Bảng 2.1: Lượng khách quốc tế đến Tp. Hồ Chí Minh từ năm 2000-2012
Lượng khách quốc tế đến TP.HCM | Mức tăng khách quốc tế đến Tp. HCM (%) | Lượng khách quốc tế đến Việt Nam qua cửa khẩu | Tp. Hồ Chí Minh so với Việt Nam (%) (*) | |
2000 | 1.100.000 | 2.140.100 | 51 | |
2001 | 1.226.400 | 12 | 2.330.800 | 53 |
2002 | 1.433.000 | 17 | 2.628.200 | 55 |
2003 | 1.302.000 | - 9 | 2.429.600 | 54 |
2004 | 1.580.000 | 21 | 2.927.876 | 54 |
2005 | 2.000.000 | 27 | 3.467.757 | 58 |
2006 | 2.350.000 | 18 | 3.583.486 | 66 |
2007 | 2.700.000 | 15 | 4.171.564 | 65 |
2008 | 2.800.000 | 4 | 4.253.740 | 66 |
2009 | 2.600.000 | - 7 | 3.772.359 | 69 |
2010 | 3.100.000 | 19 | 5.049.855 | 61 |
2011 | 3.500.000 | 13 | 6.014.032 | 58 |
2012 | 3.780.000 | 8 | 6.847.678 | 55 |
Trung bình | = 11,5% | = 59% |
Có thể bạn quan tâm!
- So Sánh Sự Khác Nhau Giữa Du Lịch Thuần Túy Và Du Lịch Mice
- Yêu Cầu Cao Về Cơ Sở Hạ Tầng Và Các Dịch Vụ Xã Hội
- Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Mice Của Một Số Thành Phố Tại Châu Á
- Tình Hình Cơ Sở Lưu Trú Du Lịch Tại Tp. Hồ Chí Minh Từ 2009-2010
- Số Lượng Doanh Nghiệp Lữ Hành Quốc Tế Tại Tp. Hồ Chí Minh
- Số Lượng Triển Lãm, Hội Chợ Thương Mại Tổ Chức Tại Tp. Hồ Chí Minh Năm 2010 Chia Theo Địa Điểm Tổ Chức
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
(Nguồn : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh và Tổng cục Du lịch)
((*) Hiện nay, Việt Nam mới thống kê số lượng khách quốc tế đến Việt Nam qua cửa khẩu và học viên đã tính tỷ lệ % khách quốc tế đến Tp. Hồ Chí Minh so với số lượng khách này. Tuy nhiên, nếu thực sự chuẩn xác thì phải so sánh số lượng khách quốc tế đến Tp. Hồ Chí Minh với số lượng khách quốc tế đi lại giữa các tỉnh trong phạm vi Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam chưa có số liệu thống kê số lượng khách quốc tế đi lại giữa các tỉnh tại Việt Nam. Một số chuyên gia tại Viện Nghiên cứu phát triển du lịch ước tính con số này thường gấp 6-7 lần số lượng khách quốc tế đến Việt Nam qua cửa khẩu vì một khách quốc tế đến Việt Nam thường tham quan nhiều tỉnh, thành phố, địa phương).
Bảng 2.2: Khách du lịch nội địa đến Tp. Hồ Chí Minh từ năm 2007-2012
Lượng khách du lịch nội địa đến TP.HCM | Mức tăng khách du lịch nội địa đến Tp. HCM (%) | Lượng khách du lịch nội địa của Việt Nam | Tp. Hồ Chí Minh so với Việt Nam (%) | |
2007 | 3.600.000 | 19.200.000 | 19 | |
2008 | 5.600.000 | 56 | 20.000.000 | 28 |
2009 | 8.000.000 | 43 | 25.000.000 | 32 |
2010 | 12.400.000 | 55 | 28.000.000 | 44 |
2011 | 14.100.000 | 14 | 30.000.000 | 47 |
2012 | 15.000.000 | 6 | 32.500.000 | 46 |
Trung bình | =35% | = 36% |
(Nguồn : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh và Tổng cục Du lịch)
Bảng 2.3: Doanh thu Du lịch Tp. Hồ Chí Minh từ năm 2005-2012
Doanh thu du lịch TP.HCM (tỷ đồng) | Mức tăng doanh thu du lịch Tp. HCM (%) | Doanh thu du lịch Việt Nam (tỷ đồng) | Tp. Hồ Chí Minh so với Việt Nam (%) | |
2005 | 14.693 | 31.000 | 47 | |
2006 | 16.732 | 14 | 51.000 | 33 |
2007 | 22.280 | 33 | 56.000 | 40 |
2008 | 26.745 | 20 | 60.000 | 45 |
2009 | 35.000 | 31 | 70.000 | 50 |
2010 | 41.000 | 17 | 96.000 | 43 |
2011 | 49.000 | 20 | 130.000 | 38 |
2012 | 58.800 | 20 | 160.000 | 37 |
Trung bình | = 22,14% | =42% |
(Nguồn : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh và Tổng cục Du lịch)
Bảng 2.4: Doanh thu du lịch so với GDP trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh từ năm 2005-2012
Doanh thu du lịch TP.HCM (tỷ đồng) | GDP của Tp. HCM (tỷ đồng) | Doanh thu DL so với GDP thành phố (%) | |
2005 | 14.693 | 165.300 | 8,89 |
2006 | 16.732 | 190.600 | 8,78 |
2007 | 22.280 | 229.200 | 9,7 |
2008 | 26.745 | 290.400 | 9,2 |
2009 | 35.000 | 332.190 | 10,5 |
2010 | 41.000 | 418.100 | 9,8 |
2011 | 56.842 | 503.230 | 11,2 |
2012 | 58.800 | 592.000 | 9,93 |
Trung bình | = 9,75 % |
(Nguồn : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh và UBND Tp. Hồ Chí Minh)
Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh, tổng lượng khách quốc tế đến Tp. Hồ Chí Minh trong 5 tháng đầu năm 2013 ước đạt trên 1,6 triệu lượt, tăng 7,2% so cùng kì năm 2012. Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế của Tp. Hồ Chí Minh trong 5 tháng qua tuy giảm 2,8% so với tốc độ tăng cùng kì (5 tháng đầu năm 2012 tăng 10%) nhưng vẫn là tăng trưởng dương trong bối cảnh khách quốc tế đến Việt Nam từ đầu năm đến nay có mức tăng trưởng âm (4 tháng đầu năm 2013 giảm 5,3% so cùng kì 2012). Tổng doanh thu du lịch trong 5 tháng ước đạt trên 34.000 tỉ đồng, tăng 15% so với cùng kì năm 2012 và đạt 42% so với kế hoạch năm 2013.
Những thị trường gửi khách quốc tế hàng đầu của Tp. Hồ Chí Minh bao gồm: Mỹ, Nhật, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Pháp, Canada.
2.1.2. Sản phẩm du lịch tiêu biểu
Do có tài nguyên du lịch đa dạng, đặc biệt là tài nguyên nhân văn, Tp. Hồ Chí Minh phát triển nhiều sản phẩm du lịch bao gồm du lịch văn hóa, du lịch MICE, du lịch đường sông, du lịch mua sắm, du lịch ẩm thực, du lịch sinh thái… và liên kết với nhiều địa phương để phát triển các sản phẩm du lịch mang tính chất liên vùng.
Tp. Hồ Chí Minh là “thành phố sự kiện” với việc nhiều sự kiện du lịch tiêu biểu, chuyên đề mang thương hiệu Tp. Hồ Chí Minh, có tiếng vang trong nước và khu vực, cụ thể như Liên hoan ẩm thực món ngon các nước (Taste of the World), Liên hoan Bánh-Kẹo, Hội chợ Du lịch quốc tế thành phố Hồ Chí Minh, Lễ hội Trái cây Nam bộ, Liên hoan Ẩm thực Đất Phương Nam, Ngày hội Du lịch. Lễ hội đón chào năm mới. Trong đó, Hội chợ Du lịch quốc tế thành
phố Hồ Chí Minh (ITE –HCMC) là sự kiện du lịch quốc tế thường niên chuyên nghiệp lớn nhất
Việt Nam được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến năm 2012, Hội chợ này đã được tổ chức 8 lần. Sự kiện tập trung quảng bá các điểm đến trong và ngoài nước cũng như quảng bá chương trình Bốn Quốc gia, Một Điểm đến - 4CODE bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam trong khu vực Tiểu Vùng Sông Mê Kông. Ước tính, hàng năm hội chợ thu hút sự tham dự của hơn 500 doanh nghiệp đến từ hơn 30 quốc gia khác nhau và ước tính có khoảng hơn 18,000 khách công chúng đến tham quan hội chợ.
Thời gian qua, du lịch Tp. Hồ Chí Minh luôn dẫn đầu cả nước. Trung bình lượng khách quốc tế đến Tp. Hồ Chí Minh chiếm 60% lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Doanh thu du lịch chiếm khoảng 42% doanh thu du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, ngành Du lịch cũng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Thành phố, với đóng góp trung bình gần 10% vào GDP của Thành phố.
Trong bức tranh du lịch Thành phố, Du lịch MICE nổi lên như một mảng sáng, tươi sắc với những đóng góp tích cực cho sự phát triển du lịch Thành phố. Như mối quan hệ hữu cơ, ngành kinh tế, thương mại của Thành phố phát triển là cơ sở, tiền đề thúc đẩy du lịch MICE phát triển và ngược lại du lịch MICE khi phát triển lại là nhân tố kích thích, xúc tác các ngành kinh tế ưu tiên của Thành phố phát triển mạnh hơn.
2.2. Điều kiện phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh
2.2.1. Môi trường chính trị, xã hội
Tp. Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ với lịch sử hơn 300 năm tuổi do vậy rất năng động, giàu sức sống, dễ tiếp nhận cái mới và cái khác biệt, thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ trong đó có du lịch. Người dân Tp. Hồ Chí Minh rất thân thiện, cởi mở và hiếu khách, dễ hòa nhập và bắt kịp cái mới. Tp. Hồ Chí Minh cũng như Việt Nam có lợi thế so với các nước trong khu vực là có nền chính trị ổn định, môi trường sống an ninh, an toàn. Du khách khi đến thăm Thành phố có cảm giác thoải mái, gần gũi và dễ chịu. Với sự ra đời của đội ngũ cảnh sát du lịch, Tp. Hồ Chí Minh đã bớt tình trạng ăn xin, chèo kéo khách du lịch, taxi dù…Đây là những điều kiện quan trọng giúp Tp. Hồ Chí Minh phát triển du lịch MICE.
2.2.2. Vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết
2.2.2.1. Vị trí địa lý và địa hình
Tp. Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành
phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Tp. Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.
Như vậy, Tp. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng cả đường không, đường bộ và đường thủy đối với toàn bộ khu vực miền Nam Việt Nam và là cửa ngõ quốc tế đến Việt Nam. Đây là điều kiện quan trọng để Tp. Hồ Chí Minh phát triển du lịch MICE.
2.2.2.2. Thủy văn
Nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Tp. Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20 - 500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái. Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi....
Như vậy, Tp. Hồ Chí Minh được thiên nhiên ban tặng về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch đa dạng, chằng chịt có thể phát triển sản phẩm du lịch đường sông để phục vụ khách du lịch, trong đó có khách du lịch MICE.
2.2.2.3. Khí hậu, thời tiết
Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958. Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9.
Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào
mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa (80%), và xuống thấp vào mùa khô (74,5%). Bình quân độ ẩm không khí đạt 79,5%/năm.
Như vậy, Tp. Hồ Chí Minh nằm trong vùng không có gió bão, thời tiết, khí hậu khá ổn định, ôn hòa có thể phát triển du lịch quanh năm. Đây cũng là một điều kiện quan trọng để phát triển du lịch MICE.
2.2.3. Giao thông, vận chuyển
Về đường không, Tp. Hồ Chí Minh có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là phi trường lớn nhất Việt Nam cả về diện tích và công suất nhà ga. Bên cạnh sân bay quốc tế, sân bay nội địa ở vị trí gần sát, cũng nối chuyến đến hầu hết các điểm du lịch lớn tại Việt Nam. Nhiều hãng hàng không nổi tiếng, có uy tín trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại Tp. Hồ Chí Minh như Vietnam Airlines, Korea Air, Thai Airway, China Airway, Air France, Singapore Airlines, AeroSvit (Ukraina), Etihad Airways (Các Tiểu Vương quốc Ảrập Thống Nhất), hãng hàng không Emirates (Dubai), hãng hàng không Air Astana (Kazakhstan)... Các hãng hàng không giá rẻ bắt đầu tham gia hoạt động tại đây như Pacific Airline, Nok Air, Jestar Asia, Tiger Airways…. Chất lượng và dịch vụ hàng không ngày càng được cải thiện và tiện lợi.
Khác với Hà Nội, vận tải thủy ở Thành phố Hồ Chí Minh chiếm một tỷ lệ quan trọng. Tính riêng vận tải hàng hóa, đường biển chiếm khoảng 29% và đường sông chiếm khoảng 20% tổng khối lượng thông qua đầu mối thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh có bốn cảng biển chính: Sài Gòn, Bến Nghé, Nhà Bè, Tân Cảng cùng các cảng sông Bình Đông, Tân Thuận, Tôn Thất Thuyết, Bình Lợi, Bình Phước... Cảng Sài Gòn là một trong những cảng lớn nhất Việt Nam, chiếm 25% trong tổng khối lượng hàng hóa thông qua các cảng biển cả nước. Cảng Bến Nghé nằm phía hạ lưu sông Sài Gòn, rộng 32 ha, tổng chiều dài cầu cảng 528 m, có thể cho tàu có tải trọng từ 15.000 - 20.000 tấn cập bến.
Giao thông đường sắt của thành phố gồm tuyến Bắc – Nam, tuyến nội ô và khu vực phụ cận. Trong thành phố có hai nhà ga chính: Sóng Thần và Sài Gòn. Bên cạnh đó, còn có một số nhà ga nhỏ như Dĩ An, Thủ Đức, Bình Triệu, Gò Vấp. Do mạng lưới đường sắt không được nối trực tiếp với các cảng, cơ sở đã cũ kỹ nên giao thông đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh không phát triển, chỉ chiếm khoảng 6% khối lượng hàng hóa và 0,6% khối lượng hành khách.
Phương tiện vận chuyển khách du lịch đường bộ ngày càng được hiện đại hóa, chất lượng. Thành phố có 6 bến xe khách liên tỉnh được phân bố ở các cửa ngõ ra vào gồm Miền Đông,
Văn Thánh, Miền Tây, Chợ Lớn, Tân Bình - Tây Ninh, Ký Thủ Ôn. Mạng lưới có khả năng tiếp nhận trên 1.200 xe/ngày, vận chuyển gần 41.000 khách/ngày đi các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Cũng theo số liệu từ 1994, tổng lượng hành khách liên tỉnh qua thành phố khoảng 106,4 triệu lượt người/năm, nhiều nhất qua quốc lộ 1A. Nhiều công ty lữ hành đã đầu tư những đội xe chở khách du lịch đạt chuẩn quốc tế, có thể vận chuyển những đoàn khách lớn. Theo kết quả bình chọn của Chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh-100 điều thú vị” thì 5 thương hiệu vận chuyển đường bộ tiêu biểu là Taxi Mai Linh, Taxi Vinasun, Công ty Phương Trang, Vietravel, Công ty du lịch Hòa Bình.
Giao thông trong nội ô, do tốc độ tăng dân số nhanh, quy hoạch yếu, hệ thống đường xá nhỏ... khiến thành phố luôn phải đối mặt với vấn đề ùn tắc. Đến tháng 9 năm 2011 toàn thành phố có 480.473 xe ôtô và 4.883.753 xe môtô. Để giải quyết vấn đề giao thông đô thị, Tp. Hồ Chí Minh đang đầu tư cho hệ thống giao thông công cộng. Hiện nay, thành phố có 3.250 xe buýt và 8.000 xe taxi, mỗi năm chỉ đáp ứng khoảng 6,2% nhu cầu đi lại. Hệ thống xe buýt chưa đem lại hiệu quả cao, 65% tuyến trùng lặp. Cùng mạng lưới xe buýt, dự án tàu điện ngầm Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang được tiến hành. Theo dự kiến, trong tương lai, thành phố sẽ có bốn tuyến, tổng chiều dài 54 km, 6 đường ray và 22 nhà ga.
Như vậy, Tp. Hồ Chí Minh có hệ thống đường hàng không và đường biển và đường bộ phát triển, đặc biệt là đường hàng không. Đây là điều kiện tiên quyết giúp Thành phố phát triển du lịch MICE. Tuy nhiên, giao thông nội thành đang phải đương đầu với nhiều vấn đề như tắc đường, quá tải, ô nhiễm khói bụi…lại là nhân tố cản trở sự phát triển du lịch, trong đó có du lịch MICE.
2.2.4. Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội
Tp. Hồ Chí Minh từng được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông. Do là thủ phủ khu vực phía nam, hơn nữa để phục vụ nhu cầu khai thác thuộc địa, người Pháp đã xây dựng ở đây nhiều công trình kiến trúc quan trọng và đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật bao gồm các dịch vụ về bưu chính viễn thông, ngân hàng, giao thông. Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội của Thành phố rất tốt.
Trong quá trình phát triển và hội nhập, Tp. Hồ Chí Minh luôn là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, về quy mô thành phố chỉ chiếm 0,6% diện tích và 8,3% dân số nhưng đã đóng góp 20,2% tổng sản phẩm quốc gia, 26,1% giá trị sản xuất công nghiệp và 44% dự án đầu tư nước ngoài. Thành
phố cũng đứng đầu Việt Nam về tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Số dự án đầu tư vào thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước, có 3.536 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực đến cuối năm 2009 với tổng vốn 27.390 triệu USD.
Tổng sản phấm nội địa (GDP) năm 2012 đạt gần 592.000 tỷ đồng, tăng 9,2% so với năm 2011. Kinh tế thành phố phát huy vai trò đầu tàu, duy trì GDP gấp 1,8 lần so với cả nước. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế cực kỳ khó khăn nhưng tổng thu ngân sách Nhà nước vẫn đạt gần
217.000 tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm 2011. GDP bình quân đầu người đạt 3.700 USD. Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, Tp. Hồ Chí Minh xếp ở vị trí thứ 20/63 tỉnh thành.
Về thương mại, Tp. Hồ Chí Minh có 28 trung tâm mua sắm, 92 siêu thị và 230 chợ truyền thống. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa đến nay của thành phố. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond Plaza... Mức tiêu thụ của Tp. Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội.
Ngoài lĩnh vực Thương mại, Tp. Hồ Chí Minh là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam, thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính - tín dụng. Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc.
Như vậy, Tp.Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tầu của Việt Nam về kinh tế, đầu tư nước ngoài, thương mại, dịch vụ, ngân hàng tài chính với cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, viễn thông, tài chính ngân hàng…) và dịch vụ xã hội tốt nhất cả nước.
2.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
2.2.5.1. Cơ sở lưu trú du lịch
Trong những năm gần đây, sự phát triển của hệ thống khách sạn cao cấp đã đáp ứng được yêu cầu của khách quốc tế có khả năng thanh toán cao, trong đó phần lớn là khách du lịch MICE và góp phần phục vụ tốt các sự kiện chính trị, văn hóa, thể thao lớn của Thành phố như Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC 2006, SEA GAMES 2003. Đây cũng là cơ hội, điều kiện tốt để Thành phố đẩy mạnh thu hút khách du lịch thương nhân, phát triển du lịch MICE và