Các hành vi bị nghiêm cấm khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp
luật.
Bảng 2: Thống kê các văn bản pháp luật của Lào và Viên Chăn về BVMT du lịch
TÊN VĂN CÁC VĂN BẢN | NỘI DUNG | |
1 | Luật bảo vệ môi trường của nước CHDCND Lào, do Quốc hội ban hành năm 2005 | Qui định, chính sách của nhà nước về việc bảo vệ và quản lý môi trường tại quốc gia Lào |
2 | Luật Du lịch của nước CHDCND Lào, do Quốc hội ban hành năm 2005 | Qui định, chính sách của nhà nước về du lịch tại quốc gia Lào |
3 | Luật trong khu vực Văn hóa, Xã hội của CHDCND Lào, do Quốc hội ban hành năm 2008 | Nguyên tắc chung về việc bảo vệ môi trường văn hóa, xã hội. Các qui định, chính sách của nhà nước về việc bảo vệ môi trường du lịch. Khảo sát và đăng ký xây dựng cơ sở lưu trú và khu vui chơi giải trí |
4 | Luật trong khu vực Văn hóa Xã hội của Thủ đô Viên Chăn, do Quốc hội ban hành năm 2010 | Trách nhiệm thực hiện kiểm tra, bảo vệ môi trường trong khu vực Thủ đô Viên Chăn. Cơ sở hạ tần và phương tiện giao thông. Tiêu chuẩn của các cơ sở lưu trú và khu vui chơi giải trí |
5 | Luật Du lịch trong khu vực Thủ đô Viêng Chăn, năm 2012 | Môi trường du lịch của Thủ đô. Qui định đối với các quầy bán đồ lưu niệm tại khu du lịch Qui định về quyền và nghĩa vụ của khách Du lịch |
6 | Luật Du lịch sử đổi bổ sung, do Quốc hội ban hành năm 2012 | Tiêu chẩn của nhân viên hướng dẫn viên Quyền và Nghĩa vụ của nhân viên hướng dẫn viên Bảo vệ và Phát triển khu Du lịch Quyền và nghĩa vụ của Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch trong việc quản lý, phát triển ngành du lịch |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nguồn Tác Động Từ Hoạt Động Du Lịch Đến Môi Trường Tự Nhiên
- Bảng Số Liệu Thống Kê Khách Du Lịch Đến Viên Chăn Từ Năm 1993 2012
- Quản lý môi trường trong hoạt động du lịch văn hóa ở Viên Chăn, Lào - 7
- Quản lý môi trường trong hoạt động du lịch văn hóa ở Viên Chăn, Lào - 9
- Người Dân Đi Tắm Phật Tại Chùa Hình11: Người Dân Chơi Hội Năm Mới
- Hội Phật Vệt Xẳn Đon,người Dân Ngồi Tụng Kinh
Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.
1.6. Định hướng phát triển du lịch văn hóa ở Viên Chăn đến năm 2020
1.6.1. Quan điểm và tầm nhìn phát triển du lịch văn hóa ở Viên Chăn
Trong những năm gần đây ngành du lịch văn hóa tại Viên Chăn đang phát triển mạnh mẽ. Năm 2012 là năm ngành du lịch chính thức triển khai, phổ biến và thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Viên Chăn đến năm 2015 tầm nhìn 2020 và triển khai quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Viên Chăn đến năm 2015 tầm nhìn 2020, đồng thời xây dựng một loạt các quy hoạch phát triển vùng, đặc biệt là các vùng du lịch trọng điểm.Chiến lược này được xem như đòn bẩy thúc đẩy ngành du lịch phát triển hơn nữa, đưa Viên Chăn trở thành điểm đến hấp dẫn, có sức hút trong khu vực và trên thế giới.Bên cạnh đó sự phát triển của ngành du lịch văn hóa tại thủ
đô Viên Chăn những năm qua cho thấy còn nhiều hạn chế
và bất cập,
ẩn chứa
nhiều nguy cơ và yếu tố thiếu bền vững. Xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, cũng đang tạo ra những cơ hội và là thách thức đối với phát triển du lịch.
Quan điểm của Chính phủ và lãnh đạo thành phố trong chiến lược phát triển
là:
Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày
càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm; phát triển song song du lịch nội địa và du lịch quốc tế. Phát huy nội lực, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phát triển du lịch với tốc độ nhanh và bền vững trên cơ sở khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường du lịch, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trong thành phố, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội.
Đảm bảo bền vững trong phát triển du lịch văn hóa, hài hòa giữa lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội và bảo vệ môi trường; quy hoạch phát triển du lịch của thành
phố, phù hợp với chiến lược phát triển của cả nước và quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế xã hội của thành phố, đưa du lịch văn hóa trở thành ngành kinh tế động lực và đóng góp tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của thành phố.
Đảm bảo tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao trong phát triển du lịch, ngành du lịch văn hóa phải phát huy vai trò để thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển [20].
1.6.2. Mục tiêu cơ bản trong phát triển du lịch văn hóa ở Viên Chăn đến năm 2020
1.6.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới.Phấn đấu đến năm 2020, ngành du lịch văn hóa là một trong những ngành công nghiệp phát triển hàng đầu tại
Viên Chăn.
1.6.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch văn hóa bình quân thời kỳ 2011 2020 đạt 8 10%/năm.
Dự kiến đến năm 2020, Viên Chăn đón 2,5 3,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 3 4 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 250 300 triệu USD, đóng góp 15 20% GDP thành phố.
Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp tu sửa hạ tầng cơ sở kỹ thuật, các khu du lịch, các tuyến, các điểm du lịch, các loại hình và sản phẩm du lịch,.. Đến năm 2020
có tổng số
30.000 buồng lưu trú với 35 40% đạt chuẩn từ
3 đến 5 sao; tạo ra
80.000 việc làm trong đó có 15.000 lao động trực tiếp du lịch.
Ngành du lịch văn hóa xác định thị trường theo mục đích du lịch và khả năng
thanh toán, ưu tiên thu hút khách du lịch có khả năng chi trả cao, có mục đích du lịch thuần tuý, lưu trú dài ngày. Phát triển mạnh thị trường nội địa, chú trọng khách nghỉ dưỡng, tham quan giải trí, nghỉ cuối tuần, công vụ, mua sắm. Đối với thị trường quốc tế, tập trung thu hút phát triển mạnh thị trường khách quốc tế cao cấp: Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái Bình Dương (Việt Nam, Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Australia,…); tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Scandinavia), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ucraina); mở rộng thị trường
mới từ
Trung Đông. Điểm mới trong chiến lược là đã đặt nhiệm vụ
phát triển
thương hiệu trở thành yếu tố then chốt trong cạnh tranh quốc tế và nâng cao hiệu
quả; phấn đấu hình thành và phát triển một số thương hiệu nổi bật của du lịch
Thành phố Viên Chăn đối với trong nước và trong khu vực. Điều này thể hiện rõ
nhất ở việc tập trung xây dựng các sản phẩm, loại hình du lịch có hệ thống, có
kiểm soát chất lượng và có tính đặc trưng, đặc sắc; phát triển mạnh du lịch văn hóa với quy mô, tầm cỡ quốc gia; phát triển du lịch văn hóa làm nền tảng.
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các hoạt động du lịch văn hóa ở thủ đô Viên Chăn, Lào. Tập trung nghiên cứu vào di tích văn hóa, lịch sử, lễ hội truyền thống và du lịch bền vững. Cùng với những vấn đề môi trường tiêu cực phát sinh bên trong và bên ngoài các hoạt động du lịch văn hóa.
Địa điểm tiến hành nghiên cứu: thủ đô Viên Chăn.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về vấn đề nghiên cứu: tác động của ngành du lịch đến môi trường tự nhiên. Trong đó tập trung vào các hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên trong hoạt động du lịch ở Viên Chăn.
+ Phạm vi về không gian: tác giả lựa chọn nghiên cứu Thủ đô Viên Chăn là điểm du lịch đã và đang phát triển mạnh mẽ trong những năm qua. Nơi đây cũng có những quy định về bảo vệ môi trường đã được triển khai thực hiện.
+ Phạm vi về thời gian: các số liệu được sử dụng chủ yếu được thống kê từ 2008 đến nay. Bao gồm các văn bản luật, dưới luật. Những công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến vấn đề môi trường và du lịch trong nước và nước ngoài.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu
Tổng hợp tài liệu từ các nguồn sau:
Tổng hợp các tài liệu chung về thủ đô Viên Chăn.
Thu thập
số liệu,tài liệu của cơ quan quản lý nhà nước
về qui định
của
hoạt động bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở thủ đô Viên Chăn.
Thu thập các số liệu, tài liệu tại cơ quan quản lý cấp địa phương phục vục cho công tác nghiên cứu quản lý môi trường trong các hoạt động du lịch của từng
địa phương cụ thể.
Điều tra thu thập số liệu tại các địa điểm du lịch nổi tiếng: Chùa Tháp Luổng, Chùa Hò Phạ Kẹo, Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Hồ Sườm, Chùa Sỉ Mường…
Ngoài ra, còn thu thập một số tài liệu lịch sử hình thành và phát triển của các địa danh lịch sử nổi tiếng ở Thủ đô Viên Chăn.
Tổng hợp các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường trong các hoạt động du lịch ở Thủ đô. Chú trọng đến các văn bản ban hành trong mấy năm gần đây (từ năm 2000 đến nay) đối với những địa danh du lịch nổi tiếng.
2.2.2. Phương pháp đánh giá nhanh
Tác giả đã thực hiện phỏng vấn trực tiếp với sự tham gia của: ban quản lý các khu du lịch, du khách tham quan, cơ quan quản lý các cấp có liên quan tới môi trường tự nhiên tại một số điểm du lịch nổi tiếng:
Tác động của du lịch tới môi trường tự nhiên.
Nhận thức của khách trường với du lịch.
du lịch
và người làm du lịch
về vai trò của môi
Hiệu quả của các hoạt động bảo vệ môi trường (tuyên truyền, giáo dục,đào tạo nâng cao nhận thức, hỗ trợ kinh phí thực hiện bảo vê môi trường…) cũng được tác giả và người làm du lịch tham gia thảo luận, trao đổi một các hkhách quan.
2.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp khảo sát thực địa: khảo sát về thực trạng các khu du lịch, các địa danh nổi tiếng có khai thác các hoạt động du lịch hiện có trên địa bàn thủ đô Viên Chăn.
Khảo sát về lịch sử hình thành, các hình thức khai thác du lịch như: du lịch chùa chiền, du lịch lễ hội, du lịch sinh thái ở các vườn hoặc công viên…
Khảo sát về các hoạt động bảo vệ môi trường trong nơi có hoạt động du lịch diễn ra trên địa bàn thủ đô Viên Chăn.
Sử dụng phương pháp bản đồ và chụp hình minh họa các địa danh lịch sử
nổi tiếng ở Viên Chăn.
Phương pháp chuyên gia: tham vấn các ý kiến của chuyên gia để đưa ra
những nhận định, đánh giá về việc quy hoạch du lịch văn hóa hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, đánh giá tính phù hợp của các văn bản pháp luật hiện hành trong công tác bảo vệ môi trường tại các địa danh du lịch này.
2.2.4. Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu của đề tài, từ lúc hình thành ý tưởng đề tài đến viết đề cương sơ bộ đề cương chi tiết, báo cáo sơ bộ và hoàn thiện báo cáo chính đều tham khảo, trao đổi ý kiến với các chuyên gia môi trường, giáo viên hướng đẫn.
Mục đích của phương pháp này là nhằm học hỏi kinh nghiệp của các chuyên gia
và kế thừa những kiến thức hữu ích cho đề tài đưa vào việc thu thập những thông tin phù hợp với đề tài, tổng hợp các ý kiến làm phong phú hơn cho đề tài, cụ thể hóa nhiều nội dung và điều chỉnh các nội dung chưa hợp lý của đề tài.
Hình thức thực hiện phương pháp này thông qua các buổi gặp gỡ, trao đổi và
thảo luận. Người nghiên cứu trình bày các nội dung đã được chuẩn bị sẵn cũng như
trình bày một số vướng mắc trong quá trình nghiên cứu đề tài.Các chuyên gia và
thầy hướng dẫn đã đưa ra những câu hỏi cũng như những thắc mắc, hay những điều chưa rõ trong đề tài để cùng thảo luận,sau đó đóng góp ý kiến cho nội dung của khóa luận nhằm chỉnh sửa và hoàn thiện hơn nội dung cuối cùng của khóa luận.
Phương pháp này cũng đã giúp người tác giả có được tuy duy logic và say mê
hơn trên con đường nghiên cứu khoa học của bản thân.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa ở Viên Chăn
3.1.1. Các hình thức du lịch văn hóa ở Viên Chăn
Vaì năm trở lại đây, cuǹ g vơí xu thếhội nhập nền của nền kinh tế, ngành “công
nghiệp không khoí” của Viên Chăn đãcónhiểu bươć tiếp cận mới. Cơ hội để quảng
báthương hiệu du lịch của thành phố ra nươć ngoaì rộng hơn. Sự đa dạng các loại
hình du lịch kết hợp với các yếu tố du lịch sẵn có là tiền đề cho sự phát triển du lịch của thủ đô Viên Chăn. Có thể là những bước đi dài nhưng là những bước đi cần
thiết. Đây làyếu tốtiên quyết cho sự tồn tại của ngaǹ h du lich Viên Chăn nhưng trên
thực tê,́ du lịch tại Viên Chăn vẫn đang ở dạng tiềm năng, nhưñ g lợi thếdu lịch chi
được khai thać
ở mưć
độ cơ bản. Tuy vậy, với những bước thử nghiệm về các loại
hình du lịch mơí, du lịch Viên Chăn bươć đầu đã gặt hái được những thành công.
Du khaćh Việt Nam cuñ g như du khaćh quốc tếđến Việt Nam hiện nay cóđiều kiện được thử sưć vơí cać loại hiǹ h du lịch như:
Du lịch sinh thái du lịch tham quan: một hình thức du lịch diễn ra trong khu vực tự nhiên đặc biệt của thành phố kết hợp tìm hiểu bản sắc văn hóa xã hội của
địa phương có sự quan tâm đến vấn đề môi trường. Đây làhiǹ h thưć
du lic
h truyền
thống ơ
Viên Chăn. Viêng Chăn cóđược sư
đa dạng vàphong phúcủa yếu tốtư
nhiên, danh lam thăń g cảnh trải đều trong khắp thành phố thường xuyên thu hut́ đông đảo du khaćh.
Du lịch văn hóa: một trong những thành phần quan trọng nhất của du lịch dựa vào cộng đồng, văn hóa, lịch sử, là yếu tố thu hút khách du lịch chủ yếu của thành phố. Lào là xứ Chùa chiền . Tổng cộng Lào có hơn 1.400 ngôi chùa. Do đó, tại đây nổi tiếng như cảnh quan That Luang và Chùa Phạ Keo , Chùa Ông Tự, Chùa Sỉ Mương, Chùa Sisạkệt, Vườn Phật Suốn Xiêng Khuôn (tục gọi là Suốn Phụt tức