Các Vấn Đề Còn Hạn Chế Trong Quản Lý Kinh Tế Biển Của Singapore


(1) Chính phủ Singapore đã có những chính sách và định hướng phát triển

kinh tế biển đúng đắn,

(2) Chính phủ Singapore chú trọng việc xây dựng hệ thống pháp luật nghiêm minh, hiệu lực trong thực thi pháp luật cao và không chịu sự chi phối của lợi ích nhóm.

(3) Chính phủ Singapore rất quan tâm đến việc tạo lập các cơ quan quản lý kinh tế biển một cách gọn nhẹ, hiệu quả.

2.3.3.2. Các vấn đề còn hạn chế trong quản lý kinh tế biển của Singapore


Tuy đạt được nhiều thành công trong

quản lý kinh tế

biển nhưng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Singapore vẫn phải đối mặt với không ít các vấn đề còn tồn tại, đặc biệt là hai vấn đề:

Thứ nhất, các chính sách kinh tế biển của Singapore còn chưa thực sự linh hoạt, chưa đáp ứng được những biến động của tình hình kinh tế thế giới. Singapore là trung tâm thương mại, buôn bán của thế giới, hoạt động kinh tế biển của Singapore do vậy chịu sự tác động rất lớn của những biến động của kinh tế thế giới. Tuy nhiên, các chính sách phát triển của nước này lại chưa

Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam - 14

thay đổi thích

ứng nhanh chóng với tình hình thế

giới. Ví dụ

như: Do

ảnh

hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, từ những tháng đầu năm 2009, các cảng biển của Singapore chứa số lượng tàu “lười” tương đối nhiều, nhiều công ty tàu biển rơi vào tình trạng khó khăn,… Tuy nhiên, chính phủ chưa có sự dự báo trước và có những biện pháp thích hợp giải quyết tình trạng nói trên.

Thứ hai, tuy được đánh giá là nước có chiến lược giáo dục và đào tạo tiên tiến trên thế nhưng Singapore vẫn thiếu hụt nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế biển. Công tác quản lý kinh tế biển của Singapore chưa thực sự chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động kinh tế biển.

2.3.4. Một số bài học về quản lý kinh tế biển của Singapore

Thứ nhất, chính sách phát triển chưa đồng đều, chỉ tập trung vào một số ngành mũi nhọn về biển để tạo ra được những sản phẩm mũi nhọn về biển. Singapore là một quốc đảo có vị trí địa kinh tế thuận lợi nên có nhiều cơ hội phát triển kinh tế biển một cách toàn diện. Tuy nhiên, Chính phủ Singapore đã không lựa chọn phát triển đa dạng các ngành nghề kinh tế biển mà chỉ tập trung


khuyến khích phát triển một số ngành vốn là mũi nhọn của mình. Mặc dù là

quốc đảo nhưng Singapore đã không khai thác hải sản, không khai thác muối mà chấp nhận nhập khẩu các sản phẩm này từ các quốc gia khác để dồn nguồn lực vào phát triển các ngành nghề biển khác vốn là lợi thế lớn của mình như phát triển cảng biển, phát triển vận tải biển, phát triển khoa học công nghệ biển (chế tạo dàn khoan, lọc dầu,…), phát triển du lịch biển.

Thứ hai, chính sách phát triển hệ thống cảng biển và vận tải bằng tàu biển của Singapore đã đạt dược những thành công nhất định. Để thành công trong phát triển cảng biển và vận tải bằng tàu biển thì ngoài việc xây dựng hệ thống cầu cảng, kho bãi, thiết bị bốc dỡ hàng hiện đại thì cần phải ứng dụng công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin vào quản lý, khai báo, đăng ký trực tuyến, quản lý luồng tàu và hàng hóa ra vào cảng,… từ đó giảm thiểu thời gian chờ đợi lưu tàu tại cảng. Singapore đã ứng dụng hệ thống Marinet vào khai báo và đăng ký trực tuyến tại cảng, ứng dụng hệ thống Portnet và CITOS vào quản lý công ten nơ. Đây chính là các yếu tố quan trọng làm tăng tính cạnh tranh quốc tế trong phát triển hệ thống cảng biển.

Thứ ba, phát triển du lịch biển ở Singapore được coi là một kinh nghiệm đáng học tập. Singapore là một quốc đảo hầu như không có địa danh tự nhiên đặc sắc, tất cả các khu du lịch của Singapore đều là nhân tạo nhưng đã thu hút được một lượng lớn khách du lịch và đem lại nguồn thu lớn cho đất nước. Quản lý ngành du lịch đã đóng góp phần quan trọng vào thành tựu này. Tổng cục Du lịch Singapore không những đưa ra chiến lược, kế hoạch chung phát triển ngành du lịch trong cả nước, mà còn thường xuyên cải tổ quản lý, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý ngành du lịch. Công tác quảng cáo, xúc tiến du lịch của Tổng cục cũng rất phát triển, nhằm đất nước Singapore thành một điểm đến du lịch hấp dẫn trên thế giới. Điều đặc biệt là, Tổng cục du lịch Singapore rất chú ý tạo ra những sản phẩm du lịch mới để hấp dẫn khách du lịch.


Thứ tư, Singapore rất thành công trong quản lý ngành chế biến dầu khí. Ba

Bộ lớn của Singapore đều tham gia vào phát triển ngành dầu khí ở nước này, đó là

. Bộ Môi trường và Tài nguyên nước, Bộ Thương mại và Công nghiệp, Bộ Ngoại


giao. Những Bộ này trước tiên đã đưa ra đường lối sáng suốt về phát triển ngành dầu khí của nước này, đó là: (1) Ưu tiên phát triển ngành chế biến dầu khí thích

ứng với hoàn cảnh đặc thù của đất nước; (2) Đưa ra chính sách khuyến khích

nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm tạo ra được sự đột phá về khoa học công nghệ trong lĩnh vực chế biến dầu khí và là động lực chính để phát triển ngành này.

2.4. Một số vấn đề có tính chất quy luật trong quản lý kinh tế biển thế giới‌

Thứ nhất, để phát triển kinh tế biển điều quan trọng nhất là quốc gia đó phải có lợi thế về biển. Trong đó có lợi thế tĩnh là có vị trí địa lý thuận lợi, có đường bờ biển dài, diện tích biển lớn, có nguồn lợi hải sản lớn, tài nguyên khoáng sản phong phú,… Và lợi thế động là quốc gia đó phải có vị trí địa chính trị, địa chiến lược, phải nằm trong trung tâm giao lưu quốc tế, nằm trên đường giao thông hàng hải huyết mạch của thế giới,… Từ đó tạo thuận lợi cho quốc gia đó phát triển kinh tế dựa vào biển và có thể bám vào biển để phát triển kinh tế.

Thứ hai, phải có quan điểm, tư duy, chiến lược phát triển kinh tế biển đúng đắn: phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội đất nước, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Chíến lược phát triển kinh tế biển phải được trọng tâm vào những điểm chính sau:

(1) Chính phủ phải đặc biệt chú ý xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển, đặt ngành kinh tế biển đúng vị trí trong nền kinh tế quốc dân,…

(2) Xây dựng cơ cấu thành phần kinh tế trong phát triển kinh tế biển hợp lý.

(3) Xây dựng chính sách hỗ trợ cho phát triển kinh tế biển như: Ưu đãi về thuế, thu hút vốn đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, thành lập các tập đoàn nhà nước,…

(4) Xây dựng chính sách an ninh biển.

(5) Xây dựng chính sách khai thác biển.

(6) Xây dựng và hoàn thiện các cơ quan quản lý kinh tế biển.


Thứ

ba, cần phải xây dựng được hệ

thống pháp luật về

biển thống

nhất, có tính khả thi và hiệu lực thi hành, có tính minh bạch cao.

Thứ tư, muốn phát triển mạnh về biển, đất nước cần thiết xây dựng hệ thống các tổ chức, cơ quan làm nhiệm vụ kinh tế biển gọn nhẹ, hiệu quả.

Thứ năm, quốc gia kinh tế biển phải có cơ sở hạ tầng tốt phục vụ tốt phục vụ cho phát triển kinh tế biển là điều tiên quyết. Nếu không có cơ sở hạ tầng tốt thì không thể tiến ra biển.


Thứ

sáu,

phải có chính sách đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực. Đi

biển là một nghề rất vất vả và nguy hiểm. Làm thế nào để thu hút và xây dựng được một đội ngũ công nhân, cán bộ có năng lực và làm việc hiệu quả là một vấn đề khó khăn. Do đó, để xây dựng một đội ngũ nhân lực có chất lượng làm công tác biển cần: Chính phủ phải có chính sách khuyến khích đặc biệt (lương, thuế, phúc lợi xã hội,…) cho những người làm nghề biển, đầu tư nhiều cho

hoạt động đào tạo,…

Để phát triển nguồn nhân lực

đặc biệt là

cho kinh tế

hàng hải, Chính phủ cần khuyến khích trong nước cung cấp các hoạt động đào tạo cho nhân viên hàng hải, hỗ trợ cho các chương trình đào tạo địa phương và quốc tế, hội thảo và hội nghị được tổ chức trong nước. Tích cực khuyến khích đi biển như là một nghề cho thanh niên thông qua các hoạt động quảng cáo, khuyến khích tài chính và hỗ trợ thể chế ...

Thứ bảy, bên cạnh việc phát triển toàn diện các ngành kinh tế biển thì cần phải có chính sách ưu tiên phát triển một số ngành nghề, một số sản phẩm chủ lực về biển. Do nguồn lực có hạn nên việc phát triển các ngành nghề, một số sản phẩm chủ lực về biển là hết sức cần thiết để tăng tính cạnh tranh trên trường quốc tế và làm đầu tàu cho phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, vẫn phải phát triển toàn diện kinh tế biển để phát huy tối đa hết tiềm năng về biển.

Thứ tám, để kinh tế biển phát triển thì phải coi việc phát triển các khu kinh tế ven biển là chủ chốt, là trọng tâm bởi các khu kinh tế biển chính là “cửa sổ” để mở cửa ra với thế giới, là “phòng thí nghiệm” các chính sách cải cách kinh tế và trở thành các “cực tăng trưởng” của đất nước. Các khu kinh tế biển còn là đầu mối phát triển giao thông vận tải, các ngành dịch vụ (ngân hàng, tín dụng, bảo


hiểm,…) và các cơ sở dịch vụ khác. Chỉ có thông qua phát triển các khu kinh tế thì

kinh tế biển mới có thể phát triển nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Thứ chín, phải có chính sách khuyến khích phát triển khoa học công nghệ biển. Đây chính là vấn đề quan trọng nhất để phát triển các ngành kinh tế biển. Chỉ có làm chủ được khoa học công nghệ mới có thể tiến hành khai thác tài nguyên biển như tài nguyên nước biển, gió biển, khoáng sản trong lòng biển và phát triển được đa dạng các ngành nghề kinh tế biển.

Thứ mười, quản lý kinh tế biển phải đảm bảo phát triển bền vững biển: Khai thác hải sản phải đi đôi với bảo tồn, duy trì và phát triển, bảo vệ môi trường biển, chú ý ứng phó với biến đối khí hậu và nước biển dâng. Việc khai thác quá mức của nhiều quốc gia ven biển đã dẫn tới tình trạng tài nguyên hải sản bị cạn kiệt. Điều này đã buộc các ngư dân ngày càng phải đánh bắt xa bờ hơn, thậm trí đánh bắt cả trên các vùng biển không thuộc phạm vi biển của mình. Hiện nay, chính phủ của phần lớn các quốc gia ven biển cũng đã nhận thức được điều này và cũng đã bắt đầu tiến hành nhiều biện pháp quản lý để duy trì bảo vệ nguồn lợi hải sản của mình như đưa ra các quy định về đánh bắt theo mùa, đưa ra tiêu chuẩn về cách đánh bắt hải sản, khuyến khích nuôi trồng,

… Việc bảo vệ môi trường để duy trì nguồn lợi hải sản một cách lâu dài là hết sức cần thiết.


Chương 3‌

VẬN DỤNG KINH NGHIỆM QUẢN LÝ KINH TẾ BIỂN CỦA THẾ GIỚI VÀO VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH‌


3.1. Tầm quan trọng của quản lý kinh tế biển ở Việt Nam‌

Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương. Biển Việt Nam có lợi thế lớn cả về lợi thế tĩnh và lợi thế động. Về lợi thế tĩnh thì Việt Nam có bờ biển dài trên 3.260 km, có vùng biển rộng trên 1 triệu km2 (gấp hơn 3 lần diện tích đất liền), ven bờ có nhiều hòn đảo lớn - nhỏ, nhiều bãi biển đẹp, nguồn hải sản phong phú, biển có trữ lượng khoáng sản lớn (đặc biệt là dầu mỏ),… Về lợi thế động thì biển Việt Nam có vị trí địa kinh tế và địa chiến lược đặc biệt - Việt Nam nằm trên các tuyến hàng hải và các luồng giao thông quốc tế chủ yếu. Lợi thế này ngày càng tăng với quá trình toàn cầu hóa.

Biển đã đem lại cho Việt Nam nhiều nguồn lợi lớn từ khai thác khoáng sản (nhất là dầu khí, than ven biển, làm muối), phát triển kinh tế hàng hải, khai thác hải sản, du lịch biển và phát triển các khu kinh tế ven biển. Việc khai thác nguồn lợi biển đã có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Các ngành kinh tế biển luôn chiếm tỷ trọng lớn trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Năm 2011, ước tính tỉ trọng các ngành kinh tế biển và liên quan đến biển chiếm khoảng 48% GDP cả nước. Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển), du lịch biển,... Như vậy, có thể nói, Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế biển.

Nhưng để biến tiềm năng này thành hiện thực, công tác quản lý kinh tế biển đóng vai trò rất quan trọng. Đặc biệt là, trong thời gian vừa qua, công tác quản lý kinh tế biển của Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề bất cập như:

- Quản lý hoạt động khai thác biển Việt Nam vẫn còn thiếu đồng bộ và thống nhất.


- Chính sách phát triển kinh tế biển của Việt Nam chưa toàn diện và còn

một số bất cập,


- hệ thống pháp luật về biển còn thiếu nhiều luật cần thiết, chua đảm

bảo tinhs thống nhất, và khả thi.


- Các cơ

quan quản lý kinh tế

biển vẫn chủ

yếu theo ngành, thiếu tập

trung, thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cao cho phát triển kinh tế biển.

- Quy hoạch các ngành nghề, các kinh vực liên quan tới kinh tế biển Việt Nam còn chung chung, chưa rõ ràng, cụ thẻ.

- Các hoạt động khai thác kinh tế biển Việt Nam còn mang tính tự phát, thiếu sự quản lý của nhà nước dẫn tới khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường và hiệu quả kinh tế chưa cao.

- Nhận thức về vai trò của kinh tế biển của các cấp lãnh đạo, của chính quyền địa phương và của người dân còn chưa cao.

- Việt Nam còn thiếu tư duy toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, chỉ khai thác biển trong vùng lãnh hải của mình, ít hợp tác với các nước khai thác những vùng biển xa hơn, đại dương xa hơn.


Thế kỷ

XXI được thế

giới xem như là

“Thế kỷ

kinh tế

biển và đại

dương”. Hướng ra biển - đại dương đang là khẩu hiệu chiến lược của nhiều quốc gia. Việt Nam là một quốc gia biển, có điều kiện thuận lợi trong cuộc tranh đua đó để phát triển đất nước, nên không thể bỏ qua xu thế này. Trong quá trình tìm kiếm các con đường đưa nước ta trở thành một quốc gia “mạnh về biển”, điều hết sức quan trọng là Việt Nam cần phải xây dựng chính sách quản lý kinh tế biển hiệu quả. Tất cả nhưng vấn đề trên cho thấy: Trong thời gian tới, việc cải tiến và hoàn thiện công tác quản lý kinh tế biển ở Việt Nam được đặt ra là rất cấp bách.


3.2. Thực trạng quản lý kinh tế biển Việt Nam‌

3.2.1. Quan điểm chiến lược về phát triển kinh tế biển Việt Nam

Mặc dù là một quốc gia biển nhưng cho tới trước năm 2007 chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam chưa thực sự rõ nét. Chỉ tới khi ra đời Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09 tháng 02 năm 2007 của Hội nghị lần thứ Tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến

năm 2020, chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam mới được định

hình khá rõ nét. Chiến lược biển Việt Nam đã chú trọng đến phát triển kinh tế biển: “đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển”, “phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP của cả nước. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống nhân dân vùng biển và ven biển. Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người cao gấp hai lần so với thu nhập bình quân chung của cả nước”25. Đặc biệt là Chiến lược đã nêu lên quan điểm mới về quản lý kinh tế biển. Trong đó, quản lý tổng hợp kinh tế biển là một phương thức quản lý mới ưu việt đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng: “Xây dựng cơ quan quản lý nhà nước tổng hợp thống nhất về biển có hiệu lực, hiệu quả”.


Chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam định hướng vào những

ngành kinh tế biển chủ chốt như: (1) Phát triển kinh tế hàng hải; (2) Chú trọng khai thác và chế biến khoáng sản (trọng tâm vào dầu, khí); (3) Khai thác và chế biến hải sản; (4) Phát triển du lịch biển và kinh tế hải đảo; (5) Phát triển các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với phát triển các khu đô thị ven biển.

Tuy nhiên, trong chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam vẫn còn tồn tại một số vấn đề:

- Có thể nói cơ chế quản lý kinh tế biển Việt Nam còn nhiều bất cập, điều này thể hiện ở chỗ Việt Nam hiện chưa có một cơ quan quản lý thống



25 Ban Tuyên giáo Trung ương (2010), Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, NXB Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/12/2022