Công Tác Phối Hợp Giữa Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Và Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước Về Môi Trường Để Thực Hiện Bảo Vệ Môi Trường Trong

+ Giải quyết sự cố môi trường

Sự cố môi trường có ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường du lịch. Có những sự cố môi trường xảy ra để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng, tồn tại kéo dài, tác động xấu đến hình ảnh du lịch Việt Nam. Để giải quyết sự cố môi trường, các cơ quan nhà nước về môi trường đã xây dựng các văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề này, đề xuất những giải pháp, phương án thiết thực nhằm hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng từ sự cố tới môi trường chung, trong đó có môi trường du lịch. Tuy nhiên, do vấn đề về kinh phí và đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều ngành, cơ quan khác nhau và của cả cộng đồng dân cư địa phương nên nhiều sự cố vẫn không được giải quyết dứt điểm hoặc có giải quyết nhưng chậm nên hiệu quả không cao. Điển hình là sự cố tràn dầu trên sông, biển, có tác động trực tiếp đến hoạt động du lịch. Từ năm 1997 đến này, ở Việt Nam đã xảy ra trên 50 sự cố tràn dầu tại các vùng sông và biển ven bờ gây thiệt hạn lớn về kinh tế cũng như ô nhiễm nghiêm trọng và lâu dài cho môi trường biển [16, 3]. Sự cố tàu Formosa One – Liberia đâm vào tàu Petrolimex 01 của Việt Nam tại vịnh

Giành Rỏi – Vũng Tàu (tháng 9/2001) làm tràn ra môi trường biển ven bờ khoảng 1.000m3 dầu diezel, gây ô nhiễm nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến hoạt động du lịch trong vùng. Để giải quyết sự cố này, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Vũng Tàu và cơ quan hữu quan đã phải mất hơn 3 năm để vừa khắc phục, thống kê thiệt hại, thu thập tài liệu có liên quan và qua 8 lần đàm phán với phía chủ tàu. Đến tháng 7/2004 chủ tàu mới đồng ý bồi thường

4.754.000 USD [15,2].

Tháng 5/2005, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính phủ ban hành Quyết định số 103/2005/QĐ-TTg về quy chế ứng phó sự cố tràn dầu. Tuy nhiên việc thực hiện quy định này còn gặp rất nhiều khó khăn phức tạp. Theo các chuyên gia về môi trường biển, nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là Việt Nam còn thiếu trang thiết bị và yếu về năng lực xử lý, nên chưa bao giờ xử lý được triệt để.

Đánh giá chung về vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với môi trường du lịch trên thực tế:

Trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường chỉ tiến hành các hoạt động bảo vệ môi trường ngành du lịch như một bộ phận của môi trường nói chung. Đây là một thực tế khó tránh khỏi. Vì lực lượng, khả năng của các cơ quan này là có hạn không thể can thiệp sâu vào từng lĩnh vực chuyên ngành, bảo vệ môi trường du lịch cũng không phải là ngoại lệ.

Việc thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường trong ngành du lịch chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, do vậy chưa thể đảm bảo các đơn vị hoạt động trong ngành du lịch thực hiện tốt các nghĩa vụ bảo vệ môi trường của mình. Bên cạnh đó, khi thực thi Luật Bảo vệ môi trường hiện nay còn tồn tại sự chồng chéo về chức năng, thẩm quyền giữa các cơ quan, ban, ngành (giữa thanh tra của ngành môi trường, thanh tra ngành du lịch và các ngành khác) dẫn đến sự phức tạp trong quản lý, giám sát thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường du lịch nói riêng.

Việc theo dõi tình hình môi trường, những biến động môi trường để dự báo khả năng ô nhiễm, suy thoái hay dự báo sự cố môi trường tại các khu, điểm du lịch còn hạn chế, vì vậy, thiếu những đảm bảo cho việc giữ gìn chất lượng môi trường trong ngành du lịch.

Thực trạng trên có thể được lý giải bởi các nguyên nhân sau đây:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

+ Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện quản lý nhà nước về môi trường trên phạm vi cả nước, việc thực hiện quản lý trên diện rộng như vậy khiến cơ quan này khó có khả năng quản lý hoạt động bảo vệ môi trường một cách sâu sát đối với từng ngành.

+ Hiện nay, điều kiện kinh phí, kỹ thuật và nhân lực còn hạn hẹp khiến cho ngành môi trường không thể thực hiện có hiệu quả một số hoạt động bảo vệ môi trường như tổ chức nhiều các điểm quan trắc theo dõi, giám sát các diễn biến của môi trường; giải quyết kịp thời, dứt điểm sự cố môi trường.

Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam - 9

+ Ngành môi trường không kiểm soát số lượng và vị trí các khu, điểm du lịch, vì vậy không thể theo dõi hết các diễn biến môi trường theo yêu cầu phát triển du lịch.

2.2.1.2. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

Có thể nói vấn đề bảo vệ môi trường đã được đặt ra ngay từ giai đoạn đầu phát triển du lịch ở Việt Nam. Khi Tổng cục Du lịch được thành lập (theo Nghị định số 20-CP ngày 27/12/1992) và ngành du lịch bắt đầu được chú ý phát triển, được xác định là "một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước" (Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch ngày 22/6/1993) thì ngay từ thời điểm này, vấn đề bảo vệ môi trường trong ngành du lịch đã dành được sự quan tâm đặc biệt, một trong những quan điểm phát triển du lịch được thể hiện trong Nghị quyết nói trên là: Phát triển du lịch phải đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.

Quan điểm phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường sinh thái đã được khẳng định lại trong Pháp lệnh Du lịch và nay là Luật Du lịch, văn bản pháp lý cao nhất của ngành du lịch. Chỉ đạo xuyên suốt trong Luật Du lịch là mục tiêu phát triển du lịch bền vững và mục tiêu này đã trở thành tư tưởng chủ đạo trong mọi chủ trương phát triển du lịch. Nhận thức về bảo vệ môi trường trong công tác lãnh đạo, quản lý phát triển du lịch là nhất quán, thể hiện ở việc xây dựng chiến lược và quy hoạch, công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, hoạt động hợp tác quốc tế và triển khai một số hoạt động trên thực tế, cụ thể như sau:

+ Trong việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển của ngành du lịch, vấn đề môi trường luôn được coi trọng. Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quan điểm lẫn mục tiêu chiến lược phát triển du lịch đều thể hiện tinh thần bảo vệ môi trường. Các giải pháp bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch được đưa thành một nội dung riêng. Một trong những mục tiêu quan trọng của công tác quy hoạch phát triển du lịch là xác lập cơ sở cho việc khai thác có hiệu quả tiềm năng, tài nguyên du lịch đảm bảo sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch trong mối quan hệ với môi trường sinh thái. Đến nay, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Công tác quy hoạch 3 vùng 6 trung tâm du lịch trọng điểm đã được hoàn

65

tất. Ngành du lịch cũng đang triển khai quy hoạch hai khu du lịch biển lớn có ý nghĩa quốc gia và quốc tế là Hạ Long - Cát Bà và Văn Phong - Đại Lãnh. Bên cạnh đó có hơn 40 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng đã hoàn thành quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010. Chương trình hành động quốc gia về du lịch có dự án nâng cấp các khu du lịch, điểm du lịch, trong đó có nâng cấp về môi trường. Hiện nay, ngành du lịch đang điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thời kỳ 1995 - 2010 với tên gọi "Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam bền vững 2001 - 2010". Trong việc lập và phê duyệt các quy hoạch cũng như phê duyệt các dự án, Tổng cục Du lịch đều xuất phát từ nguyên tắc khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên, bảo đảm cảnh quan môi trường trong các dự án xây dựng, bảo đảm phát triển du lịch hài hoà với mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái.

+ Tổng cục Du lịch đã tổ chức một số khoá tập huấn nâng cao nhận thức về môi trường cho cán bộ quản lý du lịch ở các địa phương. Tổ chức hội thảo các khách sạn du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng về chương trình xanh hoá và tiết kiệm năng lượng trong khách sạn; một số địa phương cũng đã thực hiện những biện pháp giáo dục, đặc biệt là triển khai Chỉ thị 07 đến các tầng lớp nhân dân.

+ Về nghiên cứu khoa học, Tổng cục Du lịch ưu tiên cho các đề tài môi trường để tạo cơ sở cho các chính sách, giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của du lịch đến tài nguyên môi trường. Những đề tài đã và đang được thực hiện là: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường; Hiện trạng môi trường du lịch Việt Nam; Nghiên cứu đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch Việt Nam; ứng dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS) trong quản lý tài nguyên và quy hoạch lãnh thổ du lịch; Đánh giá tác động môi trường dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Đà Lạt Dankiar - Suối Vàng.

+ Trong khuôn khổ hợp tác quốc tế, ngành du lịch phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới IUCN thực hiện Dự án giai đoạn 1 về phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam và xuất bản cuốn sách "Đi một ngày đàng, học một

66

sàng khôn" hướng dẫn khách du lịch về bảo vệ môi trường tự nhiên và văn hoá trong hoạt động du lịch, phối hợp với IUCN và ESCAP tổ chức hội thảo quốc gia về "Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam". Hiện nay, Dự án Xanh hoá ngành công nghiệp khách sạn đang bắt đầu được triển khai với sự giúp đỡ của Tổ chức ADEME thuộc EU. Mục đích của Dự án này là nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường trong các khách sạn hiện nay, đề ra giải pháp và thiết lập các tài liệu hướng dẫn tự thực hiện cho các khách sạn nhằm bảo vệ môi trường, giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường trong ngành khách sạn gây ra.

Trong khuôn khổ Đề án "Xây dựng Năng lực Quản lý Môi trường ở Việt nam" do Uỷ ban Châu Âu tài trợ, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia xuất bản cuốn "Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường cho phát triển du lịch". Đây là một tài liệu rất cần thiết cho các cơ quan quản lý và các nhà kinh doanh trong việc nắm được các tiêu chí về môi trường và nhìn nhận mức độ ô nhiễm do hoạt động du lịch gây ra, từ đó có những biện pháp giảm thiểu. Ngoài ra, có một số Tổ chức quốc tế cũng đang giúp Việt Nam tiến hành các hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường trong ngành du lịch như Dự án Nghiên cứu tổng thể về Phát triển du lịch cho khu vực miền Trung nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó có đưa ra những khuyến nghị về vấn đề môi trường liên quan đến phát triển du lịch ở miền Trung, tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) cũng đang triển khai Dự án Phát triển du lịch bền vững ở Sa Pa - Lào Cai...

+ Về hoạt động thanh tra, kiểm tra, để thực hiện Chỉ thị 07/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giữ gìn trật trị an và vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch, Tổng cục Du lịch đã đôn đốc, hướng dẫn các Sở Du lịch, Sở Thương mại- Du lịch triển khai thực hiện Chỉ thị này; Tổng cục Du lịch cũng đã tổ chức các đoàn đi thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 07/2000/CT-TTg tại một số khu, điểm du lịch. Việc tích cực thực hiện Chỉ thị này đã góp phần thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường trong ngành du lịch. Tuy

67

nhiên, xét ở khía cạnh bảo vệ môi trường, việc thực hiện Chỉ thị 07 mới chỉ dừng lại ở mức xem xét những hiện tượng ô nhiễm mang tính chất cảm quan, xem xét việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở lưu trú du lịch, vấn đề thu gom, xử lý rác thải, nước thải ở các điểm tham quan, du lịch, tức là mới chỉ giải quyết được một phần vấn đề môi trường trong ngành du lịch và hơn nữa, hoạt động này cũng chỉ mới được triển khai tại một số khu, điểm du lịch.

Ở cấp địa phương, đặc biệt ở những nơi hoạt động du lịch phát triển, hoạt động bảo vệ môi trường cũng đã dành được sự quan tâm. Sau khi có Chỉ thị 07/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giữ gìn trật tự, trị an và vệ sinh môi trường tại các địa điểm tham quan, du lịch, một số địa phương như Bà Rịa- Vũng Tàu, Đà Nẵng… cũng đã ban hành các Chỉ thị để thực hiện văn bản trên của Thủ tướng Chính phủ. Sau mỗi đợt triển khai đều có sự tổng kết. Nhờ các hoạt động này, môi trường du lịch ở các địa phương đã được cải thiện đáng kể. Song về cơ bản, các địa phương vẫn thiếu những biện pháp hữu hiệu để giải quyết triệt để vấn đề môi trường như tổ chức thu gom, xử lý các loại chất thải; kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm; chưa xây dựng được các quy định về bảo vệ môi trường đối với ngành du lịch; chưa hướng dẫn các cơ sở kinh doanh du lịch thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, chưa triển khai hoạt động bảo vệ môi trường trong ngành thành những chương trình rộng rãi, thu hút sự tham gia của các đối tượng liên quan và mang tính dài hơi…

Đánh giá chung về những hoạt động mà ngành du lịch đã tiến hành để thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và Luật Du lịch có thể thấy, mặc dù vấn đề môi trường luôn được quan tâm trong việc hoạch định các chủ trương chính sách của ngành, ngành du lịch vẫn chưa có được một kế hoạch hành động mang tính tổng thể và hữu hiệu để bảo vệ tài nguyên môi trường. Vấn đề bảo vệ môi trường mới chỉ được chú ý ở giác độ vệ sinh, cảnh quan mà chưa được quan tâm dưới giác độ sử dụng tài nguyên. Một số dự án về môi trường đang triển khai chỉ mang tính cục bộ hoặc chỉ dừng lại ở mức đánh giá hiện trạng. Đặc biệt, những kế hoạch hành động mang tính ổn định, lâu dài còn chưa được định hình mà mới chỉ có những định hướng. Hiện nay, ngành du lịch thiếu hẳn một chiến lược bảo

vệ môi trường mang tính toàn ngành, thiếu những biện pháp cụ thể và mang tính hệ thống để thực hiện bảo vệ môi trường trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch. Hệ thống các cơ quan nhà nước về du lịch chưa bố trí được cán bộ chuyên trách theo dõi vấn đề môi trường, ngay cả ở cấp trung ương, Tổng cục Du lịch chỉ có 01 chuyên viên thực hiện cộng việc kiêm nhiệm vừa theo dõi công tác bảo vệ môi trường vừa thực hiện các hoạt động chuyên môn khác. Rõ ràng, với những sự thiếu hụt này, công tác bảo vệ môi trường trong ngành du lịch không thể triển khai có hiệu quả.

Về kết quả, có thể thấy mặc dù đã có khá nhiều nỗ lực được thực hiện để đẩy mạnh hoạt động bảo vệ môi trường trong du lịch ở Việt Nam, song hiệu quả thực tế của những hoạt động này chưa nhiều. Một số địa phương đã triển khai những biện pháp hữu hiệu nhưng chỉ là những cá thể ít ỏi. Xét về mặt tổng thể, công tác bảo vệ tài nguyên môi trường trong du lịch vẫn còn rất nhiều những tồn tại. Nhận thức về giữ gìn và bảo vệ tài nguyên môi trường trong hoạt động du lịch chưa được đều khắp trong cán bộ, công nhân viên của ngành du lịch và những ngành có liên quan đến du lịch. Ở những nơi du lịch phát triển, hiện tượng vệ sinh môi trường bị ô nhiễm đang diễn ra phổ biến, tài nguyên môi trường đang có nguy cơ bị phá huỷ. Khai thác tài nguyên du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái chưa chú ý bảo vệ môi trường, chưa có đánh giá tác động môi trường trước khi khai thác; thiếu sự bảo vệ, tái tạo nhằm khôi phục và phát triển, chống suy thoái môi trường sinh thái. Hệ thống xử lý chất thải chưa được xây dựng hoặc nếu có cũng chỉ mang tính chất cục bộ. Tại các trung tâm du lịch biển đông khách, phần lớn khách sạn, nhà hàng chưa có hệ thống xử lý nước thải; xăng dầu, rác của các tàu, thuyền du lịch, tàu thuyền vận tải đổ thẳng xuống biển; một số khu du lịch núi chưa chú trọng thu gom rác, có nơi chỉ thu dọn được khoảng một nửa. Hiện tượng đánh cá bằng thuốc nổ, khai thác san hô, nhũ đá... vẫn còn tồn tại, gây tác động xấu làm huỷ hoại môi trường, ảnh hưởng đến sự bảo tồn sinh học, làm tổn hại tài nguyên du lịch. Những hiện tượng ô nhiễm và nguy cơ gây ô nhiễm khác cũng chưa được xử lý dứt điểm do thiếu kinh phí và thiếu những biện pháp kiên quyết của các cấp chính quyền.

Trong mối quan hệ với các lĩnh vực khác, môi trường trong ngành du lịch cũng đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề. Việc xử lý không tốt rác thải sinh hoạt, rác thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh, neo đậu tầu thuyền, khai thác, vận chuyển thuỷ sản không hợp lý, thải dầu, khói ra môi trường xung quanh, kết hợp với những hành vi khai thác trái phép tài nguyên gây ô nhiễm môi trường, việc phân bố vị trí các ngành nghề không hợp lý đang làm phá vỡ cảnh quan môi trường du lịch và làm giảm sức hấp dẫn du lịch. Ở đây, ngành du lịch cũng chưa có biện pháp hữu hiệu để đối phó với những tác động này.

2.2.1.3. Công tác phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường để thực hiện bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch

Phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường nhằm tiến hành bảo vệ môi trường du lịch là một trong những nội dung quản lý nhà nước về môi trường của cả hai cơ quan quản lý. Hoạt động phối hợp được thể hiện thông quan một số phương thức cơ bản như sau:

+ Điều tra, quan trắc, nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường trong phạm vi ngành;

+ Xây dựng, trình Chính phủ quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trong phạm vi ngành;

+ Nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thuộc phạm vi ngành;

+ Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường trong phạm vi ngành;

+ Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong bảo vệ môi trường du

lịch

Ở cấp trung ương, Tổng cục Du lịch và Bộ Tài nguyên và Môi trường

(Cục Bảo vệ Môi trường, Vụ Môi trường) đã thực hiện một số hoạt động mang tính phối hợp, tuy nhiên, việc phối hợp hiện nay chủ yếu tập trung vào hoạt động

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 31/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí