bổ sung ngân sách, xem đầu tư công cộng của chính phủ là lực đẩy.
Mô hình Harrod – Domar:
Mô hình Harrod - Domar đã đặt ra mối quan hệ chặt chẽ giữa tăng đầu tư và tăng thu nhập quốc dân. Quan điểm cho rằng hình thành vốn là chìa khóa đối với sự phát triển, được gọi là chủ nghĩa nền tảng tư bản (capital fundamentalism), đã được thể hiện trong chiến lược và kế hoạch phát triển của nhiều nước. Vấn đề phát triển được coi là quan trọng, để đảm bảo đủ các nguồn vốn đầu tư nhằm đạt được một tỷ lệ tăng trưởng thu nhập quốc dân như mong đợi.
Trong thực tế đã có nhiều mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng như mô hình Harrod – Domar (mô hình “nhất khuyết”), mô hình năng suất tổng nhân tố (TFP – Total Factor Productivity). Đầu tư tác động đến tăng trưởng kinh tế trên cả hai mặt tổng cầu và tổng cung. Đầu tư tác động đến tổng cầu đơn giản vì đầu tư là một thành phần của tổng cầu.
Hàm tổng cầu như sau: Y = C + I + G + X – M (1)
Theo Keynes, khi đầu tư tăng lên một đơn vị thì sẽ làm cho thu nhập quốc dân tăng hơn một đơn vị. Đó gọi là ảnh hưởng cơ số nhân (multiplier effect). Nếu ta xem tiêu dùng C và nhập khẩu M là hai hàm phụ thuộc vào Y và được biểu diễn theo Y như sau: C = a + bY (2)
M = c + dY (3)
Thay (2) và (3) và (1) ta có: Y = a + bY + Ig + Ip + G + X – c – dY
→ Y = (a + Ig + Ip + G + X – c)/[1 – (b – d)] (4)
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Thuyết Và Các Nghiên Cứu Liên Quan
- Hiệu Quả Quản Lý Đầu Tư Công Và Tăng Trưởng Kinh Tế
- Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Quản Lý Đầu Tư Công
- Các Nghiên Cứu Về Các Nhân Tố Thuộc Quy Trình Quản Lý Đầu Tư Công Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Đầu Tư Công Và Hiệu Quả Quản Lý Đầu Tư Công
- Bảng Tổng Hợp Các Nghiên Cứu Liên Quan Đến Mối Quan Hệ Giữa
- Lựa Chọn Mô Hình Nghiên Cứu Và Giả Thuyết Nghiên Cứu (Mh1)
Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.
Trong đó: b là xu hướng tiêu dùng biên (bao gồm tiêu dùng nội địa và tiêu dùng hàng nhập khẩu); d là xu hướng nhập khẩu biên và 0<b; d<1; b>d do vậy [1-(b – d)]<1. Khi các điều kiện khác giữ nguyên thì từ (4) ta có thể nhận ra rằng khi Ig tăng thêm 1 đơn vị thì Y sẽ tăng lớn hơn 1 đơn vị. Đây gọi là ảnh hưởng cơ số nhân với cơ số nhân (multiplier) là 1/[1 – (b – d)]. Tuy vậy, trong thực tế, mức độ ảnh hưởng còn tùy thuộc vào năng lực cung của nền kinh tế. Đầu tư, đặc biệt là ĐTC rất quan trọng đối với tăng trưởng trong dài hạn. Nó đóng góp trực tiếp đến sản lượng và gián tiếp thông qua ảnh hưởng của khoa học công nghệ, quy mô kinh tế tăng dần theo sản lượng mà nó mang theo.
Mô hình tăng trưởng Solow:
Dựa trên những tư tưởng của lý thuyết tân cổ điển, năm 1924, Solow đã xây dựng nên mô hình tăng trưởng mang những ý tưởng mới, được gọi là mô hình tăng trưởng Solow. Nếu mô hình của Harrod-Domar chỉ xét đến vai trò của vốn sản xuất (thông qua tiết kiệm và đầu tư) đối với tăng trưởng, thì mô hình Solow đã đưa thêm nhân tố lao động và công nghệ vào phương trình tăng trưởng và ông cũng khẳng định rằng tiến bộ kỹ thuật là yếu tố quyết định đến tăng trưởng, cả ngắn hạn và dài hạn. Mô hình này cho biết: tiết kiệm, tăng dân số và tiến bộ công nghệ có ảnh hưởng như thế nào tới mức sản lượng và tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế theo thời gian (Stiglitz J.E, 1995). Mô hình tăng trưởng của Solow là đã giảm sự cứng nhắc của mô hình Harrod-Domar bằng cách sử dụng hàm sản xuất có năng suất giảm dần của các nhân tố sản xuất, trong đó giả định tiền công và hệ số giữa vốn và sản lượng là có thể điều chỉnh, thay vì bất biến như ở mô hình Harrod-Domar. Nhờ đó, nền kinh tế có thể điều chỉnh để tiến tới trạng thái cân bằng và trạng thái này là ổn định.
2.2.4.4 Lý thuyết tăng trưởng hiện đại
Lý thuyết kinh tế hiện đại có một số điểm mới so với các học thuyết tăng trưởng kinh tế trước đó. Theo Paul Samuelson (1948), ngoài các yếu tố vật chất như vốn, đất đai, lao động, tài nguyên trực tiếp tác động đến tăng trưởng kinh tế, yếu tố tiến bộ công nghệ ngày càng trở nên quyết định đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Lý thuyết Tăng trưởng hiện đại cũng xác định rõ mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất. Samuelson cho rằng một trong những đặc trưng quan trọng của kinh tế hiện đại là “kỹ thuật công nghiệp tiên tiến hiện đại dựa vào việc sử dụng vốn lớn”. Do đó, vốn là cơ sở để phát huy tác dụng của các yếu tố khác: vốn là cơ sở để tạo việc làm để có công nghệ tiên tiến. Vì vậy, trong tính toán kinh tế ngày nay, hệ số ICOR vẫn được coi là cơ sở để xác định tỉ lệ đầu tư cần thiết phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết tăng trưởng hiện đại cũng khẳng định vai trò ngày càng tăng của Nhà nước trong điều tiết kinh tế. Theo Samuelson, trong nền kinh tế hỗn hợp hiện đại, chính phủ có bốn chức năng cơ bản: Thiết lập khuôn khổ pháp luật; Xác định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô; Tác động vào việc phân bổ tài nguyên để cải thiện hiệu quả kinh tế; Thiết lập các chương trình tác động đến việc phân phối thu nhập. Theo ông, chính phủ cần tạo ra môi trường ổn định để các doanh nghiệp và các hộ gia đình tiến hành sản xuất và trao đổi sản phẩm một cách thuận lợi.
Các lý thuyết về tăng trưởng nói trên đều cố gắng giải thích những yếu tố vật chất, hay những yếu tố về lượng quyết định quá trình tăng trưởng kinh tế. Có thể tóm lại là có bốn yếu tố chủ yếu quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, đó là: nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, mức độ tích luỹ vốn lớn, sự đổi mới công nghệ.
Mô hình tổng năng suất nhân tố (TFP) dựa vào mô hình Solow
Một phương pháp phổ biến dùng để đánh giá đóng góp các nhân tố, trong đó có yếu tố vốn vào tăng trưởng GDP là sử dụng hàm sản xuất, với hai yếu tố đầu vào cơ bản là vốn và lao động. Sự gia tăng sản lượng trong nền kinh tế là do hai phần chính:
(i) Sự gia tăng của các yếu tố đầu vào; (ii) Sự gia tăng về năng suất bằng hệ số năng suất nhân tố tổng hợp (TFP). Phương pháp luận để ước lượng nguồn tăng trưởng dựa trên công trình nghiên cứu của Solow (1957). Hàm sản xuất tổng thể được giả định có dạng tổng quát như sau:
GDP = (20)
Trong đó, GDP là tổng sản phẩm trong nước, K là vốn, L là lao động và t là thời gian. GDPt=.Với A là tiến bộ về hiệu quả kinh tế như công nghệ, phương pháp quản lý, điều hành. Ta có tốc độ tăng GDP GGDPbằng:
GGDP = GA + βKGK + βLGL .
Mô hình tăng trưởng nội sinh
Do yếu điểm của các mô hình tăng trưởng ngoại sinh là không giải thích được tỷ lệ tăng trưởng dài hạn, nên đòi hỏi các nhà kinh tế phải xây dựng các mô hình tăng trưởng khác, là được gọi là mô hình tăng trưởng nội sinh. Mô hình “tăng trưởng nội sinh” (Endougenous Growth Model) ra đời với các tác giả điển hình như Paul Romer (1986) và Lucas (1990). Romer (1986) đã đưa ra hai giả thiết về tăng trưởng năng suất. Thứ nhất, thông qua làm việc hay thực hiện công việc. Theo giả thiết này, khi dòng vốn đầu tư tăng lên, dẫn đến dòng tri thức cũng tăng. Thứ hai, tri thức của một công ty là một loại hàng hóa công cộng, những công ty khác có thể tiếp thu sử dụng mà không cần phải bỏ ra chi phí. Điều này có nghĩa là phát minh, tri thức được truyền bá ngay lập tức trong toàn nền kinh tế. Giả thuyết này nói lên rằng, sự thay đổi công nghệ trong mỗi công ty phù hợp với xu thế học tập trong toàn bộ nền kinh tế.
Các mô hình trên nêu lên vai trò của yếu tố vốn trong tăng trưởng kinh tế nói chung. Trong đó có vai trò của vốn cho đầu tư công nói riêng với vai trò là yếu tố đầu
vào của sản xuất kinh doanh.
Định luật Wagner
Henrekson (1993) cho rằng, có quan hệ mật thiết giữa chi tiêu của chính phủ và tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là những quốc gia đang trong thời kỳ CNH-HĐH. Đồng ý với định luật Wagner (1983), Tanzi và Schuknecht (2000) cũng cho biết, một đất nước đang trong trong thời CNH-HĐH cần chi tiêu nhiều hơn (chú trọng chi đầu tư xây dựng cơ bản như: giao thông, điện, nước, cầu, cảng…) để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư tư nhân, đặc biệt là đầu tư nước ngoài (kể cả đầu tư trực tiếp và gián tiếp).
Theo Mitchell (2005), mô hình đường cong thể hiện mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế là phù hợp đối với các quốc gia đang phát triển. Mô hình này được nhiều nhà khoa học áp dụng và khẳng định qua các nghiên cứu của Tanzi và Schuknecht (2000) và Afonso và ctg (2010).
2.2.5 Mối quan hệ giữa hiệu quả quản lý đầu tư công và tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là sự gia tăng về sản lượng hay thu nhập trong nền kinh tế trong một thời gian nhất định, thường tính theo năm. Mục đích của lý thuyết tăng trưởng kinh tế là giải thích nguyên nhân tăng trưởng kinh tế dài hạn.
Nhược điểm lớn nhất của các lý thuyết tăng trưởng truyền thống là vai trò mờ nhạt của thể chế tác động đến tăng trưởng (Nguyễn Văn Phúc, 2013).
Theo Douglass North, thể chế được định nghĩa là “Các ràng buộc do con người tạo ra nhằm để cấu trúc các tương tác giữa người với người” (North, 1990). Thể chế bao gồm thể chế chính thức và phi chính thức. Thể chế chính thức là những ràng buộc được chế tài bởi nhà nước như hiến pháp, pháp luật và các quy định. Thể chế phi chính thức là những ràng buộc không thuộc phạm vi chế tài của nhà nước như tập quán, qui tắc hành xử, văn hóa… North (1990) đã lý giải sự khác biệt về chất lượng thể chế sẽ dẫn đến sự khác biệt về thành quả của sự phát triển. Việc phát triển kinh tế học thể chế dựa trên các hạn chế của kinh tế học tân cổ điển về giả định thông tin hoàn hảo, thể chế hoàn hảo và chi phí thị trường cho các giao dịch kinh tế bằng không. Tuy nhiên, nền tảng của nền kinh tế thị trường là dựa trên giao dịch trao đổi hàng hóa giữa những nhóm người với nhau. Nếu không có thể chế thì các giao dịch này không thể diễn ra được vì người này không thể tương tác với người kia mà không có sự mặc định chung về cách người kia sẽ đáp lại và một sự chế tài nào đó
38
nếu người kia hành động ngược lại với thỏa thuận. Nếu không có thể chế thì tương tác giữa người với người trở nên đầy bất trắc, rủi ro và là cơ hội để các hành vi lừa đảo, cơ hội thoái thác phát triển.
Một ảnh hưởng khác của thể chế lên tăng trưởng kinh tế là một cấu trức thể chế sẽ tạo ta một cấu trúc khuyến khích nhất định, ảnh hưởng đến quyết định phân bổ tài nguyên theo hướng tốt hay xấu cho tăng trưởng kinh tế. Baumol (1990, 1993) cho rằng, khi thể chế không khuyến khích tài năng kinh doanh sáng tạo mà chỉ khuyến khích tái phân phối, tìm kiếm đặc lợi thì tăng trưởng kinh tế sẽ thấp đi.
Các thành phần của thể chế: Theo Knack và Keefer (1995) dùng bốn biến đại diện sau để đo lường chất lượng thể chế ở các nước đó là:
(i) Tham nhũng: tham nhũng được định nghĩa là sự lạm dụng quyền lực từ tài sản công cho lợi ích riêng.
(ii) Chất lượng bộ máy hành chính: có liên hệ chặt chẽ với mức độ tham nhũng. Tuy nhiên, bộ máy hành chính bao gồm các phạm vi khác rộng hơn, nó bao hàm cả chất lượng dịch vụ công cộng như đường xá, điện nước, các dịch vụ y tế, giáo dục, các dịch vụ hành chính công giấy tờ thủ tục… Một bộ máy mặc dù không tham nhũng nhưng cung cấp các dịch vụ trên yếu kém thì cũng sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung.
(iii) Tuân thủ pháp luật: theo Knack và Keefer (1995) thì tuân thủ pháp luật là sự phản ánh mức độ người dân của một nước sẵn sàng chấp nhận các thể chế hiện hành để điều chỉnh hành vi và giải quyết tranh chấp. Mức độ tuân thủ luật pháp thấp đồng nghĩa với việc người dân thường sử dụng vũ lực và các hành động phi pháp để giải quyết các tranh chấp. Tất cả các yếu tố này làm gia tăng chi phí và bất ổn của hoạt động kinh tế, do đó làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
(iv) Bảo vệ quyền về tài sản: quyền về tài sản được cho là quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế trên một số khía cạnh sau: bất kỳ giao dịch kinh tế nào thực chất là giao dịch về dịch chuyển các quyền về tài sản. Khi các quyền về tài sản không được bảo vệ tốt thì chi phí phát sinh sẽ lớn và như vậy sẽ không khuyến khích các giao dịch kinh tế xảy ra. Cấu trúc về quyền tài sản có thể dẫn đến phân bổ nguồn lực không hiệu quả. Trong một xã hội mà quyền về tài sản không được đảm bảo thì những người sở hữu tài sản có khuynh hướng liên kết với các quan chức nhà nước để
39
tìm kiếm sự bảo hộ. Do đó, việc đầu tư và các dự án hiệu quả nhất chưa chắc được chọn. Có thể nói thể chế có tác động quan trọng đến tăng trưởng kinh tế.
Nhìn chung, có thể thấy việc quản lý và quản lý hiệu quả ĐTC phải đặt trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội, bộ máy quản lý của từng thời kỳ thể hiện qua các thể chế quản lý, chế tài quản lý các nguồn lực, nguồn vốn ĐTC nhằm hình thành và đưa vào sử dụng thành các tài sản mang tính công cộng một cách có hiệu quả thì mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Do đó, việc quản lý hiệu quả ĐTC có quan hệ mật thiết với phát triển kinh tế.
2.3 Các nhân tố thuộc quy trình quản lý đầu tư công ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý đầu tư công
2.3.1. Các nhân tố chủ quan
Thứ nhất, về cơ chế, chính sách quản lý về ĐTC.
Mục tiêu chủ yếu của các chương trình, dự án ĐTC là hướng tới mục tiêu chung của toàn xã hội, nhằm cải thiện đời sống người dân, nâng cao trình độ dân trí, tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng GDP, tăng thu nhập cho người dân. Vì thế, xây dựng một hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách ĐTC chặt chẽ, hoàn chỉnh, công khai và minh bạch là một yêu cầu quan trọng để đảm bảo cho hoạt động ĐTC được thực hiện một cách hiệu quả, từ đó nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý các dự án đầu tư công, giảm bớt tình trạng lãng phí, tham nhũng (North,1990; Pham Thị Tuý, 2014).
Thứ hai, công tác quy hoạch, kế hoạch hóa ĐTC.
Nghiên cứu về quy hoạch và kế hoạch hoá ĐTC không chỉ là một trong những căn cứ phát hiện cơ hội đầu tư, mà còn có ý nghĩa quan trọng quyết định đến chất lượng và hiệu quả của dự án đầu tư. Những định hướng này đảm bảo các dự án được lựa chọn trên phương diện ưu tiên phát triển KTXH. Về nguyên tắc, trong quản lý ĐTC, công tác quy hoạch cần đi trước một bước làm cơ sở cho công tác lập dự án. Công tác quy hoạch không tốt là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến khâu lập dự án yếu, khi triển khai sẽ thoát ly khỏi quy hoạch ban đầu. Dẫn đến những dự án phải thay đổi kế hoạch trong quá trình triển khai thực hiện, gây tổn thất, lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp. (Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương, 2007).
Thứ ba, bố trí, phân bổ vốn đầu tư
40
Theo QĐ 40/2015/QĐ-TTg về việc ban hành các tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2016–2020, tầm quan trọng của việc bố trí, phân bổ vốn đầu tư ảnh hưởng đến hiệu quả ĐTC trong tất cả các lĩnh vực. Nếu đầu tư dàn trải hàng loạt không kiểm soát được nguồn tài chính; xét trong dài hạn, nếu các dự án này sử dụng nguồn vốn nhà nước từ các khoản vay nợ nước ngoài sẽ tạo ra rủi ro, khi triển khai sẽ kéo dài tiến độ, phát sinh chi phí và còn ảnh hưởng đến thanh khoản tài chính của Chính phủ. (Vũ Thành Tự Anh, 2012).
Thứ tư, quản lý và giám sát ĐTC
Quản lý và giám sát ĐTC gồm hai nhân tố quan trọng đó là năng lực, trình độ quản lý của các cơ quan, cán bộ làm công tác quản lý ĐTC và công tác kiểm tra, giám sát ĐTC. Cán bộ không có năng lực, trình độ quản lý yếu kém, phẩm chất đạo đức không tốt làm cho các dự án khi triển khai không đảm bảo chất lượng, từ đó làm giảm hiệu quả đầu tư. Vì thế, việc nâng cao năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của các cán bộ quản lý là vấn đề thiết yếu mang tính liên tục. Kiểm tra, giám sát là hoạt động thường xuyên không thể thiếu của quy trình đầu tư nói chung và đầu tư công nói riêng. Trong quá trình kiểm tra giám sát, nếu phát hiện sai phạm có thể xử lý, điều chỉnh các sai phạm kịp thời, góp phần ngăn chặn tình trạng lãng phí, tham nhũng, đảm bảo dự án ĐTC được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, đi đúng kế hoạch, định hướng chiến lược của chính phủ, giảm thiểu các tổn thất lớn cho nền kinh tế và xã hội (Vũ Thành Tự Anh, 2012; QĐ 40/2015/QĐ-TTg).
Thứ năm, sự công khai, minh bạch hoạt động các dự án đầu tư
Công khai, minh bạch trong hoạt động của các dự án đầu tư sẽ góp phần hạn chế tình trạng tham nhũng tại các dự án ĐTC, ngăn chặn ý tưởng, tư duy xấu của các cán bộ quản lý muốn trục lợi riêng cho cá nhân, tạo điều kiện và thu hút các chủ thể khác tham gia vào dự án. Nội dung công khai bao gồm cơ chế, chính sách, quy định về hoạt động quản lý trong ĐTC, phân bổ nguồn vốn, báo cáo tiến độ thực hiện dự án, đánh giá hiệu quả trong từng quá trình triển khai. (Vũ Thành Tự Anh, 2012; QĐ 40/2015/QĐ-TTg).
2.3.2. Các nhân tố khách quan
Thứ nhất, môi trường tự nhiên:
Việt Nam nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, khí hậu nước ta cơ bản là nhiệt đới và nhiệt độ có sự phân hóa khác nhau giữa các vùng, có sự phân hoá
41
đa dạng theo chiều Bắc - Nam, theo mùa và theo độ cao. Do tính chất biến động và sự phân hoá về khí hậu đã dẫn đến các hiện tượng thiên nhiên như bão, lũ, khô hạn, nước nhiễm mặn... Độ ẩm không khí lớn cũng là điều kiện để sâu bệnh lây lan, phát triển, ảnh hưởng đến các công trình ĐTC trong các lĩnh vực Giao thông, CNTT&TT.
Đặc điểm địa hình
Địa hình luôn biến đổi do sự biến đổi của khí hậu và chịu tác động bởi sự khai phá của con người. Tại Việt Nam, đồi núi là bộ phận quan trọng nhất tạo nên cấu trúc địa hình của cả nước. Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1.000m chiếm tới 85%. Núi cao trên 2.000 m chiếm 1%. Đồng bằng chiếm ¼ diện tích lãnh thổ, có hai đồng bằng lớn là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Tính chất địa hình nhỏ và hẹp, nhiều đồi núi, sông ngòi là lý do dẫn đến chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng tăng cao đối với các dự án ĐTC liên quan.
Điều kiện thổ nhưỡng
Khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian, con người là những yếu tố hình thành đất. Mỗi loại đất đều có những đặc tính sinh, lý, hoá học riêng biệt trong khi đó mục đích sử dụng đất cũng đòi hỏi những yêu cầu sử dụng đất cụ thể. Đất đai ảnh hưởng rất lớn đến quy mô, cơ cấu, năng suất, phân bố cây trồng và vật nuôi. Do vậy yếu tố thổ nhưỡng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất của các dự án ĐTC liên quan.
Nằm trong vùng nhiệt đới nên nước ta có nguồn nước khá dồi dào. Lượng mưa trung bình năm khá lớn càng làm cho nguồn nước trên các sông thêm phong phú. Lưu lượng nước, tốc độ dòng chảy, chế độ thuỷ triều… là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của các dự án ĐTC liên quan.
Thứ hai, trình độ phát triển kinh tế, khoa học - kỹ thuật, công nghệ của quốc
gia.
Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm
2017 cho thấy, nếu ứng dụng khoa học và công nghệ tốt sẽ góp phần giúp ngành Nông nghiệp tăng trưởng từ 30 - 40% tùy từng lĩnh vực. Nhưng tiếc là việc này còn nhiều hạn chế, khó khăn. Hiện nay, việc chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ vào thực tiễn sản xuất thiếu đồng bộ từ khâu thiết kế, thi công, đào tạo lao động đến vận hành, quản lý hệ thống chưa đáp ứng yêu cầu, thậm chí không phát huy hiệu quả. Không ít người dân và doanh nghiệp vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp, khó cạnh tranh với các nước cùng xuất khẩu mặt hàng nông sản. Thực