Tăng Cường Công Tác Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Thpt


hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, học sinh được đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở trường, hứng thú liên quan đến nghề nghiệp, làm cơ sở để tự chọn cho mình ngành nghề phù hợp và rèn luyện phẩm chất, năng lực để thích ứng với nghề nghiệp tương lai. Đảm bảo đúng bản chất của quá trình giáo dục, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động của người học và do người học.

3.2.7.2. Nội dung của biện pháp

Phát huy cao độ vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh và khai thác tối đa kinh nghiệm các em đã có để các em tự thể hiện, tự khẳng định khả năng, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao khi tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

Tạo cơ hội cho học sinh huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học, các lĩnh vực giáo dục khác nhau vào giải quyết tình huống thực trong nhà trường và cuộc sống xã hội.

Học sinh chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động từ thiết kế đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân. Các em được trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, thể hiện, tự khẳng định bản thân, tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè,… Từ đó, hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các phẩm chất, năng lực cần thiết.

3.2.7.3. Cách thực hiện biện pháp

Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, nếu thầy cô tin tưởng, cổ vũ và mạnh dạn giao việc cho những học sinh có năng khiếu thì các em sẽ cố gắng làm thật tốt để thể hiện năng khiếu của mình. Đối với cán bộ lớp, giáo viên dẫn dắt các em phát huy vai trò của mình; biết thu thập, xử lí thông tin, phân tích tình hình và tổ chức lớp để thống nhất nội dung công việc cần làm…

Khi giao việc phải giao việc từ dễ đến khó, kích thích học sinh tích cực tìm tòi cách giải quyết và tạo điều kiện để các em hoàn thành được nhiệm vụ. Đồng thời, phải kịp thời động viên, khích lệ trước tập thể. Đối với tập thể lớp, khi giải quyết vấn đề, giáo viên phải coi trọng nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, tránh gây ra căng thẳng không có lợi khi giáo dục học sinh. Mặt khác, khi tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp thì cần chú ý tới nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của học sinh.


Nhằm giúp cho học sinh làm tốt, cần phải hình thành ở các em những năng lực như: Hoạt động, tổ chức hoạt động và biết giải quyết tình huống nảy sinh; tự nhận thức và tích cực hóa bản thân; định hướng nghề nghiệp; khám phá và sáng tạo; cùng sống, cùng làm việc với tập thể và hợp tác giữa cá nhân với các nhóm để đạt mục tiêu chung của hoạt động; tự học thông qua các hình thức hoạt động khác nhau.

3.2.7.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Môi trường hoạt động phong phú, đa dạng, phù hợp với các mục đích, mục tiêu cần đạt của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, đảm bảo an toàn cho học sinh.

Tạo điều kiện cho học sinh chủ động lựa chọn và xây dựng quy mô hoạt động phù hợp để phát huy được tính tích cực của các em.

Giáo viên cần phải tăng cường quan sát, quan tâm đến học sinh và có niềm tin ở các em; tôn trọng và giúp đỡ các em phát huy vai trò chủ thể của mình. Giáo viên phải biết tổ chức, khơi gợi, động viên để học sinh thực hiện vai trò của người quản lý, điều khiển toàn bộ quá trình hoạt động của tập thể; tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong mọi khâu của quá trình hoạt động.

Nhà trường và giáo viên thường xuyên giúp đỡ và hướng dẫn học sinh rèn luyện thói quen tự quản, làm việc chủ động và tự lực giải quyết vấn đề theo hướng tích cực.

3.2.8. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT

3.2.8.1. Mục tiêu của biện pháp

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giúp cho hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của nhà trường đi vào kỉ cương, nền nếp, chất lượng và hiệu quả hơn.

Thông qua kiểm tra, đánh giá để xem xét thực tiễn việc thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, phát huy những nhân tố tích cực, kịp thời phát hiện những sai lệch để uốn nắn cũng như những thành công để khuyến khích và nhân rộng. Từ đó, có biện pháp khắc phục, điều chỉnh ngay, tránh ảnh hưởng xấu tới kết quả chung của hoạt động giáo dục.

3.2.8.2. Nội dung của biện pháp

Đổi mới nhận thức về kiểm tra, đánh giá; phải làm cho cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng khác tham gia đánh giá là những người thông suốt quan điểm và đánh giá đầy đủ, công bằng khách quan.


Hình thành bộ tiêu chí kiểm tra, đánh giá cho từng chủ đề hoạt động theo khối lớp, toàn trường và phải được thống nhất trong lãnh đạo trường.

Quá trình kiểm tra, đánh giá không chỉ nhằm đánh giá đúng chất lượng, kết quả hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của người học mà còn đánh giá được năng lực của người tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, xem xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ của họ với chức trách, nhiệm vụ được giao. Do vậy, kiểm tra, đánh giá đòi hỏi chủ thể quản lý phải có tâm, năng lực; biết phân tích kết quả kiểm tra, đánh giá.

3.2.8.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Triển khai thống nhất tiêu chí kiểm tra, đánh giá quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong Ban giám hiệu, Hội đồng sư phạm ngay từ đầu năm học. Khi tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính chính xác, khách quan; tính hiệu quả; tính công khai, dân chủ; tính thường xuyên, liên tục.

Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh; đánh giá qua các hoạt động giáo dục; hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong và ngoài lớp học; qua hồ sơ học tập; qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình,… đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và nhận xét, góp ý lẫn nhau của học sinh, đánh giá của phụ huynh học sinh và các lực lượng khác.

Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cần chú ý thực hiện các khâu, như: Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá; kiểm tra từ trên xuống của Hiệu trưởng; tổ chức các hội thi trong trường theo khối lớp; tổ chức kiểm tra chéo giữa các lớp trong trường; tổng kết, đánh giá, xếp loại giữa các lớp; cuối cùng rút ra bài học kinh nghiệm cho lần sau.

3.2.8.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Cần có chương trình khung và khung chương trình từ Bộ GD và ĐT làm căn cứ pháp lý để xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá.

Cung cấp tư liệu, khuyến khích giáo viên, học sinh tự nghiên cứu và cùng tham gia xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá.

Việc kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính công bằng, khách quan, duy trì, ổn định nền nếp, chú trọng đến chất lượng hoạt động giáo dục; xây dựng nền nếp tự kiểm tra, tự đánh giá và điều chỉnh bằng nhiều hình thức khác nhau.


Cán bộ quản lý phải trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra cấp dưới thực hiện công việc để kịp thời điều chỉnh những sai sót nếu có.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.

Các biện pháp đề ra trên đây cần được phối hợp hài hoà trong quá trình thực hiện thì mới nâng cao được chất lượng và hiệu quả hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

Khi các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đã có nhận thức đúng, đội ngũ quản lý và tổ chức tốt về chuyên môn nghiệp vụ thì một điều cũng rất quan trọng để đảm bảo hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đạt hiệu quả đó là phải phát huy tối đa vai trò chủ thể học sinh trong tổ chức hoạt động. Bởi vì sản phẩm của giáo dục nói chung và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở trường THPT nói riêng chính là phẩm chất, năng lực và nhân cách của học sinh.

Để đảm bảo hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đạt hiệu quả cao thì một thành tố cũng không thể thiếu được đó là việc đảm bảo tài chính cũng như cơ sở vật chất. Để góp phần nâng cao kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo, kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp phải có kiểm tra và đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động, từ đó rút ra bài học phát huy những mặt tích cực và tránh những mặt còn hạn chế trong những lần tổ chức sau. Việc kiểm tra đánh giá phải dựa trên kế hoạch đề ra, yêu cầu về mục tiêu cần đạt và dựa vào quy trình đánh giá thì kết quả mới mang tính khách quan.

Tám biện pháp trên đều quan trọng và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mỗi biện pháp là một mắt xích quan trọng không thể coi nhẹ biện pháp nào. Mỗi biện pháp có thế mạnh riêng nhưng tuỳ thuộc vào từng điều kiện hoàn cảnh, tuỳ từng nhà trường mà có biện pháp thích ứng, hiệu quả cần thiết hơn và cũng có biện pháp ở vị trí thứ yếu hơn. Muốn đạt được hiệu quả cao trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cần thực hiện một cách đồng bộ tất cả các biện pháp, vì các biện pháp đó gắn kết chặt chẽ với nhau, quan hệ ràng buộc chi phối lẫn nhau, tạo điều kiện hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình quản lý của người Hiệu trưởng.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4.1. Mục tiêu khảo nghiệm

Khảo nghiệm nhằm khẳng định tính cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT được đề xuất


trong luận văn trước khi áp dụng vào thực tiễn quản lý giáo dục trong các trường THPT tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm

Bảng 3.1. Mẫu khảo nghiệm


TT

Đối tượng khảo sát

Số lượng

%

1

Giáo viên THPT

51

85

2

Cán bộ quản lý trường THPT

9

15

Tổng chung

60

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 11

3.4.3. Tiêu chí và thang đánh giá

Bảng 3.2. Tiêu chí và thang đánh giá


STT

Tiêu chí đánh giá

Cách cho điểm

Chuẩn đánh giá

1

Rất cấp thiết, rất khả thi

4

3,25 - 4,0

2

Cấp thiết, khả thi

3

2,5 - 3,24

3

Ít cấp thiết, ít khả thi

2

1,75 - 2,49

4

Không cấp thiết, không khả thi

1

< 1,75

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

3.4.4.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT

Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT


TT


Biện pháp quản lý

Rất cấp thiết


Cấp thiết

Ít cấp thiết

Không cấp thiết




Thứ bậc

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tổ chức bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh, các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh

THPT


36


60


17


28.33


7


11.67


0


0


3.48


5




TT


Biện pháp quản lý

Rất cấp thiết


Cấp thiết

Ít cấp thiết

Không cấp thiết

Thứ bậc


2

Xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo chủ điểm, chủ đề, bám sát nội dung, chương trình Bộ GD và ĐT phù hợp với điều kiện

thực tế tại địa phương


33


55


25


41.67


2


3.33


0


0


3.52


3


3

Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ quản lý và giáo viên để tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT đạt hiệu quả


31


51.67


28


46.67


1


1.67


0


0


3.5


4


4

Huy động nguồn lực đảm bảo các điều kiện, phương tiện để tổ chức hoạt động

trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT


32


53.33


21


35


7


11.67


0


0


3.42


7


5

Phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh

THPT


34


56.67


24


40


2


3.33


0


0


3.53


2


6

Chỉ đạo giáo viên đa dạng hóa các loại hình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh


29


48.33


26


43.33


5


8.33


0


0


3.4


8


7

Phát huy vai trò tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động trải nghiệm, hướng

nghiệp


32


53.33


23


38.33


5


8.33


0


0


3.45


6


8

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT


35


58.33


23


38.33


2


3.33


0


0


3.55


1


Trung bình









3,48


Kết quả khảo sát cho thấy: Cán bộ quản lý và giáo viên các trường THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông tham gia khảo sát đánh giá mức độ cấp thiết của các biện


pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT ở mức độ Rất cấp thiết, với điểm trung bình chung là 3,48 (min=3.4, max=3.55).

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT ở các trường THPT huyện Đắk Glong có mức độ cấp thiết không đồng đều nhau. Các biện pháp được đánh giá có mức độ cấp thiết cao nhất: “Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT” với điểm trung bình là 3,55; biện pháp“Chỉ đạo giáo viên đa dạng hóa các loại hình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh” có mức độ cần thiết thấp nhất với điểm trung bình là 3,4.

3.4.4.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT

Bảng 3.4. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT


TT


Biện pháp quản lý

Rất khả

thi

Khả thi

Ít khả

thi

Không

khả thi


Thứ bậc

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tổ chức bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh, các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học

sinh THPT


30


50


28


46.67


2


3.33


0


0


3.47


5


2

Xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo chủ điểm, chủ đề, bám sát nội dung, chương trình của Bộ GD và ĐT phù hợp với điều kiện thực tế tại

địa phương


36


60


22


36.67


2


3.33


0


0


3.57


2


3

Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ quản lý và giáo viên để tổ chức hoạt động

trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT đạt hiệu quả


34


56.67


25


41.67


1


1.67


0


0


3.55


3


4

Huy động nguồn lực đảm bảo các điều kiện, phương tiện để tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT


28


46.67


22


36.67


10


16.67


0


0


3.3


8



TT

Biện pháp quản lý

Rất khả

thi

Khả thi

Ít khả

thi

Không

khả thi


3.48

Thứ bậc


4


5

Phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho

học sinh THPT


31


51.67


27


45


2


3.33


0


0


6

Chỉ đạo giáo viên đa dạng hóa các loại hình hoạt động trải

nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh


27


45


31


51.67


2


3.33


0


0


3.42


7


7

Phát huy vai trò tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động trải nghiệm,

hướng nghiệp


29


48.33


29


48.33


2


3.33


0


0


3.45


6


8

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT


35


58.33


25


41.67


0


0


0


0


3.58


1


Trung bình









3,48


Nguồn: Kết quả nghiên cứu từ các trường THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

Khảo sát cho thấy: Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT được cán bộ quản lý và giáo viên các trường THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đánh giá ở mức độ Rất khả thi với điểm trung bình chung là 3,48 (min=3.3, max=3.58).

Các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT có mức độ khả thi không đồng đều nhau. Các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được đánh giá có mức độ khả thi cao “Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT” với điểm trung bình là 3,58 xếp bậc 1/8; biện pháp “Huy động nguồn lực đảm bảo các điều kiện, phương tiện để tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT” có mức độ khả thi thấp nhất với điểm trung bình 3,3 xếp bậc 8/8.

3.4.4.3. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 23/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí