Khảo Nghiệm Về Tính Cấp Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Quản Lý

bổ sung cho công tác nghiên cứu khoa học QLGD, đồng thời có giá trị ứng dụng về những vấn đề chung và riêng đối với các trường THPT. Căn cứ vào điều kiện của từng trường THPT tại tỉnh Tuyên Quang, người cán bộ QLGD có thể áp dụng để xây dựng nhà trường sớm đạt chuẩn QG.

3.5. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý


3.5.1. Đối tượng khảo nghiệm


Khảo nghiệm nhận thức của các đối tượng cán bộ, chuyên viên của Sở GD&ĐT; CBQL và tổ trưởng chuyên môn các trường THPT về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của 7 biện pháp quản lý tác giả đã nêu trong luận văn.

3.5.2. Kết quả khảo nghiệm


Sau khi tiến hành lấy ý kiến đánh giá của 104 khách thể (trong đó có 20 ý kiến của chuyên viên Sở GD&ĐT Tuyên Quang; 16 ý kiến của CBQL, 68 ý kiến của tổ trưởng chuyên môn và GV thuộc 6 trường THPT của tỉnh Tuyên Quang), kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính nhận thức và tính khả thi của các biện pháp QL hoạt động xây dựng trường THPT đạt chuẩn QG


Các biện pháp

Mức độ nhận thức

Mức độ khả thi

Rất

cấp thiết

Cấp thiết

Không

cấp thiết

X


Cao

Trung bình


Thấp

Y

Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc

xây dựng trường chuẩn QG


99


5


0


2.95


85


10


9


2.73

Biện pháp 2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà trường đáp ứng yêu cầu trường đạt chuẩn

QG


99


5


0


2.95


85


10


9


2.73

Biện pháp 3. QL hoạt động giảng dạy của GV trường đáp ứng yêu cầu trường đạt chuẩn

QG


104


0


0


3.00


94


6


4


2.87

Biện pháp 4. Bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ CBQL, GV & NV trường đáp ứng yêu cầu

trường đạtchuẩn QG


98


5


1


2.93


82


8


14


2.65

Biện pháp 5. Triển khai các

hoạt động GD theo hướng trải nghiệm, sáng tạo


104


0


0


3.00


90


8


6


2.81

Biện pháp 6. QL các điều kiện

đảm bảo chất phục vụ các hoạt động DH và GD


98


5


1


2.93


90


8


6


2.81

Biện pháp 7. Xây dựng mối

quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội


96


5


3


2.89


88


8


8


2.77


Điểm trung bình




2.95





2.77


R = 0,81

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động xây dựng các trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang đạt chuẩn quốc gia - 14

Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được thể hiện qua biểu đồ sau:


Tính cấp thiết

Tính khả thi

3.00

2.95

2.95

3.00

2.93

3.00

2.93

2.87

2.89

2.73

2.73

2.81

2.81

2.77

2.65

2.50

2.00

1.50

1.00

Bin pháp 1 Bin pháp 2 Bin pháp 3 Bin pháp 4 Bin pháp 5 Bin pháp 6 Bin pháp 7

Tính cần thiết

Tính khả thi

Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp QL hoạt động xây dựng trường THPT đạt chuẩn QG


Kết quả khảo sát tại bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy các biện pháp quản lý đều được đánh giá cao về tính cấp thiết và tính khả thi, điểm trung bình là 2,95 và 2,77. Tương quan thứ bậc giữa kết quả đánh giá nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp là tương quan thuận và chặt chẽ: R = 0,81.

Tuy nhiên đánh giá về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp có sự khác nhau. Cụ thể:

Hai biện pháp được 100% số phiếu đánh giá là cấp thiết là quản lý hoạt động giảng dạy và triển khai các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm sáng tạo.

Tuy nhiên về tính khả thi, một số ý kiến của GV cho rằng biện pháp 1 và biện pháp 2 không khả thi vì việc xây dựng trường chuẩn QG và việc hoàn thiện tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ CBQL, GV, NV phụ thuộc vào quyết định của cơ quan QLNN và cơ quan QLGD chứ nhà trường không quyết định được. Biện pháp 4 còn có 8 ý kiến đánh giá ở mức trung bình và 14 ý kiến đánh giá không khả thi vì cho rằng việc bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ CBQL, GV, NV phụ thuộc vào các cấp QLGD.

Biện pháp 6 và biện pháp 7 cũng có một số ý kiến đánh giá tính khả thi chưa cao vì cho rằng việc việc quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng phục vụ các hoạt động DH và GD mà đặc biệt là quản lý tài chính trong thực tế không phải lúc nào cũng đảm bảo đúng theo các văn bản qui định của nhà nước mà có những việc phải vận dụng linh hoạt theo điều kiện thực tế của địa phương; việc xây dựng hệ thống thông tin giữa nhà trường, gia đình và xã hội là khó thực hiện vì có nhiều gia đình HS ở xa trường, cách sông, cách đò, nhiều gia đình rất khó khăn, không có phương tiện đi lại hoặc thông tin liên lạc không thông suốt.

Tóm lại, qua kết quả kiểm định nhận thức của các chuyên viên Sở GD&ĐT và đội ngũ CBQL, GV các trường THPT tỉnh Tuyên Quang về tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong việc xây dựng trường THPT đạt chuẩn QG có thể khẳng định hệ thống các giải pháp đã đề xuất trong luận văn là có cơ sở khoa học, có tính thực tiễn và tính khả thi cao. Từ đây, vấn đề đặt ra là nghiên cứu vận dụng linh hoạt và phù hợp với điều kiện cụ thể từng trường, kết hợp với nghiên cứu bổ sung những kinh nghiệm của những trường THPT đạt chuẩn QG của các tỉnh bạn, kinh nghiệm xây dựng nhà trường đạt danh hiệu trường tiên tiến, trường tiên tiến xuất sắc trong những năm vừa qua để từng bước xây dựng nhà trường đạt các tiêu chuẩn của trường chuẩn QG. Và, điều quan trọng hơn cả là sự năng động của đội ngũ CBQL trường THPT trong tổ chức chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý nêu trên. Các biện pháp khả thi chỉ phát huy tác dụng thật sự khi Hiệu trưởng linh hoạt, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. “Suy nghĩ không cũ trên các vấn đề không mới” - đó cũng là một trong phẩm chất của người Hiệu trưởng lãnh đạo trường chuẩn QG.

Với kết quả trên, luận văn đã bước đầu minh chứng cho tính đúng đắn mà giả thuyết khoa học đặt ra ban đầu.

Tiểu kết chương 3


Trên cơ sở lý luận khoa học và xuất phát từ thực trạng công tác xây dựng trường THPT của tỉnh Tuyên Quang, tác giả đề xuất 7 biện pháp quản lý việc xây dựng trường THPT đạt chuẩn QG tại tỉnh Tuyên Quang gồm:

Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng trường đạt chuẩn QG

Biện pháp 2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà trường đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn trường đạt chuẩn QG

Biện pháp 3. Quản lý hoạt động giảng dạy của GV đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn trường đạt chuẩn QG

Biện pháp 4. Bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn trường đạt chuẩn QG

Biện pháp 5. Triển khai các hoạt động GD theo hướng trải nghiệm sáng tạo cho học sinh THPT

Biện pháp 6. Quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng phục vụ các hoạt động DH&GD

Biện pháp 7. Xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội

Các biện pháp trên đã được tác giả phỏng vấn và lấy phiếu khảo sát với nhiều đối tượng khác nhau, kết hợp với quan sát thực tế cho thấy đều cấp thiết, khả thi và có thể áp dụng tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh. Các biện pháp này có mối liên hệ qua lại với nhau và tác động lẫn nhau, không có biện pháp nào đứng độc lập riêng rẽ, vì vậy khi áp dụng không xem nhẹ cũng như không quan trọng hóa một biện pháp nào.

Các biện pháp được đánh giá là có tính cần thiết và tính khả thi do đanps ứng được yêu cầu cần phải đổi mới, hoàn thiện các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng để xây dựng thành công trường chuẩn QG trong thời gian ngắn nhất. Mặt khác các biện pháp đề ra trong luận văn vì không phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khách quan, không yêu cầu đầu tư lớn về tài lực – vật lực mà chủ yếu dựa vào các yếu tố chủ quan, chỉ cần có sự đầu tư thời gian, công sức hợp lý và quan trọng hơn cả là sự nhạy bén của người hiệu trưởng. Vì vậy khả năng vận dụng vào thực tế công tác quản lý của từng trường THPT là thuận lợi.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

1.1. Về lý luận

Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về QL, QL GD, QL trường THPT, QL trường THPT chuẩn QG. Việc nghiên cứu phần lý luận nói trên đã định hướng và xác lập nên cơ sở giúp cho tác giả nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp QL hoạt động xây dựng trường chuẩn QG.

1.2. Về thực tiễn

Luận văn đã đánh giá một cách khá đầy đủ, khái quát về GD cấp THPT của tỉnh Tuyên Quang nói chung và việc xây dựng các trường THPT của tỉnh Tuyên Quang theo chuẩn nói riêng. Đồng thời, luận văn đã đánh giá thực trạng các biện pháp QL của HT trong việc xây dựng trường THPT chuẩn QG trên phạm vi toàn tỉnh, thấy được những khó khăn, thuận lợi và lý giải nguyên nhân của thực trạng đó.

Việc xây dựng trường THPT đạt chuẩn QG tại tỉnh Tuyên Quang hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn. Toàn tỉnh tuy có những trường được nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhì (trường THPT Chuyên tỉnh), có trường được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng thời kỳ đổi mới (trường THPT Tân trào) nhưng cả hai trường chưa có trường THPT nào đạt chuẩn QG mà hiện nay toàn tỉnh có 01 trường đạt chuẩn QG lại là trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh. Công tác tổ chức, chất lượng đội ngũ, chất lượng GD toàn diện và đặc biệt là việc xây dựng CSVC trường THPT đều chưa đảm bảo các yêu cầu của trường chuẩn QG.

Nguyên nhân của thực trạng trên là do điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn, tỉnh chưa chủ động các nguồn kinh phí để đầu tư một cách thỏa đáng cho công tác xây dựng trường chuẩn. Công tác tham mưu của Sở GD&ĐT về kế hoạch xây dựng trường THPT đạt chuẩn QG chưa quyết liệt nên tiến trình còn chậm. Bên cạnh đó, trình độ quản lý của một số Hiệu trưởng trường THPT còn nhiều bất cập, khả năng XHHGD còn hạn chế là những khó khăn không nhỏ đối với các trường THPT. Nếu được quan tâm đúng mức và sự ủng hộ giúp đỡ một cách tích cực về mọi mặt của các cấp lãnh đạo, quản lý thì các trường THPT có thể đạt được các tiêu chí của trường chuẩn QG trong thời gian sớm hơn.

2. Khuyến nghị

2.1. Với Bộ GD&ĐT

- Bổ sung danh mục chi cho ứng dụng công nghệ thông tin vào Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo để hỗ trợ các Sở triển khai tốt hơn việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy.

- Tổ chức tập huấn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình giáo dục phổ thông cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên.

-Có chỉ đạo cụ thể về thiết kế mô hình trường chuẩn QG.

- Xây dựng đề án cấp Bộ về xây dựng trường chuẩn QG gắn với chương trình kiên cố hoá trường, lớp học.

2.2. Với UBND tỉnh

Đề nghị UBND tỉnh:

Ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường trong kế hoạch xây dựng trường chuẩn QG. Lồng ghép chương trình mục tiêu QG về xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu QG về giáo dục và đào tạo, chương trình kiên cố hóa trường lớp học với kế hoạch xây dựng trường chuẩn QG trong từng năm.

Huy động nguồn vốn từ các chương trình dự án khác để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các nhà trường

Huy động sự ủng hộ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài tỉnh cho công tác xây dựng trường chuẩn QG.

Có hình thức khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác chỉ đạo và thực hiện xây dựng trường chuẩn QG.

Có cơ chế hỗ trợ cho việc đào tạo GV đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ.

Chỉ đạo Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch biên chế sự nghiệp GD ở địa phương theo Nghị định 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ GD&ĐT quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.

Xây dựng cơ chế luân chuyển GV giữa các vùng để các trường THPT đều có GV giỏi làm nòng cốt nâng cao chất lượng giảng dạy đáp ứng yêu cầu trường chuẩn QG.

2.3. Đối với UBND các huyện, thành phố

Chủ động rà soát thực trạng công tác xây dựng trường chuẩn QG trên địa bàn, có kế hoạch cụ thể, đầu tư có trọng điểm để đạt chỉ tiêu từng năm.

Chủ động phối hợp với Sở GD&ĐT lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng trường phổ thông đạt chuẩn QG giai đoạn 2016-2020.

2.4. Với Sở GD&ĐT

Tổ chức rà soát các điều kiện theo tiêu chuẩn trường chuẩn QG của các trường THPT, tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch xây dựng trường chuẩn QG đến năm 2020, trong đó xác định rõ lộ trình đạt chuẩn QG của từng trường.

Bố trí đủ biên chế CBQL, GV và NV cho các trường THPT. Đảm bảo đủ số lượng và cơ cấu GV các môn học cho các môn học, có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, GV, NV các trường THPT, đặc biệt chú ý công tác quy hoạch CBQL các trường THPT trong lộ trình xây dựng trường chuẩn QG đến năm 2020.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực tế các trường THPT; đôn đốc và chỉ ra những điểm còn hạn chế trong công tác quản lý của Hiệu trưởng trường THPT và chỉ đạo khắc phục kịp thời.

Tạo điều kiện cho Hiệu trưởng và CBQL, GV và NV các trường THPT đi tham quan trường THPT đạt chuẩn QG trong và ngoài tỉnh để nghiên cứu, học tập và áp dụng vào kiện cụ thể của trường mình.

2.5. Với các trường THPT

2.5.1. Đối với HT

Hiệu trưởng cần phải tăng cường tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý. “ Năng lực của người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có mà một phần lớn do công tác, luyện tập mà có” (trích lời Hồ Chủ Tịch).

Tăng cường trao đổi, học hỏi kinh nghiệm xây dựng trường THPT đã đạt chuẩn. Nghiên cứu và áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, phát huy tối đa năng lực của đội ngũ CBQL, GV và NV phục vụ mục tiêu chiến lược của nhà trường, trong đó có việc xây dựng thành công trường chuẩn QG.

Tích cực, chủ động tham mưu trực tiếp với chính quyền địa phương và Sở GD&ĐT các vấn đề về xây dựng trường chuẩn QG để tìm ra giải pháp tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, góp phần hoàn thành chỉ tiêu trường chuẩn QG của tỉnh.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 04/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí