Nhóm Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Pháp Luật Và Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luât Về Du Lịch


và ngoài nước. Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về công tác quản lý điểm đến du lịch, góp phần tổng kết đánh giá thực trạng công tác quản lý điểm đến du lịch Hương Sơn.

Luận văn thạc sĩ kinh tế của Phân Xuân Hoà “Các giải pháp phát triển ngành du lịch Khánh Hoà đến năm 2020”. [33, tr.3-5] Luận án đề cập nội dung về phát triển du lịch, vai trò của phát triển du lịch đối với kinh tế - xã hội. Đồng thời, tác giả cũng đã đề cập các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch, trong đó gồm có các yêu tố bên ngoài và các yếu tố bên trong. Bên cạnh đó, luận văn tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch của một số quốc gia có hoạt động du lịch phát triển trong khu vực ASEAN, để rút ra một số kinh nghiệm thiết thực trong quá trình phát triển du lịch tại Khánh Hoà. Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển ngành du lịch Khánh Hoà trong thời gian qua, nhận diện các yếu tố hạn chế, các vấn đề còn tồn tại của phát triển du lịch Khánh Hoà. Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ngành du lịch Khánh Hòa đến năm 2020.

Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Hồ Minh Trang “Tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế” [76, tr.2-6] Luận án đã đưa ra một số khái niệm về du lịch, hệ thống hóa các chỉ tiêu, phương pháp và bộ số liệu mà các nghiên cứu trên thế giới đã sử dụng kiểm tra và đo lượng tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế. Từ đó, xác định được chỉ tiêu và phương pháp phù hợp đối với bộ số liệu ở tỉnh Thừa Thiên Huế khi phân tích tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế. Luận án đã ập trung nghiên cứu các mô hình và phương pháp lượng hóa tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế, từ đó, lựa chọn mô hình và phương pháp phù hợp với bộ số liệu của tỉnh Thừa Thiên Huế, nghiên cứu để kiểm tra và đo lượng tác động của nền kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 1990 - 2012, từ đó, đánh giái lại những tác động tích cực, tác động tiêu cực và rút ra được những nguyên nhân của phát triển ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận án đưa ra dự báo và đề xuất giải pháp gia tăng tác động tích cực của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.


1.2.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luậtquản lý nhà nước bằng pháp luât về du lịch

Luận án Tiến sĩ Luật học Trịnh Đăng Thanh: “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay”. [65, tr.2-6] Trên cơ sở tiếp cận, phân tích đưa ra cơ sở lý luận về sự cần thiết phải quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam, luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt du lịch từ năm 1986 đến năm 1999 trước khi Pháp lệnh về du lịch được ban hành. Luận án đã nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch, từ đó đề xuất những phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước bằng pháp luật ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở thời kỳ đó, nhiệm vụ của luận án là: phân tích cơ sở lý luận của sự cần thiết phải quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước CHXHCN Việt Nam, phân tích đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước CHXHCN Việt Nam trong thời gian qua, đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước CHXHCN Việt Nam.

Luận văn thạc sĩ khoa lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật của Lê Nam “Thực hiện pháp luật về du lịch ở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa hiện nay”. [47, tr.4-6] Luận văn đã tập trung nghiên cứu lý luận thực hiện pháp luật và đánh giá thực trạng thực hiện Pháp luật Du lịch trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, Tỉnh Thanh Hóa, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả Pháp luật Du lịch trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, Tỉnh Thanh Hóa, luận văn có nhiệm vụ phân tích cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về du lịch, nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, Tỉnh Thanh Hóa, đề xuất phương hướng và giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, Tỉnh Thanh Hóa, chưa đi sâu nghiên cứu về lý luận quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch.


Luận văn thạc sĩ của Phạm Cao Thái “Pháp luật và thực thi pháp luật trong hoạt động lữ hành, hướng dẫn du lịch ở Việt Nam hiện nay”. [64, tr.2-5] Nội dung nghiên cứu đề tài này tập trung vào những quy định pháp luật về lữ hành, hướng dẫn du lịch và một số quy định pháp luật liên quan có nội dung điều chỉnh hoạt động lữ hành, hướng dẫn du lịch; thực trạng việc thi hành pháp luật trong hoạt động lữ hành, hướng dẫn du lịch ở Việt Nam hiện nay, những tồn tại, bất cập giữa những quy định so với thực tiễn, những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình diễn ra hoạt động lữ hành, hướng dẫn du lịch đòi hỏi có sự điều chỉnh của pháp luật; những đề xuất tăng cường thực thi pháp luật trong hoạt động lữ hành, hướng dẫn du lịch và giải pháp hoàn thiện những quy định pháp luật về du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

Bên cạnh ý nghĩa khoa học nêu trên, đề tài nghiên cứu đặc biệt có ý nghĩa thực tiễn. Là một đề tài ứng dụng, góp phần cùng ngành Du lịch vận dụng lý luận khoa học nhà nước - pháp luật vào thực tiễn, thực hiện công cuộc cải cách hoàn thiện hệ thống pháp luật, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch.

Mục tiêu - nhiệm vụ nghiên cứu. Trên cơ sở lý luận về pháp luật và thực thi pháp luật, thực tiễn thi hành pháp luật về lữ hành, hướng dẫn du lịch, nghiên cứu nhằm hoàn thiện pháp luật về lữ hành, hướng dẫn du lịch góp phần tăng cường thực thi pháp luật trong du lịch. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu là hệ thống được những quy định pháp luật hiện hành về lữ hành, hướng dẫn du lịch, tập trung vào những quy định trong Luật Du lịch năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành, có nghiên cứu đến một số văn bản khác có nội dung liên quan. Đồng thời, tổng kết được những hoạt động lữ hành, hướng dẫn du lịch đã diễn ra trong thực tiễn nhưng chưa được pháp luật điều chỉnh hoặc có điều chỉnh nhưng bất cập. Trên cơ sở đó, đề xuất sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện những quy định pháp luật hiện hành về du lịch và tăng cường thực thi pháp luật trong du lịch. Về nội dung đã nghiên cứu những quy định pháp luật về lữ hành, hướng dẫn du lịch trong Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Du lịch; nghiên cứu việc chấp hành quy định pháp luật của các tổ chức, cá nhân hoạt

Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 4


động kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch và việc thi hành pháp luật của các cơ quan quản lý trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Thị Như Huyền “Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam”. [38, tr.2-4] Thông qua việc nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn nêu khái quát một số vấn đề lý luận về tài nguyên du lịch, pháp luật bảo vệ tài nguyên du lịch, phân tích các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch và đánh giá thực trạng thực hiện chúng trên thực tế, luận văn đã nghiên cứu những kết quả đã đạt được, những hạn chế của thực trạng thực hiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam trong những năm qua và chỉ ra nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan của những hạn chế đó. Luận văn còn nghiên cứu các quy định của Pháp luật Du lịch và pháp luật về bảo vệ các nguồn tài nguyên trong mối liên hệ với hoạt động du lịch. Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp pháp lý về bảo vệ tài nguyên du lịch Việt Nam. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, góp phần bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam và bảo vệ tài nguyên du lịch bằng pháp luật và được triển khai ở khía cảnh xây dựng pháp luật và thực tế thực hiện pháp luật với những cách thức, biện pháp đa dạng, phong phú, phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế.

1.2.2. Một số công trình nghiên cứu khoa học của Thái Lan và Trung Quốc

Đề tài khoa học của Sokxay Soutthaveth “Quản lý du lịch bền vững chuẩn bị hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN”, [58, tr.1-4] Công trình đã đề cập đến vấn đề quản lý du lịch của Thái Lan chuẩn bị sẵn sàng để hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015, mục đích của đề tài này nhằm để giới thiệu về phương thức quản lý du lịch của Thái Lan chuẩn bị hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, đưa ra một số nội dung như: chính sách của Nhà nước về phát triển du lịch, cộng đồng kinh tế ASEAN về du lịch, phát triển du lịch bền vững, tổng kết và các khuyến nghị liên quan đến phát triển du lịch, đề tài này còn phân tích việc chuẩn bị sẵn sàng hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN của Thái Lan, Nhà nước phải chú ý đến vấn đề quản lý du lịch bền vững, sử dụng tài sản vốn có gây ảnh hưởng ít nhất đến môi trường và sử dụng lợi ích lâu dài, chú ý đến hoạt động du lịch gây ảnh


hưởng tới đời sống của nhân dân, nhất là nền văn hoá, phong tục tập quán của các cộng đồng dân cư.

Luận án tến sĩ của Saknalin Keosi “Sử dụng các biện pháp pháp lý đối với quản lý khách du lịch trong việc mua bán dịch vụ du lịch ở Thái Lan theo kiểu đóng tiền phí một lần”. [56, tr.1-7] Luận án đã nghiên cứu đến vấn đề sử dụng các biện pháp pháp lý đối với quản lý khách du lịch trong việc mua bán dịch vụ du lịch theo kiểu đóng tiền phí một lần giữa khách du lịch và các công ty dịch vụ lữ hành lớn và nhỏ. Luận án còn đưa phân tích đánh giá, việc thực hiện các biện pháp pháp lý của Thái Lan và quốc tế về quản lý khách du lịch ở các nước trong Cộng đồng châu Âu như: Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Hà Lan… như ở châu Á là Nhật Bản. Phân tích các vấn đề xảy ra khi có tranh chấp giữa khách du lịch và các công ty dịch vụ lữ hành, khi họ đóng tiền phí cho công ty dịch vụ lữ hành trước khi họ đi tham quan, khi đăng ký hợp đồng phải có điều kiện xác định trả lại cho khách du lịch ở trường hợp có vấn đề xảy ra trong chương trình đi du lịch, đề ra những vấn đề cần tiếp tục sửa đổi bổ sung trong nội dung của Nghị định năm 2007, về quản lý khách du lịch trong việc mua bán dịch vụ du lịch ở Thái Lan, Nghị định này là văn bản pháp luật về quản lý kinh doanh lữ hành, người làm kinh doanh lữ hành phải thực hiện theo Nghị định này. Luận án còn đưa ra một số ý tưởng về việc sắp xếp chương trình đi du lịch, nhận thức ban đầu về công nghiệp du lịch, giải thích pháp luật về quản lý người tiêu dùng và giải thích các văn bản pháp luật liên quan đến ngành du lịch của Thái Lan.

Có bài viết của tác giả Xu Xeng “Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch của Trung Quốc”, [94, tr.1-3] Bài viết đã nói đến vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch là công tác quản lý nhà nước đối với toàn bộ những vấn đề liên quan đến các hoạt động của các cá nhân, tổ chức diễn ra trong quá trình này. Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, thị trường du lịch ngày một sôi động và khốc liệt, kéo theo sự phát triển của lĩnh vực kinh doanh du lịch đồng thời song song với nó là những vấn đề đáng quan tâm và những thách thức nặng nề trong lĩnh vực này. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý hoạt động kinh doanh du lịch một cách có hiệu quả giữa bộn bề thách


thức đó. Bài viết đã giới thiệu vài nét tổng quan về Du lịch và hoạt động Kinh doanh du lịch ở các tình của Trung Quốc. Đồng thời nêu tổng quan về quản lý nhà nước đối với hoạt động này. Tác giả cũng đã đưa ra những thực trạng trong hoạt động quản lý: thành tựu đạt được, hạn chế còn tồn đọng. Từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch trong thời kỳ hội nhập như: Công tác ban hành và thực hiện pháp luật về du lịch cần được khắc phục từ khâu ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói chung, tổ chức bộ máy nhà nước về du lịch cần được kiện toàn, ổn định nhanh chóng, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch cần chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch cần hướng đến việc làm trong sạch môi trường du lịch và áp dụng công nghệ thông tin trong hệ thống quản lý du lịch.

1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN

1.3.1. Đánh giá chung

Những công trình khoa học đã được công bố trong nước và nước ngoài trên đây ở mức độ khác nhau đã đề cập đến một số vấn đề lý luận về du lịch, quản lý nhà nước về du lịch, các công cụ quản lý về du lịch như: chính sách du lịch, kế hoạch hóa và pháp luật. Đồng thời, một số công trình đã nghiên cứu đối với quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch (chủ yếu là nước ngoài). Những công trình này cũng đã đề cập đến một số vấn đề lý luận như khái niệm về quản lý nhà nước bằng pháp luật; nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật... Đây là kết quả quan trọng cho việc nghiên cứu và kế thừa trong luận án.

Về phương diện thực tiễn các công trình được công bố trong nước chủ yếu đề cập đến thực tiễn của hoạt động du lịch và chủ yếu đứng ở góc độ khoa học kinh tế để nghiên cứu và đánh giá hoạt động này. Những nghiên cứu đánh giá về pháp luật và quản lý nhà nước bằng pháp luật ở trong nước chưa có công trình nào đề cập. Các công trình ở nước ngoài chỉ có một số công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối


với hoạt động du lịch ở Việt Nam... Những kết quả nghiên cứu này cũng là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc nghiên cứu và viết luận án.

Từ những kết quả nêu trên cho thấy, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu tương đối toàn diện cả phương diện lý luận và thực tiễn đề tài: Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Mặc dù vậy, các công trình khoa học đã được công bố trên đây là những tài liệu tham khảo bổ ích và có giá trị cho việc nghiên cứu và viết luận án nàu của nghiên cứu sinh.

1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Vấn đề quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu ở trong nước. Luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu vấn đề này. Tuy nhiên đây là vấn đề có phạm vi nghiên cứu rộng và liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Luận án, dưới góc độ khoa học chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, tập trung giải quyết và trả lời một số nội dung sau:

- Về phương diện lý luận:

Luận giải cơ sở lý luận của quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, cụ thể là lý giải và trả lời các câu hỏi: Thế nào là quản lý nhà nước bằng pháp luật? Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch là gì? Đặc điểm của quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch là gì? Nội hàm (nội dung) quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch bao gồm những nội dung nào? Có những điều kiện nào đảm bảo cho quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch.

- Về phương diện thực tiễn:

Căn cứ vào các nội dung về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; trong phạm vi của luận án tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng, chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân.

+ Hệ thống pháp luật và công tác xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật du lịch ở Lào.


+ Tổ chức thực hiện pháp luật du lịch ở Lào trên các phương diện như: tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật du lịch; tuân thủ, thi hành, sử dụng, áp dụng pháp luật du lịch; kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật du lịch; hoàn thiện tổ chức bộ máy và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch.

+ Nhà nước thực hiện thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật du lịch.

- Trên cơ sở những đánh giá thực trạng trên đây để giải quyết những bất cập thì luận án có những quan điểm gì và đề xuất những giải pháp nào? nhằm bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.

1.3.3. Quan điểm kế thừa và phát triển mới của đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu, tham khảo các công trình nghiên cứu đã đi trước, nghiên cứu sinh học hỏi được nhiều kinh nghiệm về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch của một số nước trong khu vực đặc biệt là Việt Nam. Trong đó nghiên cứu sinh tâm đắc nhất là bài học kinh nghiệm của Việt Nam về công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật. Luận án trân trọng và cố gắng kế thừa một cách chọn lọc những kết quả nghiên cứu về mặt lý luận cũng như một số ý tưởng về giải pháp của tác giả đi trước để tìm ra bài học kinh nghiệm vận dụng vào tình hình thực tế của CHDCND Lào.

Luận án tập trung nghiên cứu làm rõ và bổ sung cơ sở lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch, đánh giá đúng thực trạng tìm ra nguyên nhân cả điểm mạnh, điểm yếu của vấn đề quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước CHDCND Lào, hoàn thiện tiêu chuẩn, xây dựng nội dung đánh giá thực trạng đối với quản lý nhà nước bằng pháp luật. Đề xuất một số giải pháp khả thi đổi mới trong việc quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước CHDCND Lào.

Xem tất cả 186 trang.

Ngày đăng: 27/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí