Kiều Hối Chuyển Qua Hệ Thống Ngân Hàng Và Phi Ngân Hàng


mua ngoại tệ kinh doanh năm 2005 của các NHTM trên địa bàn Hà Nội là gần 33,5 tỷ đồng, trên địa bàn Tp.HCM là 20,4 tỷ USD; tổng giá trị bán ngoại tệ kinh doanh ở Hà nội khoảng 34,6 tỷ USD, còn ở Tp.HCM là 19,6 tỷ USD, tăng gần 2 lần so với năm 2004.

Hoạt động thu đổi ngoại tệ


Hoạt động thu đổi ngoại tệ của các NHTM trong giai đoạn đầu của thời kỳ này giảm sút. Chẳng hạn, tại Tp. Hồ Chí Minh doanh số thu đổi ngoại tệ giảm từ 906,6 triệu USD năm 1995 xuống còn 370,9 triệu USD (năm 1998). Nguyên nhân chính của hiện tượng là mức chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và thị trường tự do lớn, làm cho ngoại tệ không tập trung vào ngân hàng. Từ năm 1999 đến nay, khi cơ chế tỷ giá đổi mới, khách hàng có xu hướng giao dịch với ngân hàng nhiều hơn vì sự thuận tiện, độ an toàn và tính chính xác của hệ thống ngân hàng vượt trội so với thị trường tự do. Do đó, doanh số thu đổi ngoại tệ không ngừng tăng lên. Năm 2006, doanh số thu đổi ngoại tệ của các đại lý và ngân hàng thương mại là 400 triệu USD, trong đó doanh số thu đổi ngoại tệ của các ngân hàng chiếm 75% (lượng kiều hối năm 2006 đạt 1,12 tỷ USD, chủ yếu là kiều hối thanh toán qua ngân hàng). Điều này cho thấy, chất lượng hoạt động thu đổi ngoại tệ của các ngân hàng đã tăng lên đáng kể.

Về hoạt động thu ngoại tệ bằng tiền mặt, trước đây, NHNN cho phép nhiều đơn vị thu đổi ngoại tệ. Từ khi Chính phủ ban hành Quyết định số 396/QĐ-TTg ngày 4/8/1994 và Ngân hàng ra thông tư 12/TT-NH, số đơn vị được phép làm nghiệp vụ này được phép thu hẹp đáng kể. Tại Tp. Hồ Chí Minh, chỉ còn 5 đơn vị được phép thu ngoại tê, các đơn vị khác phải thành thành lập bàn thu đổi ngoại tệ. Hiện nay hoạt động của các bàn thu đổi ngoại tệ được quy định chặt chẽ trong Quyết định 1216/2003 về quy chế hoạt động của bàn đổi ngoại tệ, có hiệu lực từ ngày 1/11/2003 và thay thế Quyết định 258/2000 ngày 14/8/2000 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Số lượng bàn thu đổi ngoại tệ có xu hướng ngày càng gia tăng. Tính đến cuối năm 2001, tại Tp.Hồ Chí Minh có 263


bàn thu đổi ngoại tệ, với tổng doanh số thu đổi ngoại tệ là 960 triệu USD. Năm 2004, Hoạt động thu đổi ngoại tệ cũng phát triển mạnh tại 502 bàn đại lý ủy nhiệm của các ngân hàng trên địa bàn đạt doanh số trên 767 triệu USD. Ngoài ra còn có 8 đơn vị được phép thu đổi trực tiếp ngoại tệ mặt bình quân 3 triệu USD/tháng, góp phần tăng cung ngoại tệ trên địa bàn, phục vụ tốt nhu cầu buôn bán ngoại tệ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Hoạt động chi trả kiều hối


Trước năm 1993, hệ thống NHTM không được phép thực hiện dịch vụ kiều hối. Tất cả kiều hối được chuyển qua hệ thị trường ―chợ đen‖ và một vài đơn vị kinh tế làm nghiệp vụ kiều hối. Từ năm 1994 trở lại đây, số lượng ngân hàng tham gia dịch vụ này ngày càng gia tăng. Phần lớn kiều hối được chuyển qua hệ thống ngân hàng ( tỷ trọng kiều hối qua ngân hàng năm 2001 là 99.6% tổng lượng kiều hối). Tại Tp. Hồ Chí Minh doanh số chi trả kiều hối từ 132.3 triệu USD (năm 1994) đã lên 892.9 triệu USD (năm 2001).

Biểu đồ 2.3:Kiều hối chuyển qua hệ thống ngân hàng và phi ngân hàng


1000


900


800


700


Triệu USD

600


500


400


300


200


100


0

1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001

Năm


Tổng kiều hối chuyển qua ngân hàng Tổng kiều hối chuyển qua các đơn vị kinh tế


*Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh Tp. HCM


Nhìn chung, dịch vụ kiều hối tại các NHTM trong thời gian qua có mức tăng trưởng rất cao, mà nguyên nhân của nó là do chính sách ngày càng thông thoáng của Nhà nước: Không thu thuế thu nhập kiều hối; cho phép mọi thành phần tham gia chuyển kiều hối; khuyến khích Việt kiều đầu tư về Việt Nam; cho phép người nhận kiều hối được nhận ngoại tệ; thủ tục chuyển kiều hối nhanh gon; phí chuyển kiều hối qua ngân hang giảm( Phí chuyển kiều hối từ Việt Nam về Mỹ giảm từ 3-5% xuống còn 1,6-1,8%) …Điều này khiến cho lượng kiều hối chuyển về nước ta liên tục tăng trong những năm qua. Nếu như lượng kiều hối chuyển về nước năm 2000 là 1,7 tỷ thì con số này là 4,2 tỷ năm 2006 và 5,5 tỷ năm 2007.

Biểu đồ 2.4: Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam từ 2001 đến 2007


6


5


4


Tỷ USD

3


2


1


0

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Năm


*Nguồn: Ngân hàng nhà nước năm 2007


Kể từ khi Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 được ban hành đã tác động trực tiếp đến nguồn kiều hối như mở rộng đối tượng được vay vốn nước ngoài, bao gồm cả cá nhân (Việt kiều có thể chuyển tiền về nước cho người thân để đầu tư, kinh doanh dưới hình thức cho vay, cho mượn vốn kinh doanh). Nắm bắt nhu


cầu trên các ngân hàng trong nước đua nhau ra các dịch vụ chuyển tiền nhanh. Như Ngân hàng Á Châu (ACB) đã kết hợp với Western Union cho phép khách hàng không cần cung cấp mã số chuyển tiền mà chỉ cần ghi địa chỉ người nhận và thực hiện giao miễn phí tại nhà. Lượng kiều hối chuyển qua hệ thống của ACB năm 2005 là 683 triệu USD, năm 2006 là 765 triệu USD tăng 12% so với năm 2005, và 918 triệu USD năm 2007 tăng 20% so với năm 2006; Công ty kiều hối Sacomrex thuộc ngân hàng Sài Gòn Thương Tín nhận chi trả tiền kiều hối tại nhà và tại quầy kể cả ngày lễ, thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, nhờ vậy mà Lượng kiều hối chuyển qua hệ thống ngân hàng này liên tục tăng. Tại công ty kiều hối Sacomex thuộc ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) lượng kiều hối chuyển qua hệ thống ngân hàng năm 2005 là 540 triệu USD, 664.3 triệu USD năm 2006 và năm 2007 là 930 triệu USD, tăng 40% so với năm 2006

Không chỉ cạnh tranh về dịch vụ, cả mức phí chuyển tiền cũng được các công ty cạnh tranh gay gắt vì đây là điểm mà khách hàng rất quan tâm. Incombank hợp tác với Wells-Fargo (Ngân hàng Mỹ) thực hiện dịch vụ chuyển tiền cá nhân từ Mỹ về VN. Theo đó, khách hàng tại Mỹ có thể gửi 3.000 USD/ngày về VN với mức phí chuyển là 8 USD.

Điều này cho thấy tình hình chi trả kiều hối ngày càng chuyển biến tích cực, góp phần đáng kể vào sự phát triển của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung; đồng thời, tạo được lòng tin của nhân dân vào chính sách tiền tệ và cơ chế điều hành tỷ giá của Chính phủ.

Tuy nhiên, dịch vụ kiều hối còn tồn tại một vài hạn chế. Hạn chế lớn nhất của dịch vụ này là, mặc dù doanh số chi trả kiều hối có tăng nhưng các NHTM hầu như không mua ngoại tệ từ nguồn này. Nguyên nhân của vấn đề này, trước hết, do tỷ giá ngân hàng luôn thấp hơn thị trường tự do. Thêm nữa, để khuyến khích kiều bào chuyển về nước, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg ngày 19/8/1999 và Quyết định số 78/2002/QĐ-TTg ngày 17/6/2002 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg cho phép


nhận kiều hối được quyền rút ngoại tệ tiền mặt không hạn chế. Như vậy, trong lĩnh vực kiều hối, ngân hàng chỉ thực hiện được chức năng quan trọng là huy động ngoại tệ cho nền kinh tế, còn việc sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả thì vẫn còn nhiều hạn chế.

Ngoài ra, chúng ta còn phải kể đến tác động của quản lý ngoại hối đối hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM thông qua hình thức gửi ngoại tệ ở các Ngân hàng nước ngoài nhằm hưởng chênh lệnh lãi suất. Vào những thời điểm lượng nguồn cung ngoại tệ dồi dào như năm 2006, cộng với lãi suất USD trên thị trường thế giới (ở mức 5.25%/năm) luôn cao hơn lãi suất huy động ở Việt Nam (dưới 5%/năm), các ngân hàng đã tiến hành động nguồn ngoại tệ trong nước và gửi ra nước ngoài. Vì vậy, có thời điểm lượng tiền gửi bằng ngoại tệ (chủ yếu là USD) của các NHTM nội địa tại các ngân hàng nước ngoài lên tới 4 tỷ USD. Nhưng gần đây, xu hướng này lại diễn ra theo chiều hướng ngược lại, bởi lẽ lãi suất huy động USD trên thị trường Việt Nam hiện tại (khoảng 7 - 8%/năm) đang cao hơn rất nhiều so với quốc tế (khoảng hơn 2%/năm). Thống kê sơ bộ, trong 5 tháng đầu năm 2008, lượng tiền gửi bằng USD của các ngân hàng nước ngoài tại hệ thống ngân hàng Việt Nam tăng mạnh, đạt hàng tỷ USD.

2.2.3.2. Đối với hoạt động ngoại thương


Việc Chính phủ xóa bỏ độc quyền trong ngoại thương, cho phép nhiều thành phần kinh tế tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ là một dấu ấn quan trọng trọng, tạo nền tảng thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển. Thủ tục xuất nhập khẩu ngày càng được đơn giản hoá theo hướng có lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Ngày nay, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được phép trực tiếp xuất nhập khẩu các mặt hàng kinh doanh mà không cần giấy phép xuất nhập khẩu, ngoại trừ một số mặt hàng cần quản lý đặc biệt của chính phủ.



Năm


KN XK (Tr USD)


Tốc độ tăng XK

KN NK (Tr USD)


Tốc độ tăng NK


CCTM (Tr USD)


Tỷ lệ nhậpsiêu(%)


CCTM/GDP (%)

1991

2087

-13.2

2338

-15.1

-251

12

-1.61

1992

2580

23.7

2540

8.7

40

-1.5

0.24

1993

2985

15.7

3924

54.4

-939

31.5

-5.12

1994

4054

35.8

5825

48.5

-1771

43.6

-8.87

1995

5449

3434

8155

40

-2706

49.6

-12.38

1996

7255

33.2

11143

36.6

-3888

53.6

-16.28

1997

9185

26.6

11592

4

-2407

26.2

-9.32

1998

9360

1.9

11499

-0.8

-2139

22.8

-7.82

1999

11541

23.3

11742

2.1

-201

1.7

-0.7

2000

14482

25.5

15635

33.2

-1154

8

-3.77

2001

15027

3.8

16162

3.4

-1135

7.5

-3.47

2002

16705

11.2

19733

21.8

-3028

18.1

-8.6

2003

20149

20.6

25256

27.9

-5106

25.3

-12.75

2004

26504

31.5

31954

26.5

-5450

20.6

-12.15

2005

32233

21.6

36881

15.4

-4648

14.4

-8.86

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập - 8

Bảng 2.2: Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 1991-2005


* Nguồn: Niên giám thống kê năm 2005 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam không ngừng gia tăng

trong những năm qua. Trong khoảng 20 năm( 1989-2007), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 60,78 tỷ trong năm 2007 so với mức 4,5118 tỷ năm 1989, trong


đó xuất khẩu năm 2007 tăng gấp 12.4 lần so với năm 1989, còn kim ngạch nhập khẩu năm 2007 so với năm 1989 tăng gấp 14.24 lần. Như vậy, nhìn chung cán cân thương mại của Việt Nam thường xuyên bị thâm hụt trong thời gian.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á (1997-1998), kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng chậm mà nguyên nhân của nó là do Nhà nước giữ giá VND quá cao. So với năm 1996, năm 1999 và lấy USD làm chuẩn, đồng Việt Nam đã giảm 16% trong khi đó đồng Bath Thái Lan giảm 50%, đồng Peso của Philippine giảm 39%, đồng Rupi của Indonesia giảm 91%. Điều này đã làm giảm tính cạnh tranh của hàng Việt nam trên thị trường thế giới.

Kể từ năm 1999 đến 2001, tỷ giá hối đoái danh nghĩa tăng liên tục, Song không đủ làm tỷ giá thực tăng để kích thích xuất khẩu mà trái lại giá trị thực của VND tăng, khiến cho khả năng cạnh tranh của hàng hoá giảm. Cụ thể: ở thị trường các nước ASEAN: Hàng của VN giảm sức cạnh trạnh do các nước naỳ vừa trải qua khủng hoảng, đồng tiền bị phá giá, chưa phục hối. Ở thị trường Châu Âu, sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam giảm do USD lên giá so với EURO, mà VND gắn chặt với USD nên cũng lên giá so với EURO. Sức cạnh tranh của hàng hoá VN được cải thiện ở Mỹ và TQ, nên kết quả XK giai đoạn này khá khả quan, Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu đạt 11541tr USD, kim ngạch NK đạt 11742tr USD tăng 2.1% so với nẳm trước; Tỷ lệ nhập siêu giảm từ 22.9% năm 1998 xuống 1.7%. Như vậy sau 1 loạt năm liên tiếp thâm hụt, cán cân thương mại đã được cải thiện, nhập siêu chỉ đạt 200,7 triệu USD giảm so với mức 2134 triệu USD năm 1998

Từ năm 2003 trở lại đây, chính sách đồng đô la yếu của chính phủ Mỹ đã tác động rất nhiều đến hoạt tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam. Năm 2003 giá trị của USD giảm trên 20% so với EURO và một số đồng tiền khác. Do đó XK của VN sang các thị trường có đồng tiền tăng giá so với USD có lợi. Tổng kim ngạch XK năm 2003 là 19.843 tỷ USD, tăng 26.7% so với năm 2002. Song do tỷ giá tăng lên nhờ quan hệ bắc cầu nên kim ngạch nhập khẩu của VN giảm


không đáng kể. Năm 2003 tổng kim ngạch NK đạt 24.995 tỷ USD, tăng 26.7% so với 2002, khiến cho cán cân thương mại thâm hụt 5.152 tỷ USD. Nguyên nhân khiến kim ngạch NK tăng cũng một phần không nhỏ do các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu máy móc, công nghệ đổi mới sản xuất tăng cao

Năm 2004, 2005 tỷ giá USD/VND tăng cao, khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Kim ngạch XK năm 2004 đạt 26,504 tỷ USD tăng 31,04% so với năm 2003. Tổng kim ngạch NK tăng tốc độ chỉ còn 26.117% đồng thời tốc độ nhập siêu giảm còn 21.23%. Năm 2005, xuất khẩu của Việt Nam đạt kim ngạch 32,233 tỷ USD tăng

Từ năm 2006, việc nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần trong các công ty cổ phần đã làm tăng đáng kể lượng USD vào Việt Nam, Cộng thêm vào đó, cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất tại Mỹ vào cuối năm 2007 khiến nền kinh tế này bước vào giai đoạn suy thoái, đẩy đồng USD mất giá nhiều hơn nữa, giá xăng dầu tính theo đồng USD tăng mạnh. Biểu đồ dưới đây cho thấy chỉ tính từ năm 2006 đến nay đồng USD đã mất giá trung bình khoảng 15% so với các đồng ngoại tệ mạnh khác như Euro, Yên Nhật, Bảng Anh, và đồng Nhân dân tệ Trung Quốc

Biểu đồ 2.5: Tăng giá của các ngoại tệ mạnh so với USD từ năm 2006



25.00%


20.00%


15.00%


10.00%


5.00%


0.00%

CN Yuan Yen Euro UK Pound CAD


*Nguồn: Datastream

Tuy nhiên tỷ giá của VND trong thời gian này hầu như không biến đổi so với USD (tính đến cuối tháng 2/2008 chỉ tăng 0.24% so với 2006). Do đó qua việc neo tỉ giá, VNĐ cũng giảm trung bình 15% so với các ngoại tệ mạnh khác.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/09/2022