Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học khối 1 và khối 2 ở huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông - 12


công tác lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo hoạt động trải nghiệm đã được tiến hành với nhiều nội dung được đánh giá từ mức thường xuyên trở lên. Bên cạnh đó có nhiều nội dung còn được đánh giá ở mức trung bình, đặc biệt hoạt động kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh chưa được tiến hành hiệu quả. Nguyên nhân của thực trạng là do năng lực quản lý của nhà trường, năng lực tổ chức hoạt động của giáo viên; năng lực phối hợp các lực lượng để tổ chức hoạt động của nhà trường và giáo viên còn hạn chế ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như điều kiện đảm bảo chất lượng cho hoạt động trải nghiệm chưa đáp ứng yêu cầu,...

Dựa trên cơ sở lý luận và kết quả khảo sát thực trạng, tác giả đề tài luận văn đề xuất 5 biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh có giá trị thực tiễn. Các biện pháp đề xuất của đề tài đã qua khảo sát về mức độ cần thiết và tính khả thi cao; Đòi hỏi trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh cán bộ quản lý cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Đăk Glong

Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Đăk Glong cần có văn bản chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra giám sát hoạt động trải nghiệm tại các trường tiểu học nhằm tạo động lực cho giáo viên triển khai có hiệu quả các hoạt động. Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Đăk Glong cần có kế hoạch và tổ chức triển khai bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học về tổ chức hoạt động trải nghiệm. Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Đăk Glong cần định hướng cho các trường về cơ chế phối hợp với các lực lượng xã hội để tổ chức có hiệu quả hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học.

2.2. Đối với Ban giám hiệu trường tiểu học

Căn cứ tình hình cụ thể của trường phát huy thời cơ, nội lực; huy động nhiều nguồn lực trong và ngoài trường tích cực, tận tâm đối với hoạt động giáo dục thường xuyên, liên tục; thúc đẩy giáo dục phát triển. Xây dựng được kế hoạch hoạt động giáo dục cho từng năm, từng khóa học trên cơ sở chương trình chung của Bộ, có tính đến đặc thù của trường tiểu học tại địa bàn.


Chi tiết và cụ thể các Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên thành chương trình hành động có tính khả thi. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền để cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội hiểu và tham gia tích cực trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

2.3. Đối với giáo viên các trường tiểu học huyện Đăk Glong

Giáo viên cần có nhận thức đúng, đầy đủ về HĐTN; nắm vững mục tiêu, nội dung, quy trình và hình thức tổ chức, cách thức đánh giá kết quả hoạt động. Tham gia tích cực học tập bồi dưỡng và tự bồi dưỡng các kỹ năng mềm về tổ chức hoạt động giáo dục, trong đó có hoạt động trải. Thường xuyên liên hệ với cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nhân thành đạt ủng hộ vật chất, tinh thần cho các hoạt động giáo dục.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (1996), Về phạm trù nhà trường và nhiệm vụ phát triển nhà trường trong bối cảnh hiện nay, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thành Vinh (2011), Quản lý nhà trường, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Đặng Quốc Bảo, Vũ Quốc Chung (2013), Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về lãnh đạo và quản lí giáo dục trong thời kí đổi mới, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

5. Bộ Chính trị (2013), Nghị quyết Hội nghị số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình tổng thể GDPT (ngày 26/12/2018).

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Kỷ yếu hội thảo Tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo sáng tạo cho học sinh phổ thông và mô hình trường phổ thông gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Tài liệu tập huấn Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động TNST trong trường học, Hà Nội.

9. Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lý nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

10. Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lý chất lượng trong các tổ chức, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.

11. Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, Hà Nội.

12. Phạm Khắc Chương (2007), Lý luận đại cương, Giáo trình dùng cho học viên cao học quản lý giáo dục, Hà Nội.

13. Bùi Ngọc Diệp (2015), Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, Tạp chí Khoa học giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, số 113, tr 37-40

14. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011,2016,2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII, XIII của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở của khoa học quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Đặng Xuân Hải (2008), “Vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi để chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường hiện nay”, Tạp chí Giáo dục, số 110, tr. 33-37.

18. Lê Bá Hãn (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

19. Bùi Minh Hiền, Nguyễn Văn Giao và các cộng sự (2006), Từ điểm giáo dục học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

20. Bùi Minh Hiền (2011), Quản lý Giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà

Nội.

21. Lê Huy Hoàng (2019), Một số vấn đề về Hoạt động trải nghiệm sáng

tạo sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

22. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (2001), Giáo dục học, Nxb Khoa học Kĩ thuật giáo dục, Hà Nội.

23. Lê Văn Hồng (chủ biên) và Lê Thị Ngọc Lan (1998), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

24. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh.

25. Trần Kiểm (2006), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

26. Trần Kiểm, Nguyễn Xuân Thức (2012), Giáo trình đại cương khoa học quản lý và quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

27. Trần Kiểm (2010), Khoa học tổ chức và quản lý trong giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

28. Trần Kiểm (2012), Khoa học quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

29. H.Koontz, C.Odonnell, H.Weirich (1998), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học kỹ thuật Hà Nội.

30. C. Mác và F.Engels (1851), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.


31. Nguyễn Lân (1989), Từ điển Từ và ngữ Hán Việt, NXB Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh.

32. Nguyễn Thị Liên (2016), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam.

33. Hồ Văn Liên (2007), Tổ chức quản lý hoạt động giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.

34. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Quản lý, lãnh đạo nhà trường thế kỷ XXI, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

35. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí (2009), Sự phát triển các quan điểm giáo dục hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

36. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012) (Chủ biên), Quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

37. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính (2015), Tâm lý học giáo dục, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

38. M.I Kônđacôp (1984), Cơ sở lí luận khoa học quản lý giáo dục, Viện khoa học quản lý giáo dục Hà Nội.

39. Hồ Chí Minh (2002), Về vấn đề giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

40. Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2017), Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chủ đề giáo dục ở trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

41. Quốc hội (2019), Luật Giáo dục, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

42. Đinh Thị Kim Thoa (2015), Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học, Bộ Giáo dục, Tài liệu tập huấn.

43. Nguyễn Đức Toàn (2015), Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trường THPT Hiệp Hòa số 3, tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

44. Đỗ Ngọc Thống (2015), “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo từ kinh nghiệm giáo dục quốc tế và vấn đề của Việt Nam”, Tạp chí Khoa học giáo dục, 115(1), tr.13-16.

45. Lê Đình Trung (chủ biên) - Phan Thị Thanh Hội (2016), Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm.

46. UBND huyện Đắc Glong (2021), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện giai đoạn 2016 - 2020, Đắc Nông.


47. Nguyễn Hữu Việt (2020), Hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học,

Nxb Đại học Sư phạm.

48. Nguyễn Hải Yến (2019), Đặc điểm của học sinh tiểu học, những vấn đề cần quan tâm trong dạy học cho học sinh khối 1, 2, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.


PHỤ LỤC 1

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên trường tiểu học)


Kính thưa các Thầy/cô

Để đánh giá đúng công tác “Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2 ở huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông” trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác này của các trường tiểu học trong thời gian tới. Rất mong Thầy/cô vui lòng cho ý kiến đánh giá của mình về các nội dung dưới đây. Những thông tin cá nhân trong phiếu này hoàn toàn được bảo mật và không sử dụng cho mục đích khác.

Ông/ bà vui lòng tick vào chỗ trống (…) phù hợp.

I. Thực trạng hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2 ở huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông

Câu 1. Đánh giá của thầy/ cô về nhận thức của CBQL, GV các trường Tiểu học huyện Đăk Glong về vai trò của hoạt động trải nghiệm cho học sinh?


TT


Nội dung/ Tiêu chí

Mức độ đánh giá

Không

quan trọng

Ít quan trọng

Bình thường

Quan trọng

Rất

quan trọng

1

HĐTN giúp mở rộng, củng cố, nâng cao kiến

thức trong các môn học cho HS






2

HĐTN nhằm phát hiện năng khiếu của học

sinh






3

HĐTN nhằm tạo hứng thú học tập cho các em






4

HĐTN nhằm tạo sự gắn kết với tập thể






5

HĐTN nhằm phát triển thể chất học sinh






6

HĐTN nhằm nâng cao hiểu biết, rèn kỹ năng

thực hành






7

HĐTN nhằm giáo dục

cho HS

tưởng,

tình cảm






8

HĐTN nhằm giúp HS chỉ để giải trí






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học khối 1 và khối 2 ở huyện Đắk Glong tỉnh Đắk Nông - 12

Câu 2. Đánh giá của thầy/ cô về thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2 ở huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông?


TT


Nội dung/ Tiêu chí

Mức độ đánh giá

Không

thường

Ít

thường

Bình

thường

Thường

xuyên

Rất

thường





xuyên

xuyên



xuyên


1

Hoạt động câu lạc bộ (CLB thể dục, thể thao; văn hóa, nghệ thuật; hoạt động thực tiễn; Câu

lạc bộ học thuật (Qua các môn học).







2

Hoạt động tình nguyện (tình nguyện vì môi trường; tình nguyện giúp đỡ gia đình neo đơn, có công cách mạng. Hoạt động lao động công ích (Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, tết trồng

cây, an ninh giao thông…)







3

Hoạt động chủ điểm (Chủ điểm gắn bộ môn học tập; gắn ngày lễ lớn của địa phương, các dân tộc, đất nước, thế giới); Chủ điểm gắn cuộc sống, tình bạn (Gia đình, bạn bè, thầy

cô giáo…)






4

Hoạt động tham quan (bảo tàng, dã ngoại, du

lịch, khu vui chơi giải trí…)






Câu 3. Đánh giá của thầy/ cô về thực hiện hình thức trải nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2 ở huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông?


TT


Nội dung/ Tiêu chí

Mức độ đánh giá

Không thường

xuyên

Ít

thường xuyên

Bình thường

Thường xuyên

Rất

thường xuyên

1

Hoạt động câu lạc bộ






2

Tổ chức trò chơi






3

Tổ chức diễn đàn, giao lưu






4

Sân khấu tương tác






5

Tham quan, dã ngoại






6

Hội thi / cuộc thi






7

Nhân đạo






Câu 4. Đánh giá của thầy/ cô về kết quả hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2 ở huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông?

* Câu hỏi dành cho các GV



TT


Nội dung/ Tiêu chí

Mức độ đánh giá

Không

hiệu quả

Ít hiệu quả

Bình thường

Hiệu quả

Rất

hiệu quả

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 17/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí