Kinh Nghiệm Về Công Tác Quản Lý Môi Trường Du Lịch, Đảm Bảo An Ninh, An Toàn Cho Khách Du Lịch Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng

về vệ sinh môi trường, cảnh quan thiên nhiên, xâm hại đến di tích và đặc biệt là ảnh hưởng đến môi trường văn hóa nhân văn.

Trước tình hình trên, chính quyền địa phương đã có những biện pháp nhằm khắc phục các vấn đề nảy sinh trong sự phát triển của ngành du lịch. Đặc biệt là biện pháp dãn dân trong khu phố cổ được ưu tiên hàng đầu, với việc cho xây dựng các khu dân cư cách khu phố cổ từ 4 -5 km; đồng thời hệ thống nhà hàng, khách sạn và các cơ sở kinh doanh sản phẩm du lịch cũng được bố trí ra xa khu phố cổ. Chính quyền Hội An đã tìm biện pháp và chỉ đạo trực tiếp các cơ quan có liên quan cùng nhau phối hợp đồng bộ giải quyết vấn đề này.

c. Kinh nghiệm phát triển các mặt hàng thủ công truyền thống trở thành sản phẩm lưu niệm cho khách du lịch

Quà lưu niệm không chỉ làm gia tăng giá trị thặng dư cho ngành du lịch mà còn là giải pháp quảng bá hình ảnh đất nước ra thế giới. Thế nhưng một thời gian dài Việt Nam vẫn loay hoay đi tìm sản phẩm đặc trưng. Sự thành công của Hội An có thể là bài học để các địa phương nhìn lại mình và suy ngẫm. Sản phẩm lưu niệm Hội An bứt phá tuy không nhiều và khá đơn giản chỉ như đèn lồng, hàng may mặc, quần áo, khăn lụa… nhưng mặt hàng lưu niệm của Hội An lại đảm bảo tính chất gọn nhẹ, phù hợp với nhiều đối tượng khách và đặc biệt là mang đậm bản sắc văn hóa địa phương. Nếu như đèn lồng đã mang đậm dấu ấn trong tâm thức của du khách bởi nét tinh hoa và bản sắc văn hóa thì nghề may mặc tại chỗ ở Hội An lại đang thu hút sự quan tâm của nhiều du khách và trở thành bản sắc riêng của Hội An. Hiện Hội An có tới gần 100 hộ kinh doanh dịch vụ may mặc. Các cửa hàng ở đây đều trưng bán hàng may sẵn hoặc nhận đặt may. Mấy năm gần đây, nghề này trở thành nghề có nguồn thu lớn cho người dân ở thành phố di sản. Điều làm nên sự hấp dẫn tuyệt diệu ấy là chỉ trong khoảng 3 giờ đồng hồ du khách đã có được những chiếc váy mới với kiểu dáng, màu sắc đúng theo yêu cầu. Giá của những bộ

đồ cũng hết sức hợp lý, 500.000 đồng cho một bộ áo dài và lấy ngay trong ngày, tầm 700 ngàn đến 1 triệu đồng cho một bộ comple. Điều quan trọng còn là những cô hàng may với nụ cười nhẹ nhàng luôn nở trên môi vừa tư vấn cho khách vừa nhanh tay đo đạc. Các sản phẩm văn hóa và sản phẩm thủ công đang được chính quyền địa phương Hội An (Quảng Nam) đặc biệt quan tâm đầu tư để vừa trở thành các sản phẩm du lịch, vừa bảo tồn được các giá trị văn hóa. Hiện, Hội An đã và đang triển khai dự án “Tư vấn chính sách về môi trường: phát triển công nghiệp xanh” của Tổ chức Phát triển công nghiệp LHQ (UNIDO). Dự án đã tổ chức lớp đào tạo cho các nghệ nhân thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công và hỗ trợ thành phố triển khai biện pháp xử lý mối mọt nguyên liệu mây tre trong sản phẩm đèn lồng. Theo lãnh đạo thành phố: Hội An luôn nhất quán định hướng phát triển du lịch trên nền tảng văn hóa và sinh thái, song hành với việc tạo điều kiện tối đa cho ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp phát triển bằng những chính sách ưu đãi cụ thể. Không phải ngẫu nhiên mà Hội An trở thành bài học thành công cho cả nước.

1.2.1.2. Kinh nghiệm về công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Trong những năm gần đây, thành phố Đà Nẵng đã nhanh chóng vươn lên trở thành trung tâm du lịch của miền Trung và cả nước. Bên cạnh những bước phát triển vượt bậc về cả về sản phẩm và cơ sở vật chất chuyên ngành du lịch theo hướng chất lượng cao phục vụ du khách, Đà Nẵng còn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước bởi một môi trường an ninh trật tự không có nạn chèo kéo, đeo bám khách du lịch của những người ăn xin ăn mày và người bán hàng rong. Thành quả đó có được là nhờ các ban ngành có liên quan đã cùng tham gia phối kết hợp thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an toàn an ninh cho du khách, cụ thể như sau:

Sở VHTTDL là cơ quan thường trực theo dõi, tham mưu cho UBND thành phố chỉ đạo công tác bảo đảm an ninh trật tự, môi trường du lịch, chống

đeo bám, chèo kéo du khách trên địa bàn. Cung cấp kịp thời thông tin về hoạt động du lịch (lịch đón khách tàu biển, các đoàn du khách đến tham quan...) cho các đơn vị và địa phương liên quan nhằm đảm bảo phối hợp thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh trật trự, an toàn cho du khách.

Thông tin du lịch được cung cấp cho khách bằng nhiều hình thức; phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý, giải quyết ý kiến phản hồi của du khách; tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo đảm an toàn cho du khách. Đảm bảo công tác cứu hộ, không để xảy ra tình trạng chết đuối đối với nhân dân và du khách khi tham quan, vui chơi, giải trí và tắm biển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Công an thành phố phối hợp với các quận, huyện và các ngành liên quan chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi xâm hại đến tính mạng, tài sản của khách du lịch. Tổ chức kiểm tra, kiểm soát các khu vực, tuyến đường trung tâm thành phố, các điểm du lịch, khu vui chơi, giải trí, trung tâm mua sắm, khu vực công cộng và các khu vực có nguy cơ xảy ra mất an toàn cho du khách nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử phạt các trường hợp bán hàng rong, đeo bám, chèo kéo khách du lịch, taxi dù, xe thồ, xích lô đón khách không đúng quy định.

Cùng với yêu cầu công an thành phố chỉ đạo lực lượng công an, cảnh sát liên quan đến hoạt động du lịch có thái độ ứng xử văn minh, thân thiện với du khách, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cũng yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp người nước ngoài lợi dụng du lịch nhập cảnh vào Việt Nam hoạt động trái pháp luật, gây mất an ninh trật tự làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch; các trường hợp người nước ngoài điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông trên địa bàn và cá nhân người Việt Nam cho người nước ngoài thuê, mượn ô tô, xe gắn máy tham gia giao thông không đảm bảo điều kiện theo quy định.

Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch ở khu vực phố cổ Hà Nội - 4

Đối với Sở GTVT, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng yêu cầu chỉ đạo lực lượng chức năng giải quyết dứt điểm tình trạng taxi tranh giành, ép giá, nâng giá, đi không đúng hành trình; tăng cường thanh kiểm tra xe vận chuyển khách du lịch tại các sân bay, nhà ga, bến cảng; xử lý nghiêm các phương tiện vận chuyển khách du lịch không có biển hiệu “Xe vận chuyển khách du lịch”, lái xe và nhân viên phục vụ trên xe không có “Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ du lịch”.

Sở Công Thương được yêu cầu tăng cường quản lý thị trường, xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, không niêm yết giá và không bán theo giá niêm yết, bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm. Đồng thời phối hợp với UBND các quận, huyện triển khai đăng ký cam kết không để xảy ra tình trạng chèo kéo, buôn bán hàng rong kết hợp ăn xin trá hình xảy ra trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhà hàng ăn uống, cơ sở du lịch và các địa điểm công cộng trên địa bàn.

Sở LĐTBXH chỉ đạo Tổ thường trực xử lý thông tin về người lang thang xin ăn phối hợp với các đơn vị chức năng ngăn chặn, xử lý đối với người đánh giày, bán sách, báo, bán vé số dạo, bán hàng rong, ăn xin trá hình trên một số tuyến đường đã bị cấm theo Quyết định 53/QĐ-UBND (26/5/2006) của UBND thành phố Đà Nẵng. Có phương án giải quyết dứt điểm tình trạng ăn xin trá hình, lợi dụng, chèn ép, lừa đảo khách du lịch. Rà soát, phân loại, hỗ trợ tạo việc làm cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn đang kiếm sống bằng nghề bán hàng rong, chèo kéo khách du lịch, ăn xin trá hình ... trên địa bàn thành phố.

Sở TNMT có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh môi trường trên toàn thành phố, trong đó chú trọng xử lý rác thải tại các bãi biển du lịch, các khu điểm du lịch; phát động, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai cuộc vận động toàn dân hưởng ứng giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp gắn với bảo vệ môi trường du lịch Đà Nẵng; đồng thời kiểm tra toàn bộ nhà vệ sinh công cộng trên toàn

thành phố, có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ phục vụ người dân và du khách.

Đặc biệt, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng chỉ đạo UBND các quận, huyện phải coi việc giữ gìn môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng; phải chịu trách nhiệm chính trong công tác đảm bảo tình hình an ninh trật tự du lịch trên địa bàn quản lý. Chủ tịch UBND các địa phương chịu trách nhiệm trước UBND TP Đà Nẵng nếu để xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự, đeo bám, chèo kéo khách du lịch tại địa bàn quản lý, chỉ đạo các tổ chuyên trách trật tự du lịch kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo chức năng, thẩm quyền và nhiệm vụ được giao.

1.2.1.3. Kinh nghiệm bảo tồn và quản lý di sản tại khu phố cổ Dadacheng – Đài Loan

Dadaocheng là một trong những khu vực đô thị lâu đời nhất thành phố Đài Bắc. Với hơn 150 năm lịch sử, Dadaocheng tập trung một số lượng lớn các công trình kiến trúc cổ và đa dạng, gồm nhà phố dạng ống, văn phòng và các công trình tín ngưỡng.

Tổng diện tích khu đô thị lich sử Dadaocheng là 40.48ha, với 83 công trình di tích lịch sử. Để thực hiện công tác bảo tồn và tôn tạo các di sản trên, các chủ sở hữu các công trình trên sẽ được “bồi thường” cho các chi phí thực hiện bảo tồn và „sự thiệt thòi‟ do không được phát triển ngôi nhà của mình (nâng tầng hay mở rộng, đập đi xây mới) bằng quyền “nhượng quyền phát triển”. Cách làm này có nguồn gốc từ từ kinh nghiệm của thành phố New York: transfer of development right (TDR). TDR là một công cụ điều tiết phát triển thông qua quy hoạch, nó cho phép hạn chế chỉ tiêu sử dụng đất (cụ thể là hệ số sử dụng đất) tại một lô đất cụ thể (vì mục tiêu nào đó) bằng cách chuyển giao một phần hoặc toàn phần quyền phát triển trên lô đất đó sang lô đất khác (có khả năng tiếp nhận phát triển). TDR đã trở thành một thuật ngữ quen

thuộc trong lĩnh vực quy hoạch, tuy nhiên cũng không phải được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước.

Công cụ TDR đã mang đến cho người dân một cơ hội để tham gia vào quá trình ra quyết định và và hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp từ công tác bảo tồn. Cơ chế đặc biệt này, trong hơn mười năm qua, đã làm cho Dadaocheng đã thay đổi đáng kể. Nhiều chủ nhà đã dọn dẹp mặt tiền, bỏ đi nhưng dây điện, điện thoại cũ, thừa, khôi phục nguyên trạng mặt đứng bằng những kỹ thuật bảo tồn tinh tế. Cho tới cuối năm 2012, đã có 340 hồ sơ đăng ký được nhận quyền TDR, trong số đó 275 trường hợp đã được chấp thuận và được nhận TDR; từ đó dần dần tiến hành cải tạo và khôi phục mặt đứng công trình về nguyên mẫu lịch sử. Dadaocheng đã hồi sinh lại khung cảnh một thời vàng son của nó.

Cùng với công cụ TDR, công tác dân vận phục vụ bảo tồn cũng được thực hiện hết sức hiệu quả. Với các cuộc họp cộng đồng (community WS) và những nỗ lực của Quỹ Văn hóa Yaoshan, người dân khu phố cổ Dadaocheng đã bắt đầu nhận ra rằng bảo tồn chính là một cách phát triển khác. Thông qua việc bảo tồn cảnh quan đường phố lịch sử, bảo tồn các ngôi nhà cổ, hoạt động kinh doanh trở nên hiệu quả hơn nhờ môi trường và không khí lịch sử hấp dẫn, đặc biệt là các hoạt động bản lẻ và những dịch vụ đô thị.

Năm 2005, viện quản lý tài nguyên lịch sử đã tổ chức hàng loạt các workshop, các buổi trao đổi sâu, các hội nghị, hội thảo, các tua thăm quan có hướng dẫn và phân tích chuyên sâu cho người dân sống tại khu vực cũng như ở những khu vực khác, và cả du khách để nâng cao hiểu biết của người dân về công tác bảo tồn, giới thiệu cho họ các kinh nghiệm bảo tồn ở Penang, Malaysia, hay Tsugamo, Nhật Bản. Những trao đổi như vậy đã giúp người dân hình dung được vai trò lớn lao của họ trong phát triển cộng đồng và thúc đẩy bảo tồn.

Kinh nghiệm Đài Loan cho thấy, chính quyền xem „bảo tồn‟ là nỗ lực và trách nhiệm chung của cả xã hội, đặt người dân vào trung tâm của các chính sách bảo tồn; lồng ghép một cách thông minh nhiệm vụ bảo tồn vào công tác phát triển đô thị; dùng cơ chế điều tiết phát triển để bảo tồn mà không tốn chút ngân sách nào; cũng không bắt người dân phải hy sinh quyền lợi chính đáng của mình vì sự nghiệp bảo tồn, tạo ra một „cuộc chơi cùng thắng‟. Nói cách khác, người dân được đền bù xứng đáng về cả vật chất và tinh thần nếu tham gia công cuộc bảo tồn. Đây có lẽ là khía cạnh mấu chốt cho sự thành công bền vững của bảo tồn.

Bên cạnh nhà nước, các tổ chức xã hội: phi chính phủ, phi lợi nhuận do những chuyên gia, những trí thức có tâm và có tầm điều phối đã có vai trò quyết định đến sự thành công trong bảo tồn ở Dadaocheng nói riêng và toàn bộ Đài Loan nói chung. Bà Alice Chiu, một nghệ sỹ âm nhạc nhưng có tình yêu mãnh liệt với di sản và di tích đã cống hiến gần như trọn đời mình cho sự nghiệp bảo tồn từ khi làm giám đốc Quỹ văn hóa Yaoshan rồi sau đó là giám đốc Viện Quản lý tài nguyên di sản Đài Loan.

Tóm lại, thành công trong bảo tồn và quản lý di sản ở Đài Loan có được nhờ hội tụ:

Thứ nhất, nhận thức đầy đủ và đúng đắn về công tác bảo tồn, ban đầu nhờ giới trí thức và chuyên gia, sau đó được sự ủng hộ về mặt chính trị của chính quyền, và được chia sẻ vận động sâu rộng đến xã hội.

Thứ hai, cơ chế chính sách thúc đẩy hành động hiệu quả. Cụ thể, cơ chế “nhượng quyền phát triển‟ (TDR) đã có tác dụng thực sự như động cơ và nhiên liệu của cỗ máy „bảo tồn‟. TDR hoàn toàn có thể xem xét để áp dụng cho Khu Phố cổ Hà Nội vừa để thúc đẩy những đầu tư phục dựng cải tạo nhà cổ vừa có thể giúp giãn dân phố cổ một cách tự nguyện, theo đúng cơ chế thị trường.

Thứ ba, làm bảo tồn với cách tiếp cận rất nhân văn: Thừa nhận, tôn trọng quyền lợi vật chất tinh thần của người dân; không cưỡng chế mà nâng cao nhận thức; tham gia và sự tôn trọng người dân là nguyên tắc được thống nhất áp dụng.

Thêm nữa, khai thác trí tuệ và tâm huyết của các trí thức, chuyên gia, tạo điều kiện cho sự đóng góp hiệu quả của các tổ chức dân sự phi lợi nhuận, phi chính phủ cũng là yếu tố rất nổi bật cho thành công về bảo tồn ở Đài Loan.


phố

1.2.1.4. Kinh nghiệm về tổ chức quản lý các khu phố đi bộ


Third Street, Mỹ - nơi ban nhạc Linkin Park ra đời trên đường


Nằm ở khu vực Santa Monica, gồm ba khu nhà ở khoảng giữa đại lộ

Broadway và đại lộ Wilshire, gần kinh đô điện ảnh Hollywood, “phố thứ ba” để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khách du lịch bởi các đặc trưng có một không hai của mình.

Bên cạnh việc sở hữu những đặc điểm vốn có của một phố đi bộ kiểu mẫu: sạch sẽ, không khí trong lành… khu phố này là nơi quy tụ nhiều bảo tàng nhỏ, các nhà hát, nhà hàng cùng một khu chợ nhỏ chuyên bán hàng hóa phương Đông nên rất hút khách du lịch.

Đặc biệt, hoạt động biểu diễn nghệ thuật trên đường phố đã tạo nên thương hiệu cho nơi đây. Không chỉ có các ban nhạc nghiệp dư phục vụ du khách, ít ai biết rằng, có những ban nhạc nổi tiếng đã từng đi lên từ sân khấu vỉa hè như thế này: tiêu biểu nhất là ban nhạc rock Linkin Park. Đáng chú ý là ai muốn trình diễn ở “phố thứ ba” đều phải có giấy biểu diễn do chính quyền thành phố cấp sau khi đóng 37 USD/năm (khoảng 770.000 VNĐ). Mỗi nhóm nhạc khi hát cũng phải cách nhau tối thiểu 150m để đảm bảo không gây ra trở ngại cho người đi bộ.

Phố đi bộ ở Bangkok, Thái Lan

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/08/2023