Tiêu chí | Thực hiện | Mức độ đánh giá | Thứ | ||||||||||||
4 | Phát huy vai trò tham gia của Hội cha mẹ học sinh trong tổ chức hoạt động | 37 | 61,67 | 23 | 38,33 | 23 | 38,33 | 17 | 28,33 | 16 | 26,67 | 4 | 6,67 | 2,98 | 8 |
5 | Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên | 32 | 53,33 | 28 | 46,67 | 28 | 46,67 | 16 | 26,67 | 11 | 18,33 | 5 | 8,33 | 3,12 | 3 |
6 | Bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực thực hiện cho các lực lượng khác | 48 | 80 | 12 | 20 | 22 | 36,67 | 17 | 28,33 | 13 | 21,67 | 8 | 13,33 | 2,88 | 9 |
7 | Phát huy vai trò tổ chuyên môn trong tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp | 33 | 55 | 27 | 45 | 27 | 45 | 15 | 25 | 9 | 15 | 9 | 15 | 3 | 6 |
8 | Phối hợp tốt với tổ chức Đoàn, Công đoàn | 39 | 65 | 21 | 35 | 24 | 40 | 16 | 26,67 | 13 | 21,67 | 7 | 11,67 | 2,95 | 7 |
9 | Huy động được các lực lượng khác trong xã hội cùng tham gia | 27 | 45 | 33 | 55 | 24 | 40 | 17 | 28,33 | 16 | 26,67 | 3 | 5 | 3,03 | 5 |
Trung bình | 3,09 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chỉ Đạo Thực Hiện Kế Hoạch Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp
- Khái Quát Về Đặc Điểm Tình Hình Kinh Tế, Xã Hội, Giáo Dục Của Huyện Đắk Glong, Tỉnh Đắk Nông
- Thực Trạng Sử Dụng Hình Thức Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp
- Thực Trạng Về Công Tác Giáo Dục Hướng Nghiệp Và Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Hướng Nghiệp Cho Học Sinh.
- Tổ Chức Bồi Dưỡng Chuyên Môn, Nghiệp Vụ Cho Cán Bộ Quản Lý Và Giáo Viên Để Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Thpt Đạt
- Tăng Cường Công Tác Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Thpt
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Kết quả khảo sát cho thấy: Một số tiêu chí việc “không thực hiện” được đánh giá có tỉ lệ khá cao như: “Huy động được các lực lượng khác trong xã hội cùng tham gia” không thực hiện 55%; “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho giáo viên” không thực hiện 46,67%; “Phát huy vai trò tổ chuyên môn trong tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp” không thực hiện 45%; “Phát huy vai trò tham gia của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong tổ chức hoạt động” không thực hiện 38,33%... Tiêu chí được đánh giá có điểm trung bình cao nhất là "Phân công giáo viên chủ nhiệm hợp lý” với điểm trung bình đạt 3,47 điểm, tiếp đến là "Thành lập ban chỉ đạo triển khai hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của nhà trường do một thành viên Ban giám hiệu phụ trách" với điểm trung bình đạt 3,3 điểm, xếp mức độ tốt. Điều này có nghĩa các nhà trường thực hiện rất tốt việc lựa chọn giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp và đã tiến hành
rất cẩn thận, bởi người làm công tác chủ nhiệm phải thực sự năng động, nhiệt huyết để tổ chức và quản lý lớp học; Ban giám hiệu là người trực tiếp chỉ đạo triển khai hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của nhà trường.
Tiêu chí được đánh giá thấp nhất là "Phát huy vai trò tham gia của Hội cha mẹ học sinh trong tổ chức hoạt động" với điểm trung bình đạt 2,98 điểm, tiêu chí "Bồi dưỡng nâng cao nhận thức và năng lực thực hiện cho các lực lượng khác" điểm trung bình chỉ đạt 2,88 điểm, điểm thấp nhất trong các tiêu chí. Qua tìm hiểu thực tế tại các trường THPT trên địa bàn huyện Đắk Glong cho thấy: Công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao nhận thức và năng lực cho các lực lượng, cũng như sự phối hợp giữa nhà trường và Hội cha mẹ học sinh còn rất nhiều hạn chế, nguyên nhân là do tâm lý e ngại vì đời sống của đại bộ phận người dân và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương đang còn rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, chưa có một hướng dẫn hay cơ chế phối hợp cụ thể nào giữa các lực lượng xã hội, cá nhân để tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh, sự phối hợp này đều được giao cho nhà trường. Hoạt động do ai tổ chức thì người đó chủ động phối hợp thực hiện với các bên có liên quan. Điều này dẫn đến thực trạng công tác phối hợp giữa các cá nhân, tổ chức với nhà trường chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT
Bảng 2.12. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về việc chỉ đạo hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của nhà trường
Tiêu chí | Thực hiện | Mức độ đánh giá |
| Thứ bậc | |||||||||||
Có | Không | Tốt | Khá | TB | Yếu | ||||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Giao nhiệm vụ cho giáo viên và các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động rõ ràng | 47 | 78,33 | 13 | 21,6 7 | 19 | 31.7 | 17 | 28.33 | 14 | 23.33 | 10 | 16.67 | 2.75 | 6 |
2 | Chỉ đạo thực hiện các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo đúng kế hoạch | 38 | 63,33 | 22 | 36,6 7 | 23 | 38.3 | 18 | 30 | 11 | 18.33 | 8 | 13.33 | 2.93 | 2 |
Tiêu chí | Thực hiện | Mức độ đánh giá |
2.77 | Thứ bậc 5 | |||||||||||
3 | Chỉ đạo giáo viên thực hiện tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp qua dạy học. | 39 | 65 | 21 | 35 | 19 | 31.7 | 17 | 28.33 | 15 | 25 | 9 | 15 | ||
4 | Chỉ đạo giáo viên thực hiện qua các hoạt động bằng hình thức đa dạng phù hợp với lứa tuổi học sinh THPT | 41 | 68,33 | 19 | 31,6 7 | 24 | 40 | 20 | 33.33 | 13 | 21.67 | 3 | 5 | 3.08 | 1 |
5 | Động viên khích lệ kịp thời giáo viên, học sinh trong các hoạt động | 38 | 63,33 | 22 | 36,6 7 | 15 | 25 | 17 | 28.33 | 16 | 26.67 | 12 | 20 | 2.58 | 7 |
6 | Chỉ đạo đảm bảo an toàn cho học sinh trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp | 48 | 80 | 12 | 20 | 18 | 30 | 23 | 38.33 | 14 | 23.33 | 5 | 8.33 | 2.9 | 3 |
7 | Chỉ đạo giáo viên quan tâm đến mọi đối tượng học sinh trong quá trình tổ chức các hoạt động | 46 | 76,67 | 14 | 23,3 3 | 23 | 38.3 3 | 14 | 23.33 | 12 | 20 | 11 | 18.33 | 2.82 | 4 |
Trung bình | 2.83 |
Qua khảo sát cho thấy: Việc chỉ đạo thực hiện các nội dung hoạt động trải nghiệm tại các nhà trường đã được quan tâm và đạt ở mức độ khá, các tiêu chí đánh giá với có điểm trung bình từ 2,58 đến 3,08 và điểm trung bình chung là 2,83. Tuy nhiên, các tiêu chí được đánh giá mức độ yếu và không thực hiện còn tương đối cao, chứng tỏ công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của nhà trường còn tồn tại những hạn chế.
Tiêu chí được đánh giá có điểm trung bình cao nhất là "Chỉ đạo giáo viên thực hiện qua các hoạt động bằng hình thức đa dạng phù hợp với lứa tuổi học sinh THPT" đạt 3,08 điểm và việc không thực hiện tiêu chí này là 31,67%. Tiếp đến là “Chỉ đạo thực hiện các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo đúng” với mức điểm trung bình đạt 2,93 điểm và việc không thực hiện tiêu chí này là 36,67%.
Các tiêu chí được đánh giá thấp nhất là việc “Động viên khích lệ kịp thời giáo viên, học sinh trong các hoạt động” với mức điểm trung bình đạt 2,58 điểm và không thực hiện là 36,67%; tiêu chí “Giao nhiệm vụ cho giáo viên và các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động rõ ràng” với mức điểm trung bình đạt 2,75 điểm và không thực hiện là 21,67%. Điều này cho thấy việc động viên và giao nhiệm vụ thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chưa đạt được hiệu quả tốt; điểm trung bình tất cả các tiêu chí chỉ đạt 2,83 điểm.
Qua tìm hiểu tại các trường THPT huyện Đắk Glong cho thấy: Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường triển khai nhiệm vụ năm học, trong đó nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm của năm học, sau đó Ban giám hiệu yêu cầu các tổ, nhóm chuyên môn thảo luận, lựa chọn, thống nhất các chủ đề, các hoạt động cần tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh trong năm học phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm của Bộ, của Sở Giáo dục và Đào tạ và nhà trường phù hợp với năng lực của học sinh, cũng như vào thời gian phù hợp.
2.4.4. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các trường THPT
Thực hiện tốt chức năng kiểm tra giúp nhà quản lý đánh giá đúng chất lượng hoạt động, có tác dụng thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động của đối tượng quản lý. Trong quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh cũng vậy, nếu nhà quản lý không tổ chức kiểm tra sẽ dẫn đến tình trạng làm ít báo cáo nhiều, sẽ xảy ra hình thức đối phó trong tổ chức hoạt động. Công tác kiểm tra việc thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp Hiệu trưởng kịp thời phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch.
Bảng 2.13. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng kiểm tra hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các nhà trường
Tiêu chí | Thực hiện | Mức độ đánh giá |
| Thứ bậc | |||||||||||
Có | Không | Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | ||||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Xây dựng lực lượng tham gia kiểm tra, đánh giá phù hợp | 47 | 78,33 | 13 | 21,67 | 21 | 35 | 18 | 30 | 17 | 28.33 | 4 | 6.67 | 2.93 | 1 |
2 | Đa dạng hóa hình thức kiểm tra | 38 | 63,33 | 22 | 36,67 | 17 | 28.33 | 18 | 30 | 13 | 21.67 | 12 | 20 | 2.67 | 5 |
3 | Đánh giá khách quan kết quả hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp | 45 | 75 | 15 | 25 | 19 | 31.67 | 16 | 26.67 | 14 | 23.33 | 11 | 18.3 | 2.72 | 4 |
4 | Công khai kết quả đánh giá | 36 | 60 | 24 | 40 | 20 | 33.33 | 19 | 31.67 | 15 | 25 | 6 | 10 | 2.88 | 2 |
5 | Cung cấp thông tin kịp thời, có tính xây dựng giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động theo yêu cầu | 46 | 76,67 | 14 | 23,33 | 13 | 21.67 | 17 | 28.33 | 16 | 26.67 | 14 | 23.3 | 2.48 | 6 |
6 | Dùng kết quả đánh giá để xếp loại thi đua | 37 | 61,67 | 23 | 38,33 | 23 | 38.33 | 14 | 23.33 | 14 | 23.33 | 9 | 15 | 2.85 | 3 |
Trung bình | 2.76 |
Kết quả khảo sát cho thấy: Phần lớn các tiêu chí về quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở mức độ khá, điểm trung bình chung chỉ đạt 2,76 điểm, một số tiêu chí đánh giá mức độ yếu và không thực hiện vẫn còn tương đối cao.
Tiêu chí được đánh giá cao nhất là “Xây dựng lực lượng tham gia kiểm tra, đánh giá phù hợp” với điểm trung bình cũng chỉ đạt 2,93 điểm và không thực hiện là 21,67%. Tiếp đến là “Công khai kết quả đánh giá” có điểm trung bình đánh giá đạt 2,88 điểm và không thực hiện là 40%. Các tiêu chí khác chỉ đạt điểm trung bình từ 2,48 đến 2,85 điểm, điều này cho thấy công tác quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các nhà trường chưa thực sự hiệu quả, trong đó tiêu chí
được đánh giá thấp nhất là “Cung cấp thông tin kịp thời, có tính xây dựng giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động theo yêu cầu” chỉ đạt 2,48 điểm, đạt mức trung bình, không thực hiện tỉ lệ 23,33%.
2.4.5. Thực trạng công tác quản lý các điều kiện tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các trường THPT
Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học là điều kiện không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Quản lý tốt cơ sở vật chất và trang thiết bị sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trong nhà trường. Tuy nhiên, đối với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp vẫn chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức, điều này thể hiện qua kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.14. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng công tác quản lý các điều kiện tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của nhà trường
Tiêu chí | Thực hiện | Mức độ đánh giá |
| Thứ bậc | |||||||||||
Có | Không | Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | ||||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Hiệu trưởng quan tâm bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dựa trên các đề xuất và điều kiện nhà trường | 36 | 60 | 24 | 40 | 19 | 31.67 | 18 | 30 | 13 | 21.67 | 10 | 16.7 | 2.77 | 4 |
2 | Thường xuyên rà soát cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp | 37 | 61.67 | 23 | 38.33 | 23 | 38.33 | 17 | 28.33 | 11 | 18.33 | 9 | 15 | 2.9 | 2 |
3 | Hướng dẫn giáo viên khai thác sử dụng cơ sở vật chất thiết bị hiện có trong tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp | 41 | 68.33 | 19 | 31.67 | 25 | 41.67 | 19 | 31.67 | 9 | 15 | 7 | 11.7 | 3.03 | 1 |
Tiêu chí | Thực hiện | Mức độ đánh giá | Thứ | ||||||||||||
v 4 d v p n | Chỉ đạo các tổ chuyên môn và giáo iên có kế hoạch sử ụng hợp lý cơ sở ật chất, thiết bị hục vụ hoạt động rải nghiệm, hướng ghiệp | 39 | 65 | 21 | 35 | 23 | 38.33 | 17 | 28.33 | 9 | 15 | 11 | 18.3 | 2.87 | 3 |
5 | Khai thác sử dụng các điều kiện vật chất sẵn có ở địa phương | 41 | 68.33 | 19 | 31.67 | 16 | 26.67 | 18 | 30 | 14 | 23.33 | 12 | 20 | 2.63 | 5 |
Trung bình | 2.84 |
Phần lớn các nội dung quản lý điều kiện tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp có mức độ thực hiện mức độ khá, điểm trung bình chung các tiêu chí là 2,84 điểm. Tuy nhiên, tỷ lệ đánh giá mức độ không thực hiện và đánh giá mức độ yếu vẫn còn tương đối cao. Cụ thể:
Tiêu chí được đánh giá cao nhất là "Hướng dẫn giáo viên khai thác sử dụng thiết bị hiện có của trường trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp" với mức điểm trung bình chỉ đạt 3,03 điểm và không thực hiện là 31.67%. Tiếp đến là “Thường xuyên rà soát cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp” với điểm trung bình đạt 2,9 điểm và không thực hiện là 38.33%. Các nội dung kiểm tra khác đạt mức điểm trung bình từ 2,63 đến 2,87 điểm, trong đó nội dung “Khai thác sử dụng các điều kiện vật chất sẵn có ở địa phương” được đánh giá thấp nhất với điểm trung bình là 2.63 điểm và không thực hiện là 31,67%. Điều này cho thấy việc khai thác sử dụng các điều kiện vật chất sẵn có để tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các nhà trường chưa thực sự hiệu quả.
Qua tìm hiểu của tác giả, hầu hết trang thiết bị phục vụ hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là những thiết bị sử dụng cho các môn văn hóa; sân chơi, bãi tập chủ yếu được dùng cho môn thể dục và rất ít khi được sử dụng cho hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Như vậy, việc tận dụng các trang thiết bị có sẵn phục vụ cho hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đòi hỏi Ban giám hiệu nhà trường phải tăng cường và có sự phối hợp với các lực lượng giáo dục để hoạt động này có hiệu quả hơn.
2.5. Thực trạng về ảnh hưởng của các yếu tố tới quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông Bảng 2.15. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về ảnh hưởng của các nhân tố tới
quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của nhà trường
Tiêu chí | Mức độ đánh giá |
| Thứ bậc | ||||||||
Rất ảnh hưởng | Ảnh hưởng | Trung bình | Không ảnh hưởng | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Điều kiện kinh tế của các gia đình, địa phương | 24 | 40 | 17 | 28,33 | 11 | 18,33 | 8 | 13,33 | 2,95 | 2 |
2 | Điều kiện văn hóa, xã hội của địa phương | 19 | 31,67 | 17 | 28,33 | 16 | 26,67 | 8 | 13,33 | 2,78 | 5 |
3 | Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh | 37 | 61,67 | 13 | 21,67 | 6 | 10 | 4 | 6,67 | 3,38 | 1 |
4 | Nhận thức phụ huynh về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh | 17 | 28,33 | 13 | 21,67 | 16 | 26,67 | 14 | 23,33 | 2,55 | 6 |
5 | Cơ chế quản lý tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh. | 19 | 31,67 | 20 | 33,33 | 15 | 25 | 6 | 10 | 2,87 | 4 |
6 | Hiệu quả của công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh. | 22 | 36,67 | 17 | 28,33 | 14 | 23,33 | 7 | 11,67 | 2,9 | 3 |
Trung bình | 2,91 |
Qua khảo sát cho thấy, đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh với điểm trung bình chung là 2,91 điểm. Trong đó, tiêu chí "Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh" có mức độ ảnh hưởng nhiều nhất với điểm trung bình là 3,38 điểm; tiếp theo là tiêu chí “Điều kiện kinh tế của các gia đình, địa phương” điểm trung bình là 2,95 điểm. Các yếu tố khác có ảnh hưởng cũng ở mức độ khá và có điểm trung bình chỉ từ 2,55 đến 2,9 điểm, trong đó nhân tố “nhận thức phụ huynh về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh” được cán bộ và giáo viên đánh giá là nhân tố ảnh hưởng ít nhất đến quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của nhà trường.