Các Mô Hình Quản Lý Áp Dụng Tri Thức Bản Địa Cộng Đồng Đang Được Áp Dụng Hiệu Quả Để Quản Lý Và Bảo Vệ Môi Trường Du Lịch Tại Vqg Cát Bà

S (Điểm mạnh):


có trong MTDL VQG Cát Bà.

- Xây dựng chính sách quản lý. Nếu quản lý không tốt sẽ dẫn tới suy thoái MTDL. Đây là một bài toán khó trong việc cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo tồn ĐDSH.

- Nâng cao nhận thức của người dân địa phương và khách du lịch.

học tâp.

- MTDL vùng đệm có nhiều hoạt động và loại hình có thể khai thác để phát triển đời sống người dân và tăng kinh phí phục vụ bảo tồn ĐDSH. (Ví dụ: Du lịch sinh thái cộng đồng, Homestay)

- Có thể đầu tư phát triển mạnh về mảnh nghiên cứu, học tập cho sinh viên các trường đại học, viện nghiên cứu phục vụ phát triển, bảo

tồn ĐDSH vườn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


3.2.5.2. Các mô hình quản lý áp dụng tri thức bản địa cộng đồng đang được áp dụng hiệu quả để quản lý và bảo vệ môi trường du lịch tại VQG Cát Bà

Làng Việt Hải sống tại vùng lõi VQG Cát Bà:

Sơ lược về mô hình quản lý:

Làng Việt Hải nằm trong vùng lõi của VQG Cát Bà, cách trung tâm VQG 2 tiếng đi bộ, có khoảng 80 hộ gia đình và 300 nhân khẩu sống trong thung lũng của VQG Cát Bà. Việt Hải dù ít dân nhưng đã được lập là một xã trực thuộc đơn vị hành chính huyện Cát Hải. Nằm sâu trong một “áng” thung lũng rộng được bao bọc xunh quanh toàn rừng. Là vị trí rất thuận lợi cho loại hình du lịch khám phá, du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm.

Bộ máy hành chính của chính quyền xã, thuộc sự quản lý của UBND huyện Cát Hải và là một xã độc lập, có người đứng đầu là chủ tịch xã, có bộ máy tự quản, đó là lực lượng chính quyền, các đoàn thể và thanh niên địa phương, có trách nhiệm quản lý

đời sống và đảm bảo an ninh địa phương xã Việt Hải. Xã có hội đồng nhân dân, có chủ tịch xã do dân bầu lên thực hiện trách nhiệm quản lý hành chính.

Người dân Việt Hải sống thành một quần thể tập trung đông đúc và có tổ chức, sống trong rừng quốc gia Cát Bà, nhưng vẫn có ruộng để canh tác, nhưng đó không phải là nghề chính, mà là đi rừng và biển (Nhưng người dân Việt Hải đi biển ít hơn và kinh nghiệm ít hơn so với người dân xã khác, họ không dựa vào biển để sống mà dụa vào rừng nhiều hơn).

Cơ cấu kinh tế (2014): Nông nghiệp chiếm 3.5% tổng thu nhập, các nguồn thu khác đạt 30%, riêng du lịch đạt 51% thu nhập vươn lên đứng đầu (Nguồn: UBND xã Việt Hải).

Việt Hải là một bộ phận của VQG Cát Bà, nhân dân thuộc quản lý của UBND huyện Cát Hải còn thiên nhiên thì chịu sự quản lý của VQG Cát Bà, nên khi muốn vào thăm phải đóng phí cho VQG Cát Bà.

Hiện nay, tại làng Việt Hải hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng đang rất phát triển và thu hút khách du lịch đặc biệt là khách du lịch quốc tế.

Ý nghĩa của mô hình:

- Dần bỏ tập tính sống dựa vào rừng (săn bắt thú rừng, khai thác củi, gỗ, hái lượm) của người dân xã Việt Hải. Góp phần tích cực vào việc bảo tổn thiên nhiên, ĐDSH của VQG.

- Phát triển đời sống, tăng thu nhập cho người dân nơi đây. Đây là một mô hình phát triển kinh tế bền vững (Loại hình kinh tế chủ đạo: Du lịch sinh thái cộng đồng) giúp người dân địa phương ứng phó với BĐKH.

- Ban quản lý VQG Cát Bà thu được nguồn kinh phí từ việc tham quan, du lịch tại đây để có thêm chi phí phục vụ công tác tôn tạo, bảo tồn tại VQG.

- Một mô hình quản lý hiệu quả giúp cho người dân bản địa ý thức được tiềm năng và bảo vệ thiên nhiên, giúp du khách tham quan, học tập, nghiên cứu thiên nhiên, ĐDSH.

Nhận xét: Đây là một trong những mô hình quản lý hiệu quả áp dụng tri thức bản địa cộng đồng xây dựng loại hình kinh tế phù hợp giúp người dân ứng phó với BĐKH,

phục vụ việc quản lý và bảo tồn tài nguyên, một điểm rất đặc sắc và đúng đắn của chính quyền quản lý VQG Cát Bà.

Mô hình quản lý hệ sinh thái ao ếch, xã Việt Hải

Sơ lược về HST ao ếch và chính sách quản lý:

Nằm giữa VQG Cát Bà, trên tuyến đường bộ xuyên rừng từ trung tâm VQG đến xã Việt Hải (huyện Cát Hải), Ao Ếch là điểm đến thú vị đối với nhiều du khách. Ao Ếch giữa rừng, trên tuyến đường bộ đi xã Việt Hải có ếch cùng ễnh ương, chão chuộc sinh sống.

Ao Ếch nằm lưng chừng núi, ở độ cao 80 mét so với mực nước biển, nước ao trong nhìn thấy đáy. Ao có diện tích 3,2 héc-ta và thay đổi theo mùa. Mùa khô, lòng ao thu hẹp lại, nhưng chẳng bao giờ cạn nước. Còn mùa mưa, nước từ những khe đá chảy xuống làm ao rộng hơn. Từ đáy ao, vươn lên hàng nghìn cây Và Nước - loài cây chỉ có ở Ao Ếch mà không tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác. Ngoài ếch, ở Ao Ếch còn có loài cá dầm đất sinh sống. Đặc biệt, Ao Ếch có rất nhiều cua đồng.

Ao ếch thu hút rất nhiều khách du lịch đếm tham quan, khám phá. Đây là một trong những điểm du lịch độc đáo tại VQG Cát Bà.

Lực lượng quản lý: Ao ếch nằm giữa rừng, đường đi hiểm trở, được bảo vệ bởi các cán bộ VQG Cát Bà, lực lượng kiểm lâm. Hiện nay, cùng với ý thức của người dân ngày càng được nâng cao, Ao Ếch giữ được vẻ đẹp hoang sơ vốn có.

Ý nghĩa chính sách quản lý HST ao ếch:

- Đây là một kiểu HST độc đáo, nơi sinh sống của nhiều loài ếch, lưỡng cư, góp phần tạo nên tính ĐDSH phong phú tại VQG Cát Bà.

- HST ao ếch cũng là điểm khai thác du lịch tiềm năng, thu hút nhiều lượt khách du lịch.

Chính sách giữ rừng kim giao trên núi đá vôi

Sơ lược về rừng kim giao trên núi đá vôi và chính sách giữ rừng của ban quản lý VQG Cát Bà:

Rừng trên núi đá vôi chiếm diện tích lớn nhất, xen kẽ là những khu rừng mọc tự nhiên trên núi đất, đặc biệt ở khu vực Trung Trang có khu rừng Kim Giao mọc tự

nhiên. Hệ thực vật ở đây có 620 loài, thuộc 123 họ có giá trị như Chó Ðãi, Trai Lý, Lát Hoa, Ðinh, Kim Giao... Ðây là những loại cây cần được bảo vệ và phát triển. Hệ động vật ở đây cũng rất phong phú với 20 loài thú, 69 loài chim, 20 loài bò sát và lưỡng cư, đặc biệt có loài Voọc đầu trắng thường sống ở các vách đá cheo leo ven biển - đây là một loài thú rất quí hiếm mà bây giờ chỉ còn thấy ở Cát Bà.

Theo chính sách của ban quản lý VQG Cát Bà, rừng kim giao trên núi đá vôi thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG và được ưu tiên bảo vệ hàng đầu trong chính sách quản lý của vườn. Tại đây vẫn cho phép hoạt động tham quan, nghiên cứu của du khách tuy nhiên vấn đề này được quản lý rất chặt chẽ để không làm ảnh hưởng tới đời sống của các loài động vật nơi đây.

Ý nghĩa của chính sách:

- Giúp bảo tồn các loài sinh vật sống trên núi đá vôi của VQG đặc biệt là loài Voọc đầu trắng chỉ có tại VQG Cát Bà. Voọc đầu trắng là loài sinh vật đặc hữu là một trong các điểm thu hút và hấp dẫn đặc biệt chỉ có tại VQG Cát Bà. Bảo vệ nơi cư trú của chúng là một trong những vấn đề sống còn của VQG.

Xây dựng đường đi ven rìa xunh quanh đảo, chỉ giữ một lối đi hẹp trong vùng lõi VQG để dân bản địa di chuyển, khách du lịch, tham quan, nghiên cứu có thể đi bộ lên tham quan

Sơ lược về chính sách:

UBND huyện Cát Hải xây dựng tuyến đường nhựa để phục vụ việc lưu thông trên đảo Cát Bà tại phần rìa các xã vùng đệm của đảo, không xây dựng lấn qua vùng lõi VQG.

Vùng lõi VQG Cát Bà chỉ để một lối đi hẹp rộng tầm 1 mét để người dân, khách tham quan, du lịch có thể đi lại, đảm bảo các cành cây giao nhau.

Ý nghĩa của chính sách:

- Các phương tiện di chuyển trên đảo sẽ không làm ảnh hưởng đến đời sống của các loài sinh vật tại VQG. Các hệ sinh thái tại VQG Cát Bà ở trên đảo tác biệt với phần đất liền nên rất nhạy cảm nên cần được bảo vệ nghiêm ngặt và hạn chế tối đa các tác động nhân tác đến môi trường tự nhiên.

- Tạo điều kiện các loài thú vẫn có thể gặp gỡ, giao phối. Hiện nay, dưới tác động của BĐKH, số lượng các loài động thực vật tại VQG giảm dần. Tiêu biểu là loài Voọc đầu trắng tại VQG. Vì vậy, đi liền với phát triển du lịch cần chú trọng đặc biệt tới việc bảo tồn.

Nhận xét: Đây chính sách đúng đắn của UBND thành phố Hải Phòng, huyện Cát Hải về vấn đề phát triển kinh tế và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

3.2.5.3. Đề xuất giải pháp


a. Xây dựng bộ chính sách QL MTDL chặt chẽ theo hướng phát triển bền vững: phát triển kinh tế - xã hội đi liền với việc bảo vệ môi trường, bảo tồn ĐDSH VQG Cát Bà.

b. Lồng ghép vấn đề QL MTDL tại VQG Cát Bà và kế hoạch phát triển kinh tế

- xã hội của địa phương và kế hoạch phát triển của ngành du lịch.


c. QL MTDL dựa vào cộng đồng


- Phương thức quản lý dựa vào cộng đồng: [3, 28]


Phương thức quản lý dựa vào cộng đồng là một tập hợp mô hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng, trong đó cộng đồng là người đưa ra quyết định cuối cùng về tất cả các vấn đề liên quan đến quá trình lập kế hoạch và triển khai thực hiện.

Phương thức quản lý dựa vào cộng đồng là một trong ba phương thức quản lý: Nhà nước quản lý tập trung; quản lý dựa vào cộng đồng; cộng đồng tự quản lý. Trong phương thức quản lý dựa vào cộng đồng có 5 cấp độ:

Cấp độ thông báo: Nhà nước ra quyết định, thông báo và hướng dẫn cộng đồng tham gia quản lý.

Cấp độ tham vấn: Cộng đồng cung cấp thông tin, Nhà nước tham khảo ý kiến của cộng đồng để đưa ra quyết định, thông báo và hướng dẫn cộng đồng tham gia quản lý.

Cấp độ cùng thực hiện: Cộng đồng có cơ hội và được phép tham gia thảo luận, góp ý kiến để đưa ra quyết định và được tham gia quản lý.

Cấp độ đối tác: Nhà nước và cộng đồng cùng quản lý.


Nhà nước quản

lý tập trung

Quản lý dựa

vào cộng đồng

Cộng đồng tự

quản lý

Cấp độ ch trì: Cộng đồng được Nhà nước trao quyền quản lý, Nhà nước chỉ thực hiện việc kiểm soát.


Thông báo



Tham vấn



Cùng thực hiện



Đối tác



Kiểm soát


Hình 15: Sơ đồ cấp độ quản lý dựa vào cộng đồng [30]


- Áp dụng QL MTDL VQG Cát Bà:

VQG Cát Bà có 5 xã vùng đệm, 1 thị trấn với dân số khoảng 10500 người. Cộng đồng địa phương là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của MTDL tại VQG Cát Bà.[17].

Các cấp quản lý MTDL VQG Cát Bà có thể dựa vào dân, cùng dân bàn bạc và đưa ra những giải pháp tốt nhất để vừa đảm bảo nâng cao đời sống của người dân đồng thời vừa gắn với bảo vệ môi trường. Ở các mô hình này luôn có sự tham gia của nhân dân trong quá trình tự lập kế hoạch, tổ chức, giám sát và cưỡng chế thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường có sự gắn kết với quyền lợi của người dân.

Mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng đã được áp dụng thực tiễn tại

nhiều địa phương như xây dựng các làng sinh thái trên hệ sinh thái kém bền vững như vùng đồi Ba Vì - Hà Nội, vùng cát ven biển, hương ước bảo vệ môi trường ở Chiết Bi - Thừa Thiên Huế, hợp tác xã về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường ở Bắc Giang; Công ty TNHH Huy Hoàng - Lạng Sơn và mang lại hiệu quả rõ rệt. Ban quản lý MTDL VQG Cát Bà hoàn toàn có thể học tập và ứng dụng mô hình này tại địa phương mình.

d. Giáo dục:


- Đào tạo, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, lực lượng kiểm lâm MTDL VQG: tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ, cử cán bộ đi đào tạo, học tập kinh nghiệm từ các địa phương khác.

Hình 16 Một trong những buổi tập huấn cho các bác các bộ địa phương về 1

Hình 16: Một trong những buổi tập huấn cho các bác các bộ địa phương về tầm quan trọng của MTDL và các giải pháp khuyến khích người dân phát triển các sinh kế thích ứng với BĐKH và BVMT tháng 11, 2013

(Nguồn: tác giả tự chụp trong quá trình thực địa)


- Nâng cao nhận thức người dân: chính quyền địa phương tổ chức các buổi tập huấn cho người dân địa phương; tuyên truyền tầm quan trọng của MTDL và các chính sách QL MTDL trên các phương tiện truyền thông đại chúng; các bạn tình nguyện viên của các trường đại học hoặc các tổ chức phi chính phủ kết hợp với chính quyền địa phương đến nhà dân phổ biến các kiến thức, tầm quan trọng về

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/04/2023