Bảng Số Liệu Thống Kê Khách Du Lịch Đến Viên Chăn Từ Năm 1993 ­ 2012‌


Bảng 1: Bảng số liệu thống kê khách du lịch đến Viên Chăn từ năm 1993 ­ 2012‌



Năm


Số lượng khách

Tỉ lệ thay đổi(%)

Thu nhập từ du lịch(USD)

1993

78.055



1994

129.081

+ 65.37


1995

249.255

+ 93.09

11.544.678

1996

245.259

­ 1.61

24.392.315

1997

277.292

+ 13.06

30,233.510

1998

292.648

+ 5.54

35.858.537

1999

431.962

+ 47.60

40.320.143

2000

486.613

+ 12.66

42.370.535

2001

429.420

­ 11.75

39.199.269

2002

506.677

+ 17.99

47.770.938

2003

437.059

­ 13.74

38.133.691

2004

544.253

+ 24.53

42.320.328

2005

653.212

+ 20.00

57.353.258

2006

729.272

+ 11.64

68.525.566

2007

869.642

+ 19.25

74.868.097

2008

878.507

+ 1.02

76.511.579

2009

807.445

­ 8.09

60.016.048

2010

995.150

+ 23.25

92.491.592

2011

1.126.702

+ 13.21

114.258.774

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Quản lý môi trường trong hoạt động du lịch văn hóa ở Viên Chăn, Lào - 6



Năm


Số lượng khách

Tỉ lệ thay đổi(%)

Thu nhập từ du lịch(USD)





2012

1.290.031

+14.50

124.715.025

Nguồn: “Bộ thông tin­văn hóa và du lịch quốc gia Lào”

Đó là nguồn thu nhập từ khách du lịch quốc tế, ngoài ra còn có sự chi tiêu của khách trong nước đến tham quan để tạo điều kiện giúp các ngành kinh tế của. Thủ đô Viên Chăn có môi trường tự nhiên dễ tạo ấn tượng cho khách du lịch và có nhiều

kiến trúc xây dựng là di sản có thể

thấy qua nghệ

thuật, các làng nghề

truyền

thống , ẩm thực, ngôn ngữ, lễ hội các nghi lễ tôn giáo có từ lâu đời. Thủ đô Viên Chăn nằm ở khu vực chiến lược, là trung tâm tập trung dân số, văn hóa ­ xã hội có thế mạnh và đặc điểm là đặc trưng trong việc phát triển và khuyến khích du lịch, không chỉ là du lịch sinh thái, lịch sử và văn hóa gắn liền với việc phát triển của xã hội thủ đô. Đặc biệt hiện nay Thủ đô Viên Chăn đã trở thành trái tim của toàn dân Lào, đồng thời cũng là trung tâm hành chính, QP ­ AN, là trung tâm văn hóa ­ xã hội và khoa học, giáo dục... Phía ngoại ở Viên Chăn có các khu du lịch lớn như rừng bảo tồn quốc gia Phu Khẩu Khoai, điểm du lịch Đen Xa Vẳn có ý nghĩa là khu vực giải trí như thần thánh, cán bộ và nhân viên phục vụ được huấn luyện từ nước ngoài về. Tại đây gồm có Casino nhiều thác nước tự nhiên ở trên quả đồi, bành trướng lên đến thủy điện Nặm Ngừm, có rất nhiều trò chơi khác nhau: chèo thuyền, đánh cá, đi ca nô ngắm phong cảnh thiên nhiên và làng xóm của người dân. Ngoài ra Viên Chăn còn có các nguồn tài nguyên là tiềm năng để phát triển ngành du lịch văn hóa.[29].

Nguồn tài nguyên nước: tại Viên Chăn có sông Mê ­ Kông là trục giao thông, là nguồn cung cấp thực phẩm to lớn về thủy hải sản, sông có sức tải phù sa lớn và cung cấp lượng nước tưới tiêu cho thành phố. Nước củng là một nguồn tài nguyên


phong phú cho ngành công nghiệp du lịch. Nước khoáng là loại tài nguyên tổng hợp

mà giá trị kinh tế và chữa bệnh thể hiện rất rõ. Trên thế giới, nhu cầu du lịch kết hợp với an dưỡng, chữa bệnh dùng nước khoáng giải khát tăng lên đáng kể. Việc đi du lịch chữa bệnh, an dưỡng ở các nguồn nước khoáng ngày càng thu hút khách du lịch quốc tế.Nguồn nước khoáng ở Viên Chăn có ở nhiều nơi nhưng chưa được khai thác một cách có hiệu quả, còn mang tính tự phát. Hiện nay ở thủ đô Viên Chăn có nhiều công ty nước khoáng đã và đang đầu tư đóng chai nước có chất lượng cao, phù hợp với người tiêu dùng, nhất là người nước ngoài (ví dụ công ty nước đóng chai nước khoáng Bản Phôn Xạ Vang và công ty nước khoáng ở cây số 18 tại Viên Chăn). Đối với nhiều nơi khác Chính phủ và thành phố đang tiếp tục khai phá, khảo sát và khai thác theo điều kiện cụ thể.

Nguồn tài nguyên sinh vật: giới động thực vật rất có ý nghĩa đối với du lịch, trước hết đó là nguồn thức ăn phong phú, dồi dào cho người dân địa phương là đối tượng tham quan giải trí hấp dẫn khách phương xa, là nguyên liệu của ngành thủ công truyền thống của thành phố mà sản phẩm là những vật lưu niệm đáng quý. Giới sinh vật còn có vai trò to lớn trong việc giữ gìn môi trường nói chung, đặc biệt càng quan trọng ở các trung tâm du lịch nơi tập trung đông khách.Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa đã ưu đãi cho Viên Chăn nhiều loại tài nguyên không những phong phú về số lượng mà cả về chất lượng.Đất đai màu mỡ, đồng cỏ bao la, rừng có nhiều gỗ quý.Trên quy mô lớn, một trong những đặc trưng của thành phố là cây cối vào thời kỳ này hay thời kỳ khác của mùa khô tiếp đến mùa nẩy lộc ra hoa. Ở mổi mùa cây cới đều mang vẻ đẹp riêng của những bức tranh phong cảnh. Động vật ở Viêng Chăn cũng rất phong phú gồm các động vật phổ biến ở Đông Nam Á như trâu rừng, bò tót, tê giác, lợn rừng, nai, hổ, báo, chồn, vượn khỉ... Đặc biệt là voi đặc trưng của đất nước Lào. Các loài chim, động vật dưới nước củng rất đa dạng, đặc biệt ở sông Mê ­ kông có loại cá nước ngọt (Pakha) thân giống thân con người, có vú ở ngực như


con người nhưng đang có nguy cơ tuyệt chủng.Chính phủ Lào đang kêu gọi bảo vệ và

giữ gìn, không cho đánh bắt loại cá này.

Tài nguyên về dân cư và lịch sử văn hóa: quốc gia Lào chỉ mới thống nhất đất

nước cách đây 38 năm nhưng là nơi đã có con người sống từ hàng vạn năm về

trước. Dân cư ở Viên Chăn hiện nay có thành phần dân tộc đa dạng, trong đó đa số là người Lào Lum là nhóm người đóng vai trò chủ thể và trung tâm, thuộc nhóm ngữ hệ Lào ­ Thái. Người Lào có tiếng nói và chữ viết riêng, tuy vậy tiếng Pháp tiếng Anh cũng rất phổ biến, được sử dụng trong các khách sạn lớn, nhà hàng, những nơi

chủ yếu của khách du lịch đến thăm và thường xuyên tiếp xúc với người nước

ngoài. Viên Chăn là một trong những thành phố có lịch sử lâu đời do vậy tại đây tập

trung rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang giá trị như: Vatxixa khệt, chùa Xỉ

Mương, Cổng tượng đài chiến thắng. Đây là những nơi tham quan nổi tiếng và củng là nơi để các nhà khoa học đên nghiên cứu thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Ngoài ra còn có các khu di tích lịch sử từ thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Các di tích lịch sử văn hóa (chùa chiền) đã được các nhà chuyên gia đánh giá rất cao.Ở Viên Chăn các lễ hội, tôn giáo nghệ thuật gắn liền với nhau rất chặt chẽ, thường thì các lễ hội được tổ chức ở chùa. Trong một bản (làng ­ xóm) có thể có một hoặc hai ngôi chùa.Từ thời xa xưa cho đến nay, chùa là nơi tập trung của dân làng, vừa là trường học dạy đạo. Chính phong tục tập quán, lễ nghi đấy là thay cho pháp luật, đó là lời khuyên bảo cho nhân dân biết rõ được cái thiện cái ác. Chùa còn là nơi tập trung đoàn kết bàn bạc đấu tranh với kẻ thù hoặc là bàn việc cải tạo thiên nhiên đồng thời là nơi sinh hoạt văn hóa nghệ thuật. Vì vậy mối quan hệ giữa lễ hội, tôn giáo nghệ thuật ở Viên Chăn ít khi tách khỏi nhau tạo nên một nét đẹp về văn hóa là tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa.

Bên cạnh phong tục tập quán, di tích lịch sử...

ở Viên Chăn có một số

tài

nguyên nhân văn khác. Hàng thủ công mỹ nghệ rất phong phú đa dạng của các địa


phương tập trung về đây, có rất nhiều mặt hàng nổi tiếng về vẻ đẹp và giá trị đến

từ nhiều vùng nghề. Trong những chuyến du lịch tới Viên Chăn, việc mua hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nghệ thuật và thăm quan các cơ sở sản xuất là một điều thú vị hấp dẫn. Một số hàng thủ công mỹ nghệ ở Viên Chăn rất được ưa chuộng như tơ lụa và hàng may mặc, chủ yếu là váy, bộ váy áo của phụ nữ là mặt hàng đan dệt chất bông (Cotton) và váy tơ lụa (Skirt Lào). Ở Viên Chăn có nhiều môn thể thao khác nhau, có những môn thể thao quốc tế và môn thể thao truyền thống. Các môn thể thao này thường chơi vui trong những ngày nghỉ việc, ngày rằm và những ngày lễ hội khác ở bất cứ không gian thời gian nào khi có điều kiện. Ngoài ra nếu nói đến Viên Chăn là nói đến điệu múa lăm vông và các loại hình văn nghệ dân gian truyền thống, đến các món ăn dân tộc đặc sắc có sức thu hút khách du lịch.

1.4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề BVMT DLVH ở Viên Chăn‌


Các công trình nghiên cứu

Thủ đô Viên Chăn:

liên quan tới Du lịch và bảo vệ môi trường của

 Luận án tiến sĩ của tác giả Khăm Ma Ni Suridet, năm 2009: “Nghiên cứu sự thay đổi dân số và phân bố dân cư nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

Lào”.

Tác giả tiến hành nghiên cứu khái quát chung dân số, sự

phân bố

dân cư,

thành phần các dân tộc của Lào. Trong đó tập trung vào nghiên cứu cuộc sống của đồng bào các dân tộc. Từ đó, phần tích các nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc và chỉ ra sự khác nhau giữa các vùng du lịch trong cả nước, đồng thời đề xuất các giải pháp qui hoạch du lịch theo sự phân bố của dân cư.

 Luận án tiến sĩ của tác giả Keng LorBliaYao, năm 2007: “Quá trình phát triển kinh tế ­ xã hội ở nông thôn Lào từ năm 1975 đến năm 2000”.


Luận án nghiên cứu sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa tại các vùng

nông thôn của Lào từ năm 1975 – 2000. Và đề xuất việc quản lý và giữ gìn các loại hình văn hóa đặc trưng cho các vùng miền trong cả nước.

 Luận văn thạc sĩ của tác giả Somphong Vongxay, ngày 15 tháng 3 năm

2010: “Phân tích xúc tiến du lịch thiên nhiên và vă hóa của nước CHDHND Lào”.

Tác giả nghiên cứu chung về hiện trạng du lịch chung của đất nước Lào từ

năm 2004 ­ 2007. Đồng thời phân tích sự phát triển của loại hình du lịch thiên nhiên và du lịch văn hóa như thế nào. Từ đó đề xuất các giải pháp quản lý môi trường trong các khu du lịch, chỉ rõ những biện pháp cụ thể áp dụng cho từng loại hình du lịch khác nhau.

 Luận văn thạc sĩ của tác giả Bounsavanh PHENGNUNTHI, tháng 8

năm 2010: “Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của khách du lịch quốc tế đến du lịch tại thủ đô Viêng Chăn”.

Trong đó, tác giả tập chung đi sâu nghiên cứu tập về khách du lịch quốc tế

đến Thủ

đô Viêng Chăn. Làm rõ những vấn đề

như: khách du lịch thăm

những gì, ở đâu, hình thức tổ chức như thế nào, cách thức thu hút khách quốc tế của Thủ đô ra sao. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra những vấn đề môi trường nảy sinh từ các hoạt động du lịch đến các địa điểm du lịch.

 Tác giả Sisamone Sauphanit, tháng 8 năm 2010: “Tìm hiểu những yếu tố thu hút khách Du lịch đến du lịch tại Cố đô Luangprabang”.

Nói về hoạt động du lịch ở tỉnh Luangprabg của Lào, chỉ ra các loại hình du lịch đang được khai thác tại đó: du lịch thiên nhiên, du lịch sinh thái, du lịch lễ chùa. Đây là nơi có nhiều chùa đẹp nhất trong cả nước. Từ đó, nêu lên những định hướng phát triển du lịch tại những dịa danh nổi tiếng như: chùa Xingthong, chùa Phuxi, nhà thờ Vua…và khu du lịch sinh thái: vườn thác Sẻ,


vườn thác Quangxi….

 Tác giả Amphone Vibunsak, tháng 7 năm 2009: “Quản lý Du lịch về mục đích bảo tồn của Huyện Phathoumphone của tỉnh Champasack”.

Nghiên cứu về hiện trạng du lịch tại huyện Phathoumphone nhằm mục đích bảo tồn các giá trị du lịch văn hóa đặc trưng của huyện như: du lịch văn hóa nhà sàn, dân tộc Klieng (cổ dài); vườn sinh thái Champi bên bờ suối Champi Hoạt động du lịch ngày càng diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng, thu hút nhiều

tổ chức, cá nhân tham gia vào lĩnh vực này. Trong khi đó công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong các hoạt động du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn làm cho môi trường tại những địa điểm diễn ra các hoạt động du lịch đang dần bị hủy hoạt nghiêm trọng. Các công trình nghiên cứu trước đây về du lịch cũng có đề cập đến vấn đề môi trường nảy sinh từ các hoạt động du lịch, nhưng nhìn chung các nghiên cứu mới chỉ ra một vấn đề cụ thể về môi trường tại một vùng cụ thể mà chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên cứu tổng quát các vấn đề môi trường nảy sinh trong các hoạt động du lịch.

Thủ đô Viên Chăn không chỉ là vùng du lịch có tiềm năng thu hút khách du lịch với những công trình kiến trúc đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng và vô cùng phong phú của Lào, với các phong tục, tập quán, các lễ hội và thói quen sinh hoạt rất đa dạng. Đây chính là một lợi thế tạo nên tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại khu vực này. Tuy nhiên, qua nghiên cứu, tôi nhận thấy hoạt động du lịch văn hóa tại thu đô Viêng Chăn vẫn còn gặp nhiều khó khăn để phát triển. Hoạt động du lịch hiện nay chưa được thực hiện một cách đồng bộ mà chủ yếu là mang tính tự phát từ các hộ dân cư, các người dân hoặc do các công ty du lịch tổ chức mà chưa có sự quản lý thống nhất, đồng bộ từ các ban ngành lãnh đạo của tỉnh. Cũng chưa có một công trình nghiên cứu nào thực hiện một cách tổng thể về ngành du lịch, cũng như những vấn đề môi trường nảy sinh trong tất cả các hoạt động du lịch trên cả


nước nói chung và tại Thủ đô Viên Chăn nói riêng. Vì vậy tác giả đã kế thừa những

kết quả nghiên cứu của những công trình khác để nhằm làm rõ hơn mục đích nghiên cứu của đề tài. Với mục tiều đẩy mạnh được các loại hình du lịch văn hóa được phát triển rộng khắp trên toàn bộ thủ đô Viên Chăn, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của đất nước Lào, đồng thời góp phần hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra từ những hoạt động du lịch đó tới môi trường Từ đó đưa ra những

đề xuất góp phần xây dựng ngành du lịch ở Thủ đô Viên Chăn theo hướng bền vững [24].

1.5. Cơ sở pháp lý hiện nay về bảo vệ môi trường du lịch văn hóa ở Viên Chăn‌

1.5.1. Về du lịch‌

­ Triển khai qui hoạch du lịch thành phố Viên Chăn theo qui định hiện hành; tổ chức công bố quy hoạch sau khu được phê duyệt;

­ Tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá, phân loại, xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên du lịch của thành phố theo Quy chế của Sở văn hóa thông tin và Du lịch;

­ Thực hiện các biện pháp để bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch của Thành phố;

­ Tổ chức lập hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch địa phương, điềm du lịch địa phương; tuyến du lịch địa phương; công bố sau khi có quyết định công nhận;

­ Cấp, sửa đổi bổ sung, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép thành lập văn

phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài đặt trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật và theo phân cấp, ủy quyền của UBND thành phố;

­ Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật;

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023