Kinh Nghiệm Của Thái Lan Về Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật


- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch.

- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch.

- Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ.

- Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch

ở trong nước và nước ngoài.

- Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch.

- Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch. [50, tr.5]

2.3.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan về quản lý nhà nước bằng pháp luật

Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 10

đối với hoạt động du lịch

Thái Lan là nước có ngành du lịch phát triển mạnh ở châu Á. Truyền thống văn hóa và sự mến khách của nhân dân Thái Lan là yếu tố quan trọng góp phần tăng cường thu hút khách du lịch đến với đất nước này. Ngành du lịch là ngành thu được nguồn ngoại tệ chủ yếu và cao hơn các ngành sản xuất khác của Thái Lan. Hàng năm, Thái Lan đón một lượng khách du lịch quốc tế trên 10 triệu lượt người. Thị trường khách quốc tế chủ yếu của Thái Lan là các nước trong khối ASEAN, châu Á, châu Âu như Pháp, Đức, Bỉ… Năm 2012, Chính phủ Thái Lan đang đẩy mạnh đầu tư vào ngành công nghiệp không khói này với mục tiêu đón 13 triệu khách quốc tế, đem về 409 tỷ bath (tương đương khoảng 10 tỷ USD). Thái Lan đặt mục tiêu đạt 15 triệu khách quốc tế vào năm 2013 [92, tr.2]. Cơ quan Du lịch Quốc gia Thái Lan, gọi tắt là TAT là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất, có trách nhiệm xúc tiến và phát triển du lịch Thái Lan. TAT là cơ quan trực thuộc Chính phủ, hoạt động độc lập. Đứng đầu Cơ quan Du lịch Quốc gia là Thống đốc. Giúp việc cho Thống đốc


có Văn phòng Thống đốc, Hội đồng Tư vấn, Viện Đào tạo Khách sạn và Du lịch, Văn phòng Kinh doanh Du lịch Băng Kok, Ban Quản lý hoạt động khu du lịch và Thanh tra Tài chính nội bộ… Sự hoạt động của TAT rất đạt hiệu quả, bởi có chiến lược và biết tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu thị trường và xúc tiến quảng bá, sau đó đưa ra định hướng và những giải pháp cụ thể cho các doanh nghiệp thực hiện. TAT luôn phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan đến du lịch để chỉ đạo các doanh nghiệp triển khai các hoạt động du lịch; qua đó, liên tục đề xuất, trình Chính phủ phê duyệt từ các chính sách, chiến lược cho đến các chiến dịch, chương trình xúc tiến quảng bá từng thị trường khách cụ thể, trong từng giai đoạn nhất định. Trong nhiều năm liên tục, một trong những yếu tố quan trọng đã giúp ngành Du lịch Thái Lan mang lại lợi nhuận cao nhất cho quốc gia này là các chiến dịch quảng bá và xúc tiến đa dạng như: Năm 1982 là Rattanakosin Bicentennial; 1987 và năm 1992 đều có chủ đề là Năm Du lịch Thái Lan; hai năm liền 1998 - 1999 là Chiến dịch Amazing Thailand… Năm 1997, khi Thái Lan rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế thì chính du lịch là ngành kinh tế chủ đạo góp phần đưa nền kinh tế Thái Lan từ chỗ thâm hụt, giảm sút đến mức ổn định và dần tăng trưởng trở lại.

Tuy nhiên, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thái Lan về du lịch là tăng cường, tập trung thu hút khách, tăng nguồn thu cho ngân sách, nhưng sự bùng nổ du lịch đó đã mang đến cho Thái Lan những tác động tiêu cực đối với các tài nguyên du lịch như vấn đề suy thoái, ô nhiễm môi trường, thay đổi sắc thái nền văn hóa. Nhận thức được ảnh hưởng tiêu cực đó, Chính phủ Thái Lan đã chuyển mục tiêu phát triển du lịch, tập trung vào việc nâng cao phần đóng góp tăng trưởng kinh tế của đất nước, bảo vệ môi trường trên cơ sở phát triển một cách ổn định và cân bằng, khuyến khích phát triển các nguồn lực, đảm bảo năng lực tham gia vào quá trình phát triển du lịch. Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, TAT đã đưa ra các chính sách cụ thể nhằm xúc tiến, phát triển du lịch trong giai đoạn tiếp theo như sau:

- Khôi phục và giữ gìn các tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường, văn hóa nghệ thuật thông qua việc ưu tiên phát triển du lịch bền vững.

- Xây dựng các văn bản pháp luật liên quan đến ngành du lịch để làm quy chế quản lý du lịch.


- Thúc đẩy hợp tác giữa khu vực nhà nước và tư nhân, phối hợp với cộng

đồng địa phương trong quá trình khai thác, phát triển và quản lý tài nguyên du lịch.

- Hỗ trợ phát triển các đối tượng cung cấp dịch vụ cho du khách thông qua việc áp dụng các tiến bộ về khoa học, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

- Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng, phối hợp xúc tiến, quảng bá phát triển các hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới giao thông và các tiện ích phục vụ du lịch.

- Khuyến khích phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ du lịch cả về số lượng và chất lượng.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định trong việc đảm bảo an ninh cho du khách và môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp du lịch.

Ngoài ra, đối với các vấn đề liên quan đến du lịch, Thái Lan cũng có những chính sách cụ thể như: đối với Hàng không; giao thông đường bộ; du lịch đường biển; vấn đề thủ tục visa và cảnh quan, môi trường du lịch…

2.3.1.3. Kinh nghiệm của Malaysia về quản lý nhà nước bằng pháp luật

đối với hoạt động du lịch

Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch Malaysia là Cục Xúc tiến Du lịch thuộc Bộ Văn hóa - Nghệ thuật và Du lịch, bao gồm các bộ phận: Vụ Phát triển, Vụ Xúc tiến, Vụ Nghiên cứu và Đào tạo, Vụ quản lý Hội thảo quốc tế, Vụ Tổng hợp, Các Văn phòng tại nước ngoài và các Trung tâm Thông tin.

Malaysia là quốc gia có nền kinh tế du lịch phát triển vào bậc nhất Đông Nam Á. Chính phủ Malaysia đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của du lịch trong nền kinh tế quốc dân, nên đã đi trước Lào và một số nước trong ASEAN một bước dài trong công tác quản lý và phát triển du lịch. Chỉ trong vài năm, với chính sách đầu tư hợp lý, ngành du lịch Malaysia đã vượn lên dẫn đầu khu vực với việc thu hút trung bình từ 15 - 16 triệu lượt du khách quốc tế/năm, với thời gian lưu trú trung bình của mỗi du khách vào khoảng 5 - 7 ngày. Ngân sách của cơ quan du lịch quốc gia khoảng trên 40 triệu USD mỗi năm, hàng không quốc gia Malaysia đã mở nhiều tuyến bay nội địa và quốc tế, phát triển nhiều trung tâm du lịch mạo hiểm, các khách sạn được phân bố đều khắp cả nước. Cơ sở hạ tầng và nền kinh tế có mức tăng trưởng cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. Malaysia rất


chú trọng phát triển du lịch sinh thái. Thị trường thu hút khách trọng điểm là các nước trong khu vực, đặc biệt là Singapore, Thái Lan; chú trọng khai thác thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Anh…

Ngoài ra, Malaysia rất coi trọng công tác quảng bá sản phẩm du lịch trên cơ sở đa dạng sản phẩm - thỏa mãn khách hàng. Đồng thời, Chính phủ Malaysia thường xuyên nâng cấp trang thiết bị cho ngành du lịch (mỗi năm chi hàng triệu Ringgit cho công tác này) và duy trì phát triển văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái. Chính vì vậy, chỉ sau 5 năm Malaysia đã tăng gấp đôi lượng khách quốc tế từ 7,93 triệu lượt người năm 2010 lên 15,7 triệu lượt người năm 2013; doanh thu từ du lịch đạt hơn 12 tỷ USD, tỷ trọng du lịch trong GDP là 5,6%, xếp hàng thứ 2 trong các ngành có thu nhập ngoại tệ lớn nhất nước [2, tr.1-2].

2.3.2. Giá trị tham khảo cho Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch

Bài học kinh nghiệm quốc tế về tổ quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch có thể vận dụng ở CHDCND Lào. Từ những kinh nghiệm về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch của Việt Nam, Thái Lan và Malaysia cho thấy, để quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch tốt thì các nước đã tập trung đầu tư và giải quyết những vấn đề cơ bản sau:

- Hệ thống các văn bản pháp luật phải được nghiên cứu sâu sắc, khoa học và được ban hành đồng bộ, kịp thời, mang tính chất ổn định, đồng thời các quy định của pháp luật dù có điều chỉnh nhưng vẫn phải đảm bảo tính kế thừa.

- Xu thế các nước Việt Nam, Thái Lan và Malaysia là các nước có quyền lực Nhà nước rất mạnh và ngày càng tăng cường trong việc quản lý hoạt động du lịch nhằm tăng cường sức cạnh tranh. Xã hội càng phát triển tính cạnh tranh càng gây gắt, bảo đảm thế mạnh trong cạnh tranh, công tắc quản lý của Nhà nước không có nghĩa là hạn chế quyền của các chủ thể khi tham gia vào hoạt động du lịch. Quyền lực Nhà nước phải mạnh, để đảm bảo cho mọi chủ thể được hoạt động đúng khuôn khổ pháp luật quy định và mọi chủ thể đều được tự do phát triển.

Chính phủ các nước Việt Nam, Thái Lan và Malaysia đều rất chú trọng đến phát triển du lịch, coi công tác phát triển du lịch là một quốc sách nên đã dành sự ưu


tiên đầu tư cho du lịch cả về cơ chế, chính sách lẫn hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất. Các bộ, ngành hữu quan của các nước Việt Nam, Thái Lan và Malaysia đều có sự phối hợp chặt chẽ với ngành du lịch để tổ chức và quản lý các hoạt động du lịch; tạo ra những chiến lược và sản phẩm du lịch tốt, có chất lượng cao; khai thác hiệu quả, đồng bộ tài nguyên du lịch, đem lại nguồn thu cho đất nước, tạo một vị thế nhất định với nước ngoài.

Ngành du lịch của các nước Việt Nam, Thái Lan và Malaysia đều đã xây dựng được chiến lược, sách lược phát triển du lịch phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế cao. Cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển rất linh hoạt và uyển chuyển.

Các nước Việt Nam, Thái Lan và Malaysia đều đã biết xây dựng kế hoạch phát triển ưu tiên cho du lịch có trọng điểm, phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ; đồng thời, rất coi trọng và đẩy mạnh hoạt động quảng bá du lịch, mạnh dạn đầu tư cho công tác phát triển thị trường của ngành du lịch ra nước ngoài nói chung và ở một số thị trường trọng điểm…Có thể thấy rằng, CHDCND Lào và ngành du lịch trong nước cần tham khảo và học tập các nước trong phát triển du lịch và quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch về sáu vấn đề chủ yếu:

Một là, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và đề ra các chính sách, giải pháp để thúc đẩy phát triển du lịch.

Hai là, mạnh dạn đầu tư hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất nhằm phát triển du lịch.

Ba là, tạo ra những sản phẩm độc đáo, đa dạng, hấp dẫn lôi cuốn sự chú ý của du khách.

Bốn là, tăng cường tuyên truyền, quảng bá về du lịch.

Năm là, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho du lịch.

Sáu là, xây dựng và ban hành các hệ thống pháp luật cần và đầy đủ để đảm bảo sự vận hành tự do, an toàn trong mọi hoạt động du lịch.

Bảy là, xử lý nghiêm và kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật đối với hoạt động du lịch.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Để đảm bảo quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch có hiệu quả, cần phải làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề này. Chương 2 luận án tập trung nghiên cứu vấn đề lý luận liên quan đến đề tài luận án. Cụ thể là đã lý giải được các quan niệm khác nhau về quản lý nhà nước và quản lý nhà nước bằng pháp luật. Trên cơ sở đó, luận án đã đưa ra khái niệm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch. Đồng thời, luận án đã chỉ ra được đặc điểm, vai trò và những nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Đáng chú ý là luận án cũng đã đề ra và phân tích được các điều kiện đảm bảo quản lý nhà nước nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Lào.

Bên cạnh đó, để làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Lào, luận án cần nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước trong hoạt động du lịch và quản lý nhà nước bằng pháp luật này của một số nước trên thế giới. Từ đó, luận án đã chỉ ra được các giá trị tham khảo cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Những kết quả trên đây là cơ sở lý luận quan trọng của luận án. Đồng thời, là luận cứ khoa học cho nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thời gian tới một cách có hiệu quả.


Chương 3

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VÀ

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO


3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng du lịch ảnh hưởng đối với quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Nước CHDCND Lào (đất nước Hoa Chăm Pa) ở giữa khu vực Đông Nam Á, nằm hoàn toàn vào miền nhiệt đới gió mùa châu Á, mưa nắng nhiều, có điều kiện cho các loại thực vật nhiệt đới phát triển. Phần lớn diện tích của Lào nằm giữa dãy Trường Sơn ở phía đông và sông Mê Kông ở phía tây, trong lục địa của bán đảo, nên phần nào thoát ly ảnh hưởng của đại dương và cũng xa các con đường giao thông hàng hải.

Trên đất liền khu vực Đông Nam Á, nước Lào có biên giới chung với 5 nước: Về phía bắc, vùng đồi núi trừng điệp tiếp giáp với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc trên đường biên giới dài 505km, từ điểm Khoalaxan giáp tỉnh Lai Châu của Việt Nam đến Mian Ma ở hợp lưu Nặm La với sông Mê Kông (theo Hiệp định Pháp-Hoa kỳ năm 1896). Phía tây bắc, Lào có đường biên giới chung với Mian Ma dài 236km, từ cực bắc tỉnh Luâng Năm Tha đến Mường Tỗn phững tỉnh Bò Keo (theo Hiệp định Anh - Pháp 1895). Đây là ngã ba biên giới Lào - Mian Ma - Thái Lan.

Vị trí địa lý, Lào được coi như địa bàn trung chuyển duy nhất của Đông Nam Á, lục địa từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam và ngược lại với vị trí này đã và sẽ thúc đẩy nền du lịch của Lào phát triển, và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Lào đẩy nhanh quá trình mở rộng nơi du lịch và tăng cường các du khách quốc tế đi qua vùng đất Lào.


Diện tích của nước Lào hiện nay là 236.800km2. So với các nước trong khu vực, Lào có diện tích vào loại trung bình, dân số năm 2014 (từ tháng 4 năm 2015) là

6.472.400 người, trong đó mặt độ dân số 27 người/1km2 [77, tr.1]

Tài nguyên du lịch của Lào đa dạng, giàu bản sắc cả về thiên nhiên, (các di tích lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc, những phong tục tập quán, các làng nghề và truyền thống văn hoá đặc sắc của các dân tộc...). đã tạo điều kiện cho nước Lào phát triển nhiều loại hình du lịch phong phú, hấp dẫn như: nghỉ dưỡng, thể thao, nghiên cứu khoa học, hội chợ, hội nghị, festival... dài ngày và ngắn ngày.

Tài nguyên du lịch của Lào được phân bố thành từng cụm, hình thành các môi trương du lịch điển hình trong toàn quốc. Mỗi vùng, mỗi khu vực du lịch có một sắc thái riêng, tạo nên các tuyến du lịch xuyên quốc gia, không lặp lại giữa các vùng làm nhàm chán khách du lịch. Những tài nguyên du lịch này nằm gần các đô thị lớn, các cửa khẩu quốc tế quan trọng, thuận lợi cho việc đi lại, thăm quan và ăn nghỉ của du khách. Nhiều vùng như Thủ đô Viêng Chăn, thành phố Chăm Pa Sắc, thành phố Luâng Pha Băng, tỉnh Viêng chăn, tỉnh Xiêng Khoảng..., đều là tỉnh có thế mạnh về nơi du lịch của Lào, nếu được quy hoạch và đầu tư thích đáng sẽ trở thành những trung tâm du lịch lớn có khả năng cạnh tranh với các nước khác trong khu vực và thế giới.

- Về tiềm năng: CHDCND Lào có tài nguyên có giá trị lịch sử, các tài nguyên có giá trị văn hóa thu hút khách du lịch với mục đích tham quan nghiên cứu. CHDCND Lào đã tạo dựng được một nền văn hóa phong phú và độc đáo. Không những vậy 49 dân tộc cùng chung sống trên một mảnh đất, lại có bao phong tục, tập quán, lễ hội khác nhau tạo nên sự đa dạng cho sản phẩm du lịch của Lào.

Lào là đất nước có hòa bình, có trật tự về chính trị, có nền kinh tế phát triển thường xuyên và mức độ cao, có sự an toàn về xã hội, cơ sở vật chất - kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ. Đặc biệt người Lào có tính thật lòng, mến khách điều này đã tạo ra sự thoả mãn cho du khách.

Chính tất cả những tiềm năng nêu trên là một nền tảng để du lịch của Lào phát triển, hội nhập với các nước trên thế giới. Nhưng vấn đề là Chính phủ hay các tổ chức cá nhân sẽ tận dụng những tiềm năng đó như thế nào nó phụ thuộc vào cách làm của họ.

Xem tất cả 186 trang.

Ngày đăng: 27/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí