Đối Với Sở Gd&đt Tỉnh Điện Biên, Phòng Gd&đt Huyện Điện Biên Đông.

1.6. Đề tài khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp quản lý đề xuất của tác giả luận văn đều rất cần thiết và có tính khả thi tương đối cao, phù hợp với điều kiện thực tế của các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện biên. Mỗi biện pháp quản lý đều có vai trò nhất định nhằm tác động mạnh mẽ đến việc quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp trên sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng dạy và học ở trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trong bối cảnh hiện nay.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với UBND tỉnh Điện Biên

Có các chính sách, chế độ ưu đãi cho CBQL, giáo viên trường phổ thông để để động viên đội ngũ giáo viên có trình độ giỏi về CNTT yên tâm công tác, đam mê, nhiệt huyết và cống hiến hết mình cho các hoạt động ứng dụng CNTT ở các trường. Cần xây dựng các tiêu chuẩn chung quy định việc ứng dụng CNTT và đánh giá bài giảng có ứng dụng CNTT.

Tiếp tục xây dựng và phát triển mạng giáo dục (EduNet), duy trì và phát triển hệ thống “Trường học kết nối” để tạo diễn đàn cho cho CBQL, giáo viên và học sinh được giao lưu và học tập. Thường xuyên cập nhật các cơ sở dữ liệu và thư viện học liệu điện tử trên Website của Bộ GD-ĐT để thuận lợi cho việc khai thác và trao đổi tài nguyên giáo dục.

Có các chính sách tăng cường đầu tư CSVC, thiết bị CNTT, phần mềm dạy học có bản quyền cho trường phổ thông. Phối hợp các ban ngành, doanh nghiệp hoặc các công ty viễn thông lớn để hỗ trợ kinh phí phát triển ứng dụng CNTT cho các trường học.

Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng CNTT cho đội ngũ CBQL, giáo viên để nâng cao chất lượng công tác quản lý và giảng dạy một cách đồng bộ và qua nhiều hình thức khác nhau.

2.2. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên, Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên Đông.

- Đề ra các chủ trương lớn, rõ ràng và có các kế hoạch cụ thể trong việc triển khai các ứng dụng CNTT trong các nhà trường. Lựa chọn, thống nhất các phần mềm

ứng dụng trong quản lý dạy học, xây dựng, hoàn thiện trang thông tin điện tử (Website) và tích hợp dữ liệu của Ngành.

- Tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất, máy tính và mạng máy tính cho các trường tiểu học để phục vụ tốt cho quản lý và dạy học.

- Có kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn và nghiệp vụ về CNTT.

- Tham mưu với UBND các cấp có chính sách ưu đãi thu hút cán bộ, giáo viên, giáo sinh tốt nghiệp Thạc sỹ, bằng Đại học Khá, Giỏi về CNTT về công tác tại các trường tiểu học tại địa phương; đầu tư CSVC có ứng dụng CNTT cho các trường tiểu học.

2.3. Đối với cán bộ quản lý và giáo viên các trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên

Cập nhật kịp thời các văn bản chỉ đạo cấp trên để triển khai một cách phù hợp và hiệu quả tại địa phương.

Làm tốt công tác tham mưu và tuyên truyền, vận động các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương tham gia xây dựng nhà trường.

Trên cơ sở đó, huy động được các nguồn lực phục vụ tốt nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong mỗi nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Tạo mọi điều kiện để mỗi cơ sở giáo dục và cán bộ giáo viên trong ngành phát huy hết tiềm năng sẵn có nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại mỗi nhà trường. Sử dụng hiệu quả ngân sách của nhà nước cùng với xã hội hóa giáo dục để đầu tư về CSVC, thiết bị CNTT tạo môi trường thuận lợi cho CBQL, giáo viên và học sinh làm việc và học tập.

Tạo điều kiện cho CBQL, giáo viên tham dự các hội thảo, các lớp bồi dưỡng về ứng dụng CNTT; tham quan học tập kinh nghiệm của các đơn vị điển hình về ứng dụng CNTT, quản lý ứng dụng CNTT ở trong và ngoài nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Ngọc Bảo (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai, vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2010 - 2020, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (30/10/2010), Thông tư Ban hành Điều lệ Trường Tiểu học, 41/2010/TT-BGD&ĐT.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (30/9/2008), Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT về Tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong giai đoạn 2008-2012.

5. Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lí nhà trường, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

6. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý,

Nxb ĐHQG, Hà Nội.

7. Chỉ thị số 55/2008/CT-BGD ĐT ngày 30/9/2008, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo, ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012.

8. Chính phủ (01/6/2009 ), Quyết định 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

9. Chính phủ (09/6/2014), Nghị quyết số 44/NQ-CP Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục,...

10. Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2010), Chiến lược phát triển CNTT&TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

11. Eamon Stack Chief Inspector (2008), ICT in Schools, Department of Education and Science.

12. Trần Ngọc Giao (Chủ biên) (2012), Quản lý trường phổ thông, Nxb Giáo dục Việt Nam.

13. Tô Xuân Giáp (1997), Phương tiện dạy học, Nxb Giáo dục.

14. Phạm Minh Hạc (2013), Luận bàn giáo dục - quản lý giáo dục - khoa học giáo dục,

Nxb Giáo dục.

15. Bùi Minh Hiền (chủ biên, 2009), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo, Quản lý giáo dục,

Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

16. Lê Thị Phương Hoa (2016), Năng lực nghiệp vụ sư phạm của giảng viên sư phạm, Nxb Đại học Thái Nguyên

17. Phó Đức Hòa, Ngô Quang Sơn (2007), Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học tích cực, Nxb Giáo dục.

18. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (2001), Giáo dục học - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội

19. Trần Minh Hùng (2012), Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ, Hà Nội.

20. Đặng Thành Hưng (2010), Đặc điểm quản lý giáo dục và quản lý trường học trong bối cảnh hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, Tạp chí Quản lý giáo dục, (số 17).

21. Janelle Cox, Benefits of Technology in the Classroom, TeachHUB Magazin.

22. Trần Kiểm (2006), Những vấn đề cơ bản của Khoa học Quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

23. Trần Kiểm (2016), Quản lý và lãnh đạo nhà trường hiệu quả, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

24. Đào Thái Lai (2006), Ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông Việt Nam,

Viện Chiến lược và chương trình giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo.

25. Trần Thị Tuyết Oanh (2006), Giáo trình Giáo dục học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

26. Quốc hội nước CHXHCNVN (2005), Luật Giáo dục năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009, Nxb Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội.

27. Quốc hội nước CHXHCNVN (2006), Luật Công nghệ thông tin, Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.

28. Saylig Wen, 203, Công nghệ thông tin và nền giáo dục tương lai, Nxb Bưu điện

29. Tập thể tác giả (2016), Giáo trình Tâm lý học giáo dục, Nxb Đại học Thái Nguyên.

30. Thủ tướng Chính phủ (ngày 22/5/2012), Chỉ thị số 15/CT-TTg về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

31. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ (2006), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, Nxb Giáo dục.

PHỤC LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA

Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên


Để phục vụ nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên”, đề nghị Thầy (Cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề được nêu dưới đây. Mỗi nội dung có các mức độ đánh giá khác nhau, nhất trí với mức độ nào Thầy (Cô) hãy đánh dấu (x) vào hoặc cột bên phải tương ứng. Thầy (Cô) không phải ghi tên và địa chỉ vào phiếu.

Xin trân trọng cảm ơn!

Chúc Thầy (Cô) mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công!

Câu 1. Thầy (Cô) đánh giá như thế nào về sự cần thiết phải ứng dụng CNTT trong các hoạt động của trường tiểu học hiện nay ?

Rất cần thiết Không cần thiết lắm

Cần thiết Không cần thiết

Câu 2. Về hạ tầng, thiết bị CNTT của Nhà trường nơi Thầy (Cô) đang công tác a.Tổng số lượng máy tính trong trường:............................................................. b.Số phòng máy tính: ..........................................................................................

c.Số phòng học phục vụ cho việc dạy học có ứng dụng CNTT: ........................

Câu 3. Theo Thầy (Cô) hạ tầng, thiết bị CNTT của Nhà trường đáp ứng việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở mức độ nào:

Đầy đủ Trung bình

Thiếu Rất thiếu

Câu 4: Thầy (Cô) cho biết mức độ thực hiện các nội dung sau đây về giáo dục nâng cao nhận thức ứng dụng CNTT trong dạy học cho CBQL, giáo viên Nhà trường:

Nội dung

Mức độ thực hiện

Tốt

Khá

TB

Yếu

1

Phổ biến, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về tăng cường

ứng dụng CNTT trong dạy học





2

Tổ chức các hội nghị, hội thảo về vai trò, ý nghĩa, hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học để

nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên





3

Quán triệt tư tưởng cho CBQL, giáo viên về sự cần thiết phải ứng dụng CNTT trong dạy học

qua các hội nghị, đại hội…





4

Thường xuyên theo dõi tình hình tư tưởng, thái độ của giáo viên trong việc ứng dụng CNTT

trong dạy học để có sự điều chỉnh kịp thời.





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia huyện điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên - 14

TT


Câu 5. Thầy (Cô) hãy đánh giá kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên Nhà trường về các nội dung sau:

TT

Nội dung

Mức độ đạt được

Tốt

Khá

TB

Yếu

1

Kiến thức về CNTT và khả năng cập nhật kiến

thức về CNT





2

Kỹ năng sử dụng máy tính





3

Kỹ năng khai thác và sử dụng Internet





4

Có kỹ năng khai thác và sử dụng kho dữ liệu

điện tử





5

Kỹ năng thiết kế và sử dụng giáo án điện tử





6

Kỹ năng sử dụng phần mềm dạy học





7

Kỹ năng sử dụng các thiết bị CNTT (Overhead, máy chiếu đa năng (Projector), máy in, máy quay phim, chụp hình kỹ thuật số…) vào các

giờ dạy/nội dung dạy học cụ thể





Câu 6. Thầy (Cô) hãy đánh giá thực trạng xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học của Nhà trường

TT

Nội dung

Mức độ đạt được

Tốt

Khá

TB

Yếu

1

Thiết lập mục tiêu ứng dụng CNTT trong dạy học





2

Nắm vững kế hoạch của Sở, Phòng GD&ĐT về

ứng dụng CNTT trong dạy học





3

Kế hoạch xây dựng website, trang bị phần

mềm, cơ sở dữ liệu phục vụ ứng dụng CNTT





4

Xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng

ứng dụng CNTT cho giáo viên





5

Xây dựng kế hoạch đảm bảo cơ sở vật chất cho

ứng dụng CNTT trong dạy học





6

Xác định nội dung, hình thức, phương pháp

ứng dụng CNTT trong dạy học





7

Tính khoa học thực tiễn và khả thi của kế hoạch





8

Hướng dẫn giáo viên xây dựng và triển khai kế

hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học






Câu 7. Thầy (Cô) hãy đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học của Nhà trường

TT

Nội dung

Mức độ đạt được

Tốt

Khá

TB

Yếu

1

Thường xuyên cập nhật các văn bản liên quan

đến ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo





2

Ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai và

thực hiện liên quan đến ứng dụng CNTT





3

Xây dựng các các qui định về ứng dụng CNTT





4

Tổ chức các hội nghị, cuộc họp để triển khai

văn bản liên quan ứng dụng CNTT





Nội dung

Mức độ đạt được

Tốt

Khá

TB

Yếu

5

Quán triệt tới giáo viên mục tiêu, các bước đi

cụ thể về ứng dụng CNTT trong từng giai đoạn, từng năm học, từng học kỳ





6

Triển khai các hoạt động trên cơ sở mục tiêu,

nội dung, phương pháp ứng dụng CNTT trong dạy học đã xây dựng





7

Giám sát quá trình ứng dụng CNTT trong dạy

học, xây dựng mô hình ứng dụng CNTT trong dạy học, rút kinh nghiệm





8

Tổ chức phối hợp các lực lượng trong các hoạt

động ứng dụng CNTT trong dạy học





TT


Câu 8. Thầy (Cô) cho biết mức độ thực hiện các nội dung bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho CBQL, giáo viên trong Nhà trường

TT

Nội dung

Mức độ đạt được

Tốt

Khá

TB

Yếu

1

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình

độ ứng dụng CNTT cho CBQL, giáo viên





2

Khảo sát, đánh giá trình độ ứng dụng CNTT

của CBQL, giáo viên





3

Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng

ứng dụng CNTT





4

Hình thức tổ chức bồi dưỡng ứng dụng CNTT

trong dạy học của Nhà trường





5

Phương pháp tổ chức bồi dưỡng ứng dụng

CNTT trong dạy học





6

Định hướng việc tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu

ứng dụng CNTT trong dạy học





7

Kiểm tra, đánh giá việc bồi dưỡng ứng dụng

CNTT trong dạy học





..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/05/2022