Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh - sinh viên trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức của CB,GV và HS,SV về tầm quan trọng của hoạt động THLS 41

Bảng 2.2. Khảo sát thực trạng nhận thức của CB, GV và HS, SV về mức

độ cần thiết của quản lý hoạt động THLS tại BVĐKBK 42

Bảng 2.3. Đánh giá của CB, GV và HS, SV về mức độ phù hợp của mục tiêu chương trình THLS 43

Bảng 2.4. Đánh giá của CB, GV và HS, SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn

về sự phù hợp của nội dung chương trình THLS của HS, SV 44

Bảng 2.5. Khảo sát thực trạng việc CB, GV thực hiện đầy đủ các bước trong tổ chức thực hiện chương trình THLS tại bệnh viện 45

Bảng 2.6. Khảo sát thực trạng các hình thức tổ chức thực hiện chương trình THLS cho HS, SV tại bệnh viện 47

Bảng 2.7. Khảo sát mức độ phù hợp của nội dung kế hoạch hoạt động THLS tại bệnh viện 49

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Bảng 2.8. Khảo sát về sự cần thiết của việc phổ biến và triển khai kế hoạch THLS trước khi HS, SV đi THLS tại bệnh viện 50

Bảng 2.9. Khảo sát về sự cần thiết phổ biến mục tiêu chương trình THLS cho HS, SV trước khi THLS 51

Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh - sinh viên trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn - 2

Bảng 2.10. Khảo sát về mức độ thực hiện mục tiêu chương trình THLS 51

Bảng 2.11. Khảo sát CB, GV và HS, SV về mức độ phù hợp của nội dung chương trình hoạt động THLS 52

Bảng 2.12. Khảo sát cán bộ, giáo viên về việc thực hiện nội dung chương trình hoạt động thực hành lâm sàng (1≤ X ≤ 3, n=35) 52

Bảng 2.13. Thực trạng thực hiện hoạt động hướng dẫn thực hành lâm sàng của cán bộ, giáo viên 55

Bảng 2.14. Khảo sát ý kiến của cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên về

số lượng cán bộ, giáo viên hướng dẫn thực hành lâm sàng 56

Bảng 2.15. Khảo sát về phương pháp hướng dẫn thực hành lâm sàng và phương pháp đánh giá kết quả thực hành lâm sàng của đội ngũ cán bộ, giáo viên 56

Bảng 2.16. Khảo sát thực trạng số cán bộ, giáo viên được tập huấn về phương pháp hướng dẫn thực hành lâm sàng và phương pháp đánh giá thực hành lâm sàng 57

Bảng 2.17. Khảo sát việc đánh giá học sinh, sinh viên thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học thực hành lâm sàng 58

Bảng 2.18. Khảo sát về mức độ thực hiện nội qui, qui chế khi hoạt động thực hành lâm sàng tại bệnh viện 60

Bảng 2.19. Thực trạng về sự phối hợp quản lý hoạt động thực hành lâm sàng giữa nhà trường và bệnh viện trong quá trình học sinh, sinh viên hoạt động thực hành lâm sàng tại bệnh viện 61

Bảng 2.20. Khảo sát ý kiến của CB, GV, HS, SV về mức độ điều kiện cơ sở

vật chất, trang - thiết bị phục vụ hoạt động THLS tại bệnh viện 63

Bảng 2.21. Khảo sát ý kiến đánh giá của CB, GV về công tác kiểm tra, việc thực hiện kế hoạch THLS ở bệnh viện 65

Bảng 2.22. Khảo sát công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động THLS 66

Bảng 2.23. Khảo sát sự thay đổi hoạt động THLS sau khi kiểm tra đánh giá 67

Bảng 2.24. Đánh giá mức độ đạt được của mục tiêu chương trình (do phòng Đào tạo khoa học &công tác học sinh cung cấp) 67

Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý THLS cho HS, SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn 84

Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý THLS cho HS, SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn 85

vi

Bảng 3.3. Mối quan hệ giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp... 86


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong xu thế phát triển chung của đất nước, những năm gần đây, hệ thống đào tạo cán bộ ngành Y tế đã có nhiều thay đổi. Các cơ sở đào tạo cán bộ Y tế cũng được nâng cấp về cơ sỏ vật chất, được đầu tư trang - thiết bị cho THLS và phương tiện cho giảng dạy. Chương trình đào tạo cũng đã được đổi mới, đội ngũ giảng viên, giáo viên thường xuyên được đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ,… Đối với các trường đào tạo nghề cho ngành Y tế, thì việc hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho người học thông qua hoạt động THLS luôn được chú trọng hàng đầu.

Hoạt động THLS là cách dạy và học mang tính đặc thù riêng của ngành Y tế, mang tính chuyên biệt và là một phần đặc biệt quan trọng trong hoạt động dạy

- học Y khoa. Hoạt động THLS với mục tiêu là trang bị cho người học những kỹ năng lâm sàng. Chỉ khi có được các kỹ năng THLS thì HS, SV mới có thể vận dụng được các kiến thức của lý thuyết cơ bản và sự đa dạng, phong phú về các mặt bệnh của thực tiễn, để từ đó đưa ra được các quyết định đúng đắn trong chẩn đoán bệnh và mới có được phương pháp điều trị chính xác, hiệu quả. Trong chương trình đào tạo của ngành Y tế, các môn THLS chiếm khoảng 2/3 thời lượng của chương trình đào tạo [4],[30]. Như vậy, hoạt động THLS đóng vai trò cốt lõi trong chương trình đào tạo ngành Y tế nói chung.

Trong chương trình đào tạo HS, SV của trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn, hoạt động THLS tại các bệnh viện là một nội dung trọng tâm, chiếm một thời lượng lớn (2/3 chương trình đào tạo). THLS giúp HS, SV củng cố kiến thức cơ bản của lý thuyết, hiểu sâu hơn về lý thuyết, mở rộng kiến thức thông qua các mặt bệnh trong thực tiễn, hình thành và phát triển ở HS, SV các kỹ năng chuyên môn cần thiết (Kỹ năng THLS) như: Khám bệnh (khám cơ quan hô hấp, khám cơ quan tuần hoàn, khám cơ quan tiêu hóa, tiết niệu, thần kinh, chuyên khoa,…); Kỹ năng chuyên môn: chữa bệnh (xử trí shock phản vệ, xử trí khó thở, xử trí đột

quị; xử trí các chấn thương, điều trị các bệnh,…); kỹ năng thực hiện thủ thuật (đặt nội khí quản, đặt ống dẫn lưu dạ dày, chọc dò tủy sống, chọc dò màng phổi, chọc dò màng bụng, tiêm - truyền,…).

Hiện nay, hoạt động THLS của HS, SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn cũng đã có rất nhiều cố gắng, công tác quản lý hoạt động THLS của HS, SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn luôn được coi là một trong những khâu quan trọng của công tác quản lý đào tạo. Do đó, việc nâng cao chất lượng quản lý hoạt động THLS của HS, SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn trở thành một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Song cho đến thời điểm này vẫn chưa có một nghiên cứu nào đánh giá về thực trạng quản lý hoạt động THLS của HS, SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn, để làm cơ sở cho việc đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo thực hiện theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI).

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu vấn đề: “Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của HS, SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn” làm đề tài luận văn của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động THLS của HS, SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn, đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động THLS của HS, SV nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động THLS, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn.

3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy THLS của CB, GV và hoạt động học THLS của HS, SV Trường Trung cấp Y tế.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động THLS của HS, SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn.

4. Giả thuyết khoa học

Hoạt động thực hành lâm sàng của HS, SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn trong thời gian qua đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản, tuy nhiên trong bối

cảnh đổi mới giáo dục hiện nay còn tồn tại những bất cập. Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt động thực hành lâm sàng cho học sinh, sinh viên phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường có sự phối hợp chặt chẽ với cơ sở THLS; phát huy tính chủ động tích cực của HS, SV, giúp HS, SV có nhiều cơ hội để rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp thì kết quả hoạt động THLS sẽ được nâng lên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo HS, SV đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động THLS của HS, SV trường Trung cấp Y tế.

5.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động THLS của HS, SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn.

5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động THLS cho HS, SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn.

6. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu Công tác quản lý hoạt động THLS đối với HS, SV trường Trung cấp Y tế tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn trong năm học 2017

- 2018, số liệu nghiên cứu lấy từ năm học 2015 - 2016.

- 35 CB, GV (cơ hữu và thỉnh giảng) của trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn.

- Toàn bộ HS, SV đang THLS tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn trong thời gian Nghiên cứu đề tài.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, khái quát, hệ thống những lý luận qua các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn để làm cơ sở căn cứ khoa học cho các biện pháp. Chú trọng các tài liệu liên quan đến công tác quản lý hoạt động đào tạo, quản lý THLS trong các trường trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp đào tạo chuyên ngành y khoa. Tham khảo Luật Giáo dục, các nghị

định của Chính phủ, các văn bản qui định của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Y tế về giáo dục nghề nghiệp.

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:

Có 02 loại phiếu phỏng vấn, dành cho 02 đối tượng: CB, GV hướng dẫn THLS (cơ hữu và thỉnh giảng) và HS, SV tham gia hoạt động THLS. Mục đích thu thập số liệu, dữ liệu về thực trạng công tác quản lý hoạt động THLS của HS, SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn.

* Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các CB, GV tham gia giảng dạy THLS và các HS, SV của nhà trường đang THLS tại BVĐK BK về những thông tin chung, những thuận lợi, những hạn chế và những ý kiến đề xuất đối với việc quản lý hoạt động THLS; thu thập thông tin qua phiếu điều tra, cập nhật số liệu, xử lý số liệu điều tra.

* Phương pháp quan sát:

Qúa trình quản lý hoạt động THLS của CB, GV, các bước thực hiện qui trình hoạt động THLS của HS, SV trong các giờ THLS tại Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn.

* Phương pháp nghiên cứu sản phẩm:

Nghiên cứu hồ sơ đào tạo THLS của CB, GV và hồ sơ học THLS của HS, SV trường Trung cấp Y tế tại Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn.

* Phương pháp chuyên gia:

Khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp qua việc trao đổi, phỏng vấn, lấy ý kiến của các nhà quản lý, các nhà giáo, các chuyên gia đã có bề dày kinh nghiệm trong công tác quản lý có ý nghĩa thẩm định các biện pháp đề xuất trong quá trình nghiên cứu đề tài.

* Phương pháp toán thống kê:

Thu thập, xử lý, phân tích các số liệu điều tra.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo; Phụ lục. Phần Nội dung chính luận văn gồm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động THLS của HS, SV trường Trung cấp Y tế.

Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động THLS của HS, SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn.

Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động THLS của HS, SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH LÂM SÀNG CỦA HỌC SINH - SINH VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Trong đào tạo y học thì hoạt động THLS luôn được coi là trọng tâm của chương trình đào tạo. Hoạt động THLS được coi là một đặc trưng riêng biệt trong lĩnh vực đào tạo của ngành Y tế. Trong hoạt động này, người giáo viên nắm giữ vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển nhằm giúp cho HS, SV thực hiện các thao tác kỹ thuật chuyên môn theo đúng qui trình - Đây là bước chuyển hoá từ kiến thức cơ bản (lý thuyết) được đưa vào thực tế trong công tác điều trị bệnh thông qua thao tác thực hiện kỹ thuật chuyên môn (lâm sàng). Đòi hỏi mỗi HS, SV phải đạt được sự thuần thục về qui trình kỹ thuật (thứ tự thực hiện từng bước thao tác kỹ thuật), từ đó phát triển hình thành nên các kỹ năng lâm sàng. Hoạt động THLS luôn là vấn đề mà các nhà giáo dục quan tâm tới. Quản lý hoạt động THLS tốt sẽ nâng cao chất lượng THLS và chất lượng đào tạo đối với các trường y khoa trong cả nước.

Hiện nay, có nhiều nhóm nghiên cứu trong nước và nước ngoài đã nghiên cứu về công tác quản lý hoạt động thực hành.

1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài

- Cuốn tài liệu: “Giảng dạy nhân viên chăm sóc sức khỏe” của tác giả Fred Abbatt và Rosemany McMahon (1985) là một cuốn sách hướng dẫn thực hành dành cho công tác giảng dạy nhân viên y tế. 28 Cuốn sách đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Tác giả giải thích rõ vấn đề người giảng viên phải biết cụ thể người học cần học cái gì. Từ nhiệm vụ, tác giả phân tích sự khác biệt giữa các điều cần học khác nhau: Kiến thức, thái độ, kỹ năng thao tác tay nghề. Tác giả đưa ra khái quát những gì cần học, làm cơ sở để nhà quản lý xây dựng kế hoạch chung cho chương trình khóa học, kế hoạch đánh giá và lựa chọn các phương pháp giảng dạy cũng như kế hoạch quản lý.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí