rủi ro cho CTTC khi mảng hoạt động này đang bị các NHTM bỏ qua. Các CTTC trực thuộc hoàn toàn có thể dựa trên dịch vụ scoring của NHTM để cấp thêm các khoản vay tiêu dùng theo nhu cầu của KHCN nhanh chóng. Việc khai thác bán chéo khách hàng cho CTTC trực thuộc chỉ có hiệu quả nếu việc bán chéo được thực hiện trên nền tảng số, theo đó các KHCN vào APP để yêu cầu khoản vay cho chính mình và người thân và toàn bộ hồ sơ được chuyển tới CTTC để xử lý ngay lập tức.

Thứ hai, xuất phát từ kinh nghiệm của các CTTC thành công như Santander, Capital One, các CTTC trực thuộc nên lựa chọn các mô hình kinh doanh các sản phẩm TDTD với kênh phân phối phù hợp, không ngừng nâng cao tiện ích của các sản phẩm TDTD để duy trì khách hàng đang có và thu hút khách hàng mới. Bên cạnh chiến lược đa dạng hóa sản phẩm TDTD, CTTC trực thuộc cần đặt trọng tâm vào một số sản phẩm TDTD có lợi thế, tạo ra các giá trị gia tăng trên sản phẩm như tạo khoản vay và nhận hồ sơ online, thông báo kết quả khoản vay về email, truy vấn khoản vay trên ứng dụng điện thoại di động....Chiến lược sản phẩm rõ ràng cũng giúp CTTC trực thuộc định hướng phát triển kênh phân phối đúng đắn hiệu quả, góp phần tăng trưởng TDTD bền vững.

Thứ ba, xuất phát từ kinh nghiệm của India Lends, các CTTC cần xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại nhằm cung cấp tín dụng cho KHCN vay thuận tiện và hiệu quả. Từ đó cung cấp các sản phẩm tín dụng ứng dụng công nghệ mới nhằm khuyến khích và thu hút KHCN sử dụng.

2.3.2.2. Bài học cho quản lý nhà nước về phát triển TDTD

Một là, xuất phát từ kinh nghiệm của Nhật Bản, hoạt động TDTD cần được xem xét tương quan với nhu cầu vay vốn tiêu dùng của khách hàng cá nhân, Chính phủ khi xây dựng các công cụ hạn chế tiêu dùng cần đánh giá kỹ lưỡng nhằm đảm bảo hạn chế TDTD không dẫn tới tín dụng đen bùng phát, gây tổn thương cho các đối tượng thu nhập thấp nhưng có nhu cầu vay vốn tiêu dùng.

Hai là, hạn chế TDTD cần được áp dụng linh hoạt theo từng đối tượng CTTC



tiêu dùng và có các điều kiện áp dụng rõ ràng. Các CTTC tiêu dùng có tiềm lực tài chính, năng lực kiểm soát rủi ro tốt và đảm bảo các chỉ tiêu do Chính phủ quy định như tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu, vốn điều lệ tối thiểu…cần được khuyến khích tăng trưởng TDTD với tỷ lệ cao hơn so với các CTTC tiêu dùng không đáp ứng được các điều kiện để tăng trưởng tín dụng. Như vậy, các CTTC tiêu dùng tốt có thể phát huy tối đa vai trò cung ứng nguồn vốn cho các khách hàng tiêu dùng có thu nhập thấp và trở thành công cụ tích cực hạn chế tín dụng đen trong xã hội.


Tóm tắt chương 2

Chương 2 của luận án đã tổng hợp và trình bày có hệ thống cơ sở lý luận về CTTC trực thuộc NHTM và tín dụng tiêu dùng của các CTTC trực thuộc NHTM. Các nội dung về phát triển TDTD của CTTC trực thuộc NHTM được hệ thống hóa đầy đủ về: khái niệm, nội dung, chỉ tiêu và các yếu tố ảnh hưởng. Nội dung phát triển TDTD bao gồm phát triển TDTD về quy mô, số lượng và phát triển TDTD về chất. Sự phát triển TDTD của CTTC trực thuộc được đánh giá bởi hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phát triển TDTD về lượng và chất. Luận án cũng đã làm rõ các nhóm yếu tố ảnh hưởng tới phát triển TDTD đến từ nội tại CTTC trực thuộc, từ các yếu tố bên ngoài bao gồm NHTM mẹ, khách hàng và môi trường kinh doanh.

Để có thêm cơ sở vững chắc về lập luận và đề xuất các giải pháp phát triển TDTD ở Chương 4, tác giả đã khảo cứu kinh nghiệm quốc tế về phát triển TDTD và rút ra ba bài học cho các CTTC trực thuộc NHTM ở Việt Nam và hai bài học cho quản lý nhà nước về phát triển TDTD.


CHƯƠNG 3:

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA CÁC CÔNG TY TÀI CHÍNH TRỰC THUỘC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM


3.1. Tổng quan về các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam

3.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của các công ty tài chính ở Việt Nam

Giai đoạn 2007-2010 là giai đoạn có sự tham gia mạnh mẽ vào hoạt động TDTD của một loại hình TCTD phi ngân hàng là CTTC. Có 3 CTTC nước ngoài và 9 CTTC trong nước được cấp phép thành lập trong giai đoạn này. CTTC nước ngoài đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam là Prudential Finance, một công ty 100% vốn của nước ngoài, thực hiện cho vay cá nhân tiêu dùng theo đúng nghĩa. Tiếp theo đó là một số CTTC 100% vốn nước ngoài được thành lập như Công ty tài chính Societe Generale Việt, Công ty tài chính PPF Việt Nam, Công ty tài chính quốc tế Việt Nam JACCs, Công ty tài chính Mirae Asset, Công ty tài chính Toyota. Hầu hết các CTTC nước ngoài khi thành lập đều có mục tiêu là cung ứng TDTD và triển khai các hoạt động cho vay khá bài bản nhờ kinh nghiệm quốc tế sẵn có. Các CTTC trong nước chủ yếu được thành lập bởi các TĐKT nhưng chỉ tập trung cung ứng TDTD đối với các KHCN là cán bộ công nhân viên thuộc tập đoàn. Đến 31/12/2019, ở Việt Nam có 16 CTTC trong đó có 4 CTTC 100% vốn nước ngoài, 6 CTTC trực thuộc NHTM và 6 CTTC trực thuộc TĐKT và cổ đông khác.

Bảng 3.1. Số lượng CTTC ở Việt Nam giai đoạn 2000 đến 2019


Năm

2000

2006

2007

2008

2010

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

SL CTTC

4

5

7

17

18

17

17

16

16

16

16

16

SL CTTC

trực thuộc

0

0

0

0

0

2

4

4

5

5

6

6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 10

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trước thời điểm năm 2013, các NHTM triển khai hoạt động TDTD thông qua các nghiệp vụ cho vay và chưa thành lập các CTTC tiêu dùng trực thuộc. Giai đoạn 2013-2019 chứng kiến sự xuất hiện của một số CTTC do NHTM sở hữu nhưng đều là các CTTC do NHTM mua lại từ các TĐKT làm ăn yếu kém và chuyển đổi sang mô hình kinh doanh trong lĩnh vực tiêu dùng cá nhân (không phải là CTTC thành lập



mới). Đến hết 2019, hệ thống các CTTC trực thuộc ở Việt Nam có tổng cộng 6 CTTC bao gồm Công ty Tài chính TNHH một thành viên Cộng Đồng, Công ty Tài chính TNHH MTV Bưu điện, Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, Công ty Tài chính TNHH HD Saison, Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei và Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội. Một số NHTM vẫn đang trong quá trình tìm kiếm mua lại các CTTC để trở thành công ty con và hoạt động trong lĩnh vực TDTD như Ngân hàng TMCP Tiên Phong…Sau đây là quá trình thành lập của các CTTC trực thuộc thuộc nhóm đối tượng nghiên cứu của luận án.

- Công ty Tài chính TNHH MB - Shinsei

Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (MCredit) tiền thân là Công ty Tài chính TNHH MTV MB thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 27/GP-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 04/02/2016, do MB sở hữu 100% vốn điều lệ. Ngày 21/11/2016, MB ký kết Hợp đồng liên doanh và Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần MCredit với đối tác Shinsei Bank nhằm gia tăng tiềm lực tài chính và uy tín của MCredit trên thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam. Theo Quyết định số 1965/QĐ-NHNN ngày 21/09/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Công ty Tài chính TNHH MTV MB chuyển đổi pháp lý thành Công ty Tài chính TNHH MB SHINSEI (MCredit). Vốn điều lệ của MCredit tính đến tháng 6/2018 là 800 tỷ đồng. MCredit hướng tới trở thành một công ty tài chính tiêu dùng thuận tiện cho mọi người dân, được KHCN ưu tiên lựa chọn các sản phẩm dịch vụ tài chính tiêu dùng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của KHCN có thu nhập khiêm tốn từ thành thị tới nông thôn.

- Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit)

Được thành lập ngày 2/11/2010, tiền thân Công ty TNHH Tài chính Than - Khoáng sản Việt Nam (CMF). CMF được Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) mua lại năm 2014 và chuyển toàn bộ hoạt động TDTD của khối TDTD trực thuộc VPB sang công ty tài chính mới có tên là Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit). FE Credit ra đời với mục tiêu cung cấp các giải pháp tài chính đơn giản mà hiệu quả đến KHCN trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Căn cứ theo Quyết định số 1864/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, FE Credit được chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 4.474 tỷ đồng lên 7.328 tỷ đồng.

- Công ty Tài chính TNHH HD Saison

Công ty Tài chính TNHH HD Saison tiền thân là Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Tài chính Việt Societe Generale (SGVF) được NHNN cấp phép hoạt



động năm 2007 với vốn điều lệ ban đầu là 550 tỷ đồng. Vào tháng 10/2013, Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM mua lại SGVF và đổi tên thành Công ty TNHH MTV Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HD Finance). Vào tháng 4/2015, HDBank đã bán 49% cổ phần tại HD Finace cho Tập đoàn tài chính Credit Saison (Nhật bản), sau đó đổi tên thành Công ty tài chính TNHH HD Saison (HD Saison). Vào tháng 8/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chấp thuận cho HD Saison tăng vốn điều lệ lên 1.400 tỷ đồng. Ngày 08/01/2020, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận việc HD Saison tăng mức vốn điều lệ từ 1.400 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng. Trong đó, NHTM cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) sở hữu 50% vốn điều lệ, Credit Saison Co., Ltd. (Nhật Bản) sở hữu 49% vốn điều lệ và công ty cổ phần chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC) sở hữu 1% vốn điều lệ. HD Saison có chiến lược trở thành công ty tài chính số 1 trong lĩnh vực tài chính bán lẻ trong nước.

- Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội

Công ty Tài Chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB Finance) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 77/GP-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12/12/2016. Tính đến 30/6/2018, SHB Finance có số vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng do Ngân hàng TMCP Sài gòn - Hà nội (SHB) sở hữu 100%. SHB Finance hướng tới trở thành một trong các công ty tài chính tiên phong ứng dụng công nghệ để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu tài chính của KHCN, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ và sự tiện ích cho KHCN.

3.1.2. Mô hình tổ chức quản lý của các công ty tài chính trực thuộc ngân hàng thương mại

Các CTTC trực thuộc đều có bộ máy tổ chức tương đối giống nhau, bao gồm Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc, Khối kinh doanh/Trung tâm kinh doanh, Khối Quản trị rủi ro, Khối/Cơ quan kiểm toán nội bộ, Ban Pháp chế, Khối Vận hành, Khối Nhân sự, Khối/Phòng Tài chính kế toán, Khối/Phòng Nguồn vốn, Khối/Trung tâm công nghệ thông tin. Tùy thuộc mô hình của các CTTC trực thuộc và quy mô nhân sự tại từng đơn vị mà sẽ quy định tên các đơn vị chức năng dưới hình thức Khối hoặc Ban hoặc Trung tâm.

Chức năng nhiệm vụ chính của một số đơn vị giữ vai trò quản lý, kinh doanh và quản trị rủi ro tại CTTC cụ thể như sau:

- Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên là cơ quan quản trị có toàn quyền nhân danh CTTC để quyết định, thực hiện các quyền, nghĩa vụ của CTTC, trừ những

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 29/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí