Vị Trí Địa Lý, Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế, Xã Hội

cơ sở tại các huyện Thanh Thủy, Thanh Sơn, Tam Nông, Yên Lập, Cầm Khê, Thanh Ba, Đoan Hùng và Hạ Hòa. Tín đồ của đạo Phật yên tâm phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước, nhân đạo từ thiện. Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Phú Thọ tổ chức tặng nhà tình nghĩa và hàng trăm suất quà cho các hộ gia đình khó khăn với giá trị hàng trăm triệu đồng. Với phương châm sống tốt đời đẹp đạo, đạo Phật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển của tỉnh.

Quản lý nhà nước về tôn giáo nói chung và hoạt động của đạo Phật nói riêng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Cơ quan chức năng cần tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo cho đồng bào có đạo, chính quyền địa phương cấp huyện, xã cần phải sâu sát nắm bắt tình hình tôn giáo cơ sở để có hướng chỉ đạo, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh.

Để đạt được những kết quả trong QLNN về tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng, trong những năm tới, tỉnh Phú Thọ cần tiếp tục thực hiện một số biện pháp sau:

Một là, Phải sử dụng sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong giải quyết vấn đề tôn giáo và QLNN đối với tôn giáo.

Hai là, Cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giác dục pháp luật và hệ thống thông tin tới đồng bào, chú trọng giúp đỡ nhân dân vùng khó khăn thoát nghèo.

Ba là, Tăng cường công tác kiểm tra và kịp thời giải quyết khiếu nại liên quan đến tôn giáo, kiên quyết đấu tranh với các hoạt động lợi dụng tôn giáo.

Bốn là, Phải hết sức coi trọng vai trò của chức sắc tôn giáo và dùng tôn giáo để giải quyết vấn đề tôn giáo. Hướng dẫn tạo điều kiện giúp đỡ các chức sắc tôn giáo trong việc thực hiện nghĩa vụ công dân, tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo theo đúng quy định của pháp luật.


41

Năm là, Kiện toàn bộ máy tổ chức, cán bộ làm công tác tôn giáo và tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Sáu là, Phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

1.6.3. Bài học cho tỉnh Vĩnh Phúc

Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc - 7

Trên cơ sở những điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tôn giáo, những kết quả đạt được trong QLNN đối với hoạt động đạo Phật và thực trạng về tổ chức bộ máy của ngành QLNN về tôn giáo, thiết nghĩ ngành QLNN về tôn giáo của tỉnh Vĩnh Phúc cần tiếp cận, nghiên cứu các bài học kinh nghiệm trong QLNN đối với hoạt động đạo Phật của tỉnh bạn, vận dụng vào điều kiện thực tế của tỉnh Vĩnh Phúc để nâng cao hiệu lực, hiệu quả đối với QLNN về hoạt động đạo Phật trong giai đoạn hiện nay. Việc này, cần tập trung vào những nội dung cụ thể sau:

- Phải nhận thức đúng đắn, thống nhất về đường lối, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong tình hình mới, nhất là hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh, bởi đây là một tôn giáo có số lượng tín đồ lớn nhất so với các tôn giác khác trong tỉnh, quy mô hoạt động rộng khắp trong phạm vi cả tỉnh, hơn nữa lại là đạo dễ bị lợi dụng, hoạt động gần với đời sống nhân dân, bị các hoạt động tín ngưỡng đan xen.

- Tuyên truyền phổ biến sâu rộng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về tôn giáo trong cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân, nhất là đối với các chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ đạo Phật. Phải làm cho quần chúng nhân dân nói chung và đồng bào có đạo nói riêng hiểu đầy đủ và chấp hành nghiêm chỉnh chính sách tự do tôn giáo và tự do không theo tôn giáo của Đảng và Nhà nước.

- Chăm lo xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mãnh, đặc biệt là vùng có đồng bào theo đạo. Xác định nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Để công tác vận động có hiệu quả cần phải có


42

thái độ thân thiện, thực sự gần gũi với tín đồ, chức sắc tôn giáo, phải làm tốt công tác tranh thủ chức sắc tôn giáo, nhất là chức sắc cấp cao, biết thông qua chức sắc để quản lý các hoạt động của giáo hội, thông qua giáo hội để quản lý tín đồ; khơi dậy động viên chức sắc tín đồ làm tròn nghĩa vụ công dân và nghĩa vụ tín đồ; công tác vận động phải gắn với phong trào thi đua yêu nước, coi trọng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, quan tâm tới sinh hoạt tôn giáo của quần chúng, gắn bó việc đạo với việc đời, nắm được đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán và tôn trọng các sinh hoạt văn hóa từng dân tộc. Chính quyền các cấp chủ động giải quyết kịp thời những nhu cầu tôn giáo thực tế, chính đáng của tổ chức tôn giáo và quần chúng tín đồ.

- Trên cơ sở các văn bản của cơ quan nhà nước ở Trung ương, chính quyền tỉnh kịp thời ban hành các văn bản tổ chức thực hiện đảm bảo các yêu cầu hợp pháp hợp lý và theo đúng thẩm quyền; thực hiện tốt các chính sách pháp luật về tôn giáo trên địa bàn, phát huy vai trò và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trên địa bàn trong QLNN đối với hoạt động của đạo Phật.

- Tổ chức bộ máy, tuyển dụng và sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý, đáp ứng yêu cầu của QLNN đối với hoạt động tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Đây được coi là nhiệm vụ then chốt quyết định đến hiệu quả QLNN đối với hoạt động của đạo Phật.

- Kiên quyết những mềm dẻo, linh hoạt, thận trọng trong QLNN đối với hoạt động của đạo Phật; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát xử lý các vi phạm trong hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường hợp tác giữa các tỉnh giáp ranh trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác tôn giáo nói chung và nhiệm vụ QLNN đối với hoạt động của đạo Phật.

- Thống nhất quan điểm việc xử lý đòi nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo đạo Phật trên địa bàn tỉnh được giải quyết theo đúng pháp luật. Đồng thời quan tâm giải quyết nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của chức sắc, tín đồ phù hợp với quy định của pháp luật.

Tiểu kết chương 1

Trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo vệ và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, công tác QLNN về tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng mang tính cấp thiết và phải tăng cường quản lý.

Trong chương 1, bước đầu tác giả đã phân tích và làm rõ một số vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. Đã phân tích và làm rõ một số khái niệm về tôn giáo và hoạt động của tôn giáo, quản lý nhà nước về tôn giáo, đạo Phật và quản lý nhà nước đối với đạo Phật, đây là những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài và làm cơ sở khoa học quan trọng trong việc nghiên cứu đề tài.

Chương 1 cũng đã chỉ ra sự cần thiết phải thực hiện QLNN đối với hoạt động của đạo Phật đó là nhằm thực hiện chức năng của nhà nước, phát huy vai trò của đạo Phật trong đời sống xã hội cũng như đáp ứng nhu cầu tôn giáo hợp pháp của công dân. Phân tích và làm rõ chủ thể và đối tượng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật, nội dung và phương thức quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật, các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với đạo Phật.

Ngoài ra, cũng đi sâu nghiên cứu các bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ, qua đó rút ra bài học trong quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Với những nội dung lý luận QLNN về hoạt động của đạo Phật ở chương 1 là cơ sở cho việc phân tích thực trạng QLNN đối với hoạt động của đạo Phật ở chương 2, từ đó đánh giá những mặt đạt được, chưa đạt được, nguyên nhân hạn chế đến hiệu quả hoạt động của QLNN đối với hoạt động của đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI

HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO PHẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC


2.1. Khái quát chung về tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp Hà Nội, phía Đông giáp hai huyện Sóc Sơn và Đông Anh của Hà Nội. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính: 02 thành phố, 07 huyện, 137 xã, phường, thị trấn. Bao gồm: 02 thành phố Vĩnh Yên, thành phố Phúc Yên và 07 huyện Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô. Tỉnh có diện tích tự nhiên 1.236 km2, dân số trung bình năm 2019 là 1.154.836 người, có 41 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh

gồm: Kinh, Sán Dìu, Nùng, Dao, Cao Lan, Mường…. Mật độ dân số 934 Người/km2 [16]

Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km.

Vĩnh Phúc nằm trên quốc lộ 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, là cầu nối giữa vùng trung du miền núi phía bắc với thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đối với thủ đô Hà Nội. Kinh tế Vĩnh Phúc phát triển sẽ góp phần cùng thủ đô Hà Nội thúc đẩy tiến trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép về đất đai, dân số, các nhu cầu về xã hội, du lịch, dịch vụ của thủ đô Hà Nội.

Vĩnh Phúc là tỉnh có bề dày truyền thống yêu nước và cách mạng, truyền thống đó được phát huy cao trong chiến đấu và sản xuất. Sau hơn 20 năm tái lập tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều

thành tựu quan trọng và đáng tự hào. Từ một địa phương thuần nông trở thành tỉnh có kinh tế phát triển cao, với mức tăng trưởng bình quân đạt 7,1%/năm, cao hơn bình quân chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp (công nghiệp - xây dựng: 61,59%; dịch vụ: 30,26%; nông lâm nghiệp thủy sản:8,15%). Năm 2019 thu ngân sách đạt 35.000 tỷ đồng, đứng thứ 8 cả nước và đứng thứ 4 Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (sau Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh). Vĩnh Phúc là 1 trong 16 tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết ngân sách trung ương lớn nhất lên đến 47% (chỉ đứng sau Hà Nội trong số các tỉnh, thành phía bắc). Thu nhập bình quân đầu người đạt 103 triệu đồng [47].

Trong phát triển công nghiệp, tỉnh Vĩnh Phúc đã đưa ra những giải pháp phát triển mang tính đột phá, từ 01 khu công nghiệp những năm đầu tái lập tỉnh đến nay tỉnh đã hình thành được 20 KCN với quy mô 8.000ha, trong đó có nhiều tập đoàn lớn đầu tư tại Vĩnh Phúc. Lực lượng lao động của Vĩnh Phúc khá dồi dào, chiếm khoảng trên 60% tổng dân số, trong đó chủ yếu là lao động trẻ, có kiến thức văn hóa và tinh thần sáng tạo để tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm qua, đặc biệt là công nghiệp, đã trở thành môi trường nâng cao tay nghề cho người lao động.

Môi trường đầu tư kinh doanh thường xuyên được cải thiện, chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh (PCI) luôn nằm trong các tỉnh, thành phố có thứ hạng cao. Giai đoạn 2015 - 2020, tỉnh đã thu hút được 2,86 tỷ USD vốn FDI và 56,27 nghìn tỷ đồng vốn DDI. Vĩnh Phúc là tỉnh dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới, tính đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 100% xã và 5/9 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới. Công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển đô thị có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng đồng bộ, hiện đại [13].

Văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, các chính sách xã hội, bảo đảm an sinh xã hội nhất là lĩnh vực dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục, y tế,

nhà ở, nước sạch, thông tin truyền thông) được quan tâm. Tỉnh đã hỗ trợ bảo hiểm y tế cho 1,31 triệu lượt đối tượng nâng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế từ 71,19% năm 2015 lên 93% năm 2020. Giáo dục đào tạo liên tục phát triển, luôn xếp trong tốp đầu cả nước. Tính đến năm 2019, toàn tỉnh có 100% các trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 76%, tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2020 còn 0,98%. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm thường xuyên. Đến năm 2019, 100% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, số giường bệnh/ vạn dân, năm 2020 là 40 giường bệnh, đạt 13,8 bác sỹ/ vạn dân [13].

Với vị trí địa lý, điều kiện tư nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi, Vĩnh Phúc đã và đang là tỉnh để các tôn giáo trong đó có đạo Phật phát triển mạnh, ngoài ra xuất hiện một số hiện tượng tôn giáo mới, đòi hỏi công tác quản lý nhà nước về tôn giáo phải được hoàn thiện hơn nhằm huy động sức mạnh của tôn giáo vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.

2.1.2. Hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Tính đến năm 2020, Vĩnh Phúc có 3 tôn giáo được nhà nước công nhận cho phép hoạt động là đạo Phật, đạo Công giáo và đạo Tin lành, ngoài ra có các điểm nhóm Tin lành tự lập và một số nhóm hoạt động mang màu sắc tôn giáo. Cụ thể như sau [8]:

- Đạo Phật, toàn tỉnh có 598 tăng, ni, nhà tu hành, trong đó có 552 chức sắc và 169 chức việc; 421 cơ sở thờ tự, trong đó 125 cơ sở có sư trụ trì và kiêm trụ trì; 15 chùa xếp hạng di tích cấp quốc gia, 113 chùa xếp hạng di tích cấp tỉnh, số lượng tín đồ khoảng 145.000 người.

- Công giáo, toàn tỉnh hiện có 12 xứ đạo 52 họ giáo, 47 nhà thờ, 11 linh mục, 264 chức việc, và gần 23.000 tín đồ.

- Đạo Tin Lành, toàn tỉnh hiện có 01 tổ chức hợp pháp là chi hội thánh Tin lành Phúc Yên, 01 Ban chấp sự, 01 mục sư quản nhiệm, 03 chức việc, có khoảng 35 tín đồ tham gia sinh hoạt thường xuyên


47

- Một số tổ chức chưa được công nhận tư cách pháp nhân, gồm 8 điểm nhóm Tin lành chưa đăng ký sinh hoạt điểm nhóm tôn giáo tập trung, pháp luân công và 10 loại hình tổ chức mang mầu sắc tôn giáo như Tâm linh Hồ Chí Minh hay còn gọi là Hoàng thiên long - Nguyễn Điền, Long hoa Di Lặc, Hội Tiên rồng, Hội Tâm linh, Giáo hội Lạc hồng, Đoàn 18 Phú Thọ, Hội Thánh của Đức Chúa Trời Mẹ, Phúc âm Ngũ tuần, Pháp môn Diệu âm.

Công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Tạo được sự thống nhất trong nhận thức của cán bộ, công chức, các tầng lớp nhân dân, chức sắc, chức việc tín đồ tôn giáo và của các cơ quan đơn vị trong việc thực hiện quản lý về công tác tôn giáo. Đời sống vật chất, tinh thần của tín đồ được nâng cao cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vận động được sự tham gia của chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo tích cực tham gia vào các phòng trào thi đua yêu nước. Hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo được cấp ủy chính quyền địa phương tạo điều kiện, các hoạt động tôn giáo diễn ra ổn định, an toàn, trang trọng, đảm bảo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cũng có một số hạn chế cán bộ công chức chưa nhận thức đầy đủ về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chức năng trong việc nắm bắt tình hình, tham mưu giải quyết vụ việc tôn giáo phát sinh có lúc có nơi thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ, công tác lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến tôn giáo còn lúng túng, có nơi còn buông nỏng quản lý. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng nhất là đội ngũ cán bộ cấp huyện, xã.

2.2. Khái quát chung về đạo Phật ở Việt Nam và ở tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.1. Đạo Phật ở Việt Nam

Hơn hai nghìn năm hiện diện trên đất nước Việt Nam, đồng hành cùng dân tộc, đạo Phật đã trở thành một tôn giáo của dân tộc. Suốt chiều dài lịch sử


48

Xem tất cả 156 trang.

Ngày đăng: 16/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí