Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Trong Trường Thcs Trong Bối Cảnh Đổi Mới Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông


giáo viên, nghiệp vụ chính của giáo viên để từ phân công giáo viên hợp lý, đạt hiệu quả tốt; chuyển tải cho giáo viên trong tổ các chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên;

Tổ chức thực hiện chỉ đạo về các khía cạnh chuyên môn của Hiệu trưởng và quản lý cấp trên về các hoạt động dạy học, giáo dục: Thực hiện đầy đủ các kế hoạch, chuẩn kiến thức kĩ năng, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá… bằng những hoạt động cụ thể: bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên, học sinh, dự giờ, thăm lớp…

1.5. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong trường THCS trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

1.5.1. Quản lý công tác xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM

Quá trình đề ra mục tiêu hoạt động của TCM và quy định những biện pháp tốt nhất để thực hiện chính là việc xây dựng kế hoạch. Xây dựng kế hoạch thực hiện vai trò định hướng cho toàn bộ các hoạt động của trường.

Những kế hoạch cơ bản của tổ chuyên môn bao gồm:

+) Kế hoạch theo năm: Kế hoạch dạy học; kế hoạch chủ nhiệm; kế hoạch công tác

+) Kế hoạch theo học kỳ: Kế hoạch dạy học; kế hoạch chủ nhiệm; kế hoạch công tác

+) Kế hoạch theo tháng: Chương trình công tác hàng tháng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

+) Kế hoạch theo tuần tuần: lịch sinh hoạt tổ, lịch sinh hoạt các nhóm chuyên môn

Để tổ chuyên môn có thể thực hiên tốt việc lập kế hoạch theo đúng mục tiêu và tình hình thực tế thì hiệu trưởng cần :

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tại trường trung học cơ sở Thống Nhất, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội - 5

- Nâng cao nhận thức về việc lập kế hoạch cho đội ngũ tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên trong tổ.

- Đề xuất ra tổ, nhóm có thể lập kế hoạch.

- Thu thập các thông tin, tổ chức đánh giá, dự báo sự phát triển từ đó xác định các mục tiêu.


- Lập kế hoạch phác thảo.

Tổ trưởng chuyên môn là người có trách nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch chung về hoạt động chuyên môn trong năm học. Nội dung hoạt động chung của TCM chính là kế hoạch được đặt ra cbo các hoạt động chuyên môn của tổ.

- Trong một năm học có bao nhiêu buổi sinh hoạt và mỗi buổi sinh hoạt giải quyết một chuyên đề về chuyên môn nghiệp vụ gì.

- Mỗi chuyên đề cần tổ chức mấy tiết thực tập thể nghiệm và vào thời gian nào.

- Lịch tiến hành thực tập quay vòng để kiểm tra, phân loại giáo viên.

- Lịch thi khảo sát chất lượng học tập của HS, kiểm tra các giai đoạn học kỳ.

- Lịch soạn bài và làm đồ dùng dạy học...

Kế hoạch của tổ phải thật cụ thể, nêu rõ nội dung công việc, yêu cầu, thời gian, phân công công việc, lề lối làm việc. Sau đó gửi bản dự thảo cho các thành viên trong tổ để họ nghiên cứu, phát hiện ra những vấn đề cần bổ khuyết, điều chỉnh cho bản dự thảo kế hoạch. Tổ trưởng chuyên môn lĩnh hội, phân tích và điều chỉnh, hoàn thiện chỉnh lý dự thảo kế hoạch, trình Hiệu trưởng duyệt.

Kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn chỉ được chính thức đưa vào thực hiện sau khi có sự phê duyệt của hiệu trưởng. Trong quá trình thực hiện kế hoạch thì các tổ chuyên môn phải thường xuyên nhìn nhận và nắm bắt kịp thời những vấn đề chưa phù hợp để từ đó có những điều chỉnh kịp thời.

Tổ trưởng tổ chuyên môn phải có trách nhiệm hướng dẫn giáo viên trong tổ xây dựng kế hoạch cá nhân trong tổ

+ Tổ trưởng là người chịu trách nhiệm trong việc phổ biến những kế hoạch chung của cả tổ để từ đó hướng dẫn cho các thành viên trong tổ xây dựng kế hoạch cá nhân trong năm, tháng và tuần.

25

+ Xác định các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học và các hoạt động chính của cá nhân (căn cứ vào kế hoạch của trường, tổ và căn cứ theo các nhiệm vụ được giao)

+ Xác định mức độ của yêu cầu

+ Đề ra các biện pháp và nguồn lực

+ Đưa ra kế hoạch và lịch trình thực hiện các nhiệm vụ

+ Góp ý và phê duyệt

+ Lấy ý kiến tập thể

+ Cán bộ giáo viên bổ sung và hoàn thiện kế hoạch

+ Tổ trưởng duyệt và báo cáo với BGH

+ Hướng dẫn các nhóm chuyên môn thống nhất nội dung, chương trình, kế hoạch BDHSG, phụ đạo HS yếu kém, ôn thi vào lớp 10 THPT.

1.5.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn

Công tác tổ chức cho tổ chuyên môn vào đầu mỗi năm học, bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng chuyên môn và đưa ra những quy định và chức năng nhiệm vụ cho tổ chuyên môn.

Phân công giảng dạy phải theo yêu cầu để đảm bảo chất lượng và quyền lợi học tập của học sinh. Sự phân công phải đảm bảo có sự cân bằng giữa số giờ thực dạy và số giờ làm đảm nhận nhiệm vụ kiêm nhiệm, đảm bảo không có sự chênh chệch trong công việc của giáo viên.

Nhà trường tổ chức cho giáo viên thực hiện các chương trình dạy học: Giáo viên phải nắm vững được các chương trình dạy học theo quy chế chuyên môn. Giáo viên phải đảm bảo coi trọng tất cả các môn học theo quy định của phân phối chương trình, tránh việc cắt xén, thêm bớt giờ học với bất cứ môn học nào.

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ: các giáo viên có thể tham gia chuyên đề, thi giáo viên giỏi, dạy học theo những chuẩn kiến thức kĩ năng, sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, ứng dụng các công nghệ thông tin vào dạy học góp phần đổi mới phương pháp giáo dục.


Tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên: tổ chức cho giáo viên nghiên cứu các phương pháp giảng dạy đặc trưng của môn học và các hình thức dạy học của từng môn học. Thường xuyên tổ chức thảo luận những vấn đề mà giáo viên thấy khó trong chương trình, thống nhất những vấn đề trọng tâm, tổ chức việc dự giờ và phân tích sư phạm giờ dạy của giáo viên trong phạm vi tổ.

Tổ chức cho các thành viên trong tổ chuyên môn đăng ký thi đua dạy và học trong các năm học. Phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng tiêu chuẩn thi đua để động viên, khuyến khích GV thực hiện các phong trào thi đua. Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên: Việc quản lý hồ sơ chuyên môn do TTCM phụ trách dưới sự giám sát của phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn theo 2 phương thức chính:

+ Quản lý trực tiếp hồ sơ của Tổ chuyên môn: Các tài liệu đó được các tổ trưởng lưu giữ và cập nhật theo từng giai đoạn. Đó là minh chứng về kết quả thực hiện kế hoạch của GV và của TCM.

+ Quản lý hồ sơ chuyên môn qua việc kiểm tra các tài liệu liên quan đến hoạt động dạy học của giáo viên: kế hoạch giảng dạy, lịch báo giảng, giáo án của GV, sổ lưu đề kiểm tra, lưu kết quả kiểm tra và trả bài của GV.

Tổ chức hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh: tổ chức cho các thành viên trong tổ chuyên môn nghiên cứu các văn bản và tài liệu hướng dẫn đánh giá kết quả học tập của học sinh. Việc đánh giá học lực của học sinh phải dựa trên điểm của môn học và cấp học, giáo viên có thể nhận xét hoặc cho điểm

Việc ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên cần được quan tâm sát sao bằng việc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học: đảm bảo đủ đồ dùng dạy học tối thiểu cho từng môn học, có phòng chức năng và phòng thực hành bộ môn, tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và thực hiện mục tiêu dạy học.


1.5.3. Chi đạo tổ chuyên môn thực hiện kế hoạch hoạt động

Hàng năm, HT phải đánh giá, phân loại năng lực của GV trong tổ để có kế hoạch bồi dưỡng GV. Việc phân loại giáo viên phải được thực hiện một cách khách quan thông qua nhiều nguồn thông tin như thông qua nhận xét của tổ, nhóm chuyên môn, ý kiến từ phía cha mẹ học sinh, nhóm chuyên môn. Đây là một trong những việc quan trọng nhằm giúp cho tổ chuyên môn cũng như hiệu trưởng trong việc quản lý và phân công giáo viên đứng lớp. Phân loại giáo viên cũng giúp cho hiệu trưởng tìm được những giáo viên có năng lực chuyên môn tốt giảng dạy ở những vị trí phù hợp và qua đó có thể đáp ứng được nhhu cầu của nhà trường và nhu cầu của học sinh. Cùng với TTCM, HT cần cân nhắc xem trong tổ chuyên môn, ai có khả năng đi đào tạo trên chuẩn và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

Các tổ chuyên môn dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng, xây dựng kế hoạch cho việc tự trau dồi và bồi dưỡng nghiệp vụ của mình. Đối với những nội dung khó hay những nội dung mới, giáo viên có thể đưa ra gợi ý đề xuất để tổ chuyên môn có thể tổ chức những buổi seminar hoặc hội thảo và tọa đàm nhỏ bàn bạc về những vấn đề hay những vướng mắc mà giáo viên gặp phải trong quá trình tự học, tự bồi dưỡng nghiệp vụ. HT có kế hoạch phân công GV tư vấn giúp đỡ lẫn nhau trong chuyên môn: GV có năng lực giúp đỡ GV yếu, đặc biệt là tư vấn giúp đỡ GV trẻ mới ra trường đang trong thời gian tập sự. Khi viết kế hoạch của mỗi cá nhân thì vấn đề tự học, tự bồi dưỡng phải được các giáo viên quan tâm. Việc tự trau dồi thêm kiến thức chuyên môn được coi là một nội dung bắt buộc đối với giáo viên và được theo dõi bằng sổ tự học. Mỗi GV phải đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm đầu năm học, phải coi việc viết sáng kiến kinh nghiệm là việc làm bắt buộc đối với GV và là tiêu chí xếp loại thi đua đối với cá nhân và tổ chuyên môn.

Việc tổ chức các buổi hội thảo tọa đàm hội thi phải được lên kế hoạch và do ban lãnh đạo nhà trường chỉ đạo. Những chuyên đề có thể được tổ như những chuyên đề liên quan đến việc đổi mới giáo dục, những tọa đàm về


phương thức đào tạo và bồi dưỡng cho các học sinh giỏi, vấn đề thi tốt nghiệp cho các học sinh chyển cấp, học sinh yếu thì phải có những chương trình phụ đạo như thế nào để giúp các học sinh yếu kém có thể tiếp thu tốt hơn và chăm học hơn. Ngoài ra còn những chuyên đề liên quan giáo viên như hội thi giáo viên giỏi các cấp, các phong trào cho giáo viên trong trường

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học:

- TTCM giao cho giáo viên trong nhóm soạn giáo án của tiết dạy minh họa; trao đổi với các thành viên trong tổ để chỉnh sửa lại giáo án, cử một giáo viên dạy minh họa bài học nghiên cứu (BGMH) ở một lớp cụ thể, các giáo viên còn lại trong nhóm tiến hành dự giờ và ghi chép thu thập thông tin liên quan theo yêu cầu của dự giờ nghiên cứu bài học.

- Đổi mới việc dự giờ: Bố trí chỗ ngồi của người dự để dễ quan sát tốt hoạt động của học sinh trong tiết học; GV dự giờ phải tập trung hướng quan sát sang hoạt động của học sinh để phản ánh được hiện trạng việc học của học sinh trong quan hệ với việc dạy của GV, phân tích đưa ra được các nhận định phù hợp, nhằm tư vấn cho đồng nghiệp cải thiện việc dạy, phát huy được tính tích cực của mọi học sinh.

- Tổ chức góp ý cho bài dạy sau dự giờ có ý nghĩa quan trọng trong sinh hoạt chuyên môn (SHCM). Đây là một trong những là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả của sinh hoạt chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên cần luôn ý thức cao trong việc phát huy được vai trò, năng lực của người chủ trì, khuyến khích các cán bộ bộ giáo viên trong tổ tham gia đóng góp ý kiến cho bài giảng minh họa, cần nhấn mạnh những điểm nổi bật của giáo viên và đối với những tiết dạy theo hướng nghiên cứu bài học sẽ không xếp loại.

Tổ chức hội giảng, thi giáo viên giỏi cấp trường:

Tổ trưởng TCM xây dựng và lập kế hoạch cho việc thi giảng cho các giáo viên theo các cấp học. Dự trên những kế hoạch chung của nhà trường, tổ trưởng chuyên môn tham gia tổ chức và quản lý giảng thử ở cấp tổ và cấp trường theo chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường.

29

- Thực hiện việc báo cáo với ban lãnh đạo về nhân sự tham gia, đưa ra các đề nghị để nhận được sự hỗ trợ...

- Tổ chức hỗ trợ đối với các giáo viên trong tổ chuyên môn để họ có thể tham gia các hoạt động trên.

- Sau khi thực hiện xong các chương trình cần bố trí họp rút kinh nghiệm để tránh mắc phải những sự cố hoặc vấn đề chưa hợp lí cho lần tổ chức sau.

Quản lý hồ sơ giáo viên trong tổ chuyên môn:

Hồ sơ của mỗi giáo viên trong tổ được quản lý bởi tổ trưởng tổ chuyên môn. Bao gồm những hồ sơ liên quan đến việc tổ chức, thực hiện các hoạt động trong tổ chuyên môn như: kế hoạch trong năm học, kết quả kiểm tra, phân công giờ dạy, kết quả báo cáo sơ kết các học kỳ trong năm, tổng kết…

Tất cả các hoạt động đó đều có tác dụng nâng cao năng lực dạy học của giáo viên, vì thế nhà trường phải có kế hoạch cụ thể để tất cả các GV tham gia.

1.5.4. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn

Kiểm tra đánh giá luôn đóng vai trò là chức năng cơ bản trong quản lý ở mọi đơn vị hay tổ chức nào, kể cả trong trường học. Nếu không có hoạt động kiểm tra thì hoạt động quản lý rất khó thực hiện. Có thể nói việc kiểm tra đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn trong trường học là khâu quan trọng trong quá trình quản lý của nhà trường. Mục đích của cơ bản cua các hoạt động kiểm tra của tổ chuyên môn nhằm:

- Kiểm tra hoạt động TCM nhằm đánh giá tinh thần thực hiện các quy chế của tổ chuyên môn, kịp thời uốn nắm và giáo dục những giáo viên chưa nắm bắt đúng tư tưởng hoạt đọng của tổ.

- Để nâng cao kỉ cương chất lượng dạy và học và đưa các hoạt động tổ chyên môn thành nề nếp thì cần đánh giá kiểm tra các hoạt động của tổ chuyên môn.

30

- Việc kiểm tra đánh giá giúp nhà trường kịp thời điều chỉnh các hoạt động chuyên môn để đảm bảo thực hiện đúng các mục tiêu đã đề ra từ đầu năm học.

Lãnh đạo nhà trường phải coi trọng việc kiểm tra đánh giá và thực hiện việc kiểm tra đánh giá một cách thường xuyên và đều đặn. Việc kiểm tra có thể được thực hiện theo mức độ thường xuyên hoặc đột xuất hoặc thông qua hình thức nắm bắt thông tin của học sinh và giáo viên.

- Việc kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn cần được thực hiện nay từ đầu năm học và căn cứ vào các kế hoạch hoạt động chuyên môn

- Kiểm tra, đánh giá hoạt động CM là hoạt động khó khăn và tương đối phức tạp. Hoạt động này đòi hỏi ban lãnh đạo nhà trường phải sử dụng các kênh thông tin khác nhau. Đánh giá phải chính xác và mang tính sư phạm để phát huy được sức mạnh nhà trường. Hoạt động đánh giá phải được ban lãnh đạo kết hợp nhuần nhuyễn giữa các khoa học khác nhau như khoa học sư phạm, khoa học quản lý thì mới có thể đánh giá được hoạt động CM của tổ chuyên môn.

- Kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn phải tiến hành thường xuyên mỗi ngày học, tuần học, tháng học và liên tục thông báo, rút kinh nghiệm có thể là riêng đối với cá nhân GV hoặc có thể trước tập thể sư phạm nếu thấy cần thiết.

Kiểm tra thường xuyên để thu thập những thông tin hữu ích liên quan đến quản lý nhằm giúp lãnh đạo nhà trường đưa ra những quyết định điều chỉnh với những nội dung đã định. Lãnh đạo nhà trường cần thực hiện tốt nwhngx nội dung cơ bản như sau:

- Để phù hợp với hoạt động của tổ chuyên môn thì ban lãnh đạo nhà trường và tổ trưởng tổ chuyên môn cần xây dựng một kế hoạch kiểm tra đánh giá một cách phù hợp.

- Nguồn nhân lực cụ thể có thể tham gia vào việc đánh giá kiểm tra bao gồm ban lãnh đạo nhà trường như hiệu trưởng hiệu phó, các tổ trưởng tổ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2023