Tổng Quan Về Môi Trường Thiên Nhiên, Địa Lý, Kinh Tế, Xã Hội, Ngành Du Lịch Của Tỉnh Lâm Đồng


Có 3 cách để có thang đo sử dụng trong nghiên cứu: (1) Sử dụng thang đo đã có do các nhà nghiên cứu trước xây dựng; (2) bổ sung và điều chỉnh thang đo đã có cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu và (3) xây dựng thang đo hoàn toàn mới (Creswell và Creswell, 2017)

Trong nghiên cứu này, trên cơ sở lược khảo các lý thuyết và các nghiên cứu trước, tác giả sử dụng các thang đo đã có và điều chỉnh thông qua ý kiến đóng góp của chuyên gia (Bảng 3.3).

Khảo sát thử

Khảo sát thử là bước cuối cùng trong việc xây dựng bảng câu hỏi và là một trong những bước quan trọng nhất. Theo Borg và Gall (1989), hai lợi ích có thể đạt được thông qua việc thực hiện một cuộc khảo sát thử: (1) Số liệu trong cuộc khảo sát thử có thể được sử dụng cho nghiên cứu chính thức và (2) Nhận phản hồi từ những người tham gia khảo sát thử về chủ đề thảo luận trong nghiên cứu, để đảm bảo Bảng câu hỏi khảo sát có hành văn mạch lạc rõ ràng, từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, nhằm hiệu chỉnh lại Bảng câu hỏi khảo sát trước khi thực hiện nghiên cứu trên quy mô lớn.

Sau bước này, tác giả xây dựng các thang đo và Bảng câu hỏi khảo sát chính thức, sử dụng cho nghiên cứu định lượng.

Kết quả nghiên cứu định tính

Kết quả định tính xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác cấp tín dụng ngân hàng cho các DNNVV trong ngành du lịch tại Lâm Đồng của các NHTM.

Từ các kết quả đạt được từ các bước công việc trong giai đoạn nghiên cứu định tính, giúp tác giả xác định các nhân tố và các thang đo, đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến công tác cấp tín dụng ngân hàng cho ngành du lịch tại Lâm Đồng của các NHTM, và thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn ngân hàng của các DNNVV trong lĩnh vực du lịch tại Lâm Đồng.


TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, với các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để giải quyết các mục tiêu sau:

Đối với mục tiêu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng ngân hàng cho ngành du lịch tại Lâm Đồng của các NHTM, tác giả sử dụng nghiên cứu định tính thông qua phương pháp phỏng vấn chuyên gia với các đối tượng tham gia thảo luận là các chuyên gia có kinh nghiệm trong các cơ quan quản lý và có kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng tại các NHTM, được kỳ vọng giúp xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay vốn của DNNVV tại các NHTM. Với công cụ thu thập dữ liệu là dàn bài thảo luận, số lượng mẫu, tác giả đã thu thập đầy đủ dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu định tính.

Đối với mục tiêu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV trong lĩnh vực du lịch tại Lâm Đồng, tác giả sử dụng nghiên cứu định tính, cũng thông qua phương pháp phỏng vấn chuyên gia với các đối tượng tham gia thảo luận là các chuyên gia về các DNNVV, có kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch đặc biệt am hiểu về du lịch tại Lâm Đồng, được kỳ vọng giúp xác định những nội dung các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của các DNNVV trong lĩnh vực du lịch tại Lâm Đồng gồm: Chuyên gia từ các NHTM, chuyên gia từ nhà quản lý cấp cao phụ trách khối DNNVV, các chuyên gia từ các trường Đại học, cao đẳng chuyên ngành trên địa bàn.

Công cụ giúp tác giả thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng là Bảng câu hỏi dưới dạng câu hỏi đóng, theo thang đo Likert 5 điểm. Dữ liệu sau khi thu thập được mã hóa, lọc dữ liệu và làm sạch. Các thang đo sử dụng trong nghiên cứu định lượng được đánh giá độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha và thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả nghiên cứu được tác giả trình bày tại Chương 4 tiếp theo.


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1. Tổng quan về môi trường thiên nhiên, địa lý, kinh tế, xã hội, ngành du lịch của tỉnh Lâm Đồng

4.1.1. Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội

Tỉnh Lâm Đồng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của khu vực Đông Nam Bộ. Toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện (10 huyện, 02 thành phố); có 147 đơn vị hành chính cấp xã (117 xã, trong đó có 01 xã vừa được công nhận thị trấn trong năm 2018; 18 phường và 13 thị trấn;). Tổng dân số toàn tỉnh là 1.298.900 người, trong đó tổng số hộ dân nông thôn là 194.600 hộ, với dân số khoảng 788.600 người.

Giai đoạn 2015-2019, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng tiếp tục phát triển, quy mô và chất lượng nền kinh tế được nâng lên, tốc độ tăng trưởng GRDP cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỉnh đã thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đã phát huy hiệu quả. Chương trình nông nghiệp công nghệ cao đã thúc đẩy nông nghiệp của tỉnh phát triển toàn diện; các ngành, lĩnh vực thế mạnh tiếp tục khẳng định ưu thế. Du lịch, dịch vụ của tỉnh từng bước nâng cao chất lượng để trở thành ngành kinh tế động lực. Công nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng chọn lọc, tập trung những ngành, lĩnh vực có lợi thế. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh từng bước được xây dựng, nâng cấp, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của xã hội; diện mạo đô thị và nông thôn có nhiều khởi sắc; các lĩnh vực văn hóa, xã hội ..chuyển biến tích cực; giáo dục đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, văn hóa, thể dục thể thao không ngừng phát triển, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân. An sinh xã hội được đảm bảo; thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được ổn định, giữ vững (Bảng 4.1).

Bảng 4.1 Các chỉ tiêu Kinh tế xã hội của tỉnh Lâm Đồng


TT

Chỉ tiêu

2015

2016

2017

2018

2019


1

Tổng diện tích

đất (ha)

977.354

977.354

977.354

977.354

977.354

Trong đó diện

tích đất nông

368.268

367.611

367.604

383.975

383.975

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tại ngân hàng thương mại Tỉnh Lâm Đồng - 12




nghiệp






2

Dân số (người)

1.273.088

1.285.943

1.298.900

1.312.926

1.326.000

3

Tỷ lệ tăng dân số

(%)

1,10

1,01

1,01

1,01

1,04

4

Số lao động

(người)

715.656

735.021

759.812

784,711

828.823

5

Tốc độ tăng lao

động (%)

102,56

102,71

103,37

104,25

105,6


6

Tổng sản phẩm địa bàn (GRDP) theo giá hiện

hành


58.063.986


63.381.472


71.624.877


78.438.122


79.850.761


7

Tổng sản phẩm địa bàn (GRDP) theo giá so sánh

(năm 2010)


39.541.678


42.678.652


46.161.858


46.228.024


47.957,4

8

GRDP bình quân

đầu người

45.608

49.287

54.855

59.740

59.950


9

Cơ cấu GRDP theo giá hiện

hành theo khu vực kinh tế (%)


100


100


100


100


100

Nông, lâm nghiệp và thủy

sản

49,40

48,30

47,50

45,67

46.33

Công nghiệp và

xây dựng

16,85

17,40

17,30

17,84

17.34

Dịch vụ

31,83

34,30

35,20

36,49

36,33

10

Nguồn vốn của các TCTD (Triệu

đồng)

47.440.328

59.657.713

76.935.763

90.443.697

101.824.255

11

Dư nợ tín dụng

ngắn hạn (Triệu đồng)

27.102.166


34.466.068

45.357.636

56.702.851


67.712.000


Nông, lâm

nghiệp và thủy sản

8.953.433


13.232.476

17.825.523

10.993.387


12.152.103


Công nghiệp và

xây dựng

2.067.761

2.028.409

3.375.656

2.876.304

3.275.575


Dịch vụ

16.074.972

19.205.183

24.156.457

42.833.160

49.284.322


12

Dư nợ TD trung

và dài hạn (Triệu đồng)

15.513.759


19.147.103

28.011.892

29.868.001


33.312.255

Nông, lâm nghiệp và thủy

sản

6.702.297


8.472.829

11.701.969

10.359.939


11.242.131

Công nghiệp và

xây dựng

2.627.966

2.673.422

5.661.684

2.911.895

2.877.567

Dịch vụ

6.183.496

8.000.852

10.648.239

16.596.167

19.192.557

13

Lợi nhuận trước

thuế của DN nông nghiệp

195.388

295.707

397.108

450.672

465.756




(Triệu đồng)







14

Giá trị sản phẩm

nông nghiệp (Triệu đồng/ha)

146,4

153,2

173

170


200

Tr.đó: Rau

564

559,4

622,5

621,9

622.2

Hoa

1.873

2.302,0

2.631,8

2.860

3.230


15

Đóng góp trong

tăng trưởng (%)

7,51

7,94

8,16

8,59

8.89

Nông, lâm

nghiệp và thủy sản

2,37

2,23

1,81

2,10

2.21

Công nghiệp và

xây dựng

1,38

1,25

1,52

1,48

1.45

Dịch vụ

3,04

3,96

4,37

4,64

5,23

Thuế NK, thuế SP trừ trợ cấp

0,72

0,50

0,46

0,37


0,47

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng


4.1.2. Tổng quan về ngành du lịch tại Lâm Đồng

4.1.2.1. Giá trị gia tăng ngành du lịch (GDP du lịch)

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm của toàn tỉnh đạt 14,1%, trong đó khu vực kinh tế dịch vụ tăng 17,5%, cao hơn mức bình quân toàn tỉnh, nhưng vẫn thấp hơn ngành công nghiệp xây dựng 20,5%, trong khi cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ chiếm 36%, ngành công nghiệp xây dựng chiếm 28%.

Qua số liệu thống kê trên cho thấy, Lâm Đồng đã định hướng đưa ngành kinh tế du lịch trở thành ngành mũi nhọn của toàn tỉnh, đã đầu tư tập trung nguồn lực vào việc phát triển kinh tế du lịch, tuy nhiên cách thức quản lý, tổ chức, quy hoạch, kiểm soát, để ngành du lịch phát triển theo như định hướng chưa thật sự hiệu quả.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Lâm Đồng vẫn còn chậm, tỷ trọng nông nghiệp công nghệ cao chiếm nhiều so với cả nước nhưng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ lại thấp. Cơ cấu các ngành kinh tế khu vực I, II, III chưa như kỳ vọng. Tỷ trọng khu vực I trong GRDP vẫn còn khá cao trên 40%; trong khi đó, các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, nhất là những ngành dịch vụ mang tính chất “động lực” hay “huyết mạch” của nền kinh tế như tài chính, tín dụng còn chiếm tỷ trọng thấp. Nhiều loại hình kinh tế khuyến khích phát triển như doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể nhưng quy mô còn nhỏ; số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa ngày càng nhiều nhưng hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng nên việc chuyển dịch


cơ cấu kinh tế từ nhà nước sang ngoài nhà nước vẫn chưa cao; cần nhiều giải pháp thiết thực như đầu tư về vốn, dây chuyền sản xuất, xúc tiến thương mại để tăng giá trị sản phẩm góp phần tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Theo Bảng 4.2 tỷ trọng ngành du lịch đóng góp rất khiêm tốn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, tỷ trọng đóng góp có xu hướng ngày càng tăng, từ 3,3% năm 2011 đã lên lên trên 15 % năm 2015 và duy trì tốc độ tăng 15% trở lên trong các năm 2016 đến 2019, đóng góp GDP của ngành du lịch vào khoảng 15% -20 % toàn tỉnh. Bảng 4.2 Thu nhập từ ngành Du lịch – Dịch vụ Lâm Đồng

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Hạng mục

Thu nhập xã hội từ du lịch

Doanh thu thuần túy

Doanh thu

Tăng so năm trước (%)

2015

18.561

9.079

100

2016

20.322

9.805

8

2017

23.909

10.515

7,25

2018

30.143

11.710

11,36

2019

34.678

12.998

11

Nguồn: Báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng

Bảng 4.2 thể hiện doanh thu thuần túy của ngành du lịch Lâm Đồng giai đoạn 2011-2019 đã có sự tăng trưởng, với tốc độ trung bình 22%. Thu nhập xã hội từ du lịch đạt gấp 2 lần so với doanh thu thuần túy.

Cơ cấu thu nhập chủ yếu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống (chiếm 65-75% tổng doanh thu). Doanh thu từ các dịch vụ khác như tham quan, vui chơi, giải trí, vận chuyển, bán hàng lưu niệm…chiếm khoảng 25-35%. Điều này cho thấy cơ cấu thu nhập chưa hợp lý, các hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm còn đơn điệu, chưa mang lại giá trị cao cho hoạt động kinh doanh du lịch. Theo kết quả điều tra chi tiêu của khách du lịch do Tổng Cục Thống kê tiến hành năm 2011-2015-2019 tại một số điểm danh lam thắng cảnh và khách sạn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, một số điểm du lịch trong nước, bình quân chi tiêu của khách du lịch như sau:

Khách du lịch quốc tế chi khoảng 96 USD/ngày/người. Trong đó chi 26,8 USD cho dịch vụ lưu trú; 21,3 USD cho ăn uống; 16,7 USD cho vận chuyển đi lại; 7,4 USD


cho hoạt động tham quan; 12,7 USD cho mua sắm; 4 USD cho vui chơi giải trí; 1 USD cho y tế; 6 USD cho hoạt động khác.

Khách du lịch nội địa chi khoảng 1.148.500 đồng/ngày/người. Trong đó chi 284.900 đồng cho dịch vụ lưu trú; 279.000 đồng cho ăn uống; 256.000 đồng cho vận chuyển đi lại; 76.700 đồng cho hoạt động tham quan; 155.700 đồng cho mua sắm;

23.400 đồng cho vui chơi giải trí; 15.400 đồng cho y tế; 57.400 đồng cho hoạt động khác.

Nhìn chung, không chỉ ở Lâm Đồng mà tại các địa phương khác, phát triển du lịch chưa cân đối, chủ yếu khai thác du lịch từ các lợi thế có sẵn, các sản phẩm mới chưa nhiều, các hoạt động vui chơi giải trí, mua sắm khá khiêm tốn. Tuy nhiên điểm nhấn là từ 2015 có sự tăng trưởng tuyệt đối 100% về doanh thu và đến 2019 số thu gần 13.000 tỷ đồng tốc độ tăng 2015-2019 bình quân 10%/năm

Bảng 4.3 thể hiện lao động phục vụ trong lĩnh vực lưu trú có xu hướng tăng theo sự gia tăng số lượng cơ sở lưu trú và số phòng nghỉ. Nếu năm 2011, lao động trong lĩnh vực lưu trú là 5.900 người thì đến năm 2015 là 8.000 người, số lao động này hàng năm tăng theo tỷ lệ bình quân là 8%, phù hợp với tỷ lệ tăng cơ sở lưu trú hàng năm là 7% và số phòng nghỉ tăng bình quân 7,6%. Những con số này một lần nữa lại cho thấy rằng, các cơ sở lưu trú chỉ mới chú trọng gia tăng về mặt số lượng, chưa có nhiều sản phẩm, dịch vụ mới bổ sung làm phong phú thêm cho lĩnh vực lưu trú, vì thế chưa có khả năng thu hút khách nghỉ dài ngày (nhiều năm liền ngày lưu trú bình quân là 2,5), điều này ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng cạnh tranh cũng như hiệu quả kinh doanh của ngành so với các thành phố du lịch trong khu vực.


Bảng 4.3 Số lao động trong ngành Du lịch Lâm Đồng

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu

2015

2016

2017

2018

2019

Lao động trực tiếp

10.000

10.700

10.950

11.000

11.200

Tỷ lệ qua đào tạo (%)

75

75

75

77

77

Lao động trong lĩnh vực lưu trú

7.450

7.450

7.500

7.500

7.600

Tỷ lệ lao động/ phòng

khách sạn

0,53

0,53

0.,53

0,53

0.53

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch


Nhìn chung nguồn nhân lực du lịch của Lâm Đồng đa phần còn rất trẻ, ở độ tuổi lao động từ 18 - 35 chiếm hơn 60% tổng số lao động trực tiếp phục vụ du lịch, phù hợp với đặc điểm của ngành. Và hiện tại có khoảng 11.200 lao động trực tiếp phục vụ trong ngành Du lịch Lâm Đồng. Trong đó, lĩnh vực lưu trú 7.600 người; lữ hành, hướng dẫn, vận chuyển hành khách 1.350 người; tại các điểm du lịch 2.220 người... Đặc biệt, triển khai Đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý lưu trú trên địa bàn tỉnh” đến nay đã phối hợp với cơ quan chức năng cấp tài khoản thực hiện đăng ký qua mạng internet cho 2.070 cơ sở lưu trú trên địa bàn toàn tỉnh. Bên cạnh đó, việc thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn toàn tỉnh đầu tư nâng cấp, bổ sung sản phẩm, dịch vụ mới, nâng cao chất lượng phục vụ...Sở VHTT&DL còn tăng cường công tác thanh, kiểm tra, không để xảy ra tình trạng tăng giá, ép giá, bội tín với khách du lịch, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh.

Số lao động qua đào tạo theo báo cáo của Sở hàng năm tăng. Năm 2011, lao động đã qua đào tạo chiếm 55% trên tổng số, đến năm 2015 tỷ lệ này là 75%. Trong đó, lao động có trình độ trên đại học 1%; trình độ đại học và cao đẳng khoảng 20%; trình độ trung cấp khoảng 20%, trình độ sơ cấp khoảng 25%, còn lại là lao động phổ thông. Lao động được đào tạo đúng chuyên ngành du lịch làm việc trực tiếp trong các cơ sở lưu trú còn rất thấp, chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng số lao động đang làm việc trong các cơ sở lưu trú. Lực lượng lao động này mặc dù đã được đào tạo về chuyên môn, nhưng để thành thạo và thuần thục trong công việc, các doanh nghiệp phải thường xuyên đưa đi tập huấn kỹ năng, trang bị thêm kiến thức khi có những thay đổi (như thay đổi trong Luật Du lịch, trong xúc tiến đầu tư, thương mại…).

Lao động làm việc trong lĩnh vực lưu trú không những hạn chế về trình độ chuyên môn, mà trình độ ngoại ngữ và khả năng giao tiếp cũng chưa đạt chuẩn, đặc biệt là lao động tại các cơ sở lưu trú chưa phân hạng hoặc các khách sạn hạng thấp. Riêng tại các khách sạn cao cấp, đội ngũ lao động rất được quan tâm chặt chẽ, từ khâu tuyển dụng đến khâu đào tạo, huấn luyện, vì lãnh đạo các doanh nghiệp này đã xác định được lực lượng lao động là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập, do đó việc nâng cao chất lượng lao động là một biện pháp thường xuyên mà doanh nghiệp cần thực hiện. Qua khảo sát các khách sạn từ 1-5 sao, quản lý các khách sạn này hầu hết cho rằng, họ quan tâm đến đội

Xem tất cả 199 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí