Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tại trường trung học cơ sở Thống Nhất, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1: Tình hình phân bổ nhân sự tại trường THCS Thống Nhất, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội 40

Bảng 2.2: Thực trạng cơ sở vật chất và thư viện của trường THCS Thống Nhất 41

Bảng 2.3: Cơ cấu độ tuổi trong mẫu điều tra 45

Bảng 2.4: Thống kê cơ cấu giới tính của đội ngũ giáo viên tổ chuyên môn theo mẫu điều tra 46

Bảng 2.5: Những tiêu chí quản lý tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch trong bối cảnh mới tại trường THCS Thống Nhất 47

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn tại trường THCS Thống Nhất 50

Bảng 2.7: Kết quả đánh giá thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn tại trường THCS Thống Nhất 54

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát hoạt động kiểm tra đánh giá tổ chuyên môn tại trường THCS Thống Nhất 57

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Bảng 3.1: Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp 82

Bảng 3.2: Đánh giá tính khả thi của các biện pháp 83

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tại trường trung học cơ sở Thống Nhất, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội - 2


DANH MỤC CÁC HÌNH


Biểu đồ 2.1: Biểu đồ khảo sát việc quản lý hoạt động lập kế hoạch của

tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới giáo dục 49

Biểu đồ 2.2: Tổ chức xây dựng chương trình bồi dưỡng tổ chuyên môn

tại trường THCS Thống Nhất 54

Biểu đồ 2.3: Chỉ đạo thực hiện các hoạt động của tổ chuyên môn tại

trường THCS Thống Nhất 57

Biểu đồ 2.4: Kiểm tra đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn tại trường THCS Thống Nhất 60

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Phát triển giáo dục là mục tiêu chung của mỗi quốc gia nhằm nâng cao chất lượng dân trí và từ đó có thể góp phần tăng trưởng cho đất nước. Giáo dục cũng đóng vai trò đặc biệt trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Giáo dục góp phần tạo ra nguồn lao động có kỹ thuật và góp phần tăng cường chất lượng cho giáo dục. Luật giáo dục cũng cũng đã đưa ra “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục” và “cán bộ quản lý giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục.” Chính vì vậy việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên là nhiệm vụ cấp thiết của ngành giáo dục.

Chất lượng giáo dục THCS là kết quả hoạt động giáo dục của nhà trường, trong đó chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn đóng vai trò quyết định. Những đơn vị chịu trách nhiệm chính trong các hoạt động chuyên môn của trường là các tổ chuyên môn. Nếu tổ chuyên môn hoạt động tốt thì các hoạt động chuyên môn của nhà trường mới được đảm bảo. Vì thế quản lý nhà trường phải coi trọng công tác quản lý tổ chuyên môn, coi tổ chuyên môn là hoạt động cơ bản trong hoạt động chuyên môn của nhà trường phổ thông.

Trong những năm qua, hoạt động chuyên môn của trường THCS Thống Nhất quận Ba Đình đã đạt được nhiều thành tích tốt đẹp đáng khích lệ. Tuy nhiên khi chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành với rất nhiều thay đổi từ mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học và nhất là kiểm tra đánh giá học sinh thì hoạt động tổ chuyên môn gặp nhiều lúng túng, bất cập. Hiện nay, quản lý hoạt động tổ chuyên môn của trường THCS Thống Nhất phần lớn quản lý bằng kinh nghiệm, chưa có những cơ sở khoa học vững chắc. Chính vì thế, việc quản lý hoạt động của tổ chuyên môn vẫn chưa phát huy hết năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên, nhất là trong việc nâng cao chất lượng chuyên môn của trường THCS


Thống Nhất. Như vậy, vấn đề cấp thiết nhất trong hoạt động của tổ chuyên môn là vấn đề quản lý. Quản lý tổ chuyên môn là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường THCS Thống Nhất và để đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của đổi mới giáo dục.

Xuất phát từ những lý do trên, nhận thức được tính tất yếu của vấn đề đổi mới công tác giáo dục, quản lý nhà trường trong bối cảnh đổi mới hiện nay, việc tìm ra một số giải pháp quản lý chất lượng hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn của trường THCS Thống Nhất sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn. Chính vì thế, tôi đã lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tại trường THCS Thống Nhất, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội”.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế thực trạng hoạt động quản lý tổ chuyên môn tại trường THCS Thống Nhất để từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tại trường Trung học cơ sở Thống Nhất, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

3. Khách thể nghiên cứu / Đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động của tổ chuyên môn

- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động quản lý tổ chuyên môn tại trường THCS Thống Nhất, Ba Đình, Hà Nội.

4. Câu hỏi nghiên cứu

Hoạt động tổ chuyên môn trong trường Trung học cơ sở trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đang đặt ra cho các nhà quản lí những vấn đề gì?

5. Giả thuyết nghiên cứu

Trong một cơ sở giáo dục Trung học cơ sở, tổ chuyên môn là đơn vị chủ yếu trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy học – nhiệm vụ trung tâm của nhà


trường. Trong bối cảnh đổi mới chương trình và sách giáo khoa, hoạt động tổ chuyên môn bộc lộ nhiều lúng túng, bất cập. Nếu nghiên cứu vị trí, vai trò, nhiệm vụ tổ chuyên môn trong bối cảnh mới có thể đề xuất các biện pháp quản lý giúp tổ chuyên môn có thể hoàn thành tốt chức trách của mình, đảm bảo chất lượng của quá trình dạy học theo chương trình mới.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lí hoạt động tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

6.2. Khảo sát và phân tích thực trạng hoạt động và thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tại trường Trung học cơ sở Thống Nhất, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

6.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tại trường Trung học cơ sở Thống Nhất, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

7. Phạm vi nghiên cứu

7.1. Thời gian nghiên cứu: tháng 6/2017 – tháng 6/2019.

7.2. Địa bàn nghiên cứu: trường THCS Thống Nhất, quận Ba Đình, Hà Nội.

8. Phương pháp nghiên cứu

8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Tổng kết, hồi cứu các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động tổ chuyên môn, từ đó đưa ra khung lý luận cho luận văn.

8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Điều tra bằng bảng hỏi.

Quan sát, đàm thoại, nghiên cứu tài liệu liên quan đến công tác quản lý hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở trường Trung học cơ sở Thống Nhất, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.


8.3. Phương pháp hỗ trợ

Thống kê

Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS

9. Cấu trúc luận văn

Luận văn bao gồm những phần như sau:

Phần mở đầu

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Chương 2: Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn và thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong bối cảnh mới tại trường Trung học cơ sở Thống Nhất, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tại trường Trung học cơ sở Thống Nhất, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Phần Kết luận


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

PHỔ THÔNG TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ


1.1. Tổng quan nghiên cứu

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Hoạt động tổ chuyên môn là một trong những hoạt động đặc trưng trong các trường học. Chính vì thế có nhiều nghiên cứu về hoạt động tổ chuyên môn, nhất là tổ chuyên trong trường THPT, THCS. Nhà nghiên cứu về quản lý giáo dục Eaker, R., & Keating, J. (2011) trong tác phẩm “Every school, every team, every classroom: District leadership for growing professional learning communities at work TM” 11 đã cho rằng kết quả hoạt động của nhà trường phụ thuộc phần lớn vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý công tác hoạt động của đội ngũ giáo viên. Trong tác phẩm của mình ông đã tổng kết những kinh nghiệm thành công cũng như thất bại trong việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại trường THPT. Theo ông thì thành công lớn nhất là phải phân công công việc một cách hợp lý giữa các thành viên trong ban giám hiệu, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn.

Jonhson (2003) cho rằng tổ chuyên môn là nơi tập hợp các giáo viên trong cùng một lĩnh vực, qua đó họ có thể trao đổi, sinh hoạt để nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân. Jonh (2003) cũng khẳng định rằng chỉ khi nâng cao được trình độ chuyên môn thì giáo viên mới có thể cải thiện tình hình học tập của học sinh và đáp ứng các nhu cầu của xã hội. Trách nhiệm của giáo viên nói chung và của tổ chuyên môn nói riêng là những cam kết trong việc cải thiện tình hình học tập của học sinh và đáp ứng các nhu cầu của xã hội. Một tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả là nơi giáo viên có thể tiếp


nhận những kiến thức mới về dạy và học, giúp họ nâng cao được kết quả dạy học và quản lý được việc dạy học trong trường. Ông cũng chỉ ra các hoạt động của tổ trưởng tổ chuyên môn :

+) Tìm hiểu những thách thức và cản trở trong việc dạy học của nhà trường trên cơ sở thu thập những thông tin thực tế trong việc dạy và học của học sinh sinh viên. Các nhà lãnh đạo cần thường xuyên xem xét kết quả học tập rèn luyện của HS, mối quan hệ của HS với các giáo viên trong trường, thái độ hành vi của học sinh, thái độ hành vi của giáo viên và nhân viên trong trường.

+) Nhà trường cần xây dựng các kế hoạch dài hạn để từ đó có thể khắc phục và chủ động đối phó với những khó khăn trong việc dạy và học của học sinh và giáo viên. Bên cạnh những kế hoạch dài hạn thì kế hoạch ngắn hạn cũng cần thiết nhằm giúp giáo viên tập trung cố gắng và nỗ lực hơn nữa cho các mục tiêu cuối cùng 16.

+) Tăng cường hơn nữa các hình thức hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn. Các hình thức bao gồm: hội thảo, huấn luyện, đào tạo chuyên môn, thảo luận bài học, tổ chức các buổi semina trao đổi kinh nghiệm, quan sát giờ dạy…

+) Hỗ trợ cho giáo viên cả vật chất và tinh thần để giáo viên có thể yên tâm công tác và tập trung vào công việc chuyên môn của họ.

+) Hội thảo là một trong những hoạt động quan trọng trong hoạt động tổ chuyên môn. Trong các buổi hội thảo, các giáo viên có cơ hội chia sẻ kế hoạch hoạt động và phát triển của nhà trường. Những vấn đề mà hội thảo có thể bàn luận bao gồm: xây dựng và phát huy vai trò lãnh đạo của giáo viên, xây dựng môi trường làm việc hiệu quả trong nhà trường, lãnh đạo của giáo viên trong quá trình dạy học, chỉ đạo và đánh giá các hoạt động của tổ chuyên môn, phân quyền cho tổ trưởng tổ chuyên môn để quản lý hoạt động của tổ chuyên môn. Có thể thấy, để quản lý tốt hoạt động của tổ chuyên môn thì các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2023