Tăng Cường Công Tác Quản Lý, Bảo Vệ Tài Nguyên Và Môi Trường Du Lịch Hà Nội

Ngoài những giải pháp trên, để phát triển nguồn nhân lực cho ngành, du lịch Hà Nội có thể áp dụng mô hình đào tạo Khách sạn – Trường học nâng cao khả năng tiếp cận thực tiễn cho sinh viên.

Coi trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực trong ngành Du lịch sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng của ngành, khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch và tạo cơ sở vững chắc cho du lịch phát triển.

3.2.1.4. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch Hà Nội

Mặc dù Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến bảo vệ môi trường, bản sắc văn hoá và thuần phong mỹ tục trong hoạt động du lịch, song các di sản văn hoá và lịch sử, môi trường văn hoá - xã hội và sinh thái của Hà Nội vẫn bị xuống cấp, bị tàn phá và hiệu quả khai thác chưa cao. Do vậy, quan điểm cơ bản để quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên, môi trường du lịch của Thủ đô là phát triển du lịch bền vững. Trước hết, việc quản lý và khai thác các tài nguyên du lịch của Hà Nội cần theo các phương hướng sau:

Xây dựng chiến lược bảo tồn, tôn tạo và khai thác các di tích, danh lam thắng cảnh nhằm thay đổi về chất và lượng các di tích, danh lam thắng cảnh phục vụ tốt nhất khách tham quan và dự lễ hội.

Bảo vệ, tôn tạo và khai thác những tài nguyên nhân văn này gắn liền với chiến lược, quy hoạch du lịch của thành phố. Cần có chính sách bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh, môi trường kinh doanh nhằm phòng ngừa những nguy cơ của sự khai thác quá độ những tài nguyên đó.

Các điểm du lịch, các di tích danh thắng cần được phân định rõ ràng theo 3 vị trí: khu bảo tồn tuyệt đối, khu bảo tồn và khu vực dịch vụ và quản lý. Khu bảo tồn tuyệt đối là trung tâm của điểm du lịch, có giá trị cao về khoa học đồng thời cũng là nơi nhạy cảm hoặc dễ bị ảnh hưởng đối với những thay đổi, do đó, nghiêm cấm mọi hoạt động có thể gây ra những thay đổi đối với đặc điểm nguyên sinh.

- Bảo vệ các di tích, đối tượng du lịch bằng các biện pháp: chỉ bê tông hoá đường đi những chỗ thật cần thiết; làm rào chắn những chỗ cần bảo vệ…

- Các điểm du lịch, các di tích danh thắng cũng cần được xác định sức chứa (công suất chịu tải), mở rộng sức chứa và thời vụ du lịch.

- Di tích lịch sử văn hoá của Thủ đô có tầm cỡ quốc gia đối với sự phát triển du lịch cần được Tổng Cục Du lịch, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Tài chính và Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch Hà Nội lập kế hoạch khai thác, sử dụng phục vụ du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

- Hoạt động bảo tồn, tôn tạo và khai thác nguồn tài nguyên to lớn này của Thủ đô Hà Nội được thể hiện ở 3 mặt: bảo vệ di tích về mặt pháp lý và khoa học; bảo vệ di tích về mặt vật chất kỹ thuật; và sử dụng di tích, danh lam thắng cảnh phục vụ nhu cầu hiện tại do xã hội đặt ra. Các di tích, danh lam thắng cảnh chỉ được bảo vệ và phát huy cao nhất giá trị văn hoá của mình khi chúng ta thực hiện một cách đồng bộ 3 mặt hoạt động trên.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu xếp hạng các di tích, danh lam thắng cảnh. Việc xếp hạng các di tích lịch sử - văn hoá tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ di tích, giải quyết được nhiều vi phạm, xây dựng được hồ sơ khoa học giúp ích cho công tác nghiên cứu và tu bổ trước mắt cũng như lâu dài.

Phát triển du lịch thành phố Hà Nội - 12

Tăng cường trách nhiệm của cơ quan quản lý thông qua công cụ quan trọng là hệ thống văn bản pháp lý về quản lý tài nguyên và môi trường du lịch. Các cơ quan quản lý cũng phải thường xuyên theo dõi biến động để có những giải pháp kịp thời, phối hợp cùng với các ban ngành và địa phương để khắc phục sự cố, khắc phục tình trạng xuống cấp về tài nguyên và môi trường du lịch.

Sử dụng nhiều hình thức dịch vụ để khai thác giá trị kinh tế và văn hoá của các di tích, danh lam thắng cảnh của Thủ đô, ví dụ tổ chức khôi phục các trò chơi dân gian truyền thống như vật cổ truyền, đánh cờ người; kinh doanh các dịch vụ ăn uống…

Bảo vệ môi trường để phát triển du lịch

Bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính cấp bách của mọi quốc gia trên thế giới. Đối với ngành Du lịch nói chung và Du lịch Hà Nội nói riêng, vấn đề bảo vệ môi trường là hết sức quan trọng khi môi trường sinh thái và văn hoá đang bị ô nhiễm và suy thoái.

Để bảo vệ môi trường phát triển du lịch Hà Nội, cần thực hiện các giải pháp:

- Nâng cao trình độ quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, hoàn thiện những văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, tăng cường kiểm tra tình trạng ô nhiễm môi trường tại các doanh nghiệp du lịch đang hoạt động, từ đó xây dựng những dự án với mục đích bảo vệ môi trường.

Các nhà hàng, khách sạn cần có những quy định cụ thể về thu gom và xử lý chất thải, thực hiện các biện pháp tiết kiệm tài nguyên (điện, nước, vật liệu).

- Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, giảm thiểu việc khai thác và tiêu dùng các nguồn năng lượng và các tài nguyên khác, giảm thiểu lượng chất thải do du lịch gây ra và có kế hoạch cải thiện cảnh quan môi trường

Cần đầu tư cho việc giáo dục nâng cao nhận thức về du lịch và môi trường cho toàn xã hội. Đồng thời ngành Du lịch Hà Nội phải phối hợp với các ngành khác về các vấn đề vệ sinh môi trường đô thị nhằm tăng cường công tác quản lý và bảo vệ môi trường Thủ đô.

3.2.1.5. Đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Cơ sở hạ tầng du lịch gồm các hệ thống giao thông, các địa danh du lịch trọng điểm, các khách sạn… Chỉ số cơ sở hạ tầng được đo bằng độ dài và chất lượng đường sá, dịch vụ vệ sinh, cấp nước và xe lửa. Cơ sở hạ tầng yếu kém là một nguyên nhân khiến khách du lịch quốc tế khó chịu nhất khi đi du lịch Việt Nam. Cùng với tình trạng tắc nghẽn giao thông, quy định tốc độ giao thông không hợp lý trên một số tuyến du lịch đã làm cho chỉ số cạnh tranh về cơ sở hạ tầng của Việt Nam thấp. Kinh nghiệm của Singapore đã chỉ ra, có 5 yếu tố tạo

nên sự thành công của ngành Du lịch, đó là: phương tiện giao thông, cơ sở tiện nghi, điểm thắng cảnh, các dịch vụ hỗ trợ và điều chỉnh của Chính phủ. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch sẽ đáp ứng được 3 trong số 5 điều kiện trên. Vì vậy, cần ưu tiên vốn vay trước hết cho phát triển cơ sở hạ tầng du lịch so với các ngành nghề khác – những ngành không được coi là ngành mũi nhọn, không thuộc nhóm ngành nghề có khả năng cạnh tranh. Khối lượng đầu tư cho du lịch phải hợp lý và dài hạn. huy động mọi nguồn vốn cả nước ngoài và tư nhân. Bên cạnh việc khai thác các nguồn du lịch sẵn có của thiên nhiên, các di tích lịch sử văn hoá của dân tộc, cần kết hợp đầu tư phát triển các cơ sở du lịch hiện đại.

Trong những năm gần đây, hoạt động đầu tư vào du lịch Hà Nội mang lại cho Thủ đô năng lực sản xuất mới chuyển biến theo hướng kinh tế hiện đại. Song từ nay đến năm 2010, cần đầu tư vào Ngành du lịch Hà Nội ở mức độ cao mới tạo khả năng xây dựng được các cơ sở có trình độ ngang tầm với các nước trong khu vực, dủ sức tiếp nhận khách quốc tế và cạnh tranh với ngành Du lịch ở các nước đó.

Về nội dung đầu tư cần chú ý các vấn đề sau:

- Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường hàng không, mở rộng nhà ga, mở các tuyến bay mới, nâng cấp nhà ga nội địa để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đến tham quan du lịch Thủ đô.

- Tạo lập sự cân đối giữa đầu tư vào khách sạn, vào cơ sở vận chuyển du lịch, vào cơ sở vui chơi giải trí và các cơ sở dịch vụ khác.

- Tiếp tục triển khai dự án khôi phục và phát triển các làng nghề và các quy định liên quan đến tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ để vừa tạo ra sản phẩm du lịch văn hoá độc đáo vừa thúc đẩy việc sản xuất và xuất khẩu tại chỗ các mặt hàng thủ công truyền thống.

- Áp dụng hình hình thức đầu tư liên doanh đối với các dự án khách sạn, xây dựng nhà ở, văn phòng cho thuê, nhà hàng ăn uống. Tăng cường liên doanh liên kết trong nước để phát huy nội lực, khuyến khích sự kết hợp giữa

các hãng lữ hành – khách sạn có tiềm lực để xây dựng các khu vui chơi - giải trí – thể thao – dịch vụ du lịch.

- Việc gọi vốn đầu tư liên doanh cần được tập trung vào các dự án xây dựng khách sạn, khu dịch vụ du lịch có quy mô lớn, hiện đại để phù hợp với xu hướng phát triển của du lịch khu vực và thế giới. Tuy nhiên, việc kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài cũng cần có sự tính toán đồng bộ và cần lưu ý những vấn đề sau:

+ Khắc phục những bất hợp lý, những quy định chồng chéo, thiếu hoàn chỉnh để hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư. Cần xoá bỏ bệnh hành chính, quan liêu, dây dưa trong quá trình đảm bảo các thủ tục để triển khai các dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch ở Thủ đô thuận lợi hơn.

+ Có chính sách hợp lý đối với các dự án liên doanh lữ hành để bảo vệ các doanh nghiệp lữ hành ở Hà Nội.

- Cần có chính sách ưu đãi về lãi suất vay vốn, miễn giảm thuế đất, thuế VAT và thuế thu nhập doanh trong những năm đầu đối với các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực vui chơi giải trí hoặc tạo các tuyến du lịch mới. Coi các trang thiết bị ở các khu vui chơi giải trí là những phương tiện sản xuất ra các dịch vụ thông thường chứ không phải các sản phẩm tiêu thụ đặc biệt, để có các chính sách về thuế nhập khẩu phù hợp đối với các mặt hàng này.

- Nhà nước cần tách biệt đầu tư cho cơ sở hạ tầng của nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của khu du lịch để khuyến khích du lịch phát triển.

- Các dự án ngay từ khâu chuẩn bị cần tính đến quy hoạch kiến trúc cụ thể từng khu vực. Không cấp giấy phép đầu tư cho các dự án khách sạn, văn phòng tại khu phố cổ.

3.2.1.6. Tăng cường hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch

Chương trình hành động quốc gia về du lịch và những sự kiện du lịch Việt Nam mấy năm vừa qua đã được Tổng cục Du lịch khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ, đạt hiệu quả cao. Trong

những năm tới, du lịch Hà Nội cần được tăng cường quảng bá trên mọi loại thông tin đại chúng: đài, báo, tạp chí, truyền hình, internet…

- Các cơ quan du lịch của Hà Nội cần tuyên truyền rộng rãi để người dân có thể tiếp cận thông tin về các hoạt động của du lịch Hà Nội, các chương trình du lịch và các sự kiện lớn liên quan đến du lịch. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức đúng đắn của người dân về vị trí vai trò của ngành Du lịch trong tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô, giúp người dân có thái độ, có cách ứng xử cũng như có những hành động phù hợp với tư cách chủ nhà.

- Du lịch Hà Nội cần có chính sách quảng bá sâu rộng, có trọng điểm hướng tới đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, tập trung vào những thị trường trọng điểm để phát động, củng cố và mở rộng thị trường. Mặt khác, tính trọng điểm ở đây không chỉ thể hiện ở thị trường nguồn khách trọng điểm mà còn trọng điểm về mặt thời gian, cần tích cực vào trước vụ du lịch.

Bên cạnh đó, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hà Nội cùng các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp phối hợp lên kế hoạch và tổ chức tốt các liên hoan du lịch, các lễ hội đường phố nhân các sự kiện như: “Tuần lễ sản phẩm thủ công truyền thống”, “Liên hoan các giai điệu cổ truyền” mang đậm màu sắc của Thủ đô văn hiến. Thời gian tổ chức nên sát với thời gian các thành phố khác tổ chức liên hoan du lịch, song không trùng, để có thể tranh thủ được nguồn khách lớn. Chi phí cho quảng bá liên hoan du lịch Hà Nội cũng giảm bớt, do có sự phối hợp quảng bá với các thành phố có tổ chức liên hoan.

Tạo chiến dịch quảng bà sâu rộng tại các thị trường trọng điểm như: Nhật, Trung Quốc, Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á, ASEAN và Úc. Từ việc nghiên cứu đặc điểm nguồn khách, du lịch Hà Nội hoạch định chính xác thị trường truyền thống, thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng để có biện pháp tuyên truyền, quảng bá phù hợp.

- Quảng bá hiệu quả trên internet. Hiện nay những thông tin du lịch Hà Nội từ internet còn ít và không rõ ràng. Website của Du lịch Hà Nội cần nổi bật giữa gần 100 triệu websites hiện diện trên internet; kết nối với website của các hãng hàng không quốc tế có đường bay đến Hà Nội, của các tổ chức du lịch quốc tế như; UNWTO net, PATA net; cung cấp những thông tin đầy đủ và thực tế về điểm du lịch và tiện nghi dịch vụ; cung cấp những địa chỉ liên hệ rõ ràng.

- Hợp tác chặt chẽ trong công tác quảng bá giữa các doanh nghiệp du lịch Hà Nội và với các thành phố khác để sâu chuỗi các sự kiện du lịch, tăng tính độc đáo và hấp dẫn, để lưu chân khách.

- Du lịch Hà Nội cần cố gắng xây dựng và phát triển mối liên hệ với các thành phố, Thủ đô của các quốc gia khác, cùng hợp tác kinh doanh và quảng bá du lịch với các đại lý du lịch và các điểm vui chơi giải trí ở nước ngoài. Tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo về du lịch để thông qua đó giới thiệu với du khách nước ngoài về du lịch Hà Nội, từ đó thu hút khách quốc tế đến Hà Nội.

- Ngành Du lịch cần dành ngân quỹ thoả đáng cho hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch, đồng thời phẩi có kế hoạch sử dụng khoản ngân quỹ đó một cách hiệu quả nhất.

3.2.2. Về phía các doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Các doanh nghiệp du lịch là mắt xích quan trọng trong guồng máy hoạt động của ngành. Hiệu quả của các doanh nghiệp du lịch tác động đến hiệu quả của toàn ngành. Vì vậy, các giải pháp vi mô trong các doanh nghiệp du lịch cần được tiến hàng đồng bộ, phối hợp chặt chẽ và nằm trong khuôn khổ các giải pháp vĩ mô, có như vậy, ngành Du lịch Hà Nội mới có thể đạt được những mục tiêu đề ra.


3.2.2.1. Phát triển thị trường du lịch

Tổ chức khảo sát điều tra và nghiên cứu nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường mục tiêu thông qua sự kết hợp giữa trực tiếp thăm dò ý kiến của du khách và các phương pháp khác.

Theo thống kê của Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hà Nội thì trong năm 2006, tổng số khách quốc tế vào Hà Nội là 1.110.000 lượt người, trong đó thị trường Châu Á-Thái Bình Dương là 528.587 lượt chiếm 50,55% thị phần; thị trường Châu Âu là 306.898 lượt người chiếm 29,35% thị phần; Châu Mỹ là 87.998 lượt chiếm 8,42% thị phần; Châu Phi là 2.800 lượt chiếm 0,27% thị phần; Châu úc là 81.495 lượt chiếm 7,79% thị phần; Việt Kiều là 25.878 lượt chiếm 2,47% thị phần.

Trong môi trường cạnh tranh khi Việt Nam gia nhập WTO, nếu không có sự chủ động chuẩn bị, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam, nhất là những đơn vị lữ hành rất dễ rơi vào tình trạng phụ thuộc và trở thành làm thuê cho doanh nghiệp nước ngoài. Một điều hiển nhiên, thị trường khách là của họ, muốn thâm nhập được chúng ta phải nắm vững thị trường, hiểu được đối tác cùng luật chơi. Quá trình hội nhập sẽ giúp các doanh nghiệp nắm bắt dễ dàng hơn những xu thế quốc tế, diễn biến của thị trường, đối tác và đối thủ cạnh tranh trong khu vực và thế giới để có những điều chỉnh cần thiết và khai thác những cơ hội tốt nhất cho mình. Các doanh nghiệp cần chú trọng công tác xúc tiến, quảng bá và liên kết, phối hợp doanh nghiệp nước ngoài để khai thác thị trường. Tham gia vốn một cách bình đẳng để từ đó có một vị thế và sự chủ động trong hợp tác kinh doanh hai bên cùng có lợi.

Hiện nay, nhiều hãng lữ hành nước ngoài đang tăng cường “nghe ngóng” khả năng được trực tiếp đưa khách vào Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trong nước cần khẩn trương đánh giá lại năng lực của mình để vạch ra những chiến lược đúng đắn, đặc biệt phải giữ bằng được lượng khách trong nước.

Cần nghiên cứu phân tích đánh giá các thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng để từ đó xác định thị trường chính nhằm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Có thể phát triển và khai thác theo các thị trường sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/08/2022