Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập - 6


qua tài khoản ngoại tệ cá nhân hoặc tài khoản tiết kiệm bằng ngoại tệ, hoặc có thể chuyển đổi ra VND theo tỷ giá của ngân hàng, nhưng phải chịu thuế thu nhập không thường xuyên. Các đại lý kiều hối được chi trả kiều hối khi ký hợp đồng với ngân hàng. Việc không cho phép nhận kiều hối bằng ngoại tệ tiền mặt hạn chế việc phát triển thị trường tự do và mức độ đô la hoá trong thời kỳ này. Tuy nhiên, trên thực tế người thụ hưởng đã rút tiền gửi trước thời hạn từ các tài khoản tiền gửi ngoại tệ. Tỷ giá chuyển đổi thấp hơn tỷ giá thị trường tự do. Các NHTM chưa cải tiến dịch vụ ngân hàng và phí còn cao và phải chịu thuế thu nhập nên lượng kiều hối chuyển về tuy cao hơn giai đoạn trước nhưng còn thấp so với tiềm năng. Hoạt động chuyển tiền lậu vẫn còn xảy ra với quy mô lớn

Năm 1999, để phù hợp với Nghị định 63 về quản lý ngoại hối và khắc phục các yếu điểm của chính sách kiều hối nêu trên, Quyết định 170/1999/QĐ- TTg ngày 18/9/1999 của chính phủ và Thông tư số 02/2000/TT-NHNN7 ngày 24/02/2000 Hướng dẫn thị hành Quyết định 170 trên của NHNN được ban hành.

Đặc biệt, từ tháng 8/2003, NHNN đã cho phép các NHTMCP được thành lập các công ty kiều hối trực thuộc, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có; điều kiện thành lập các văn phòng đại diện ở nước ngoài để xúc tiến các kênh kiều hối cũng thuận lợi hơn.

Cuối tháng 9/2005, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định nâng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài trong các công ty cổ phần (trong đó có Việt Kiều) lên 49%, thay mức 30% như trước. Điều này được các nhà Việt kiều đánh giá cao sau nhiều năm kiến nghị.

Ngoài ra, theo Nghị định 81/2001/NĐ-CP ngày 5/11/2001 về việc cho phép Việt Kiều trở về nước mua nhà, đất cũng đã được triển khai, tạo thêm kênh vốn chính thống với khối lượng lớn.

Chính sách kết hối


Năm 1994, nhằm hướng đến trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam, Chính phủ đã ban hành quyết định 396-TTg ngày 4/8/1994 ―Về việc


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

bổ xung, sửa đổi một số điểm về quản lý ngoại hối trong tình hình mới‖. Tiếp theo, NHNN ban hành Quyết định số 37/1998/QĐ-TTg ngày 14/2/1998 về một số biện quản lý ngoại tệ và Công văn số 157/1998/CV-NHNN7 ngày 23/2/1998 về việc thực hiện điều 5 Quyết định số 37/1998/QĐ-TTg. Nội dung chính của các văn bản này là các tổ chức kinh tế (không bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nằm ngoài danh mục: sản xuất thay thế hàng nhập khẩu thiết yếu, xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình quan trọng và doanh nghiệp trong khu ché xuất) được giữ lại một phần ngoại tệ có trên tài khoản để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch thu chi ngoại tệ được lập theo hàng quý, số còn lại phải bán cho hệ thống ngân hàng. Riêng số ngoại tệ từ vốn pháp định (của doanh nghiệp FDI), nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay và tài trợ của nước ngoài chưa sử dụng không phải bán. Đối với các tổ chức phi kinh tế chỉ được giữ lại ngoại tệ đủ để duy trì tài khoản ngoại tệ, số còn lại phải bán cho ngân hàng. Các chính sách kết hối này đã góp phần tập trung ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng, giảm tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, song vẫn còn mang nặng tính chất kế hoạch hoá tập trung , hạn chế sự linh hoạt của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Quyết định số 37 của Chính phủ chỉ cho phép mỗi tổ chức mở một tài khoản ngoại tệ tại một ngân hàng, vì vậy doanh nghiệp không có sự so sánh chất lượng dịch vụ giữa các ngân hàng, không tạo ra cơ chế cạnh tranh cho hệ thống ngân hàng.

Giai đoạn từ năm 1998 đến nay: Ngày 12/9/1998 Chính phủ đã ban hành Quyết định 173/1998/QĐ-TTg và NHNN ban hành Thông tư số 08/1998/TT- NHNN7 Hướng dẫn thi hành quyết định trên quy định chế độ kết hối đố với người cư trú là tổ chức kinh tế trừ các doanh nghiệp FDI không được Chính phủ cân đối ngoại tệ phải bán 80% nguồn thu vãng lai cho Ngân hàng, các tổ chức phi kinh tế phải bán 100% ngoại tệ từ nguồn thu vãng lai cho Ngân hàng trong vòng 15 ngày. Các nguồn thu ngoại tệ không phải nguồn thu vãng lai thì không phải bán. Đến cuối năm 1998, để tránh tình trạng các doanh nghiệp tìm cách lách biến nguồn thu vãng lai thành nguồn thu khác để tránh chế độ kết hối, Thủ

Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập - 6


tướng chính phủ ra Quyết định 232/1998/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 173 giảm thời gian kết hối từ 15 ngày xuống 3 ngày. Chính sách này đã làm giảm đáng kể việc găm giữ ngoại tệ của các tổ chức trên tài khoản, làm giảm sức ép lên tỷ giá và cung cầu ngoại tệ trên thị trường đã bớt căng thẳng vào đầu năm 1999.

Để thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế, với xu hướng tự do cán cân vãng lai, chính sách kết hối- một công cụ hành chính bắt buộc chỉ nên áp dụng tạm thời đã có nhiều thay đổi kể từ năm 1999. Cụ thể tỷ lệ kết hối giảm dần từ mức 80% đối với các tổ chức kinh tế xuống còn 50% năm 1999 theo Quyết định số 314/1999/QĐ-NHNN7 của Ngân hàng nhà nước ban hành ngày 9/9/1999 , 40% năm 2001 trong Quyết định số 61/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/4/2001, 30% năm 2002 theo Quyết định số 61/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 15/5/2002 và 0% năm 2003 trong Quyết định số 46/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 2/4/2003. Sự thay đổi trong chính sách kết hối năm 2001 thể hiện nguyên tắc bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Quy định này áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp FDI khi các doanh nghiệp này được quyền mua bán ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng khi có nhu cầu mà trước đây họ phải tự cân đối ngoại tệ. Chính sách kết hối 0% năm 2003 đánh dấu bước đi tiến tới hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam thông qua việc tự do hoá cán cân vãng lai của Việt Nam theo tiêu chuẩn của IMF.

Ngoài ra, các giao dịch chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài trong các giao dịch vãng lai đã được nới lỏng. Cụ thể, NHNN đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 131/2005/NĐ-CP ban hành ngày 18/04/2005 sửa đổi, bổ xung Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 về quản lý ngoại hối, trong đó đơn giản hoá các thủ tục chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài, theo đó người không cư trú và cư trú được mua, bán, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài cho các nhu cầu thanh toán vãng lai hợp pháp không phải xuất trình các các chứng từ liên quan đến việc xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối Nhà nước Việt Nam như trước đây; NHNN cũng đã sửa đổi, bổ xung quy đinh về


mang ngoại tệ tiền mặt khi xuất cảnh (Quyết định số 921/2005/QĐ-NHNN ngày 26/5/2005). Quyết định mới này nâng mức ngoại tệ phải khai báo Hải quan lên

7.000 USD (trước 3.000 USD), tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân có nhu cầu mua, chuyển, mang ngoại tệ cho các mục đích được phép như du lịch, học tập, khám chữa bệnh…giảm bớt các thủ tục cấp phép của NHNN.

b. Quá trình tự do hóa từng phần các giao dịch vốn:


Cũng như các nước đang phát triển khác Việt Nam còn thiếu vốn để đầu tư phát triển nên các giao dịch vốn chưa thể tự do hoá hoàn toàn và còn chịu sự quản lý của nhà nước theo nguyên tắc khuyến khích luồng vốn chuyển vào và hạn chế các giao dịch chuyển vốn ra khỏi lãnh thổ. Mọi nguồn thu ngoại tệ từ các giao dịch vốn đều phải chuyển về nước. Các doanh nghiệp và các nhân không được mở tài khoản ở nước ngoài trừ một số trường hợp dặc biệt được NHNN cho phép.

Chính sách vay và trả nợ nước ngoài


Trước năm 1990 với chính sách đóng cửa nền kinh tế, nợ nước ngoài hình thành chủ yếu từ khu vực công. Hiệu quả sử dụng vốn chưa được coi trọng và tính toán trên cơ sở hiệu quả. Thời kỳ này, Việt Nam mới chỉ chú trọng vay càng nhiều càng tốt, chưa có chiến lược và chính sách quản lý nợ nước ngoài phù hợp, và chưa tính đến khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Do vậy vào cuối những năm 80 VN không có khả năng trả nợ IMF khi xuất khẩu giảm mạnh do bất ổn chính trị ở các nước XHCN.

Từ năm 1991, cùng với công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế, Chính phủ đã thực hiện hàng loạt các biện pháp xử lý nợ cũ như xin xoá nợ, hoãn nợ, chuyển đổi nợ, lấy mới trả cũ cũng như bố trí một phần ngân sách để trả. Dư luận quốc tế đánh giá cao kết quả xử lý nợ của Việt Nam và coi đây là bước đi quan trọng của Việt Nam khi hội nhập thị trường tài chính quốc tế.


Nghị định số 58/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/8/1993 đã tạo cơ sở pháp lý ban đầu cho phép các doanh nghịêp được ký kết vay nợ nước ngoài theo phương thức tự vay tự trả. Theo nghị định này, các doanh nghiệp trước khi vay vốn nước ngoài phải xin phép NHNN và các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ từ nguồn vay vốn phải chuyển về nước vào tài khoản ngoại tệ mở tại NH được phép. Sau khi có văn bản chấp thuận của NHNN về việc vay vốn nước ngoài, các doanh nghiệp mới được ký hợp đồng vay vốn nước ngoài và thực hiện rút vốn khoản vay và trả nợ khoản vay khi đến hạn.

Để từng bước nới lỏng chính sách vay và trả nợ nước ngoài, đáp ứng yêu cầu hội nhập nền kinh tế, Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/1998/NĐ-CP thay thế Nghị định 58 nói trên phân tích rõ trách nhiệm quản lý của các bộ ngành. Theo đó, trừ các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp được quyền ký kết khoản vay nước ngoài phù hợp với các điều kiện vay vốn quy định cho từng thời kỳ và chỉ cần đăng ký khoản vay nước ngoài với NHNN trước khi rút vốn. Tuy nhiên, khi vay vốn nước ngoài, các doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện về lãi suất do NHNN quy định trong từng thời kỳ( năm 1999 các khoản vay ngắn hạn phải có lãi suất< 7.5% và lãi suất của khoản vay trung dài hạn < 2.5%) và các doanh nghiệp chỉ được mở một tài khoản ngoại tệ khác để tiếp nhận vốn vay và trả nợ nước ngoài. Các trường hợp mở tài khoản ở nước ngoài để tiếp nhận và chi trả vốn vay phải được NHNN cho phép trong trường hợp đặc biệt.

Hiện nay hoạt động vay và trả nợ nước ngoài được quản lý theo NĐ 134/2005/NĐ- CP do NHNN ban hành. Nghị định này ra đời khắc phục hạn chế lớn nhất của NĐ 90 đó là quy định rõ trách nhiệm của các quản lý, đồng thời tạo cơ chế thông thoáng hơn đối với hoạt động vay vốn nước ngoài của doanh nghiệp (Lãi suất trần được từ bỏ, các doanh nghiệp được quyền mở tài khoản ngoại tệ khác để tiếp nhận vay vốn). Đồng thời nhằm đánh giá đúng hiện trạng nợ của quốc gia từ đó có những giải pháp quản lý và trả nợ một cách toàn diện, tránh gây gánh nặng nợ cho thế hệ tương lai, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết


định số 231/2006/QĐ-TTg ban hành Quy chế ―Xây dựng và quản lý hệ thống chỉ tiêu đánh giá, giám sát tình trạng nợ nước ngoài của quốc gia‖. Trong đó quy định rõ các căn cứ mức độ nợ của quốc gia, tình trạng nợ của khu vực công và phù hợp với thông lệ quốc tế, các ngưỡng an toàn đối với các chỉ tiêu nợ nước ngoài trong từng thời kỳ, đảm bảo bền vững nợ nước ngoài của quốc gia... Theo quy định của Quy chế này, hàng năm Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp và xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ thông qua Tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia như một bộ phận của kế hoạch hàng năm về vay và trả nợ nước ngoài.

Về các chính sách quản lý nợ nước ngoài ngắn hạn: Năm 1997, Thống đốc NHNN ban hành QĐ số 207/QĐ-NH7 kèm theo quy chế mở L/C trả chậm, trong đó đưa ra các quy định chặt chẽ đối với các NH mở L/C và các doanh nghiệp khi thực hiện nghiệp vụ này khi cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực trong khu vực bùng nổ để hạn chế sự gia tăng quy mô nợ nước ngoài dưới hình thức mở L/C trả chậm. Tiếp đó, năm 2001 NHNN đã ban hành quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN thay thế Quyết định 207 nói trên, trong đó tạo điều kiện cho NHTM chủ động xác định hạn mức mở L/C trong giới hạn an toàn, thả lỏng cho doanh nghiệp tính toán, lựa chọn phương án vay vốn.

Chính sách quản lý ngoại hối trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài:


Trước đây, các doanh nghiệp FDI phải tự cân đối ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng trừ một số doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực ưu tiên. Cuối những năm 1990, quy định này đã được bãi bỏ, cho phép mọi doanh nghiệp được quyền mua ngoại tệ tại các NHTM khi có nhu cầu thanh toán với nước ngoài. Bên cạnh đó quy định về mọi nguồn thu ngoại tệ của cán cân vốn (kể cả ngắn, trung và dài hạn) của doanh nghiệp phải được thực hịên qua tài khoản vốn chuyên dùng đã được nới lỏng. Cụ thể, hiện nay chỉ có các nguồn thu ngoại tệ của doanh nghiệp FDI thuộc cán cân vốn là trung, dài hạn mới phải thực hiện qua tài khoản này. Khi vay vốn nước ngoài, trước đây các doanh nghiệp FDI


phải tuân thủ nguyên tắc vốn vay nước ngoài không được làm tăng tổng vốn đầu tư. Hiện nay, quy định này đã được nới lỏng, NHNN đã có văn bản hướng dẫn vốn vay trong tổng vốn đầu tư là vốn vay trong nước và nước ngoài nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể vay mới, để lựa chọn phương án vay vốn với chi phí rẻ nhất; Khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thay vì phải chịu mức thuế từ 3% đến 7% như trước đây, hiện nay theo Quyết định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003, mức thuế này bằng 0%.

Chính sách đầu tư gián tiếp nước ngoài


Theo Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg ngày 11/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam: Các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam tối đa bằng 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp Việt Nam. Đây được coi là một động thái tích cực đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhằm phát triển thị trường vốn. Song trong giai đoạn này, Chính phủ đang đẩy mạnh việc cổ phần hóa DNNN, trong đó có cả các tổng công ty, các doanh nghiệp lớn và Nghị định 187/2004/NĐ-CP phép rộng rãi nhà đầu tư trong nước, nhà ĐTNN tham gia đấu giá mua cổ phần của các DNNN cổ phần hóa, thì việc giới hạn tỷ lệ tham gia của nhà ĐTNN tối đa là 30% sẽ không tạo điều kiện cho nhà đầu tư có nguồn lực tài chính, công nghệ tiên tiến tham gia vào quá trình cổ phần hóa. Hơn nữa, tại thời điểm đó rất nhiều nhà đầu tư đã mua tới giới hạn được phép đầu tư, muốn đầu tư thêm nữa nhưng không được phép. Nhận thấy được sự bất cập đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg ngày 29/9/2005 và Thông tư số 90/2005/TT-BTC (17/10/2005) Hướng dẫn thi hành Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg ngày 29/9/2005 về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán. Theo đó, Tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu niêm yết,


đăng ký giao dịch của một tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán (Tỷ lệ này trong các NHTMCP vẫn là 30%).

Với định hướng hội nhập kinh tế quốc tế, Quyết định số 1550/2004/QĐ- NHNN ban hành ngày 16/12/2004 của NHNN đối với việc mua, bán chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài tại Trung tâm giao dịch chứng khoán, thay thế cho Quyết định số 998/2002/QĐ-NHNN ngày 13/9/2002, theo đó quy định nhà đầu tư nước ngoài phải nắm giữ khoản tiền vốn đầu tư trong 1 năm được bãi bỏ và đưa ra các điều kiện chuyển các khoản thu nhập từ đầu tư chứng khoán về nước một cách thuận lợi hơn.

Mặc dù đã khá thông thoáng trong chính sách đầu tư gián tiếp, song có thể thấy một trong những trở ngại lớn đối với các nhà đầu tư gián tiếp trong thời gian qua là việc chuyển đổi USD sang VND để đầu tư (theo Nghị định 160/2006/NĐ-CP về chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối mới được ban hành quy định các nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư gián tiếp vào Việt Nam phải sử dụng tiền Việt Nam đồng) vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008. Sau khi gia nhập WTO, lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng đột biến (chỉ tính riêng năm 2007 đã tới 20 tỉ USD). Về nguyên tắc khi luồng vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam tăng, Việt Nam Đồng (VNĐ) sẽ lên giá để tạo ra điểm cân bằng. Tuy nhiên, với chiến lược phát triển dựa vào xuất khẩu, NHNN Việt Nam phát hành VNĐ mua lại lượng ngoại tệ này với mục đích kìm tỉ giá của VNĐ với đồng Đô la Mỹ (USD) thấp hơn điểm cân bằng nhằm nâng cao tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu về giá cả. Tuy nhiên lại làm nảy sinh sự bất ổn về giá cả tiêu dùng. Lạm phát cuối năm 2007 lên đến 2 con số. Đứng trước nguy cơ lạm phát tăng cao, NHNN lại quyết định hạn chế việc phát hành VNĐ vào cuối năm 2007, trùng với thời điểm các nhà ĐTNN tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Nền kinh tế dư thừa USD, đồng USD giảm giá. Các NHTM do phải tính toán đến lợi nhuận, nên đã hạn chế mua USD. Các nhà đầu tư chứng khoán không thể

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 08/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí