Vận Tải Hàng Hóa Bằng Đường Biển Của Singapore‌


Cơ quan Quản lý Biển và cảng biển của Singapore (MPA) đã phát triển

và đưa vào sử dụng hệ thống Marinet vào tháng 4-1999. Marinet cho phép cộng đồng vận tải biển khai báo trực tuyến cho MPA những nội dung theo quy định như thời gian đến và đi của tàu, hàng hóa có tính chất nguy hiểm...

Quá trình xử lý và xác thực thông tin được tiến hành trên mạng và việc cho phép xác thực được thực hiện ngay trong lần giao dịch đầu tiên. Ngoài ra, Marinet còn hỗ trợ việc xin những giấy phép do MPA cấp trên mạng. Ông Toh

Ah Cheong, Giám đốc công nghệ tại MPA, cho biết Marinet hiện có 4.000

người đến từ 1.200 công ty sử dụng.

Quản lý công ten nơ

Singapore có hai nhà khai thác cảng, trong đó lớn nhất là PSA Singapore Terminals. PSA Singapore Terminals ứng dụng những hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử để giấy tờ được nộp nhanh hơn. Ngoài ra, PSA còn dùng các hệ thống công nghệ thông tin để hỗ trợ trong việc xếp dỡ, vận chuyển và lưu trữ hàng

hóa. PSA Singapore Terminals có hai hệ thống chính là Portnet và CITOS.

Được phát triển vào năm 1984, Portnet là một nền tảng điện tử không sử dụng giấy dành cho các hãng vận tải, công ty giao nhận, và các cơ quan chính quyền địa phương (bao gồm cả hải quan), nhằm giúp các cơ quan này “giao tiếp” tốt hơn với nhau và với cảng biển. Đến năm 1999, hệ thống này được chuyển sang Internet và gần đây được thiết kế lại để hỗ trợ thêm cho nhiều công việc mới. Portnet hiện đang phục vụ cho 8.000 người sử dụng và xử lý khoảng 100 triệu giao dịch mỗi năm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.


Hệ thống thứ hai của PSA Singapore Terminals, CITOS (Computer

Integrated Terminal Operations System) được phát triển vào năm 1988. CITOS là hệ thống tích hợp vận hành cảng. Đây là một hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp có nhiệm vụ điều phối và hợp nhất mọi tài sản, từ cần trục, container cho đến tài xế.

CITOS còn giúp hoạch định việc xếp container. Khi thông tin được nhập vào thông qua Portnet, CITOS sẽ tự động lập kế hoạch xếp hàng và bố trí kho bãi dựa trên những yếu tố như sự ổn định của tàu, trọng lượng container, điểm


đến của container... Điều này cho phép PSA Singapore Terminals tối

công việc của mình.

Kế hoạch phát triển cảng biển của Singapore

ưu hóa


Để bắt kịp với yêu cầu nâng cao khả năng cạnh tranh, MPA đã nghiên

cứu để tiên phong, đi trước đón đầu trong việc đổi mới và tiếp tục làm tăng giá trị cho những người sử dụng cảng. Chính phủ Singapore không ngừng tìm kiếm và đổi mới hệ thống quản lý cảng biển, thường xuyên kiểm tra, giám sát để đảm bảo tính hiệu quả và đảm bảo tính cạnh tranh của cảng biển Singapore. Không những thế, MPA còn lập ra kế hoạch về chiến lược hội nhập có tên gọi

là “Kế hoạch nâng cấp cảng Singapore - PIPS (Port Improvement Plan of

Singapore)” với mục tiêu là để đưa ra dịch vụ hướng dẫn tàu thuyền đi theo các tuyến đường an toàn và hiệu quả cao hơn. Nguyên tắc mang tính định hướng và chỉ đạo của PIPS là thúc đẩy Singapore trở nên an toàn hơn, hiệu quả hơn, sạch sẽ với chi phí chọn cảng thấp và hiệu quả.

Đề suất về các hoạt động phát triển biển của PIPS được chia thành bốn nhóm chính là:

- Thứ nhất, nhóm tàu thuyền.

- Thứ hai, nhóm hoạt động của cảng (như bốc dỡ, lưu kho,...).

- Thứ ba, nhóm quản lý điều hành.

- Thứ tư, nhóm dịch vụ phục vụ cho hoạt động của cảng.

b) Quản lý vận tải bằng tàu biển của Singapore

Thực trạng vận tải bằng tàu biển của Singapore

Kể từ khi giành độc lập năm 1965 tới nay (2012), Singapore luôn được coi là một trong những thương cảng sầm uất hàng đầu thế giới. Hàng năm có khoảng 130.000 tàu thuyền cập cảng Singapore23 đã làm cho Singapore trở thành điểm chu chuyển hàng hải lớn nhất thế giới. Trong khu vực Đông Nam Á, hàng hóa được gom từ các nước chuyển tới Singapore rồi chuyển sang tàu lớn trở đi


23 Theo thống kê của Cơ quan Hàng hải và Cảng biển của Singapore - MPA www.mpa.gov.sg thì từ năm 2001 tới 2008 hàng năm có khoảng 130.000 tới 140.000 tàu thuyền cập cảng Singapore.


đến các thị trường lớn ở xa như Mỹ, Nhật và Châu Âu. Singapore cũng là điểm

chu chuyển cũng như điểm dừng chân của các tuyến đường hàng hải chạy từ Mỹ, Châu Âu và Trung Đông tới Châu Á và Châu Đại Dương.

Vận tải hàng hóa bằng tàu biển thực sự chiếm một vị trí quan trọng đối với nền kinh tế của Singapore. Theo số liệu của UNTAD, từ những năm 1980, lượng hàng hóa vận tải bằng tàu biển của Singapore đã lên tới con số 12,9 triệu DWT, vượt xa so với nhiều nước trong khu vực, gấp 14 lần của Malaysia, gấp gần 6 lần Hồng Kông và gấp 44 lần Việt Nam.


DWT 2 240 pounds 1 016 05 kg Nguồn UNCTAD 2012 Hình 2 6 Vận tải hàng hóa bằng 1

DWT = 2.240 pounds = 1.016,05 kg

Nguồn: UNCTAD, 2012

Hình 2.6: Vận tải hàng hóa bằng đường biển của Singapore‌


Số liệu của UNTAD cho thấy, vào những năm 1980, vận tải hàng hóa

bằng tàu biển của Singapore tuy lớn về số lượng nhưng lại không đạt được tốc độ phát triển nhanh trong thời kỳ này, mặc dù đây là thời kỳ mà vận tải bằng bằng tàu biển của nhiều nước trong khu vực phát triển khá nhanh. Vận tải bằng tàu biển của Singapore chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Hồng Kông, Malaysia và Việt Nam nhưng đối thủ thực sự của Singapore trong khu vực có lẽ chỉ có Hồng Kông.

Trong thời kỳ từ những năm 1990 trở lại đây, tốc độ phát triển của vận

tải bằng tàu biển của Singapore có sự

phát triển mạnh. Theo số

liệu của

UNTAD, lượng hàng vận chuyển bằng đường biển của Singapore năm 1990 là 11,888 triệu DWT thì tới năm 2000 là 34,635 triệu DWT (tăng gần gấp 3 so với


năm 1990), tới năm 2011 là 67,287 triệu DWT (tăng gấp gần 7 lần so với năm

1990).

2.3.2.2. Quản lý khai thác dầu mỏ và khoáng sản của Singapore

Khai thác khoáng sản biển của Singapore chủ yếu là hóa dầu và biến nước biển thành nước ngọt để dần thay thế nhập khẩu nước.

Singapore không có trữ lượng dầu mỏ nhưng nước này lại khuyến khích các công ty dầu tận dụng vị trí chiến lược của mình để sản xuất và xuất khẩu sang các nước khác. Singapore trở thành một trung tâm lọc dầu quan trọng và một trung tâm phân phối sản phẩm dầu tinh chế hàng đầu trong khu vực.


Singapore không sản xuất

dầu

trong nước nhưng

các công ty của

Singapore chủ yếu hoạt động thăm do và khai thác ở nước ngoài. Cả nước này có 7 nhà máy lọc dầu, mỗi năm lọc khoảng 50 triệu tấn dầu, đứng vào hàng thứ ba về trung tâm lọc dầu sau Mỹ và Hà Lan24. Ngoài sản xuất và chế biến dầu khí ở trong nước, Singapore còn mở rộng đầu tư, khai thác, chế biến ở các nước trong khu vực.

Không những mạnh về lọc dầu, Singapore còn là trung tâm chế tạo giàn khoan đế bằng thăm dò dầu khí chiếm 1/3 trên thế giới.


24 Theo sách Những nền văn minh thế giới Nguồn IMF World Economic Outlook 2


24 Theo sách “Những nền văn minh thế giới”


Nguồn: IMF, World Economic Outlook Database, April 2012

Hình 2.7: Xuất khẩu dầu thô của Singapore‌


Ngành dầu khí nói riêng và ngành năng lượng nói chung của Singapore

chịu sự quản lý chủ yếu của:


- Bộ

Môi trường và Tài nguyên nước

(MEWR, http://app.mewr.gov.sg )

chịu trách nhiệm về biến đổi khí hậu và chính sách môi trường, bao gồm cả hiệu quả năng lượng.


- Bộ

Thương mại và Công nghiệp

(MTI, www.mti.gov.sg ) chịu trách

nhiệm soạn thảo và thực hiện các chính sách thị trường năng lượng, bao gồm cả cơ chế giá cả.


- Bộ

Ngoại giao

(MFA, www.mfa.gov.sg ) chịu trách nhiệm về

an ninh

năng lượng.

Chính sách khuyến khích nghiên cứu và phát triển (R&D) là một trong những trụ cột chính trong kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế của Singapore. Chính sách này cũng tạo ra được sự đột phá về khoa học công nghệ trong lĩnh vực chế biến dầu khí và là động lực chính để phát triển ngành này.

2.3.2.3. Du lịch biển của Singapore

Du lịch là ngành kinh tế phát triển thịnh vượng ở Singapore. Thu nhập của ngành này là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu. Singapore trở thành trạm trung chuyển du lịch ở Đông Nam Á và là trung tâm hội nghị và triển lãm quốc tế. Với dân số 4,6 triệu người, không có núi sông đẹp nổi tiếng, cũng không có di tích cổ xưa, nhưng mỗi năm Singapore đón hơn 4 triệu khách du lịch. Singapore

thu hút khách vì thành phố xanh, sạch, đẹp. Ngoài ra, nơi đây có những hải

cảng và những khu du lịch biển nổi tiếng như Sentosa, Sky Park, tượng ngư sư Merlion, đảo Sentosa, công viên Bướm và Vương quốc côn trùng, Thế giới Đại

dương Sentosa, vườn chim Jurong, vườn thú đêm Night Safari,… đã thu hút

được rất nhiều khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến thăm quan đặc biệt là các nước trong khu vực như Malaysia, Trung Quốc, Philiphin, Indonesia, Việt Nam…


Để quản lý phát triển ngành du lịch của mình, năm 1964, Singapore đã

cho ra đời Tổng cục Du lịch Singapore - STB (Singapore Tourism Board). Tổng cục Du lịch Singapore có trách nhiệm xúc tiến, quảng bá đất nước Singapore thành một điểm đến du lịch.

Chiến lược phát triển du lịch của Singapore là hướng tới việc phục hồi những giá trị truyền thống ở các điểm du lịch, cũng như chủ động khai thác các nhân tố mới. Những nhân tố này được tăng cường nhờ các hoạt động của Tổng cục Du lịch Singapore trên phạm vi hoạt động quốc tế tại các thị trường chính,

nhất là các thị trường tăng trưởng nhanh. Mục tiêu của Tổng cục Du lịch

Singapore là tạo ra những sản phẩm mới để hấp dẫn du khách gắn kết với hoạt động thương mại, nhằm khắc sâu hình ảnh một đất nước Singapore độc đáo và thực sự hấp dẫn trong tiềm thức của du khách.

Để quản lý phát triển du lịch thì Tổng cục Du lịch Singapore được phân thành các nhóm và các bộ phận chức năng:

- Nhóm quản lý Thương hiệu du lịch và Truyền thông

- Nhóm quản lý Kế hoạch

- Nhóm Điều phối khu vực

- Nhóm quản lý các sự kiện và chương trình

- Nhóm quản lý dịch vụ giải trí

- Bộ phận quản lý việc Phát triển nguồn lực

- Bộ phận quản lý Lữ hành và giao tiếp

- Bộ phận quản lý Tài chính và các tập đoàn

- Bộ phận quản lý Nhân sự và tổ chức

- Bộ phận quản lý giáo dục

- Bộ phận quản lý sức khoẻ

- Bộ phận quản lý các khu du lịch tổng hợp

Bên cạnh đó, Tổng cục Du lịch Singapore còn đặt các văn phòng đại diện tại nước ngoài để quản bá và súc tiến du lịch. Tổng cục Du lịch Singapore có

văn phòng đại diện tại Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc,

Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Philippin, Việt Nam, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Úc, New Zealand, Đức, Vương quốc Anh, Mỹ.


Singapore phát triển nhất trong khu vực về lĩnh vực du lịch tàu biển. Tại

đây, có trung tâm Du lịch Tàu biển Singapore (SCC) với tổng số vốn trị giá 50 triệu USD có trụ sở nằm đối diện với hòn đảo Sentosa, một trong những khu vui chơi giải trí trên đảo hàng đầu trong khu vực. Hàng năm có trên 6 triệu lượt khách sử dụng dịch vụ tàu biển của SCC để đến những điểm tham quan quyến rũ nhất trong khu vực. Những tiện nghi tại bến tàu hành khách quốc tế (International Passenger Terminal) bao gồm các bến neo tàu, cầu nối dành cho hành khách lên tàu, phòng chờ rộng rãi có máy lạnh, thang máy dành cho người khuyến tật và băng chuyền hành lý.

Từ những năm 90, Trung tâm Du lịch Tàu biển Singapore đã có hai bến tàu chính:


- Bến tàu “The International Passenger Terminal” có 2 chỗ neo tàu riêng

biệt một dài 300m và 250m với những vạch nước sâu lên tới 12m. Bến tàu này phục vụ những chuyến du ngoạn quốc tế xuyên đại dương.

- Bến tàu “The Regional Ferry Terminal” với 4 chỗ neo tàu dành cho những

chuyến phà trong khu vực chạy tuyến Singapore, quần đảo Riau ở

Indonesia và Malaysia. Vào tháng 8 năm 1995, bến phà Tanah Merah (TMFT) được khánh thành để phục vụ nhu cầu đi lại đang gia tăng trong

khu vực. Bến phà TMFT nằm Singapore.

ở khu vực Changi gần sân bay Changi


2.3.3. Đánh giá thực trạng quản lý kinh tế biển của Singapore

2.3.3.1. Những thành công trong quản lý kinh tế biển của Singapore

Những thành công nổi bật nhất trong quản lý kinh tế biển của Singapore có thể kể đến là:


Thứ

nhất,

Singapore đặc biệt thành công trong quản lý cảng biển và

vận tải bằng tàu biển. Singapore được đánh giá là phát triển cảng biển và vận tải biển tiến tiến, hiện đại vào bậc nhất trên thế giới. Những điểm nổi bật trong quản lý cảng biển và vận tải bằng tàu biển là: (1) xây dựng MPA với tư cách là cơ quan vừa đưa ra các chiến lược về phát triển biển, lập kế hoạch về

phát triển cảng biển và vận tải bằng tàu biển, đồng thời MPA còn hoạt động


như người điều hành hệ thống cảng biển Singapore và bao quát các hoạt động

về biển; (2) Singapore đang ứng dụng những qui trình công nghệ hiện đại vào bậc nhất trên thế giới vào quản lý phát triển cảng biển và vận tải bằng tàu biển; (3) Singapore áp dụng những phương pháp quản lý hệ thống côngten nơ hiện đại thông qua PSA Singapore Terminals với hai hệ thống chính là Portnet và CITOS.

Thứ hai, Tổng cục Du lịch Singapore đã có đóng góp lớn lao trong việc

đưa Singapore trở

thành điểm du lịch nổi tiếng thế

giới. Tổng cục Du lịch

Singapore không những đưa ra chiến lược, kế hoạch chung phát triển ngành du lịch trong cả nước, mà còn thường xuyên cải tổ quản lý, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý ngành du lịch. Công tác quảng cáo, xúc tiến du lịch của

Tổng cục cũng rất phát triển, nhằm đưa đất nước Singapore thành một điểm

đến du lịch hấp dẫn trên thế giới. Điều đặc biệt là, Tổng cục du lịch Singapore rất chú ý tạo ra những sản phẩm du lịch mới để hấp dẫn khách du lịch, như: Du lịch tàu biển, du lịch quốc tế, trung tâm tổ chức các dịch vụ quốc tế (trung tâm chu chuyển khách du lịch ở Đông Nam Á và là trung tâm hội nghị và triển lãm quốc tế).


Thứ ba, Singapore rất thành công trong quản lý ngành chế biến dầu khí.

Ba Bộ lớn của Singapore đều tham gia vào phát triển ngành dầu khí ở nước

này, đó là . Bộ

Môi trường và Tài nguyên nước, Bộ

Thương mại và Công

nghiệp, Bộ Ngoại giao. Những Bộ này trước tiên đã đưa ra đường lối sáng suốt về phát triển ngành dầu khí của nước này, đó là ưu tiên phát triển ngành chế biến dầu khí thích ứng với hoàn cảnh đặc thù của đất nước. Bên cạnh đó, các Bộ này cũng đưa ra chính sách khuyến khích nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm tạo ra được sự đột phá về khoa học công nghệ trong lĩnh vực chế biến dầu khí và là động lực chính để phát triển ngành này. Đặc biệt là, Singapore đã ưu tiên chế tạo dàn khoan đế bằng thăm dò dầu khí lớn, và trở thành nhà sản xuất lớn trên thế giới về lĩnh vực này.

Nguyên nhân thành công

Qua nghiên cứu kinh tế biển của Singapore có thể thấy được hai nguyên nhân chính tạo nên sự thành công trong quản lý kinh tế biển.

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 04/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí