Quản Lý Thực Hiện Mục Tiêu Hoạt Động Thực Hành Lâm Sàng



- Kế hoạch THLS của HS, SV được tiến hành đồng thời cùng kế hoạch đào tạo chung của toàn trường. Quản lý kế hoạch THLS là: thu thập các thông tin, tổ chức lập kế hoạch, giám sát việc thực hiện mục tiêu, điều chỉnh nội dung, nguồn lực, biện pháp, tiến độ hoạt động, kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu của THLS. Nội dung trong kế hoạch THLS phải đảm bảo về mục tiêu THLS, thời gian THLS, phân bổ nội dung và thời gian suốt quá trình thực hiện của đợt THLS.

- Điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch là: Đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ GV hướng dẫn THLS phải đủ về số lượng, chất lượng phải đảm bảo, cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện THLS phải đáp ứng được các hoạt động THLS của GV và HS, SV.

1.4.2. Quản lý thực hiện mục tiêu hoạt động thực hành lâm sàng

Mục tiêu của hoạt động THLS chính là những gì mà người học cần phải làm được sau quá trình thực tập mà trước đó họ chưa làm được, là kết quả đạt được sau quá trình HS, SV THLS tại bệnh viện, được thể hiện qua năng lực: Là

kỹ năng thực hành khám - chữa bệnh, phát hiện triệu chứng, là năng lực chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh có hiệu quả. Và đặc biệt là hình thành nên thái độ của mỗi HS, SV đối với nghề Y, đó là y đức (là những đức tính cần phải có ở mỗi người cán bộ y tế đối với người bệnh và gia đình người bệnh, là đức tính của mỗi người thầy thuốc phải có mỗi khi đặt bút chỉ định thuốc sử dụng cho người bệnh).

Vì vậy, đối với HS, SV phải được trang bị một hệ thống các nội dung về kiến thức THLS để từ đó hình thành nên các kiến thức về kỹ năng, năng lực và thái độ nghề Y. Đó chính là mục tiêu mà mỗi HS, SV cần phải đạt được khi THLS tại bệnh viện.

- Thực hiện công tác quản lý mục tiêu THLS là:

+ Kiểm tra, giám sát việc GV có thực hiện phổ biến mục tiêu THLS cho HS, SV trước khi sang BVĐK THLS hay không?

+ HS, SV nhận thức về việc được GV phổ biến mục tiêu THLS cho HS, SV trước khi sang BVĐK THLS như thế nào?

+ Kiểm tra, đánh giá việc HS, SV thực hiện được những mục tiêu nào?

Việc thực hiện đó đạt ở mức độ nào?

Vì vậy, để đạt được những mục tiêu THLS thì HS, SV phải nhận được những thông tin về nội dung THLS để hình thành nên các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nên cần thiết phải phổ biến mục tiêu THLS cho HS, SV trước khi đi THLS tại bệnh viện và sau đợt thực hành phải kiểm tra đánh giá việc thực hiện các mục tiêu của HS, SV.

1.4.3. Quản lý thực hiện nội dung chương trình thực hành lâm sàng

Chương trình và nội dung THLS đã được qui định trong chương trình khung và chương trình chi tiết cho từng môn chuyên ngành, từng đối tượng người học,…

Dựa trên cơ sở mục tiêu THLS xác định nội dung THLS. Trong các chương trình khung của chương trình THLS có các nội dung thực hành khác nhau được cụ thể hoá từng môn học theo theo chuyên ngành và sự khác nhau với mỗi đối tượng, mỗi năm học. Nó bao gồm: những tiêu chuẩn THLS cần thiết,

những chi tiết cần học và những vấn đề nào là trọng tâm. Nên mục tiêu THLS và nội dung THLS có mối quan hệ khăng khít với nhau, và hiệu quả của những hoạt động THLS giúp cho việc đạt được các mục tiêu đó.

Để thực hiện việc quản lý hoạt động THLS thuận lợi, cần phải phân cấp quản lý:

- Đối với nhà trường:

Cấp quản lý Nhà trường với chủ thể quản lý là Ban giám hiệu có sự hỗ trợ của phòng đào tạo. Đối tượng quản lý là Khoa Y học lâm sàng với sự tham gia hoạt động của các bộ môn lâm sàng.

Mục tiêu quản lý: Quản lý các hoạt động của các bộ môn trực thuộc Khoa Y học lâm sàng trong việc giảng dạy, hướng dẫn THLS thực hiện đúng mục tiêu, nội dung chương trình đã qui định qua các biện pháp quản lý hành chính (các văn bản qui định, các qui chế hoạt động chuyên môn, qui chế THLS lâm sàng…); chế độ báo cáo định kỳ các hoạt động về hoạt động THLS lâm sàng, các kết quả kiểm tra đánh giá HS, SV.

- Đối với Bộ môn và Khoa Y học lâm sàng:

Cấp quản lý Khoa Y học lâm sàng với chủ thể quản lý là Trưởng - phó khoa, trưởng phó các bộ môn lâm sàng trực thuộc khoa. Đối tượng quản lý là giáo viên (cơ hữu và thỉnh giảng) của các bộ môn trực thuộc Khoa Y học lâm

sàng và HS, SV. Mục tiêu quản lý của Khoa Y học lâm sàng chỉ đạo trực tiếp


các Bộ môn quản lý các hoạt động giảng dạy (lý thuyết và THLS) của giáo viên trực thuộc từ việc xây dựng kế hoạch cho từng phần học; Theo dõi tổ chức thực hiện, việc phân công giảng dạy (phân học phần, phân lịch giảng); Theo dõi việc thực hiện có đúng tiến độ, đúng với kế hoạch, đúng mục tiêu, đúng nội dung chương trình THLS bằng các biện pháp: kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất các hoạt động của GV tại các cơ sở THLS; Kế hoạch kiểm tra đánh giá cuối đợt, phân công GV hỏi thi, chấm thi; Các báo cáo tổng hợp hết học phần của giáo viên và đánh giá kết quả học tập của HS, SV.

* Các bước tổ chức thực hiện chương trình THLS tại bệnh viện đa khoa:

- Xây dựng kế hoạch.

- Xác định mục tiêu THLS.

- Xây dựng nội dung chương trình.

- Soạn bài giảng hướng dẫn THLS.

Bước 2: Chuẩn bị những phương tiện hướng dẫn THLS phù hợp với nội

dung chương trình

Bước 3:

- Thông báo những nội dung chương trình THLS.

- Thông báo những qui định đối với hoạt động thực hiện chương trình THLS tại bệnh viện

Bước 4: Bố trí môi trường tổ chức thực hiện chương trình hoạt động THLS

tại bệnh viện.

Bước 5: GV thao tác mẫu những qui trình kỹ thuật chuyên môn

Bước 6: Tổ chức cho HS, SV luyện từng thao tác theo bước mẫu theo

qui trình kỹ thuật (bảng kiểm)

Bước 7: Tổ chức thực hiện tổng hợp trình tự cả qui trình.

Bước 8: Tổ chức luyện tập độc lập

Bước 9: Tổ chức luyện tập định kỳ

Bước 10: Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả THLS

Bước 11: Tổ chức rút kinh nghiệm, giao việc.

* Các hình thức tổ chức thực hiện:

- Tổ chức lớp học: Áp dụng trong giao ban, học lý thuyết của bài giảng THLS.

- Tổ chức theo nhóm: Áp dụng khi hướng dẫn THLS, đi buồng bệnh co HS, SV.

- Tổ chức dạy các nhân: Thường được áp dụng trong các tua trực,…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh - sinh viên trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn - 5

Bước 1:


1.4.4. Quản lý hoạt động hướng dẫn thực hành lâm sàng của giáo viên

Các giáo viên hướng dẫn THLS là chủ thể quản lý trực tiếp với HS, SV, giữ một vai trò chủ đạo và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hành của HS, SV. Việc giảng dạy đúng thời gian theo kế hoạch, đúng mục tiêu, đúng nội dung là do giáo viên thực hiện đồng thời với việc quản lý các hoạt động THLS của HS, SV thực hiện đúng với nội qui, qui chế do nhà trường và Bệnh viện đề ra.

Dựa trên lịch giảng chi tiết của khoa Y học lâm sàng và kế hoạch phân công giảng dạy của mỗi bộ môn, Ban giám hiệu và Tổ kiểm tra THLS sẽ xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất. Với mục đích giám sát việc thực hiện giảng dạy, hướng dẫn của GV có đúng nội dung, chương trình, đúng tiến độ theo kế hoạch không.

Khoa Y học lâm sàng chỉ đạo các bộ môn xây dựng kế hoạch THLS với học phần chuyên môn của từng bộ môn dựa trên kế hoạch THLS cụ thể đã được khoa phê duyệt và lịch phân công GV tham gia hướng dẫn THLS cho HS, SV.

Quá trình hướng dẫn thực hành lâm sàng cho HS, SV, phương pháp hướng dẫn THLS của GV là yếu tố vô cùng quan trọng. Phương pháp hướng dẫn THLS của GV phù hợp sẽ tạo cho HS, SV tính tự chủ trong học tập, phát huy được tính tự giác, tư duy tích cực, chủ động cho HS, SV; Tạo môi trường học THLS lành mạnh, đảm bảo tính khoa học và nhân văn; Đảm bảo được các qui trình kỹ năng chuyên môn;

Quản lý việc thực hiện hoạt động hướng dẫn THLS của GV qua sổ theo dõi THLS, dựa trên sổ theo dõi để đánh giá cả việc GV có thực hiện đúng tiến độ, thực hiện đúng nội dung, đúng chương trình, đúng thời lượng không?

GV hướng dẫn THLS là nhân tố quyết định chất lượng THLS của HS, SV. Nên phải thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sẽ góp phần nâng cao chất lượng THLS cho HS, SV. Vì vậy các nhà trường cần có kế hoạch cử GV học tập, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. Bên cạnh đó cần có sự trợ giúp đối với các GV trẻ mới vào nghề cần được những GV có kinh nghiệm kèm cặp, hướng dẫn.

1.4.5. Quản lý hoạt động học thực hành lâm sàng của học sinh, sinh viên

Quản lý hoạt động học THLS của HS, SV là đòi hỏi công tác quản lý làm sao tạo được động lực cho HS, SV phấn đấu trong học THLS để đạt được kết quả học tập cao nhất, say mê học tập, tích cực chủ động học THLS đáp ứng mục tiêu cần phải đạt được về kiến thức chuyên môn, về thái độ và kỹ năng, năng lực nghề nghiệp. Muốn vậy trong quá trình hướng dẫn THLS cho học sinh, sinh viên, giáo viên cần đồng thời rèn luyện các kỹ năng lâm sàng cũng như thái độ trong giao tiếp, ứng xử cho HS, SV. Định hướng cho HS, SV có động cơ, thái độ đúng đắn. GV truyền tải đúng nội dung kiến thức lý thuyết song hành với việc THLS để HS, SV dễ thiếp thu; Quản lý việc tuân thủ các qui định đối với THLS và các qui phạm pháp lật của nhà nước.

Nội dung quản lý hoạt động THLS của HS, SV trường Trung cấp Y tế bao gồm: Quản lý việc thực hiện kế hoạch THLS: Quản lý về tiến độ để đảm bảo việc THLS được thực hiện đầy đủ các nội dung theo thời gian qui định, đảm bảo đợt THLS không bị kéo dài thời gian.

1.4.6. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động thực hành lâm sàng

Việc kiểm tra đánh giá giúp phát hiện ra những hạn chế trong quá trình thực hiện kế hoạch THLS để cấp quản lý điều chỉnh cho phù hợp. Để đảm bảo tính khách quan trong hoạt động kiểm tra cần phải xây dựng được các tiêu chí, tiêu chuẩn phù hợp với mục tiêu kiểm tra. Kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất trên thực tế sẽ cho kết quả khách quan, đánh giá đúng thực trạng. Trong quá trình thực hiện kiểm tra cần phải tôn trọng người được kiểm tra. Khi phát hiện ra các sai sót cần tạo điều kiện cho GV, HS, SV sửa chữa, khắc phục.

Kiểm tra đánh giá hoạt động của GV hướng dẫn THLS: Kiểm tra có thể thực hiện dưới nhiều hình thức (Qua báo cáo của bộ môn, ý kiến phản ánh của HS, SV, ý kiến của GV chủ nhiệm, kiểm tra sổ Theo dõi THLS đánh giá được tiến độ thực hiện nội dung chương trình, phương pháp hướng dẫn THLS của GV).

Kiểm tra đánh giá hoạt động THLS của HS, SV tại bệnh viện: Kiểm tra việc thực hiện nội qui qui định đối với HS, SV trong thực hành lâm sàng tại bệnh viện như: Đảm bảo thời gian THLS; Tinh thần trách nhiệm với người bệnh, với

cơ sở vật chất của nhà trường và bệnh viện; Tạo lập mối quan hệ tốt với các cán bộ bệnh viện;

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu tay nghề được giao; kiểm tra về tinh phần, thái độ trong giao tiếp và phục vụ người bệnh; Kiểm tra kết quả học THLS, Đánh giá trình độ kỹ năng, kỹ xảo của mỗi HS, SV sau thực hành lâm sàng: Là phương pháp kiểm tra cuối mỗi đợt thực hành lâm sàng để biết được HS, SV có đạt được mục tiêu hay không. Thông qua việc đánh giá mà GV cũng biết được là còn phần nào cần điều chỉnh. Các hình thức đánh giá:

- Quan sát trực tiếp kết hợp hỏi - đáp.

- Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh, đánh giá việc thực hiện theo qui trình.

- Bốc thăm bệnh nhân làm bệnh án (y sĩ), làm kế hoạch chăm sóc (điều dưỡng). HS, SV sau khi bốc thăm bệnh nhân sẽ tiến hành thăm khám bệnh nhận tại giường bệnh. Khai thác các triệu chứng, tổ hợp các triệu chứng qui về hội chứng. Chẩn bệnh, đề nghị làm các xét nghiệm giúp chẩn đoán, loại trừ bệnh, tiên lượng bệnh,… Cho thuốc điều trị hoặc thuốc xử trí (nếu có diễn biến), chế độ chăm sóc cho người bệnh. Trình bệnh án cho GV.

Quản lý việc kiểm tra, đánh giá THLS của GV với HS, SV bằng quan sát hoạt động kiểm tra của GV.

Quản lý việc thực hiện qui trình kiểm tra đánh giá cuối đợt THLS của mỗi khoa. Có qui định về việc kiểm tra đánh giá cuối đợt THLS của HS, SV.

Quản lý việc tổ chức kiểm tra, trả điểm về phòng đào tạo của các GV theo đúng qui định. Tổ chức theo dõi việc tổ chức kiểm tra, trả điểm về phòng Đào tạo có đúng tiến độ không.

- Kiểm tra đánh giá kết quả THLS sẽ cho cán bộ quản lý những minh chứng về mức độ đạt được so với yêu cầu đề ra.

Kiểm tra đánh giá cuối đợt phải đảm bảo:

+ Tính công bằng, khách quan.

+ Đảm bảo kiến thức bao quát, không mang tính trọng điểm.

+ Đảm bảo phản ánh thực chất kiến thức của HS, SV.

+ Đảm bảo nguyên tắc phát triển.

Việc đánh giá chính xác, trung thực, khách quan sẽ đem lại ảnh hưởng tốt với người học, có tác động tốt đến tâm lý của người học, tạo nên niềm tin, có động lực cố gắng hơn nữa, có ý chí quyết tâm phấn đấu hơn.

1.4.7. Quản lý cơ sở vật chất, phương tiện, trang - thiết bị phục vụ cho hoạt động thực hành lâm sàng tại bệnh viện

Đây là điều kiện để tạo nên chất lượng, hiệu quả đào tạo, là điều kiện cơ bản giúp GV thực hiện tốt hoạt động giảng dạy cho HS, SV. Cơ sở vật chất, phương tiện, trang - thiết bị hiện đại sẽ giúp HS, SV dễ dàng tiếp cận với khoa học hiện đại, tiến tiến. Hoạt động THLS sẽ đạt được hiệu quả tốt khi GV và HS, SV có phòng học, giao ban, phòng trực riêng tại bệnh viện. Do đó, vấn đề quản lý cơ sở vật chất, phương tiện, trang - thiết bị phục vụ hoạt động THLS không chỉ là các CB, GV của cơ sở THLS mà mỗi CB, GV và các HS, SV của nhà trường phải nêu cao tinh thần trách nhiệm.

Công tác quản lý cơ sở vật chất, phương tiện, trang - thiết bị phục vụ hoạt động THLS là một trong những nhiệm vụ của CB,GV và HS, SV của nhà trường. Bao gồm: Công tác bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, các phương tiện, các trang - thiết bị phục vụ hoạt động THLS.

1.4.8. Quản lý công tác phối hợp giữa nhà trường và bệnh viện

Quản lý hoạt động THLS là một hoạt động rất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban giám hiệu nhà trường với Ban giám đốc của cơ sở THLS; cần có sự phối hợp chặt chẽ của CB, GV nhà trường và CB,GV của cơ sở THLS nơi HS, SV của nhà trường đến THLS.

Đây là vấn đề quan trọng để đảm bảo việc thực hiện tốt các nội dung chương trình THLS. Bệnh viện là cơ sở thuận lợi nhất để HS, SV thực hành lâm sàng cùng với những trang - thiết bị đầy đủ, hiện đại và với môi trường thuận lợi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/05/2022