Quan Hệ Của Các Chức Năng Quản Lý Phương Thức Quản Lý


hiệu trưởng phải có kiến thức, có kĩ năng lãnh đạo, là người biết lắng nghe và chia sẻ tư vấn cho giáo viên trong việc dạy và học để nâng cao thành tích học tập và giúp giáo viên trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình dạy và học 14.

Những đặc trưng cơ bản của tổ chuyên môn cũng được 15 phân tích rõ ràng như các thành viên trong tổ chuyên môn cần tìm hiểu về nguồn gốc ra đời và mục đích hoạt động của tổ chuyên môn. Mục đích của tổ chuyên môn là tạo ra một môi trường học thuật, nơi đó các giáo viên có thể trao đổi về chuyên môn, hỗ trợ lẫn nhau trong các vấn đề chuyên môn nhằm đến mục đích cuối cùng là tạo ra một môi trường học tập an toàn, hỗ trợ lẫn nhau, giải đáp thắc mắc lẫn nhau. Đặc trưng thứ hai của tổ chuyên môn là các thành viên trong tổ phải luôn lắng nghe, tin tưởng và chia sẻ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm. Tổ trưởng tổ chuyên môn pahir là người biết lắng nghe, hỗ trợ và lãnh đạo các thành viên trong nhóm với tinh thần trách nhiệm cao và sự hợp tác nhất trí cao.

Trong bài tạp chí “Principal Leadership for Professional Development to Build School Capacity17 của tác giả Youngs, P., & King, M. B (2002) đã sử dụng nghiên cứu nhiều năm ở các trường tiểu học trong khu vực đô thị để xem xét về cách thức lãnh đạo tổ chuyên môn tại 4 trường thì ông phát hiện ra rằng lãnh đạo tổ chuyên môn có thể duy trì những những người có năng lực cao bằng cách tạo ra niềm tin, tạo ra cấu trúc thúc đẩy việc học tập của giáo viên và kết nối cá nhân với tổ chuyên môn, có thể thúc đẩy hoạt động của tổ chuyên môn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trong quá trình chuyển đổi trong các lãnh đạo nhà trường, các hiệu trưởng phải nhận thức được các tiêu chuẩn và giá trị chung giữa các tổ chuyên môn trong khi đưa các chương trình mới vào giảng dạy. Cuối cùng, kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng tổ chuyên môn chính là yếu tố trung gian giúp gắn kết giữa lãnh đạo nhà trường và thành tích của học sinh.


1.1.2. Các nghiên cứu trong nước

Những nghiên cứu về tổ chuyên môn và quản lý tổ chuyên môn cũng tương đối phong phú. Trong tác phẩm “Phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại”, tác giả Thái Duy Tuyên [4] đã phân tích rằng tổ chuyên môn luôn đóng vai trò quan trọng nhất trong việc triển khai công tác quản lý dạy và học trong các trường THCS nói riêng. Đây cũng là nền móng cơ bản để thực hiện các quyết định, các chủ trương của Hiệu trưởng. Tổ chuyên môn cũng là địa điểm học tập và thử nghiệm những phương pháp dạy học mới. Chính vì vậy, để quản lý tốt chất lượng của tổ bộ môn thì cần cụ thể hóa các chương trình đổi mới dạy học thành quy định nội bộ để tổ chức thực hiện. Hiệu trưởng có thể ủy quyền cho hiệu phó trong việc đưa ra những kế hoạch và phương pháp giảng dạy cho mỗi năm học. Ngoài ra, hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo đổi mới những hoạt động của tổ chuyên môn, chỉ đạo thwjch iện kế hoạch và cuối cùng chỉ đạo việc đánh giá kiểm tra của mỗi tổ chuyên môn. Đó chính là một trong những khâu then chốt giúp cho việc nhận thức tầm quan trọng của tổ chuyên môn trong các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cũng đưa ra khái niệm về tổ chuyên môn dưới dạng một “đội” công tác trong một tổ chứ 6. Đây chính là những vấn đề cơ bản trong hoạt động của tổ chuyên môn trong mỗi trường học. Theo tác giả thì thấy đội công tác hoạt động hiệu quả phải dựa trên hai nguyên tắc: đầu ra và kết quả hoạt động của đội và sự thỏa mãn cá nhân. Những nhân tố có tác động đến hoạt động hiệu quả của đội công tác phải bắt đầu bằng những nhân tố như: cấu trúc tổ chức, chiến lược, môi trường văn hóa, chế độ khen thưởng cũng như khả năng làm việc tập thể của các giáo viên trong trường. Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của đội thì Hiệu trưởng phải là nhân tố quan trọng, phải thay đổi mô hình quản lý cho phù hợp với “đội công tác”. Các đội trưởng sẽ là lực lượng tham mưu giúp


việc cho hiệu trưởng để quản lý thành công các hoạt động của tổ chuyên môn trong việc xác định kết quả hoạt động của tổ chuyên môn, tổ chức tổ chuyên môn phù hợp với từng môn học, xây dựng chiến lược phát triển tổ chuyên môn cũng sẽ tạo điều kiện cho tổ chuyên môn, đội chuyên môn hoạt động hiệu quả hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Tác giả Phạm Viết Vượng cũng đã đưa ra những đánh giá cho rằng quản lý chuyên môn là một khoa học, một nghệ thuật. Quản lý tốt tổ chyên môn sẽ tạo ra những thành quả giáo dục có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động giáo dục nói chung. Tác giả cũng khẳng định rằng trong quản lý giáo dục thì quản lý tổ chuyên môn là quan trọng nhất nhằm tư vấn giám sát các bộ phận trong trường học. Quản lý trường học bằng cách quản lý các tổ chuyên môn là biện pháp quản lý có hiệu quả nhất hiện nay.

Ngoài ra, cũng có rất nhiều các đề tài luận văn thạc sĩ bàn về vấn đề quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong trường trung học phổ thông. Tác giả Phạm Thị Lan Anh (2015) với đề tài “Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm thành phố Hải Dương1. Trong đề tài này tác giả cũng đưa ra những thực trạng cơ bản về quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại trường trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm để từ đó đưa ra những kiến nghị và những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại trường trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm thành phố Hải Dương.

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tại trường trung học cơ sở Thống Nhất, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội - 3

Đề tài luận văn của tác giả Đặng Thị Nguyệt (2016) đã đưa ra những cơ sở lý luận cơ bản về hoạt động quản lý giáo dục 8 . Tác giả cũng đưa ra những thực trạng cơ bản của việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại trường để từ đó rút ra những thành công cũng như những hạn chế trong việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong hoạt động quản lý tổ chuyên môn tại trường THCS Liên Trung, huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội.


1.1.3. Bàn luận

Có thể thấy những công trình nghiên cứu nêu trên đã đưa ra những vấn đề xung quanh chủ đề hoạt động quản lý tổ chuyên môn. Hoạt động quản lý tổ chuyên môn sẽ là mấu chốt trong việc hình thành nên chất lượng thương hiệu của các trường học trong bối cảnh hiện nay. Hầu hết các tác phẩm đều đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau của hoạt động quản lý tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới giáo dục như hiện nay. Tuy nhiên, chưa có tác phẩm nào nghiên cứu về vấn đề quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại trường THCS Thống Nhất, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Những kết quả nghiên cứu của các tác phẩm trên sẽ được tác giả sử dụng như những tài liệu tham khảo hữu ích trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề quản lý hoạt động tổ chuyên môn.

1.2. Các khái niệm

1.2.1. Quản lý và quản lý giáo dục

1.2.1.1. Khái niệm cơ bản về quản lý

Khái niệm về quản lý rất phong phú. Theo tác giả Đặng Quốc Bảo (2013) 2 thì hoạt động quản lý bao gồm hai quá trình quản và lý kết hợp. Quá trình “quản” và “lý” là hai khái niệm riêng biệt nhưng đan xen lẫn nhau và được hiểu là sự đổi mới, sắp xếp và nhờ đó mà có sự phát triển. Hai khái niệm “quản” và “lý” dù tách rời nhưng vẫn hoạt động ở trạng thái bổ sung cho nhau và tương tác lẫn nhau, cũng như sự tương tác giữa các nhân tố nội lực với những nhân tố ngoại lực 2. Như vậy, có thể đưa ra khái niệm chung nhất về quản lý: Quản lý chính là những tác động một cách định hướng đến chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức có thể vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.

Bush (2002) đưa ra khái niệm khác về quản lý khi ông cho rằng Quản lý là đưa ra những điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách xuất sắc nhất”. 10


Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí lại bàn về khái niệm về quản lý như là tác động có định hướng, có chủ đích của người quản lý đến người bị quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành một cách trơn tru và cuố cùng có thể đạt được mục đích ngắn hạn và dài hạn trong mỗi tổ chức” 6.

Theo tác giả Trần Khánh Đức thì quản lý lại là hoạt động có ý thức của con người (người lãnh đạo, người chỉ huy) nhằm phối hợp các hành động của một nhóm người hay một cộng đồng, một tập thể nhằm đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất 3

Tác giả Phạm Viết Vượng cho rằng quản lý là những tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm hướng dẫn và điều khiển những hành ủa các cá nhân trong tổ chức hướng đến việc thực hiện một mục đích chung và phù hợp với sự phát triển của tổ chức và phù hợp với quy luật khách quan của tổ chức 9.

Tác giả Đặng Quốc Bảo thì lại đưa ra những định nghĩa cơ bản về quản lý như: Quản lý là một quá trình thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức thông qua việc vận dụng các hoạt động cơ bản của tổ chức như kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra 2.

Như vậy, bản chất chung nhất của hoạt động quản lý là một trong những hoạt động được thực hiện trong tổ chức, với tác động của nhà quản lý nhằm hướng đến mục đích chung của tổ chức với sự cố gắng của các cá nhân trong tổ chức nhằm đạt được một cách tốt nhất những mục tiêu đã đề ra. Quản lý chính là những hoạt động có ý thức của một cá nhân nhằm điều chỉnh hành động của một nhóm người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách có hiệu quả nhất.

Chủ thể quản lý trong hầu hết các tổ chức bao gồm: chủ thể cấp cao, chủ thể cấp trung và chủ thể cấp cơ sở. Trong các cơ sở giáo dục như trường THPT thì thường có hai cấp quản lý cơ bản bao gồm cấp trường và cấp tổ.

12

Khách thể của quản lý bao gồm các nhân viên. Trong hệ thống giáo dục thì khách thể của quản lý bao gồm các giáo viên, nhân viên hành chính và học sinh được đặt trong các điều kiện thực hiện giáo dục.

1.2.1.2. Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là chuyên ngành được xây dựng dựa trên nền tảng của khoa học quản lý nói chung. Chính vì vậy có thể dựa trên những khái niệm về quản lý để đưa ra những quan điểm cơ bản về quản lý giáo dục. Ở cấp độ vĩ mô có thể hiểu quản lý giáo dục chính là những tác động một cách tự giác (có ý thức, mục đích, kế hoạch và quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các khâu trong hệ thống giáo dục để nhằm mục đích cuối cùng là thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ tiếp sau theo yêu cầu của xã hội 6.

Tác giả Ngô Thị Thùy Dương trong bài tạp chí về “Quản trị trường học trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục” năm 2018 7 đã cho rằng trong bối cảnh hiện nay, trước yêu cầu bấp bách của việc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo thì việc đổi mới trong quản trị nhà trường là xu thế phát triển quan trọng. Đây là một trong những cách khả thi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Ở cấp độ vi mô có thể hiểu quản lý giáo dục cũng là những tác động một cách tự giác của chủ thể quản lý (lãnh đạo trường, lớp, tổ..) đế tập thể trong tổ chức giáo dục như giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên và cha mẹ học sinh cũng như các lực lượng xã hội liên quan trong và ngoài trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường 4.

Như vậy, có thể thấy quản lý giáo dục nhằm tới mục đích cuối cùng nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nhân cách cho học sinh và đáp ứng những mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội.

13

Nội dung cơ bản của quản lý giáo dục bao gồm những nội dung liên quan đến việc quản lý các hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, hoạt động quản lý cơ sở vật chất, quản lý văn hóa để tạo ra sự hợp tác giữa các cá nhân trong trường học và quản lý tốt chất lượng giáo dục và quản lý tốt các nguồn lực trong nhà trường.

Quản lý một tổ chức giáo dục cũng giống như quản lý các tổ chức khác. Đó là một quy trình tác động có kế hoạch, có tổ chức của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp tới các đơn vị nhỏ hơn trong quá trình dạy học với mục đích vận hành hệ giáo dục một cách có hiệu quả và đạt được mục tiêu giáo dục mà nhà nước đã đề ra 12.

Cũng như các khái niệm khác, quản lý giáo dục cũng có những chức năng cơ bản. Những chức năng đó bao gồm:

+) Chức năng kế hoạch hóa là là việc đưa ra những mục tiêu có thể thực hiện trong tương lai và những biện pháp để thực hiện những kế hoạch đã đề ra đó.

+) Chức năng tổ chức thường được thực hiện sau khi kế hoạch đã lập xong. Tổ chức là quá trình tạo ra những cơ cấu quan hệ giữa các các bộ phận trong đơn vị làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được những mục tiêu tổng thể của tổ chức.

+) Chức năng lãnh đạo là một quá trình tập hợp và thực hiện liên kết giữa các thành viên, giữa các bộ phận theo các hoạt động của bộ máy nhằm hướng dẫn và điều chỉnh công việc hợp lý, động viên và khuyến khích người lao động nhằm đạt được mục đích của tổ chức.

+) Chức năng kiểm tra là việc theo dõi và đánh giá các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động nhằm mục đích sửa chữa những công việc đã thực hiện để tiến tới mục tiêu tốt đẹp hơn. Đây cũng là quá trình tự điều chỉnh và và mang tính chu kỳ.


Trong vòng tròn quản lý nêu trên thì cả tất cả các chức năng đều phải thực hiện một cách liên tục, đan xen lẫn nhau đồng thời bổ sung cho nhau nhằm tạo ra sợi dây liên kết từ chu kì này sang chu kì khác


Lập kế hoạch


Kiểm tra

Thông tin phục vụ công tác

Tổ chức


Chỉ đạo

Hình 1.1. Quan hệ của các chức năng quản lý Phương thức quản lý

Tâm lý: là những phương thức tác động vào đối tượng quản lý thông

qua yếu tố tình cảm của con người. Mỗi con người đều có những đặc trưng tâm lý cơ bản và dựa trên những quy luật tâm lý đó để điều chỉnh các hành vi của họ 13. Cốt lõi của phương pháp này là dung những biện pháp nhằm vào đối tượng quản lý để họ nhận thức được sự đúng đắn và tự nguyện làm theo các yêu cầu của nhà quản lý và có hành vi thái độ phù hợp với các yêu cầu này.

Hành chính: Phương pháp này dựa trên cơ sở quyền lực và các quy định về hành chính. Dựa trên những yếu tố này mà các tổ chức xây dựng nền nếp kỉ cương kỷ luật tại cơ quan và nhà trường.

Kinh tế: là những tác động của chủ thể quản lý đối với các đối tượng quản lý thông qua những lợi ích kinh tế. Dựa trên những quy luật kinh tế thông qua đó có thể tác động vào tâm lý của đối tượng quản lý.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí