Đối Với Hoạt Động Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài


Chính sách VNĐ yếu mặc dù có thể thúc đẩy xuất khẩu nhưng đồng thời lại góp phần ―nhập khẩu lạm phát‖ vào Việt Nam. Lí do là sản xuất tại Việt Nam hiện nay phụ thuộc rất lớn vào các nguyên vật liệu nhập khẩu như xăng dầu, xi măng, sắt thép, máy móc…Sự mất giá của USD hay nói cách khác là sự tăng giá thành của các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu cho sản xuất tính bằng VNĐ dưới chế độ tỷ giá neo là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chi phí sản xuất trong nước tăng, kéo theo giá cả hàng hóa tăng theo và việc VNĐ mất giá so với các ngoại tệ khác góp phần đáng kể vào việc tăng giá thành của hàng nhập khẩu, khiến cán cân thương mại bị thâm hụt lớn. tổng kim ngạch XK cả nước năm 2007 đạt 48,4 tỷ SD, vượt 3,5% so với mục tiêu đề ra và tăng 21,5% so với năm 2006, tương ứng với kim ngạch tăng trên 8,56 tỷ USD. Song con số nhập khẩu cũng đạt mức kỷ lục 60,83 tỷ USD, tăng 33,5% so với năm 2006, làm cho tỷ lệ nhập siêu cũng cao ngất ngưởng 12,43 tỷ USD, tăng 24,5% so với năm 2006.

2.2.3.3. Đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

Ngay từ giai đoạn đầu của thời kỳ mở cửa, mặc dù bị chi phối bởi chính sách cấm vận của Mỹ, các nhà đầu tư nước ngoài đã thăm dò và chuyển vốn về Việt Nam. Hơn nữa, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài như: Luật đầu tư nước ngoài năm 1987; quy chế hoạt động của khu chế xuất (1991)…Song do mức độ mở cửa còn hạn hẹp nên lượng vốn FDI trong giai đoạn đầu là không đáng kể, tổng số vốn đăng ký chỉ đạt gần 1,6 tỷ USD còn vốn thực hiện không đáng kể vì các doanh nghiệp FDI phải hoàn thành thủ tục cần thiết ngay cả khi đã được cấp giấy phép đầu tư. Song do có những nỗ lực tích cực trong việc cải thiện môi trương đầu tư: củng cố và hoàn thiện môi trường pháp lý cho các nhà đầu tư nước ngoài, mà điển hình là sự ra đời của Luật Đầu tư 2005 do Quốc hội ban hành có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 và thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận với các nguồn vốn vay ngoại tệ, chuyển ngoại tệ về nước, giảm thuế thu nhập cá nhân, ban hành quy định mới để chuyển doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thành


công ty cổ phần, đối xử bình đẳng giữa các nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài....nên hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Trong giai đoạn 1988-2007 quy mô vốn đầu tư liên tục tăng. Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có hiệu quả đã mở rộng quy mô sản xuất-kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư, nhất là từ năm 2001 trở lại đây. Tính đến hết năm 2007 có gần 4.100 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm hơn 18,9 tỷ USD, bằng 23,8% tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới. Thời kỳ 1988-1990 việc tăng vốn đầu tư hầu như chưa có do số lượng doanh nghiệp ĐTNN còn ít. Từ số vốn đầu tư tăng thêm đạt 2,13 tỷ USD trong 5 năm 1991-1995 thì ở giai đoạn 1996-2000 đã tăng gần gấp đôi so với 5 năm trước (4,17 tỷ USD). Giai đoạn 2001-2005 vốn đầu tư tăng thêm đạt 7,08 tỷ USD (vượt 18% so dự kiến là 6 tỷ USD) tăng 69% so với 5 năm trước. Trong đó, lượng vốn đầu tư tăng thêm vượt con số 1 tỷ USD bắt đầu từ năm 2002 và từ năm 2004 đến 2007 vốn tăng thêm mỗi năm đạt trên 2 tỷ USD, mỗi năm trung bình tăng 35%.

Biểu đồ 2.6: FDI vào Việt Nam từ năm 1989 - 2005



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

12000 1000


Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập - 9

10000


900


800


8000


700


Số dự án

600


Triệu USD

6000 500


4000


400


300


2000


200


100


0 0

1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Năm


Vốn đăng ký Vốn giải ngân Số dự án cấp phép mới


Nguồn: Niên giám thống kê năm 2005


Vốn tăng thêm chủ yếu tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng, đạt khoảng 40,6% trong giai đoạn 1991-1995 ; 65,7% trong giai đoạn 1996-2000, khoảng 77,3% trong thời kỳ 2001-2005. Trong 2 năm 2006 và 2007 tỷ lệ tương ứng là 80,17% và 79,1% tổng vốn tăng thêm.

Vốn thực hiện có xu hướng tăng qua các năm nhưng với tốc độ chậm trong khi vốn đăng ký và số lượng dự án cấp mới biến động tăng mạnh. Nếu như cả giai đoạn 1991-1995 vốn thực hiện mới đạt 7,1 tỷ USD, chiếm 44% tổng vốn đăng ký mới ( bao gồm phần vốn góp của Bên Việt Nam trên 1 tỷ USD - chủ yếu là giá trị quyền sử dụng đất và vốn nước ngoài đưa vào khoảng 6,1 tỷ USD) thì trong thời kỳ 1996-2000, mặc dù có ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế khu vực, vốn thực hiện đã đạt 13,5 tỷ USD, tăng 89% so với 5 năm trước, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới (trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam là 1,4 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 12 tỷ USD) và tăng 90% so với 5 năm trước. Trong 5 năm 2001-2005 vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới, tăng 6% so với 5 năm trước và vượt 30% dự báo ban đầu (11 tỷ USD) nêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP, trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam đạt trên 1,1 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 12,6 tỷ USD. Riêng hai năm 2006 và 2007, tổng vốn đăng ký đạt 32.3 tỷ USD, tổng vốn thực hiện đạt 8,7 tỷ USD (trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam đạt gần 1 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 7,7 tỷ USD), tuy chỉ bằng 27% tổng vốn đăng ký mới, nhưng vốn thực hiện năm 2007 tăng 12% so với năm 2006, và sẽ là tiền đề cho việc giải ngân của 2 năm tới 2008 và 2009 tăng cao vì trong các dự án cấp mới trong 2 năm 2006 và 2007 có nhiều dự án quy mô vốn đăng ký lớn.

Do vốn đầu tư chủ yếu từ các nhà đầu tư châu Á (59%) nên trong số vốn tăng thêm, vốn mở rộng của các nhà đầu tư châu Á cũng chiếm tỷ trọng cao nhất 66,8% trong giai đoạn 1991-1995, đạt 67% trong giai đoạn 1996-2000, đạt

70,3% trong thời kỳ 2001-2005. Trong 2 năm 2006 và 2007 tỷ lệ tương ứng là

72,1% và 80%.


Qua khảo sát của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản -JETRO tại Việt Nam có trên 70% doanh nghiệp ĐTNN được điều tra có kế hoạch tăng vốn, mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Điều này chứng tỏ sự tin tưởng và an tâm của nhà ĐTNN vào môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam còn hạn chế nhất định như: Hoạt động xuất nhập khẩu của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nguyên nhân gây thâm hụt cán cân thương mại. Nguyên nhân của hiện tượng này, trước hết là do phần lớn FDI chuyển vào Việt Nam đều được thực hiện dưới hình thức nhập khẩu máy móc thiết bị, hàng hoá cho dự án đầu tư, điều này làm tăng giá trị nhập khẩu trong kỳ. Thứ hai, trong lĩnh vực liên doanh, phần lớn các dự án tập trung vào sản xuất thay thế hang nhập khẩu, chỉ có khhoảng 27% vốn FDI đầu tư vào công nghiệp sản xuất hàng hàng xuất khẩu. Kết quả là, giá trị hàng xuất khẩu được hình thành từ nguồn FDI của Việt Nam thấp hơn nhiều so với giá trị hàng nhập khẩu. Ngoài ra, việc chuyển tiền, lợi nhuận về nước, chuyển tiền chi trả quyền sở hữu công nghiệp, phí chuyên gia, lãi vốn vay…cũng làm ảnh hưởng đến mức thâm hụt của cán cân thanh toán.‌

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM

2.3.1. Những kết quả đạt được


Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt. Chúng ta đã thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức vốn đầu tư trực tiếp (FDI), vốn đầu tư gián tiếp (FPI) và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), cũng đã thiết lập được quan hệ tín dụng với các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế, tranh thủ được số lượng đáng kể vốn vay ưu đãi của Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), đồng thời tranh thủ khoa học - công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu để phát triển đất nước


Một trong những nhân tố góp phần không nhỏ trong việc ổn định và phát triển kinh tế của đất nước là những thành tựu đạt được trong việc đổi mới chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ. Đó là:

- Chính sách quản lý ngoại hối được đổi mới triệt để về tư duy lẫn điều

hành


Chủ trương của Nhà nước độc quyền quản lý và kinh doanh ngoại hối,

được quy định trong Điều lệ quản lý ngoại hối năm 1963, đã được Chính phủ đổi mới bằng Điều lệ quản lý ngoại hối năm 1998 và Nghị định 63/1998/NĐ-CP về quản lý ngoại hối được ban hành ngày 17/8/1998. Theo các văn bản này, chính sách quản lý ngoại hối của nhà nước dần được mở rộng. Mục tiêu, đối tượng, nội dung, phạm vi kiểm soát ngoại hối được nới lỏng một cách thận trọng. Hoạt động ngoại hối ngày càng được chấn chỉnh và kiểm soát chặt chẽ hơn từ khâu hoạch định, tổ chức, thực hiện đến kiểm tra, giám sát. Đây là sự thay đổi lớn trong cách tư duy cũng như trong quản lý ngoại hối của Chính phủ.

- Cơ chế điều hành tỷ giá được thay đổi căn bản


Cơ chế tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà nước đã dần dần thay đổi cơ chế cố định, đa tỷ giá. Việc tỷ giá được đánh giá khách quan hơn đã phần nào phản ánh đúng giá trị thực của đồng tiền, kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, làm thay đổi cơ bản tâm lý của thị trường. Lòng tin của công chúng vào chính sách kinh tế nói chung và chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối nói riêng tuy có bị dao động trong thời gian gần đây, nhưng đại đa số dân chúng vẫn rất tin tưởng vào cơ chế quản lý, cũng như sự can thiệp kịp thời của nhà nước trong lĩnh vực quản lý ngoại hối. Tác động này được thể hiện rõ nét ở mức gia tăng tổng vốn đầu tư cho nền kinh tế. Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư nội bộ trong nền kinh tế từ 14,7%-22,3% so với mức tăng trưởng GDP 8,2% giai đoạn 1990-1995, lên 32,1%-38.8 % so với mức tăng trưởng GDP 7,62% giai đoạn 2001-2007…. Nguồn ngoại tệ tập trung vào ngân hàng ngày càng tăng. Theo báo cáo của NHNN Việt Nam, chi nhánh Tp.HCM, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ trên


toàn địa bàn thành phố năm 2002 đạt 33.161 tỷ đồng, năm 2003 là 38.376 tỷ, và con số này tăng lên đạt 465.000 tỷ đồng, tăng 14 lần so với năm 2002.

- Các công cụ quản lý ngoại hối được sử dụng tương đối hiệu quả


Bên cạnh thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá, NHNN đã có nhiều nỗ lực trong việc sử dụng các công cụ quản lý ngoại hối như: quy định tỷ lệ kết hối của doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ, điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thay đổi mức ngoại tệ được phép chuyển ra nước ngoài, sửa đổi quy chế mở L/C trả chậm, quy định về vay trả nợ nước ngoài, quản lý trạng thái ngoại hối của các Ngân hàng thương mại v.v.. Trong một số điều kiện nhất định, các công cụ trên đã có ảnh hưởng tốt đến chu chuyển tiền tệ, chu chuyển vốn trong nền kinh tế, giúp Việt Nam vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á và đạt mức tăng trưởng khá tốt trong những năm vừa qua.

- Thị trường ngoại tệ LNH phát triển ngày một lớn mạnh về quy mô và chiều sâu

Sự ra đời của hai trung tâm giao dịch ngoại tệ vào năm 1991 và thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng vào năm 1994 là một thành quả của Chính phủ trong quản lý ngoại hối. Tại đây, các định chế tài chính có thể kinh doanh ngoại tệ nhằm thỏa mãn các nhu cầu tiền tệ của khách hàng và cân bằng trạng thái ngoại hối của ngân hàng. Cũng tại thị trường này, NHNN có thể quan sát, kiểm soát, quản lý hoạt động ngoại hối bằng cách đặt lệnh mua, lệnh bán cuối cùng; đồng thời thông qua thị trường, NHNN kịp thời nắm bắt các biến động về ngoại hối để có thể đề ra các biện pháp, chính sách quản lý hữu hiệu góp phần ổn định nền tiền tệ quốc gia.

- Có sự kết hợp giữa chính sách quản lý ngoại hối và chính sách tiền tệ

khác


Trước hết là với chính sách lãi suất, trong những năm vừa qua Ngân hàng

Nhà nước đã nhiều lần thay đổi tỷ giá kết hợp với điều chỉnh lãi suất đồng Việt


Nam và Đô-la Mỹ theo hướng vừa phù hợp với biến động của thị trường tiền tệ quốc tế, vừa hài hòa với mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ; đồng thời hạn chế hiện tượng dòng ngoại tệ ra nước ngoào. Thật vậy, vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008, khi nhận thấy sự bất hợp lý trong tỷ giá và lãi suất, cụ thể giá trị đồng Việt Nam luôn có xu hướng tăng, trong khi mức chênh lệch lãi suất của đồng Việt Nam và ngoại tệ mà điển hình là Đô-la Mỹ không tương xứng, NHNN đã điều chỉnh lãi suất theo hướng nâng lãi suất cơ bản của VND và hạ lãi suất huy động USD. Biện pháp được đưa ra đúng thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục hạ lãi suất USD (đưa lãi suất USD xuống còn 2%/ năm) đã góp phần đáng kể trong việc quản lý nền tiền tệ quốc gia.

Thứ hai, để hạn chế tốc độ đô-la hóa nền kinh tế và ngăn ngừa rủi ro tỷ giá của các NHTM, NHNN đã điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo hướng nâng cao mức dự trữ bắt buộc của USD và hạ mức dự trữ đối với VND.

Thứ ba, để mở rộng đối tượng sử dụng ngoại tệ, NHNN đã mở rộng đối tượng được cấp tín dụng ngoại tệ, tự do hóa lãi suất. Thông qua các chính sách này, NHNN đã hạn chế phần nào tình trạng găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp, kiểm soát được luồng ngoại tệ chuyển ra ngước ngoài của các NHTM, làm giảm phần nào tốc độ đô-la hóa nền kinh tế.

- Hoạt động quản lý ngoại hối góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài


Sự thông thoáng trong chính sách quản lý ngoại hối và tính cởi mở của chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài là những nhân tố quan trọng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm chuyển vốn kinh doanh vào Việt Nam. Thực tế cho thấy mức tăng vốn đầu tư nước ngoài của Viêt Nam trong thời gian qua khá tốt và đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế.

Sau một thời gian dài bị bao vây, cấm vận, Việt Nam đã từng bước đàm phán, thương lượng nợ nước ngoài với các quốc gia, các tổ chức quốc tế v.v.. Việc làm này đã khai thông mối quan hệ tìa chính, tiền tệ với thị trường quốc tế.


Việt Nam đã nhận được các khoản tài trợ của WB, ADB và nhiều tổ chức, quốc gia khác cho các dự án về cơ sở hạ tầng, an ninh xã hội v.v.. Đối với hoạt động vay trả nợ tư nhân nước ngoài, cơ chế điều hành tỷ giá đã tạo ra sự an tâm của các nhà tài trợ quốc tế. Các doanh nghiệp trong nước chủ động, linh hoạt và tiếp cận được nhiều nguồn tín dụng thương mại thông qua L/C trả chậm. Ngoài ra, Chính phủ cũng thành công trong việc thu hút một lượng lớn ngoại tệ dưới hình thức kiều hối. Các nguồn vốn này đã góp phần đáng kể trong công cuộc cải cách, thay đổi cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao dân trí v.v.. đưa Việt Nam sớm hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.

- Tạo điều kiện phát triển ngoại thương, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu

Việc thực hiện chế độ tỷ giá thả nổi của Chính phủ buộc các đơn vị xuất nhập khẩu phát huy tính năng động, sang tạo trong kinh doanh, nắm bắt nhanh tín hiệu thị trường, kịp thời thay đổi cơ cấu mặt hàng, hạ thấp chi phí, xóa bỏ hiện tượng nhập hàng bừa bãi không tính đến hiệu quả kinh tế của thương vụ v.v.. Kết quả, thị trường ngoại thương ngày càng mở rộng, kim ngạch xuất khẩu ngày càng gia tăng, tình trạng nhập siêu dần dần được hạn chế, cán cân thương mại ngày càng được hoàn thiện.

- Hoạt động quản lý ngoại hối góp phần phát triển quan hệ hợp tác quóc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng

Chính sách quản lý ngoại hối mới đã tạo được điều kiện cho các định chế tài chánh trong nước mở rộng quan hệ kinh doanh với thị trường tài chánh quốc tế. Ngày càng nhiều ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh kinh doanh tiền tệ ở Việt Nam và một vài ngân hàng Việt Nam đã bắt đàu giao dịch ở hải ngoại. Hàng hoá của thị trường tiền tệ, thị trường vốn ngày một phong phú. Hệ thống ngân hàng ngày càng tực hiện tốt vai trò trung gian tài chính và đã trở thành kênh phân phối hữu hiệu trong nền kinh tế, góp phần đẩy nhanh tiến độ hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/09/2022