Ảnh Hưởng Của Chính Sách Quản Lý Ngoại Hối Đến Nền Kinh Tế


bán ngoại tệ để đầu tư. Điều này đã tác động một phần không nhỏ đến sự trững lại trên thị trường chứng khoán.

Chính sách đầu tư ra nước ngoài


Hiện nay, Theo Nghị định số 78/2006/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 9/8/2006, quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã được mở rộng cho mọi thành phần kinh tế. Trên cơ sở quyết định này, các doanh nghiệp Việt Nam được mở rộng nguồn ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài góp vốn đầu tư, thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp. Cụ thể là nguồn từ tài khoản tiền gửi ngoại tệ của doanh nghiệp mở tại Ngân hàng được phép; mua ngoại tệ tại ngân hàng được phép; vay ngoại tệ tại ngân hàng được phép phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc cho vay bằng ngoại tệ. Việc sửa đổi, bổ sung những quy định trên là nhằm mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn vốn ngoại tệ của các doanh nghiệp Việt Nam được phép đầu tư ra nước ngoài thay vì chỉ có một nguồn ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ của mình tại ngân hàng như trước đây theo Thông tư số 01/2001/TT—NHNN ngày 19/01/2001 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

2.2.2.2. Sử dụng cơ chế tỷ giá ngày càng linh hoạt


Từ tháng 3/1989, Nhà nước đã từng bước xoá bỏ chế độ đa tỷ giá cố định, thực hiện chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Nhà nước, mà giai đoạn đầu của nó là cơ chế tỷ giá theo tỷ giá chính thức của NHNN. Hệ thống tiền tệ quốc gia đã trải qua các chế độ tỷ gía sau:

- Tỷ giá cố định có điều chỉnh( 1989-1992)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, NHNN uỷ quyền cho ngân hàng Ngoại thương Việt Nam độc quyền công bố tỷ giá chính thức. Sau đó, NHTW trực tiếp ấn định tỷ giá giữa VND và USD. Trong thời kỳ này tỷ giá vẫn mang tính chủ quan và cảm tính, không phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ.


Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập - 7

Mặc dù, tỷ giá hối đoái được điều chỉnh liên tục theo sự biến động của thị trường tự do, nhưng khoảng chênh lệch giữa thị trường tự do và thị trường chính thức rất lớn, gây khó khăn trong quản lý ngoại tệ. Mức biến động tỷ giá không phù hợp với tốc độ mất giá của VND (năm 1989).

Để đối phó với tình hình này, NHNN đã ban hành Thông tư số 222 NH/TT hướng dẫn thi hành Chỉ thị số 330/CT do Chủ tịch hội đồng bộ trưởng ban hành ngày 13/9/1990. Theo đó, tỷ giá kinh doanh của NHTM được thiết lập trên cơ sở tỷ giá chính thức do NHNN ban hành và chênh lệch tỷ giá mua bán không được vượt quá 0.5%.

Tháng 4/1991, Chính phủ đã thành lập quỹ điều hoà ngoại tệ giao cho Thống đốc NHNN Việt Nam quản lý và điều hành nhằm ổn định giá trị đồng Việt Nam, ngoài ra để củng cố hoạt động kinh doanh ngoại tệ, NHNN cũng đã thành lập hai trung tâm giao dịch ngoại tệ tại Hà Nội (tháng 11/1991) và Thành phố Hồ Chí Minh (tháng 8/1991). Thành viên của hai trung tâm giao dịch này là các NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ, các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp và NHNN Việt Nam. NHNN đóng vai trò kiểm soát, điều tiết thị trường thông qua Quỹ điều hoà ngoại tệ. Sự ra đời của hai Trung tâm giao dịch ngoại tệ đánh dấu một chuyển biến lớn trong hoạt động ngoại hối của Việt Nam. Thông qua các trung tâm, NHNN bước đầu tiếp cận với chính sách tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của Chính phủ. Trong thời kỳ mới khai trương, đồng Việt Nam liên tục bị giảm giá do đồng Việt Nam bị đánh giá quá cao trong một thời gian dài và sự mất cân đối trầm trọng giữa cung và cầu ngoại tệ.

Trước tình hình này, NHNN đã quyết định bán ngoại tệ để cân bằng cung cầu thị trường, đồng thời điều chỉnh tỷ giá chính thức, từ mức 7000 VND/USD tháng 1/1991 lên 12065 VND/USD tháng 10/1991.

Mặc dù đã có những đóng góp nhất định trong việc ổn định tiền tệ, nhưng hoạt động của hai trung tâm giao dịch ngoại tệ vẫn còn nhiều hạn chế. Trước hết, do phạm vi hoạt động của hai trung tâm hẹp nên chưa bao quát toàn bộ hoạt


động ngoại hối; Thứ hai, hoạt động của các trung tâm tách rời nhau dẫn đến chênh lệch tỷ giá giữa hai thị trường gây ra khó khăn cho việc quản lý tỷ giá và tạo cơ hội cho các nhà đầu cơ kinh doanh kiếm lời; Thứ ba, vai trò kiểm soát và quản lý của NHNN tại hai trung tâm này thấp, quỹ bình ổn tỷ giá hối đoái còn mỏng. Những yếu tố này làm giảm hiệu quả điều tiết của chính phủ.

- Tỷ giá cố định( 1993-1998)


Để giải quyết những hạn chế trên, NHNN đã trở lại phương pháp quy định tỷ giá chính thức và quy định biên độ tỷ giá. Cũng trong thời kỳ này, Ngân hang nhà nước đã ký quyết định số 23/QĐ- NH13(20/9/1994), chuyển các trung tâm giao dịch ngoại tệ thành Thị trường ngoại tệ Liên ngân hàng. Thành viên là các NHTM được phép kinh doanh ngoại hối và NHNN. NHNN sử dụng quỹ điều hoà ngoại tệ để can thiệp thị trường nhằm điều chỉnh tỷ giá.

Trong những năm 1992- 1995, hai thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đã hoạt động khá tốt góp phần điều hoà cung cầu ngoại tệ và duy trì ổn định của tỷ giá. Cùng với sự ổn định tỷ giá là mức độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế và việc kiềm chế mức lạm phát ở mức thấp

Đến giữa năm 1997, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á, đồng Việt Nam giảm giá, nguồn ngoại tệ trên thị trường trở nên khan hiếm. Để khắc phục hiện này, ngày 16/2/1998 NHNN đã tiến hành phá giá Việt Nam đồng (đồng Việt Nam giảm 5.6%) và tăng biên độ mua bán của các ngân hàng từ ± 5% lên ±10%. Song việc điều chỉnh này vẫn không làm hạ ―cơn sốt‖ đô la Mỹ trên thị trường.

Nhằm hạn chế sự rủi ro biến động tỷ giá và hoàn thiện, phát triển thị trường ngoại hối, NHNN đã ký Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10/1/1998 của Thống đốc NHNN ―Về việc ban hành quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kỳ hạn (FORWORD) và hoán đổi (SWAP). Đồng thời trong ngày NHNN đã ban hành Quyết định số 16/1998/QĐ-NHNN7 ―Về việc quy định nguyên tắc ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi‖. Đồng thời, nhằm


tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM, hạn chế hiện tượng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, tạo cầu giả gây cú sốc tỷ giá, NHNN đã ban hành Quyết định số 18/1998/NĐ-NHNN7 ngày 10/1/1998 ― Quy định trạng thái ngoại tệ đối với các TCTD được phép kinh doanh ngoại hối‖, theo đó tổng trạng thái ngoại hối dư thừa hay dư thiếu cuối ngày không được vượt quá 30% vốn tự có của TCTD, riên trạng thái dư thừa hay dư thiếu của đồng Đô la Mỹ không vượt quá 15% vốn tự có của TCTD. Về trạng thái Đồng Việt Nam, cũng trong ngày này thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 20/1998/QĐ-NHNN1 điều chnhr trạng thái Đồng Việt Nam, theo đó duy trì trạng thái Đồng Việt Naỉtong phạm vi 15%, thay vì 10% theo Quyết định 380/1997/QĐ-NHNN1 ngày 11/11/1997.

Tiếp đó, ngày 7/8/1998, NHNN ban hành quyết định 265/1998/QĐ- NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá lần 2, đồng thời giảm biên độ mua bán từ ±10% còn ±7, chỉ quy định biên độ trần trong giao dịch. Cũng theo quyết định này, NHNN chỉ công bố tỷ giá lớn hơn 0.1% so với tỷ giá chính thức.Quyết định này là một cuộc cải cách thực sự về cơ chế vận hành tỷ giá. Mức chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và thị trường tự do được thu hẹp. Cuối năm 1999, mặc dù nhập lậu vàng và hàng hoá qua biên giới gia tăng nhưng nhìn chung, lượng ngoại tệ tập trung vào ngân hàng tăng dần, các NHTM luôn đáp ứng nhu cầu hợp lý của các doanh nghiệp.

- Tỷ giá thả nổi có kiểm soát (từ 2/1999 đến nay)


Tháng hai năm 1999, với sự ra đời của quyết định 64/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999, cơ chế tỷ giá của Việt Nam có bước cải cách triệt để hơn. Đó là thay vì cơ chế can thiệp trực tiếp bằng cách ấn định tỷ giá chính thức với biên độ giao dịch có lúc lên đến ±10%, NHNN đã công bố tỷ giá chính thức trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Các NHTM được phép xác định tỷ giá mua và tỷ giá bán đối với USD không vượt quá 0.1% so với tỷ giá bình quân giao dịch trên thị trường liên ngân hàng do NHNN công bố hàng ngày. Đây được coi là bước cải


cách có ý nghĩa lớn vì nó chuyển từ cơ chế tỷ giá được xác định chủ quan theo ý chí của NHNN sang cơ chế tỷ giá được xác định theo quan hệ cung cầu. Tuy nhiên, Quyết định này còn hạn chế như: biên độ tỷ giá giao dịch này vẫn quá hẹp (0.1%), và chỉ quy định tỷ lệ trần (tối đa không vượt quá 0.1%).

Khắc phục hạn chế trên, ngày 1/7/2002, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định 679/2002/QĐ-NHNN với nội dung chính là cho phép các tổ chức kinh doanh ngoại tệ mở rộng biên độ tỷ giá giao dịch giữa VND với USD từ 0.1% lên 0.25%. Quyết định này còn quy định cả tỷ lệ sàn (-0.25%).

Ngày 28/5/2004, thống đốc NHNN đã ban hành quyết định 648/2004/QĐ- NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 679/2002/QĐ-NHNN. Trong Quyết định này, NHNN đã đưa ra nguyên tắc xác định tỷ giá kỳ hạn trong các giao dịch kỳ hạn và hoán đổi, theo đó tỷ giá kỳ hạn giữa giữa VND và USD không bị hạn chế bằng việc quy định mức trần cứng áp dụng cho từng kỳ hạn như trước đây nữa mà cho phép các TCTD và các doanh nghiệp được tự do xác định và thoả thuận trong phạm vi mức tỷ giá kỳ hạn được tính theo thông lệ quốc tế, trên cơ sỏ chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành của hai đồng Việt Nam và đồng Đô la Mỹ.

Cũng trong giai đoạn này, NHNN ban hành Quyết định 1452/2004/QĐ- NHNN ngày 10/11/2004 về giao dịch hối đoái của các TCTD đã cho phép các tỏ chức này có thể triển khai hoạt động và tiếp cận TTNH ở phạm vi rộng hơn. Với quyết định này, mọi chế độ kiểm soát chứng từ được bãi bỏ và một nguyên tắc rất cơ bản của các đồng tiền được xác lập, đã là ngoại tệ thì phải được tự do chuyển đổi. Chủ trương này nhằm tạo điều kiện cho thị trường xác lập một tỷ giá hối đoái cân bằng hơn và đúng với tác động của cung cầu. Đó cũng là chủ đích của việc xác lập đồng Đôla Mỹ dịch chuyển trong một vùng biên độ vượt ra khỏi +0.25%, nhằm tạo ra một vùng biên độ ảo và nhắm tới cái đích đồng việt Nam sẽ thả nổi khi TTNH phát triển.


Tiếp đó NHNN đã tiếp tục thực hiện mở rộng biên độ tỷ giá lên 0.5% theo quyết định số 254/QĐ-NHNN ngày 31/12/2006, và từ ±0,5% lên ±0,75% (tăng 0,25%) theo Quyết định 3039/QĐ-NHNN ngày 24/12 so với tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ Liên ngân hàng. Việc nới rộng biên độ tỷ giá là bước mở rộng dần điều hành gián tiếp và giảm bớt tính hành chính trong điều hành tỷ giá; tạo quyền chủ động trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM. Đặc biệt trước nguy cơ lạm phát của Việt Nam có nguy cơ tăng cao vào Việt Nam cuối năm 2007 và đầu năm , và sự giảm giá mạnh của USD so với các ngoại tệ mạnh khác, NHNN đã nới rộng biên độ tỷ giá lên ±1% theo Quyết định 504/QĐ-NHNN ngày 10/3/2008, nhằm tạo cơ hội cho VND lên giá so với USD. Và đây được coi là một trong những giải pháp tăng khả năng kiềm chế lạm phát trong giai đoạn hiện nay.

Tỷ giá của các giao dịch trên thị trường ngoại hối cũng liên tục được điều

chỉnh.


2.2.3. Ảnh hưởng của chính sách quản lý ngoại hối đến nền kinh tế


2.2.3.1. Đối với hoạt động của các NHTM


Hoạt động mua bán ngoaị tệ của các NHTM


Trong những năm qua doanh số mua bán ngoại tệ tai các ngân hàng luôn biến động theo mức thăng trầm của nền kinh tế. Từ năm 1997-1999, do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, cung ngoại tệ giảm đáng kể kéo theo sự giảm sút của cầu ngoại tệ (do các ngân hàng thương mại chỉ bán số ngoại tệ mình mua được từ nền kinh tế). Việc can thiệp mua bán ngoại tệ của ngân hàng nhà nước chiếm tỷ lệ thấp, thậm chí, tại nhiều thời điểm không phát sinh.

Nghiên cứu hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường nhận thấy, từ tháng 3/1989, theo tinh thần của Nghị định 161/HĐBT việc độc quyền quản lý và kinh doanh ngoại hối được xoá bỏ, theo đó các doanh nghiệp có nhu cầu chi ngoại tệ, được cơ quan có thẩm quyền xác nhận, thì được Ngân hàng bán ngoại


tệ hoặc được vay NHNN hoặc được NHNN bảo lãnh cho vay. Điều này đã giúp các doanh nghiệp chủ động trong việc sử dụng nguồn ngoại tệ. Tuy nhiên mặt trái của vấn đề là các nguồn ngoại tệ của quốc gia bị phân tán, NHNN bị động, không thể tập trung ngoại tệ cho các nhu cầu chính đáng của quốc gia. Một số đơn vị có lượng dự trữ ngoại tệ rất lớn và phân tán trên nhiều tài khoản được mở ở nhiều NHTM. Vào cuối tháng 3/1996, có 59 đơn vị có số dư tiền gửi trên 1 triệu USD, số dư tài khoản tiền gửi của nhiều công ty tại Ngân hàng Ngoại Thương lên đến trên 10 triệu USD.

Nguyên nhân của vấn đề là do tỷ giá luôn biến động theo hướng USD tăng giá; tỷ giá của thị trường chính thức thường xuyên thấp hơn tỷ giá của thị trường tự do; các công cụ kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái chưa được vận dụng. Các yếu tố này làm nảy sinh tâm lý găm giữ ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân có nguồn thu ngoại tệ. Các đối tượng này không bán ngoại tệ cho ngân hàng ngay trong trường hợp họ cần VND để giao dịch. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng nhận nợ vay bằng VND trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ dồi dào.

Để giải quyết vấn đề này và đối phó với khủng hoảng tài chính năm 1997- 1998. Chính phủ đã ban hành Quyết định số 173/1998/QĐ-TTg ngày 12/9/1998 buộc các doanh nghiệp phải kết hối 80% ngoại tệ trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ khi nhận tiền, sau đó là yêu cầu các doanh nghiệp phải kết hối ngay sau khi nhận tiền 3 ngày. Tiếp Chính phủ đã liên tục điều chỉnh tỷ lệ kết hối đối với các tổ chức kinh tế có nguồn thu ngoại tệ; cụ thể tỉ lệ kết hối là 50% năm 1999, xuống còn 40% năm và 30% năm 2002 và 0% từ năm 2003. Mặc dù kết hối là giải pháp hành chính, nhưng nó đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong lĩnh vực ngoại hối, tập trung ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng. Doanh số mua bán ngoại tệ của các NHTM gia tăng rõ rệt, các ngân hàng đã đáp ứng hầu hết các nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế và tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước.


Mua ngoại tệ Bán ngoại tệ

8000


7000


6000


5000


4000


3000


2000


1000


0

1991 1992 1993 1994

1995 1996 1997

Năm

1998 1999 2000 2001

Triệu USD

Biểu đồ 2.2: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng tại TPHCM


* Nguồn: Ngân hàng nhà nước, chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh


Những năm gần đây, việc áp dụng thêm các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại tệ; tạo thế chủ động của các NHTM trong việc xác định tỷ giá kinh doanh; giảm bớt các thủ tục hành chính; cũng như tạo điều kiện cho các NHTM trong việc mua bán ngoại tệ, mà điển hình là việc NHNN cho phép một số NHTM mua bán ngoại tệ theo tỷ giá thoả thuận: Ngân hàng Eximbank; Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu…đã khiến cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các Ngân hàng diễn ra sôi nổi, quy mô kinh doanh ngoại tệ của các NHTM tăng cao. Tại NHTMCP xuất nhập khẩu Eximbank. năm 2005, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 6,3 tỷ USD, lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ đóng góp 22% tổng lợi nhuận của ngân hàng. Doanh số mua bán ngoại tệ hàng năm đạt tốc độ tăng trưởng 40%, doanh số mua bán ngoại tệ từ năm 2005-2007 đạt gần 30 tỷ USD. Tại Ngân hàng BIDV, doanh số mua bán ngoại tệ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoản 50%, lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ bình quân hàng năm tăng 42%….Ước tính tổng giá trị doanh số

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 08/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí