Bảng 3.5. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT
Biện pháp quản lý | Cấp thiết | Khả thi | ||||||||||
| Thứ bậc |
| Thứ bậc | |||||||||
1 | Tổ chức bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh, các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT | 3.48 | 5 | 3.47 | 5 | |||||||
2 | Xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo chủ điểm, chủ đề, bám sát nội dung, chương trình của Bộ GD và ĐT phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương | 3.52 | 3 | 3.57 | 2 | |||||||
3 | Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ quản lý và giáo viên để tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT đạt hiệu quả | 3.5 | 4 | 3.55 | 3 | |||||||
4 | Huy động nguồn lực đảm bảo các điều kiện, phương tiện để tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT | 3.42 | 7 | 3.3 | 8 | |||||||
5 | Phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT | 3.53 | 2 | 3.48 | 4 | |||||||
6 | Chỉ đạo giáo viên đa dạng hóa các loại hình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh | 3.4 | 8 | 3.42 | 7 | |||||||
7 | Phát huy vai trò tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp | 3.45 | 6 | 3.45 | 6 | |||||||
8 | Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT | 3.55 | 1 | 3.58 | 1 | |||||||
Trung bình | 3,48 | 3,48 | ||||||||||
3.6 3.55 3.5 3.45 3.4 3.35 3.3 3.25 3.2 | ||||||||||||
3.15 | Biện pháp 1 | Biện pháp 2 | Biện pháp 3 | Biện pháp 4 | Biện pháp 5 | Biện pháp 6 | Biện pháp 7 | Biện pháp 8 | ||||
Tính cấp thiết | 3.48 | 3.52 | 3.5 | 3.42 | 3.53 | 3.4 | 3.45 | 3.55 | ||||
Tính khả thi | 3.47 | 3.57Tín | h c3ấ.p55thiế | t 3.3Tín | h kh3ả.4t8hi | 3.42 | 3.45 | 3.58 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Về Công Tác Giáo Dục Hướng Nghiệp Và Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Hướng Nghiệp Cho Học Sinh.
- Tổ Chức Bồi Dưỡng Chuyên Môn, Nghiệp Vụ Cho Cán Bộ Quản Lý Và Giáo Viên Để Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Thpt Đạt
- Tăng Cường Công Tác Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Thpt
- Quản lý hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 13
- Quản lý hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 14
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Biểu đồ 3.1. Mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất
Giữa tính cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh trong các trường THPT huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Để khẳng định mối quan hệ, luận văn sử dụng công thức tính tương quan thứ bậc.
Spiecman r = 1 - 6𝐷2
𝑁 (𝑁2−1)
- Trong đó: r là hệ số tương quan. D là hệ số thứ bậc giữa hai đại lượng so sánh.
N là số các giải pháp quản lý đề xuất.
- Nếu r > 0 là tương quan thuận. Nếu r < 0 là tương quan nghịch. Nếu r càng gần 1 thì tương quan càng chặt chẽ. Nếu r càng xa 1 thì tương quan càng lỏng lẻo.
Kết quả tính toán R +0,9 cho phép kết luận tương quan trên là thuận và chặt chẽ, có nghĩa là giữa mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện Đắk Glong là phù hợp và thống nhất với nhau, các biện pháp quản lý có mức độ cần thiết như thế nào thì cũng có mức độ khả thi phù hợp.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực tiễn, luận văn đề xuất biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh các trường THPT huyện Đắk Glong:
Tổ chức bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh, các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT.
Xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo chủ điểm, chủ đề, bám sát nội dung, chương trình của Bộ GD và ĐT phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ quản lý và giáo viên để tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT đạt hiệu quả.
Huy động nguồn lực đảm bảo các điều kiện, phương tiện để tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT.
Phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT.
Chỉ đạo giáo viên đa dạng hóa các loại hình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh.
Phát huy vai trò tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT.
Kết quả khảo nghiệm về nhận thức cán bộ quản lý và giáo viên các trường THPT đánh giá cao mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Dựa trên sự kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu đã có, luận văn đã tập trung làm sâu sắc thêm lí luận về quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT. Luận văn đã làm rõ nội hàm của những khái niệm cốt lõi có liên quan đến đề tài: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT. Dựa trên tiếp cận chức năng, luận văn đã phân tích các nội dung quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý này.
Luận văn đã phân tích thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các trường THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, hiện nay tuy có nhiều điểm tốt, có tác dụng tích cực trong tổ chức thực hiện và đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng trong giáo dục toàn diện cho học sinh. Song những kết quả ấy vẫn còn bộc lộ những tồn tại trong công tác quản lý và tổ chức thực hiện cần sớm được khắc phục.
Sau khi nghiên cứu lý luận và thực trạng, đề tài luận văn đã đưa ra 08 giải pháp nhằm quản lý tốt hơn hoạt động này. Các biện pháp đề xuất được khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi, kết quả khảo nghiệm cho thấy 08 biện pháp đề xuất đều được đánh giá là cần thiết và khả thi. Các biện pháp trên phải được tiến hành song song, kịp thời để đạt được hiệu quả như mong muốn.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Sở GD và ĐT Đắk Nông
- Khi tiến hành kiểm tra toàn diện các trường cần có nội dung kiểm tra công tác quản lý, tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, giúp các trường đánh giá xếp loại giáo viên đúng, tạo điều kiện cho giáo viên tự tin, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Tham mưu với Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, cấp kinh phí bổ sung cho tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
2.2. Hiệu trưởng các trường THPT huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông
- Chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình, phương pháp và chuẩn bị các phương tiện cần thiết, phối hợp đồng bộ các tổ chức trong và ngoài trường để tổ chức có hiệu quả hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh.
- Mời các chuyên gia về tham dự, tham gia góp ý kiến giúp tổ chức hoạt động trải nghiệm hướng nghiệm một cách có hiệu quả.
- Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn cấp trên, triển khai hoạt động tập huấn cấp trường, tổ chức tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên trong trường và các trường trong huyện. Đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động.
- Cần có chế độ động viên, khen thưởng kịp thời đối với cá nhân hay tổ chức đoàn thể trong nhà trường làm tốt công tác hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
2.3. Đối với giáo viên, phụ huynh và các tổ chức xã hội
2.3.1. Giáo viên
- Cần nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh trường THPT.
- Phối hợp với cha mẹ học sinh cùng các lực lượng xã hội khác tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh.
- Thường xuyên tham dự các lớp bồi dưỡng rèn luyện kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm và trải nghiệm, hướng nghiệp.
2.3.2. Đối với phụ huynh học sinh
- Cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh.
- Dành nhiều thời gian quan tâm đến con em mình, kịp thời nắm bắt những thay đổi về tâm sinh lý của con để có sự định hướng, điều chỉnh, uốn nắn kịp thời.
- Nâng cao kiến thức về tâm lý giáo dục lứa tuổi vị thành niên để lựa chọn biện pháp giáo dục phù hợp với con em mình.
- Cần tạo ra một môi trường giáo dục bên ngoài nhà trường để học sinh có thể vận dụng các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đã học vào hoàn cảnh thực tế.
2.3.3. Đối với các tổ chức xã hội
- Các tổ chức chính trị - xã hội cần phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình trong việc xây dựng môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh; góp phần cùng các nhà trường thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Tăng cường phối hợp với nhà trường trên các phương diện tài chính, cơ sở vật chất, tạo điều kiện tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp để cùng nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thị Minh An (2016), Quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường THPT Olympia, luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục, Trường Đại học giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Đặng Danh Ánh (2002), Hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông, Tạp chí giáo dục (Số 38, 42, tháng 8/10/2002).
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Hoạt động Giáo dục hướng nghiệp lớp 10, 11, 12. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Tổ chức tư vấn hướng nghiệp và tư vấn tuyển sinh cho nhóm lớn học sinh cấp THPT. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Tài liệu tham khảo dùng để hướng dẫn sinh hoạt hướng nghiệp THPT, Trung tâm Lao động - hướng nghiệp.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Quyết định số 16/2006/QĐ–BGDĐT phê duyệt Chương trình giáo dục phổ thông.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu phân phối chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp, NXB Giáo dục.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể; Chương trình Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 12 năm 2018.
10. Bùi Văn Quân (2006), Giáo trình quản lý giáo dục.
11. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ XI,
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Trần Khánh Đức (2002), Giáo dục kỹ thuật - nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực, NXB giáo dục.
13. Nhan Ngọc Hà (2009), Thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp của hiệu trưởng các trường THPT quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ hiện nay, luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
14. Phạm Minh Hạc (2011), Triết lí giáo dục thế giới và Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội
15. Nguyễn Thị Thanh Hoa (2015), Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT Phan Đăng Lưu-Quận Bình Thạnh-TP.Hồ Chí Minh, luận văn thạc
sĩ Quản lý giáo dục, Trường Đại học giáo dục-Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Mai Quang Huy, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Anh Tuấn (2009), Tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và trường học, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội.
18. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của Khoa học Quản lý giáo dục -
NXB Đại học Sư Phạm.
19. Nguyễn Văn Lê (2004), Giáo dục phổ thông và hướng nghiệp - nền tảng để phát triển nguồn nhân lực đi vào Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
20. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Chủ biên) (2012) , Quản lý giáo dục Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
21.Trần Thị Tuyết Oanh (Chủ biên) (2012), Giáo trình Giáo dục học. NXB Đại học Sư phạm.
22. Hoàng Phê (chủ biên) (2004) , Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
23. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về về lý luận quản lý, Học viện quản lý giáo dục Hà Nội.
24. Tài liệu tập huấn chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
(Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018), trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
25. Đinh Thị Kim Thoa (chủ biên) (2019), Hướng dẫn tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới, NXB Đại học Sư phạm.
26. Đỗ Văn Thông (2001), Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Trường Đại học An Giang, khoa sư phạm.
27. Lê Thị Hoài Thương (2019), Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam, Số 19 tháng 7/2019.
28. Lê Thị Thu Trà (2016), Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội, luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.
29. Phạm Quang Vinh, Nguyễn Thắng Vu (2007), Tôi chọn nghề, (Cẩm nang bách nghệ dành cho các bạn trẻ), NXB Kim Đồng.
30. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB VHTT, Hà Nội.
PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT
Về quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT
(Dành cho cán bộ quản lý, giáo viên)
Để có căn cứ khách quan, toàn diện về quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong trường THPT huyện Đắk Glong phục vụ cho việc nhiên cứu “Quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông”, Xin quý thầy (cô) vui lòng cho biết một số thông tin và ý kiến của mình (điền vào chố trống hoặc đánh dấu (x) vào các ô trống):
1. Xin thầy (cô) hãy đánh giá về tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT
Mức độ | |||
Rất quan trọng | Quan trọng | Bình thường | Ít quan trọng |
2. Xin thầy (cô) hãy đánh giá lợi ích của tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT nơi mình đang công tác?
Lợi ích hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp | Mức độ | ||||
Rất tốt | Tốt | TB | Không tốt | ||
1 | Thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau | ||||
2 | Thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại | ||||
3 | Có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân | ||||
4 | Có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương lai | ||||
5 | Xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích |