Đánh Giá Tác Động Của Hoạt Động Phát Triển Du Lịch Đến Môi Trường Và Công Tác Quản Lý Môi Trường Tại Khu Du Lịch Sầm Sơn, Thanh Hóa




Mã số


Nội dung tiêu chí


Quy định cụ thể

Yêu cầu thực hiện

Bắt buộc

Khuyến khích


A3.1.1


Niêm yết các quy định về BVMT

Các cơ sở phải niêm yết công khai quy định về BVMT, nêu rõ các hành vi bị nghiêm cấm theo pháp luật hiện hành. Quy định được đặt tại vị trí dễ quan sát, có bảng riêng hoặc lồng ghép với nội quy của cơ sở.


x



A3.1.2

Tuyên truyền, giáo dục, vận động tham gia BVMT

Có trách nhiệm vận động cán bộ, công nhân viên, cộng đồng địa phương và du khách tuân thủ các quy

định về BVMT.



x


A3.1.3

Tập huấn, giáo dục BVMT

Tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các lớp tập huấn về BVMT do các cơ quan có chức năng tổ chức.



x

A3.2

Nguồn lực và nghĩa vụ bảo vệ môi trường

A3.2.1

Nguồn lực BVMT

Bố trí nhân lực và kinh phí đảm bảo cho các hoạt động BVMT tại cơ sở.

x



A3.2.2


Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế môi trường, phí BVMT; Chi trả dịch vụ môi trường rừng (PES)

- Các cơ sở xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí BVMT;

- Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái

rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch.


x



A3.2.3

Thực hiện nghĩa vụ về thanh tra môi trường

Chấp hành việc kiểm tra, thanh tra về BVMT theo quy định của pháp luật.


x



A3.2.4

Thực hiện báo cáo và xử lý thông tin về môi trường

Thực hiện báo cáo công tác BVMT định kỳ hàng năm và báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan có chức năng


x



A3.2.5

Khen thưởng về hoạt động BVMT

Có hình thức khen thưởng động viên kịp thời nhân viên tham gia tích cực các hoạt động BVMT.



x


A3.2.6


Thành lập hoặc tham gia quỹ BVMT

Cơ sở có thể tự thành lập và duy trì quỹ BVMT hoặc tham gia đóng góp vào quỹ BVMT của khu, điểm du lịch hoặc của địa phương.



x

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá tác động của hoạt động phát triển du lịch đến môi trường và công tác quản lý môi trường tại khu du lịch Sầm Sơn, Thanh Hóa

Cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 16 km về phía Đông, Sầm Sơn, một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam luôn mang đến cho du khách một kỳ nghỉ lãng mạn, thoải mái, đậm dư vị biển xứ Thanh. Là điểm đến lý tưởng của đông đảo du khách trong nước và quốc tế, trong những năm qua, với sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của tỉnh, sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn, đặc biệt là khu nghỉ dưỡng cao cấp của Tập đoàn FLC... đã làm thay đổi căn bản diện mạo khu đô thị du lịch biển Sầm Sơn, tạo thế và lực cho thành phố phát triển nhanh, bền vững.

3.1.1 Đánh giá tác động của hoạt động phát triển du lịch đến môi trường tại khu du lịch Sầm Sơn, Thanh Hóa

3.1.1.1 Một vài nét về tình hình phát triển du lịch tại KDL Sầm Sơn

Sầm Sơn đang vươn mình để hiện thực hóa mục tiêu trở thành một Thành phố Du lịch biển văn minh, hiện đại, thân thiện, hội nhập và phát triển, một thành phố đáng sống nhất của du khách trong nước và quốc tế. Nắm bắt vận hội với quyết tâm đổi mới đi lên nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ, những năm qua Thành phố Sầm Sơn đã tập chung đầu tư nhằm từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất phục vụ du lịch.

Đặc biệt trong tháng 4 năm 2019 UBND Thành phố đã rà soát, bổ sung, ban hành và tổ chức thực hiện các phương án quản lý dịch vụ Du lịch năm 2019, tập chung chỉnh trang đô thị, đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng phục vụ du lịch. Tổ chức thành công các sự kiện trong khuôn khổ Lễ hội Du lịch Sầm Sơn năm 2019 với nhiều nội dung mới, phong phú, hấp dẫn, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhân dân và du khách. Trong 4 tháng ước tính thành phố đón được 1.120.000 lượt khách, tăng 28,7% so với cùng kỳ, doanh thu ước đạt 1.200 tỷ đồng, tăng 23,2% so với cùng kỳ; phục vụ ăn nghỉ 2.460.000 ngày khách, tăng 26,2% so với cùng kỳ. Đó là những minh chứng cho những chuyển mình đầy ngoạn mục với sự quyết liệt của


Đảng bộ, Chính quyền và sự đồng thuận của nhân dân Thành phố Sầm Sơn nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung [20].

Lượt khách du lịch: Năm 2018, toàn thành phố đón được 4,285 triệu lượt khách; phục vụ ăn nghỉ 8,1 triệu ngày khách; doanh thu đạt 3.660 tỷ đồng, tăng 19,4% so với năm 2017. Trong giai đoạn 2010 – 2015, tổng lượng khách đến Sầm Sơn tăng bình quân 15,5%/năm, trong đó tăng trưởng khách quốc tế đạt trung bình 14,9%/năm, thấp hơn so với mức tăng trưởng tổng lượng khách trung bình năm [20].

Bảng 4 : Thống kê số lượng khách du lịch đến Sầm Sơn giai đoạn 2010 – 2018



TT


Chỉ tiêu


Đơn vị tính


Thực hiện qua các năm

Tốc độ phát triển bình

quân (%)


2010


2011


2012


2013


2014


2015


2016


2017


2018


Thực hiện


Mục tiêu


1

Tổng số lượt khách

Triệu lượt


1.800


1.920


2.105


2.485


3.150


3,65


4,1


4,02


4,3


15,5


13


1.1

Tr. đó khách quốc tế

Nghìn lượt


3


5


5,1


3,2


4


6


8,5


8,4


8,6


14,9


12,5


2

Tổng số ngày khách

Triệu ngày


3.393


3.760


3.901


4.180


5.980


7.05*


7,850


7,8


8,1


15,6


2,3


2.1

Tr. đó ngày khách quốc tế


Nghìn ngày


9


14,8


16


9,6


16


30*


32,5


32


33


27,2


25

Nguồn: UBND thành phố Sầm Sơn ,2018 [17] Trong những năm tới, lượng khách quốc tế được dự báo là sẽ có mức tăng trưởng nhanh bởi loại hình du lịch golf và MICE tại khu du lịch FLC hứa hẹn sẽ thu hút nhiều hơn khách quốc tế đến từ thị trường Hà Nội và khu công nghiệp Nghi Sơn. Trong tổng số hơn 7 triệu lượt khách du lịch đến Thanh Hóa mỗi năm, có khoảng 65% tổng số khách du lịch đến Sầm Sơn và con số này vẫn tăng lên theo mỗi năm. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng lượng khách đến Sầm Sơn cao hơn tốc độ tăng trưởng lượng khách đến cả tỉnh, tương ứng 15,5% so với 13%. Dự kiến năm 2019, thành phố Sầm Sơn sẽ


đón trên 4,8 triệu lượt khách, chiếm khoảng 50% mục tiêu về lượt khách của toàn Thanh Hóa.

Cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng: Đến hết năm 2018, Sầm Sơn đã có 435 cơ sở lưu trú với 15.800 phòng, trong đó 270 cơ sở được xếp hạng, 51 cơ sở từ 1 sao trở lê. Tốc độ tăng trưởng cơ sở lưu trú khá nhanh. Riêng năm 2014-2015, thành phố có trên 40 khách sạn được xây dựng mới với trên 2.000 phòng.

Bảng 5: Thống kê số lượng cơ sở lưu trú tại Sầm Sơn giai đoạn 2011 – 2018


TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện qua các năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

1

Cơ sở lưu trú

Cơ sở

322

319

330

334

340

355

410

420

435

2

Số phòng

Phòng

7.900

8.000

8.150

8.900

11.000

12.000

14.000

15.000

15.800

3

Số giường

Giường

18.500

18.400

20.200

26.100

26.400

34.800

40.500

41.000

42.000

Nguồn: UBND thành phố Sầm Sơn, 2018 [17]

Theo thống kê, hiện trên địa bàn Sầm Sơn có gần 300 nhà hàng, ki-ốt chuyên kinh doanh dịch vụ ăn uống các loại.

3.1.1.2 Tác động của hoạt động phát triển du lịch đến môi tường tại KDL Sầm Sơn

a)Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên của KDL Sầm Sơn

- Tác động đến tài nguyên đất: Hiện nay, các hoạt động du lịch tại Sầm Sơn đang phát triển mạnh mẽ, kéo theo việc xây dựng kết cấu hạ tầng khách sạn và các công trình dịch vụ du lịch, sân golf FLC Sầm Sơn… Điều này tất yếu dẫn đến thu hẹp diện tích sản xuất nông nghiệp, rừng phòng hộ, diện tích nuôi trồng thủy sản,…

- Tác động đến tài nguyên nước:

Kết quả quan trắc của Sở TNMT Thanh Hoá từ năm 2011 – 2015 [15], về chất lượng nước tại bãi tắm A Sầm Sơn như sau:

+ Hàm lượng váng dầu mỡ: trong nước biển đã xuất hiện váng dầu mỡ. Đối với nước biển ven bờ cho các mục đích thể thao, giải trí dưới nước thì không được phép có váng dầu mỡ.

+ Hàm lượng dầu mỡ khoáng: đã có dầu mỡ khoáng, hàm lượng dao động trong khoảng từ 0,013 – 0,22 mg/l.


+ Hàm lượng COD: Hàm lượng COD dao động trong khoảng từ 4 – 30mg/l, đều vượt QCVN từ 1,33 – 29,3 lần. Đặc biệt, trong năm 2012 hmf lượng COD đạt giá trị cao nhất 88 mg/l.

mg/l

200


180


160


140


120


100


80


60


40


20


0

Lạch Càn

Lạch Sung

Hoằng Trường Biển Hải Tiến Cửa Hới - Quảng Cư Bãi tắm A- Sầm Sơn Lạch Ghép

Biển Hải Hòa

Lạch Bạng

Cảng Nghi Sơn

2011

2014

2012

2015

2013

QCVN


Hình 1. Diễn biến hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước biển ven bờ

(Nguồn: Sở TNMT Thanh hoá, 2016 [15])

+ Từ hình 1 cho thấy, hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước biển có xu hướng tăng dần qua các năm. Đặc biệt, năm 2015 hàm lượng chất rắn lơ lửng đo được tại khu bãi tắm A thành phố Sầm Sơn là 145,5 mg/l, vượt QCVN 2,91 lần.

+ Hàm lượng NH4+ đo được tại khu biển bãi tắm Sầm Sơn qua các năm đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép.

- Về tác động đến môi trường nước của các cơ sở lưu trú, các công trình phục vụ khách du lịch : Hiện Sầm Sơn có 435 cơ sở lưu trú với 15.800 phòng. Các cơ sở lưu trú này phần lớn chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải hoàn thiện nên việc xả thải vào hệ thống thoát nước chung của khu vực và thậm chí là được xả trực tiếp vào vùng nước ven biển, đã gây nên những tác động xấu đến chất lượng môi trường nước biển.

Qúa trình khảo sát tại khu vực nghiên cứu cho thấy, hiện nay tại Sầm Sơn nước phục vụ nhu cầu du lịch được khai thác từ các nguồn nước ngầm. Vì vậy, trong điều kiện chưa có khả năng điều tra mở rộng các nguồn nước ngầm mới, đồng thời tăng nhanh nhu cầu nước sinh hoạt cho hoạt động du lịch sẽ góp phần làm tăng mức độ suy thoái, ô nhiễm các nguồn nước ngầm hiện đang khai thác, nhất là ở vùng ven biển do khả năng xâm nhập mặn cao. Ngoài ra, vào các kỳ nghỉ lễ kéo dài, sự quá tải của du


khách đã làm tăng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt góp phần làm giảm trữ lượng nước ngầm và tăng khả năng ô nhiễm các nguồn nước mặt.

Hình 2 Cống xả nước thải trực tiếp ra biển tại Sầm Sơn Nguồn ảnh Học 1

Hình 2. Cống xả nước thải trực tiếp ra biển tại Sầm Sơn

(Nguồn ảnh: Học viên trực tiếp chụp khi đi khảo sát tại khu vực nghiên cứu, 2018)

Thêm vào đó, nhiều dự án phát triển các cơ sở vật chất du lịch đang triển khai có tác động trước mắt thể hiện trong giai đoạn xây dựng, còn tác động lâu dài là do việc vận hành và bảo dưỡng. Việc giải phóng mặt bằng và san ủi đất để xây dựng các công trình và làm đường có thể gây sói mòn và sụt lở đất, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước ngầm. Các hoạt động trong quá trình xây dựng sẽ làm ô nhiễm nguồn nước mặt, do việc vứt rác và đổ rác bừa bãi vào các nguồn nước và một số tác động lâu dài như làm tăng lượng bùn và các chất cặn dẫn đến chất lượng nước bị ảnh hưởng.

- Tác động đến tài nguyên không khí, tiếng ồn

Hoạt động du lịch làm tăng lượng khí thải, gi tăng nguy cơ ô nhiễm không khí, đặc biệt là ở khu tập trung nhiều du khách như thành phố Sầm Sơn. Chỉ tính riêng với 435 cơ sở lưu trú du lịch với trên 15.800 phòng; nhiều phương tiện vận chuyển khách du lịch chưa kể các phương tiện tư nhân… các hoạt động này đã có những tác động không nhỏ, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường không khí của các điểm đến du lịch trên địa bàn như gây ô nhiễm về không khí, tiếng ồn.v.v..Qua khảo sát khu vực


nghiên cứu, tại khu vực bờ biển vào mùa du lịch tập trung nhiều người, diễn ra nhiều hoạt động vui chơi giải trí phục vụ cho du khách nên khá ồn ào.

Ngoài ra, bãi chôn lấp rác thải ở Sầm Sơn hiện đã quá tải và nằm trong danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 2671/QĐ- UBND ngày 04/8/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh. Bãi rác thải này được xây dựng từ năm 1997, với diện tích hơn 2 ha, khu một dùng để chôn lấp rác và hai khu còn lại để lắng lọc nước thải, xử lý ô nhiễm trước khi xả ra môi trường Tuy nhiên, do dân số gia tăng và lượng khách du lịch đến với Sầm Sơn ngày một đông nên bãi rác thải đã và đang trong tình trạng quá tải, mùi hôi thối nồng nặc bủa vây.

Theo kết quả quan trắc của Sở TNMT Thanh Hoá từ 2011-2015 [15], chất lượng môi trường không khí khu vực miền biển nói chung và Sầm Sơn nói riêng còn khá tốt, nhiều vùng chưa có dấu hiệu ô nhiễm. Kết quả quan trắc cho thấy, diễn biến nồng độ bụi tại một số điểm nút giao thông của khu vực miền biển thông số khí độc CO, SO2; nồng độ CO trong môi trường không khí vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

Do vậy, chất lượng môi trường không khí khu vực miền biển chủ yếu bị ảnh hưởng bởi một số hoạt động làng nghề, các cơ sở sản xuất, các trang trại chăn nuôi tập trung, hoạt động trồng trọt, khai thác khoáng sản ở các vùng lân cận, chôn lấp và đốt chất thải sinh hoạt cũng như phát triển cơ sở hạ tầng…

Như vậy, qua kết quả quan trắc chất lượng môi trường Sầm Sơn cho thấy các giá trị đo được của các thông số trong môi trường nước, môi trường không khí đang có xu hướng tăng dần theo thời gian. Mặc dù hiện tại, chất lượng môi trường được đánh giá là đang còn tương đối tốt nhưng cùng với tốc độ tăng trưởng du lịch mạnh mẽ cũng đang tạo ra nhiều sức ép cho môi trường và gây khó khăn cho công tác quản lý tài nguyên, môi trường tại nơi đây.

- Tác động đến tài nguyên rừng:

Phát triển du lịch ở Sầm Sơn kéo theo việc giảm diện tích rừng như để phát triển sân golf và dự án FLC Sầm Sơn, hơn 11ha đất rừng phòng hộ đã chuyển đổi mục đích sử dụng.


Tóm lại, trong thời gian qua cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ của Thanh Hoá, khu du lịch Sầm Sơn đã và đang có nhiều đổi mới. So với mặt bằng chung của tỉnh, thu nhập bình quân đầu người của Sầm Sơn cao hơn là do sự phát triển du lịch đã tạo nên bộ mặt mới cho Sầm Sơn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được về mặt kinh tế, sức ép từ quá trình đô thị hóa, từ hoạt động du lịch đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môi trường sống của người dân vùng biển.

b) Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường nhân văn Sầm Sơn

Trong những năm vừa qua, sự phát triển của du lịch đã góp phần rất lớn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố giai đoạn 2010 – 2016. Trong 5 năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 18,08%, cao hơn 2,88% so với giai đoạn 2005 – 2009. Thu nhập bình quân đầu người đạt 2.560 USD, gấp 2,5 lần so với năm 2009. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Dịch vụ Du lịch 75%; Nông – Lâm – Thuỷ sản 14,2%; Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng 10,8%. Sự phát triển du lịch đã góp phần làm cho các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại trên địa bàn thành phố được khôi phục và phát triển. Hàng năm, vào dịp khai trương “Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn”, thành phố thường tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa gắn với chủ đề “Sầm Sơn – nơi hội tụ những sắc màu văn hóa” thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân trong tỉnh cũng như nhân dân các tỉnh lân cận. Qua đó, người dân địa phương đã có cơ hội để học hỏi, tìm hiểu về những nét văn hóa tốt đẹp, hoàn thiện thái độ ứng xử, giao tiếp với khác du lịch. Đồng thời, chính sự giao lưu văn hóa đã góp phần truyền bá các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương đến du khách.

Sự phát triển du lịch cũng đã góp phần khôi phục các ngành nghề thủ công và lễ hội truyền thống: Cùng với sự phát triển của các hoạt động phục vụ du lịch, việc phát triển các làng nghề truyền thống của địa phương cũng đã được quan tâm đầu tư. Một số làng nghề được khôi phục và hoạt động hiệu quả đã có đóng góp không nhỏ vào phát triển kinh tế của thành phố như: làng thủ công mỹ nghệ (phường Trường Sơn), làng chế biến thuỷ hải sản (phường Trung Sơn, xã Quảng Cư)… Bên cạnh đó, nhằm thu hút sự tham gia của đông đảo du khách, thành phố đã

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 22/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí