Chỉ Đạo Thực Hiện Các Hoạt Động Của Tổ Chuyên Môn Tại Trường Thcs Thống Nhất



Các tiêu chí


Rất đồng ý


Đồng ý


Bình thường


Không đồng ý


Rất không đồng ý


Tổng điểm


Điểm TB

X


Thứ bậc

Chỉ đạo giáo viên của tổ chuyên môn thực hiện đúng chương trình dạy học, quy chế chuyên môn, hồ sơ chuyên môn


47


16


9


2



330


4.46


Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện kế hoạch dạy học theo chủ đề, dạy học tích cực


40


18


12


2


2


314


4.24


Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo đúng quy định


45


16


13


0


0


328


4.43


Chỉ đạo giáo viên của tổ chuyên môn khai thác công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả dạy học


40


14


14


6



310


4.19


Phân công giáo viên thực hiện việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém


42


13


14


5


0


314


4.24


Chỉ đạo việc đăng kí và thực hiện thi đua giữa các giáo viên trong TCM


38


16


14


6



308


4.16


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tại trường trung học cơ sở Thống Nhất, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội - 9


Kết quả điều tra cho thấy cán bộ quản lý đã chỉ đạo tố việc nắm vững mục tiêu, các chương trình dạy học theo khung của bộ Giáo dục và Đào tạo


cũng như quy chế chuyên môn, thực hiện hồ sơ chuyên môn được đánh giá ở mức độ rất tốt với số điểm trung bình là 4,46 điểm. Các loại hồ sơ chuyên môn của tổ, cá nhân được quy định cụ thể, chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra việc thực hiện hồ sơ theo đúng quy định, có sự hướng dẫn cho giáo viên thực hiện hồ sơ chuyên môn từ đầu năm học.

Điểm số đánh giá công tác chỉ đạo tổ chuyên môn trong việc thực hiện dạy học theo chủ đề, dạy học tích hợp các môn được đánh giá ở mức tương đối tốt với số điểm là 4,24 điểm. Tuy nhiên trong thực tế, việc chỉ đạo thực hiện các hoạt động này chưa thực sự chặt chẽ, thiếu sự đồng bộ giữa các môn học và ở các giáo viên trong cùng một bộ môn.

Chỉ tiêu đánh giá về hoạt động mượn và sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên trong tổ chuyên môn thông qua việc đăng ký và thực tế sử dụng. Đây là tiêu chí đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên. Cán bộ quản lý có chỉ đạo tổ chuyên môn và cán bộ liên quan trong việc rà soát tình hình thực hiện các tiết thực hành thí nghiệm theo chương trình. Hoạt động này chỉ được đánh giá ở mức độ tương đối tốt với mức điểm trung bình là 4,19 điểm.

Hoạt động dự giờ, hội giảng, chuyên đề và thi giáo viên giỏi cũng được đánh giá tương đối cao với mức điểm trung bình là 4,2. Nguyên nhân là do hoạt động này được nhà trường xây dựng kế hoạch khá chi tiết với như yêu cầu thực hiện, hướng dẫn và dành thời gian thỏa đáng cho hoạt động này. Việc tổ chức hội giảng, chuyên đề của tổ chuyên môn được tiến hành riêng và đồng loạt với tất cả các nhóm chuyên môn mà không bị đan xen với những hoạt động giáo dục khác và bố trí thời gian đủ để rút kinh nghiệm và đánh giá giờ dạy. Dưới đây là biểu đồ thể hiện mức độ giữa các tiêu chí.


4.5

4.45

4.4

4.35

4.3

4.25

4.2

4.15

4.1

4.05

4

CD1 CD2 CD3 CD4 CD5 CD6 CD7


Biểu đồ 2.3: Chỉ đạo thực hiện các hoạt động của tổ chuyên môn tại trường THCS Thống Nhất‌


2.5.4. Khảo sát thực trạng việc kiểm tra, đánh giá các hoạt động của tổ chuyên môn

Thực trạng về việc kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn tại trường THCS Thống Nhất được tổng hợp tại bảng dữ liệu như sau:

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát hoạt động kiểm tra đánh giá tổ chuyên môn tại trường THCS Thống Nhất‌


STT


Các tiêu chí

Rất đồng ý

Đồng ý

Bình thường

Không đồng ý

Rất không đồng ý


Tổng điểm


Điểm TB

X


Thứ bậc


KT1

Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn


45


19


7


3


0


328


4.43


1



STT


Các tiêu chí

Rất đồng ý

Đồng ý

Bình thường

Không đồng ý

Rất không đồng ý


Tổng điểm


Điểm TB

X


Thứ bậc


KT2

Kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch cá nhân của giáo viên


35


15


15


6


3


295


3.99


6


KT3

Kiểm tra việc thực hiện chương trình dạy học quy chế chuyên môn của giáo viên


37


12


14


6


5


292


3.95


7


KT4

Kiểm tra các hoạt động dạy học của giáo viên thông qua việc dự giờ


42


12


8


8


4


302


4.08


5


KT5

Kiểm tra hoạt động sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn


30


18


18


4


4


288


3.89


8


KT6

Kiểm tra việc ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng đồ dùng dạy học


39


17


12


6


0


311


4.20


4


KT7

Kiểm tra việc thực hiện hồ sơ chuyên môn của giáo viên và tổ chuyên môn


40


18


12


3


1


315


4.26


3


KT8

Kiểm tra việc đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn


35


25


13


1


0


316


4.27


2


Kết quả khảo sát theo bảng tổng hợp trên cho thấy đa số cán bộ quản lý tại trường THCS Thống Nhất đã thực hiện tốt chức năng kiểm tra, xây dựng


kế hoạch kiểm tra với tiêu chuẩn rõ ràng, phân định chức năng cụ thể, chú trọng ngăn ngừa và hạn chế việc xử lý hậu quả, kịp thời phát hiện những sai lệch thiếu sót và có kế hoạch điều chỉnh kịp thời. Hồ sơ lưu trữ văn bản kiểm tra cũng cho các cán bộ quản lý đều thường xuyên thực hiện kiểm tra, đánh giá các hoạt động của tổ chuyên môn. Không có cán bộ nào không thực hiện công tác quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn. Kết quả thực hiện chức năng kiểm tra cũng cho thấy tỷ lệ đánh giá ở mức độ tốt, rất tốt ở mức tương đối cao.

Bảng khảo sát trên cho thấy kết quả đánh giá kiểm tra việc thực hiện các hoạt động của tổ chuyên môn có mức điểm trung bình cao, hầu hết đều ở mức trên 4 điểm.

Công tác kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch cá nhân của giáo viên được đánh giá ở mức chưa tốt với mức điểm trung bình là 3,99 điểm, trong đó có đến 3 ý kiến hoàn toàn không đồng ý với tiêu chí trên. Một phần của nguyên nhân kể trên có thể do giáo viên của trường phần nhiều là những giáo viên trẻ, mới ra trường nên các bản kế hoạch chưa có hệ thống, các biện pháp thực hiện mục tiêu chất lượng giáo dục, đăng ký chỉ tiêu chất lượng còn thụ động, máy móc, tính khả thi thấp. Kế hoạch sau khi được xây dựng ít được rà soát, kiểm tra tiến độ để thực hiện kịp thời để có sự uốn nắn, bổ sung. Việc kiểm tra chủ yếu thực hiện theo kế hoạch kiểm tra định kỳ còn kiểm tra đột xuất chưa thực sự hiệu quả.

Nội dung kiểm tra các hoạt động dạy học theo quy chế chuyên môn của giáo viên chỉ được đánh giá ở mức điểm là 3,95 điểm. Mức điểm thấp này là do có đến 5 ý kiến hoàn toàn không đồng ý với hoạt động kiểm tra này của nhà trường. Hoạt động kiểm tra sinh hoạt tổ chuyên môn cũng đạt điểm số thấp với mức điểm trung bình là 3,89 điểm. Điều này cho thấy việc kiểm tra sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn chưa được thực hiện một cách hệ thống và quy củ.


Một số tiêu chí như thực hiện kiểm tra hoạt động dự giờ, kiểm tra hồ sơ chuyên môn, thực hiện tiết dạy học tốt theo đăng kí hàng tháng trong tổ chuyên môn được thực hiện chặt chẽ. Thực hiện hoạt động học thông qua dự giờ, kiểm tra hồ sơ chuyên môn, thực hiện tiết dạy tốt theo đăng ký hàng tháng trong TCM được đánh giá thực hiện khá chặt chẽ, ngoài ra CBQL chuyên môn thực hiện giám sát việc tổ chức ra đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo quy trình rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên, việc đánh giá chất lượng dạy học và kết quả học tập của HS nhất là ở một số bộ môn ít giáo viên (có môn chỉ 1 GV dạy tất cả các khối) còn mang tính chủ quan, chưa đáp ứng đúng định hướng phát triển năng lực...

Hoạt động đánh giá và xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là nội dung được đánh giá cao về kết quả thực hiện so với những nội dung khác. Hoạt động đánh giá năng lực chuyên môn cũng như thi đua giáo viên và đánh giá rút kinh nghiệm trong việc thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn được thực hiện tốt sẽ góp phần quan trọng trong việc động viên và khuyến khích tinh thần làm việc của giáo viên để từ đó nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học của nhà trường.


4.5

4.4

4.3

4.2

4.1

4

3.9

3.8

3.7

3.6

KT1 KT2 KT3 KT4 KT5 KT6 KT7 KT8


Biểu đồ 2.4: Kiểm tra đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn tại trường THCS Thống Nhất‌


2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong trường THCS Thống Nhất, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

2.6.1. Điểm mạnh

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo trường THCS Thống Nhất phần lớn đều đã được tham gia các lớp về quản lý giáo dục, có kinh nghiệm trong quản lý giáo dục, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, luôn tận tụy và tâm huyết với nghề. Ngoài ra, hầu hết các giáo viên đều sinh sống trên địa bàn quận Ba Đình nên có nhiều thuận lợi trong việc nắm bắt môi trường để tham mưu cho chính quyền địa phương về những vấn đề liên quan đến giáo dục.

Kế hoạch quản lý được xây dựng ngay từ đầu năm học và được thảo luận trước toàn trường. Các cán bộ quản lý chịu trách nhiệm chỉ đạo đối với các tổ chuyên môn, các giáo viên chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể sát với tình hình thực tế, đảm bảo khoa học với những mục tiêu, chỉ tiêu và số liệu rõ ràng cụ thể. Việc tổ chức cho giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, phương pháp giảng dạy được đổi mới và triển khai các phương pháp quản lý học sinh học tập trên lớp và tự học được đẩy mạnh qua từng năm học. Đa số các cán bộ quản lý của trường đều chỉ đạo thực hiện tốt các kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn và giáo viên cũng đã xây dựng cũng như kiểm tra kế hoạch kiểm tra nội bộ định kỳ được công khai từ đầu năm học nhằm thực hiện tốt những kế hoạch đã đề ra và lưu trữ các hồ sơ kiểm tra,

giám sát đánh giá.

2.6.2. Điểm hạn chế

Năng lực quản lí của tổ trưởng chuyên môn còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa mới.

Kĩ năng lập kế hoạch hoạt động cũng như kế hoạch dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh còn nhiều bất cập

Tổ chuyên môn còn lúng túng trong việc tổ chức sinh hoạt tổ theo hướng nghiên cứu bài học nhằm phát triển năng lực học sinh.


Việc đánh giá tổ chuyên môn, công tác thi đua giũa các tổ còn gặp nhiều lúng túng cần đổi mới.

2.6.3. Nguyên nhân

Kết quả điều tra phỏng vấn cũng như dữ liệu tại trường cho thấy có một số nguyên nhân cơ bản của những hạn chế nêu trên như sau:

Do trường THCS Thống Nhất có diện tích nhỏ, ngõ sâu, cơ sở vật chất và trạng thiết bị dạy học còn thiếu và chất lượng chưa cao.

Công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của Hiệu trưởng chưa thường xuyên và toàn diện. Việc sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả giảng dạy với kế hoạch đề ra đầu năm chưa phát huy được nhiều tác dụng trong cán bộ, giáo viên.

Các cán bộ lãnh đạo trong trường ít tham dự họp tổ chuyên môn để có thể kịp thời hỗ trợ và tư vấn cho tổ trưởng tổ chuyên môn, chưa kịp thời giải quyết những kiến nghị và đề xuất của tổ chuyên môn, giáo viên. Năng lực hoạt động thực tiễn của một số tổ trưởng tổ chuyên môn còn yếu.

Nhiều cán bộ quản lý tổ chuyên môn hoặc giáo viên còn hạn chế về trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ dẫn đến việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa tốt vào việc giảng dạy, giáo dục, sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin, khai thác thông tin tài nguyên trên mạng internet. Việc áp dụng các hội thi sáng tạo khoa học công nghệ, tham gia sinh hoạt chuyên môn trực tuyến chưa đạt hiệu quả cao. Nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng nghiên cứu khoa học cho đội ngũ GV.

Như vậy, với những hạn chế và nguyên nhân trên cần thiết phải có những biện pháp nhằm cải thiện công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong trường để nâng cao chất lượng dạy học và đáp ứng tốt hơn nữa những yêu cầu cho đổi mới giáo dục hiện nay.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2023