Các Nguồn Tác Động Từ Hoạt Động Du Lịch Đến Môi Trường Tự Nhiên‌


1.1.5. Các nguồn tác động từ hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên‌

­ Các nguồn tác động của dự kiến bố trí các công trình xây dựng trong dự án phát triển du lịch.

­ Các nguồn tác động đầu vào của dự án phát triển du lịch.

­ Nguồn tác động trong các giai đoạn phát triển.

­ Các tác động đầu ra.

1.1.6. Một số bài học kinh nghiệm về bảo vệ môi trường tự nhiên‌

1.1.6.1. Liên quan đến quản lý nhà nước

Tại Nepal, dự án bảo tồn khu vực Annapuna (ACAP) là một ví dụ điển hình về việc xây dựng Quỹ bảo tồn từ các hoạt động du lịch, dự án được sử dụng tiền từ nguồn thu vé vào cổng khu bảo tồn Annapuna (15 USD/khách nước ngoài và 1,5

USD/khách từ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

các nước trong khu vực Nam Á) cho các chương trình bảo vệ

tài

nguyên, môi trường trong khu vực. Trong dự án Upper Mustang (phần mở rộng của các chương trình ACAP), Chính phủ Vương quốc Nepal đã quyết định trích trả loại 60% lợi nhuận du lịch vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường trong khu vực.

1.1.6.2. Liên quan đến việc quản lý khu, điểm du lịch

Một trong những kinh nghiệm được phổ biến cho lĩnh vực này là dự án Du lịch sinh thái bản địa ở Ryo Blanco tại Ecuador. Dự án này đã có biện pháp xây dựng các điểm đón khách cách trung tâm cộng đồng khoảng 1km, để giảm bớt mật độ xây dựng các cơ sở lưu trú tại các khu trung tâm nhằm hạn chế tác động tiêu cực xảy ra giữa khách du lịch và người dân địa phương. Tại Senegan, dự án Du lịch Nông thôn tổng hợp ở Casamance lại chú ý đến vấn đề hạn chế công suất phục vụ của các nhà trọ, “khống chế công suất được đón tối đa 20­40 khách/lần và chỉ được xây dựng ở


các làng có số dân bằng hoặc lớn hơn 1000 người” chứ không cho phép tăng công

suất các cơ sở lưu trú cũ.

Vấn đề khác liên quan đến việc quản lý khu, điểm du lịch là phải tiết kiệm nhiên liệu và năng lượng thay thế củi đốt. Nhận thức được vấn đề này, tại Nepal

dự án ACAP đã đưa ra chương trình năng lượng thay thế củi đun, trước mắt là

khuyến khích việc sử dụng dầu hỏa trong các cơ sở lưu trú để phục vụ các nhu cầu của khách du lịch. Trong đó ACAP đã cung cấp một khoản vay với lãi suất thấp cho những người có khi dầu chấp nhận cung cấp dầu với giá thấp nhất; chuyên chở các bếp dầu cũng như hỗ trợ việc sửa chữa và bảo dưỡng bếp.

1.1.6.3. Liên quan đến cộng đồng địa phương

Trường Eco­Escuela de Espanol dạy tiếng Tây Ban Nha, được thành lập năm 1996 là một phần trong dự án bảo tồn quốc tế ở khu làng San Andes (Guatemala) là một ví dụ. Trường nằm trong khu bảo tồn sinh quyển May, hàng năm đón 1.800 du khách, chủ yếu từ Mỹ và Châu Âu, tạo việc làm cho 100 cư dân, mà 60% trong số đó là những người trước đây làm nghề khai thác gỗ trái phép, săn bắn, đốt nương, làm rẫy. Báo cáo giám sát năm 2000 cho thấy trong số các gia đình được hưởng lợi từ hoạt động kinh doanh này phần lớn đã giảm hoạt động săn bắn và đốt nương rẫy. Thêm nữa các hộ gia đình trong làng phần lớn được hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp từ ngôi trường khiến cho áp lực của cộng đồng với việc săn bắt động thực vật ở đây giảm hẳn

1.1.6.4. Liên quan đến đơn vị và cá nhân kinh doanh du lịch

Tại Brazil, nơi có các hoạt động du lịch dựa vào thiên nhiên phát triển mạnh, công ty Aretic Edge Tour, chuyên tổ chức các tour du lịch mạo hiểm và du lịch sinh thái đã áp dụng một số biện pháp để tổ chức khai thác du lịch dựa vào thiên nhiên nhưng tích cực bảo vệ môi trường thiên nhiên như đặt ra các nguyên tắc tổ chức


gồm: giới hạn lượng khách cho mỗi nhóm tham quan dưới 10 người; không sử dụng

động thực vật tại điểm du lịch làm thức ăn; thực phẩm đem theo được chuẩn bị sẵn và đóng gói; nước bẩn đổ xả nguồn nước sạch; rác đốt tại chỗ hoặc đem đi; đi hàng một trên đường mòn; không cắm trại tại những nơi tập trung những đàn thú hoang; dọn sạch nơi cắm trại trước khi rời đi.

1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề‌

Qua công tác tìm hiểu tài liệu liên quan tới công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch văn hóa ở Viên Chăn trong phát triển kinh tế nói chung và trong hoạt động du lịch văn hóa ở Thủ đô Viên Chăn nói riêng. Tôi nhận thấy đã có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tới vấn đề này:

­ Năm 2002, báo cáo của Viện QHPT Nông thôn “Quy hoạch tổng thể bảo tồn

phát huy giá trị trong Thủ đô Viên Chăn đến năm 2020” Năm 2002, NXB Văn hóa

dân tộc đã cho ra Bộ tài liệu: “Giáo dục bảo tồn Di sản thiên nhiên thế giới Viên Chăn” ở cả 3 cấp học: Tiểu học (5 cuốn), Trung học Cơ sở (1 cuốn), Trung học Phổ thông (1 cuốn) dành cho giáo viên. Sở Giáo dục ­ Đào tạo , Ban quản lý Thủ đô Viên Chăn và Tổ chức Bảo tồn động thực vật quốc tế.

­ Năm 2003, Ban quản lý Thủ đô viên chăn đã có các “Văn bản pháp quy về quản lý, bảo vệ và khai thác Thủ đô Viên Chăn”.

­ Bên cạnh đó còn có rất nhiều bài viết trong tạp chí DL Lào về môi trường

Thủ đô Viên Chăn trong phát triển du lịch như: Tạp chí DL số 01/2006 “Tích cực đầu tư mở thêm các tuyến điểm du lịch mới”; Tạp chí số 03/2007 “Bảo vệ môi trường cảnh quan tại các khu, tuyến, điểm du lịch”; Tạp chí 10/2010 “Khai trương dự án bảo vệ môi trường Thủ đô Viên Chăn”; Tờ gấp Bảo vệ môi trường Viêng chăn của Ban Quản lý của Thủ đô viêng chăn, năm 2010. Ngoài ra còn có các thông tư của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về công tác bảo vệ môi trường Viên Chăn như: “Thông tư hướng dẫn bảo vệ môi trường Thủ đô Viêng Chăn”, 12/1999; Viện nghiên


cứu phát triển du lịch (2008), “Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ môi trường 2009”; Tổng

cục Du lịch. Thông tư số 10/2006/TT­ BTNMT (2006), “Hướng dẫn xây dựng cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto” Bộ tài nguyên và môi trường.

­ Năm 2008, Nghị báo cáo cấp bộ “ Nghiên cứu sự tích tụ chất thải ô nhiễm hữu cơ dạng vết (PAHs, PCBs) trong môi trường nước, trầm tích, sinh vật vùng sông, đề xuất giải pháp quản lý và ngăn ngừa nguy cơ tích tụ trong môi trường năm 2008 [28].

1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế ­ xã hội‌

1.3.1. Điều kiện tự nhiên‌

Viên Chăn là thủ đô của đất nước Lào, nằm ở miền trung Lào. Phía Bắc thủ đô giáp tỉnh Viên Chăn, Phía Nam giáp tỉnh BoliKhamXay, phía đông giáp tỉnh XaySomBun, phía tây giáp tỉnh NoongKhai (Thái Lan).

Địa hình thủ đô Viên Chăn là thuộc đồng bằng lớn nhất trong bốn đồng bằng của Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, sông Mê­ Kông là biên giới tự nhiên giữa thủ đô Viên Chăn và Thái Lan.

Thủ đô Viên Chăn có 9 huyện (Mường), với dân số khoảng hơn 598.000 người, với bình quân là 149 người/km2, cư dân nơi đây chủ yếu là Lào Lùm, ngoài ra còn một số người ngoại kiều như người Việt và một số ít người Hoa sinh sống. Mảnh đất này luôn giữ vai trò quan trọng trên các lĩnh vực như: chính trị, văn hóa, xã hội... của đất nước.

Viên Chăn trở thành thủ đô sau khi vua Xay Sêt Tha Thị Lạt dời đô từ Luông Pha Bang về Viên Chăn từ thế kỷ XVI ( năm 1560). Lý do để nhà vua dời đô từ Luông Pha Bang về Viên Chăn là do thời kỳ đó Luông Pha Bang do có vị trí gần vị trí gần với Myanmar và hai nước luôn có chiến tranh với nhau, Myanmar luôn đe dọa tấn công Luông Phạ Bang. Còn Viên Chăn là vùng đồng bằng phì nhiều màu mỡ,

kinh tế rất phát triển phù hợp với sự phát triển của đất nước thời kỳ đó [30].


Đất đai Viên Chăn rất rộng lớn, hợp với công trình xây dựng thủ đô của đất

nước trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội,...

Viên Chăn là một thủ đô có mối quan hệ giao lưu kinh tế ­ văn hóa với các nước trong khu vực Đông Nám Á và trên thế giới, qua các thời kỳ khác nhau đặc biệt là khi Viên Chăn trở thành thủ đô Lào vào năm 1916.

Với những lợi thế của vùng đất này đã khiến cho Viên Chăn đang hội nhập với trào lưu phát triển mọi mặt trong khu vực và thế giới.


Hình 2 Bản đồ thủ đô Viên Chăn 1 3 2 Tình hình kinh tế ­ xã hội và văn 1


Hình 2: Bản đồ thủ đô Viên Chăn‌

1.3.2 Tình hình kinh tế ­ xã hội và văn hóa ở Viên Chăn‌

* Tình hình kinh tế


Do sự phong phú về địa hình cộng với điều kiện khác biệt về tự nhiên và vị trí

địa lý khiến cho cơ cấu kinh tế nơi đây phong phú đa dạng, trong đó nghề buôn bán là chủ yếu, bởi khu vực này là một luồng tăng trưởng kinh tế Viên Chăn ­ Sa Văn Na Khệt ­ Pak Sê và một tam giác quốc tế Lào ­ Thái Lan ­ Việt Nam. Viên Chăn có một vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ và đường thuỷ, là điều kiện tốt để phát triển buôn bán trên sông nước, trao đổi hàng hoá với nhiều trung tâm thương mại và các hệ thống chợ thành phố, huyện, làng được hình thành khá nhiều và trong đó có chợ tương đối lớn như: Chợ Sáng, Chợ Chiều, Khua Đin, Thạt Luổng, Thông Khăn Khăm và Si Khay. Với các mặt hàng chủ yếu là thổ cẩm, rượu chè, bánh kẹo, cá tôm và các mặt hàng thủ công nghiệp phục vụ dân trong nước và ngoài nước.

*Tình hình văn hóa ­ xã hội

Viên Chăn là thủ đô của đất nước Lào. Đây là vùng đất ngàn năm văn hiến, có lịch sử phát triển lâu đời ở khu vực Đông Nam Á. Nền văn hóa văn minh từ lâu đời được xác định trong các thời kỳ trước đây với những di chỉ còn sót lại được tìm thấy ở nhiều điểm khảo cổ học trên đất nước Lào. Những hiện vật tìm thấy ở các điểm khảo cổ học tự nó đã nói lên một phần nào đó về một quá trình lịch sử từ xa xưa của dân tộc Lào, quá trình lao động cần cù sáng tạo, kiên cường đấu tranh với thiên nhiên để không ngừng phát triển, tạo nên một nền văn hóa bản sắc. Những giá trị văn hóa đó là những công trình xây dựng lâu đài cung điện, chùa tháp ở khắp nơi trên thủ đô Viên Chăn qua các thời kỳ khác nhau, nhất là thời kỳ thành lập và trở thành thủ đô của nước Lào, từ năm 1560, sau khi dời đô từ cố đô Luổng Phạ Bang về Viên Chăn, do vua Chậu Xay Nha Sệt Tha Thi Lạt. Vì đây là thời gian hòa bình

được lập lại và là thời kỳ phát triển hưng thịnh của vương quốc Lào Lạn Xạng [31].


Viên Chăn là một mảnh đất có truyền thống hiếu học đã có từ lâu đời của các

triều đại phong kiến đã để lại cho ta những thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau về văn hóa, chính trị, quân sự,… còn lưu lại cho đến ngày hôm nay.

Viên Chăn, hiện nay có 118 trường phổ thông cơ sở 487 trường phổ thông trung học (Theo thống kê của sở Giáo dục và Đào tạo thủ đô năm 2006). Về chất lượng dạy và học của giáo viên, học sinh không ngừng được nâng cao đối với truyền thống hiếu học của cha ông để lại đã được các thế hệ con cháu của thủ đô ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành tích to lớn đối với con cháu Lào thời hiện nay.

Viên Chăn còn là một vùng đất giàu truyền thống đấu tranh cách mạng với những di tích lịch sử đã ghi đậm quá trình dựng nước và giữ nước của các cha ông trong các thời kỳ qua, nhất là thế kỷ XIX, vì họ đã tham gia vào các cuộc khởi nghĩa lớn của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm như Xiêm và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nên vùng đất này xứng đáng là một vùng địa linh nhân kiệt với nhiều sự kiện lịch sử cho thấy rằng mảnh đất này có bề dày văn hóa, với 5 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Đặc biệt người dân nơi đây đã sáng tạo nên một nền văn hóa dân gian phong phú đa dạng với một kho tàng các lần điệu khắp, lăm, dân ca, ca hát... được thể hiện rõ nét trong các sinh hoạt lễ hội truyền thống trên địa bàn thủ đô Viên Chăn rất độc đáo.

1.3.3 Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại Viên Chăn‌

Ngày nay tại các nước trên thế giới, đời sống vật chất văn hóa tinh thần của người dân đã đạt tới mức cao thì nhu cầu du lịch là không thể thiếu. Chế độ làm việc 5 ­ 6 ngày một tuần ở một số nước đang tạo điều kiện cho người dân có nhiều thời gian rảnh rỗi để đi du lịch. Nhu cầu khách du lịch ngày cang tăng đòi hỏi các cơ sở kinh doanh du lịch phải tiếp cận thị trường kịp thời để thỏa mản mọi nhu cầu của du khách. Theo xu hướng phát triển của du lịch đại chúng trong gần đây đã chỉ


ra những hướng chủ yếu và tính phức tạp của ngành công nghiệp du lịch. Nhờ có vị

trí địa lý đặc biệt và có nhiều di tích, di sản văn hóa lịch sử mà thủ đô Viên Chăn đang có những bước phát triển mạnh mẽ về du lịch văn hóa. Theo dự đoán đến năm

2020, Viên Chăn sẽ vẫn có lượng khách du lịch đông đảo và tăng mạnh theo thời gian.

Ở các vùng khác nhau trên CHDCND Lào có sự khác biệt lớn do du lịch mang

lại. Tại Viên Chăn Chính phủ và Lãnh đạo thành phố đã có chính sách rất phù hợp với thời đại hiện nay, có xu hướng thúc đẩy phát triển ngành du lịch văn hóa. Vì du lịch của Viên Chăn củng là một ngành thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho người dân và làm giàu cho người dân tại các khu du lịch; đó cũng là một yếu tố rất quan trọng làm cho người dân các nước trên thế giới ở các tầng lớp khác nhau hiểu biết thêm về phong tục tập quán, hình thức sản xuất, hiểu biết được đời sống của nhân dân Lào góp phần xây dựng nền hòa bình, thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị.[20]

Bỡi lẽ, Viên Chăn là một kinh đô đã có mặt trên thế giới từ lâu đời, giàu về nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nguồn tài nguyên lịch sử văn hóa. Hiện nay, luồng khách du lịch trên thế giới đang dần dần tới tham quan thủ đô đất nước triệu voi ngày càng đông. Khi có khách bước chân tới tham quan Viên Chăn, tất nhiên kèm theo đó sẽ có nguồn kinh phí để trao đổi và sử dụng cho việc đầu tư phát triển thành phố. Vì vậy, du lịch là nguồn thu nhập ngoại tệ khá cao. Theo thống kê của cơ quan

du lịch thành phố Viên Chăn. Từ 249.255 người trong năm 1995 tăng lên 486,613

người trong năm 2000 đã làm cho nguồn thu nhập ngoại tệ của thành phố tăng trên 30 triệu đô la. Năm 2006, số lượng khách du lịch là 729.272 người tăng hơn 26 triệu đô la. Đến năm 2012, số lượng khách du lịch là 1.290.031 người tăng hơn 56.190 triệu đô la.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023