Tổ Chức Thực Hiện Kế Hoạch Phối Hợp Giữa Nhà Trường Và Các Lực Lượng Giáo Dục Trong Gdkns Cho Học Sinh

1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục trong GDKNS cho học sinh

Tổ chức thực thực hiện kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục trong GDKNS cho học sinh có liên quan mật thiết đến việc tổ chức các hoạt động học tập văn hoá trong nhà trường.

Quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch gồm:

Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục trong GDKNS cho học sinh do Hiệu trưởng làm trưởng ban.

- Xây dựng các lực lượng tham gia phối hợp GDKNS cho học sinh.

- Giải thích mục tiêu, yêu cầu, của kế hoạch phối hợp GDKNS. Thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch đã đề ra.

- Sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý, huy động cơ sở vật chất, kinh tế. Khi sắp xếp bố trí nhân sự, Hiệu trưởng phải biết được phẩm chất và năng lực của từng người, mặt mạnh, mặt yếu, nếu cần có thể phân công theo từng “ê kíp” để công việc được tiến hành một cách thuận lợi và có hiệu quả.

- Tổ chức bồi dưỡng giáo viên, PHHS và các tổ chức đoàn thể thực hiện nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng sống, nâng cao năng lực cho giáo viên về dạy học tích hợp và phương pháp dạy học tích cực để giáo dục KNS cho học sinh.

- Huy động các chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm tổ chức nghe báo cáo kinh nghiệm về GDKNS cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường.

- Huy động nguồn lực như: nguồn tài chính, cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động giáo dục của nhà trường nói chung và GDKNS cho học sinh nói riêng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

1.4.3. Chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục trong GDKNS cho học sinh

Chỉ đạo phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục trong GDKNS cho học sinh là chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận thực hiện những

Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại các trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh - 5

nhiệm vụ để bảo đảm việc GDKNS diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho đạt hiệu quả.

Việc chỉ đạo phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục trong GDKNS cho học sinh sẽ đạt hiệu quả cao nếu trong quá trình chỉ đạo Hiệu trưởng biết kết hợp giữa sử dụng uy quyền và thuyết phục, động viên kích thích, tôn trọng, tạo điều kiện cho CBGV, PHHS và các tổ chức đoàn thể được phát huy năng lực và tính sáng tạo của họ. Điều này giúp cho sự phối hợp tiến hành một cách thường xuyên liên tục đáp ứng cho công tác GDKNS cho học sinh diễn ra từng ngày. Hiệu trưởng đề ra những công việc cụ thể cho từng giai đoạn của quá trình phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, hướng dẫn việc thực hiện giải quyết những khó khăn vướng mắc, uốn nắn điều chỉnh những sai lệch trong quá trình phối hợp.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục trong GDKNS cho học sinh

Việc kiểm tra công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh là một việc làm hết sức quan trọng. qua kiểm tra hiệu trưởng sẽ phát hiện ra những mặt mạnh, mặt yếu, để ngăn chặn, uốn nắn những lệch lạc của tập thể và cá nhân khi tiến hành công việc.

Quá trình kiểm tra sẽ góp phần hình thành ý thức và năng lực tự kiểm tra công việc của chính bản thân mỗi cán bộ giáo viên. Trong trường tiểu học kiểm tra việc thực hiện công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Bao gồm các nội dung sau:

- Kiểm tra hoạt động phối kết hợp với PHHS và các đoàn thể xã hội của giáo viên: Yêu cầu đi sâu vào các nội dung công việc, việc phối kết hợp với PHHS và năng lực sư phạm của từng giáo viên, giúp họ làm tốt công việc GDKNS cho học sinh, đồng thời xây dựng được không khí sư phạm, thực hiện mục tiêu giáo dục một cách đồng bộ. Công tác tiến hành kiểm tra đó là; kiểm tra kế hoạch giáo GDKNS cho học sinh, kiểm tra kế hoạch chủ nhiệm lớp (trong đó

có công tác phối hợp với PHHS và các tổ chức đoàn thể xã hội), kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; kiểm tra việc triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục.

Hiệu trưởng có thể kiểm tra định kỳ, thường xuyên, đột xuất, trực tiếp hoặc gián tiếp, cần xây dựng chuẩn đánh giá phù hợp với đặc điểm của nhà trường thì việc kiểm tra đánh giá mới khách quan công bằng rõ ràng.

Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả phối hợp GDKNS cho học sinh phải gắn liền với nội dung đánh giá kết quả giáo dục.

Để thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra kết quả phối hợp GDKNS cho học sinh hiệu trưởng cần tiến hành các nhiệm vụ sau đây:

Lập kế hoạch kiểm tra: Xác định rõ mục tiêu, nội dung kiểm tra, đánh giá, chuẩn đánh giá, phương pháp, hình thức đánh giá.

Xây dựng các lực lượng kiểm tra, đánh giá. Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá.

Tổ chức kiểm tra, đánh giá.

Phân tích kết quả kiểm tra, đánh giá và phản hồi thông tin tới học sinh, giáo viên, PHHS và các tổ chức đoàn thể xã hội nhằm giúp họ hoàn thiện quá trình phối hợp rèn luyện KNS cho học sinh.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học

1.5.1. Mục tiêu giáo dục TH và yêu cầu GDKNS

Đây chính là yếu tố đầu tiên có tính định hướng cho công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học. Nếu không bám sát mục tiêu giáo dục ở bậc TH và không xác định được yêu cầu của việc GDKNS cho học sinh thì công tác tổ chức các hoạt động phối hợp sẽ không đạt hiệu quả trong việc giáo dục rèn luyện KNS cho học sinh.

1.5.2. Nhận thức của các lực lượng tham gia phối hợp GDKNS cho học sinh

Nhận thức của các lực lượng tham gia quản lý hoạt động phối hợp GDKNS cho HS trong các trường TH được đánh giá bởi các vấn đề như: Nhận thức của CBQL, giáo viên, PHHS về sự cần thiết phải GDKNS cho học sinh; hiểu thế nào là KNS; ý nghĩa vai trò của GDKNS cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, nhất là trước sự phát triển và hội nhập của đất nước; vai trò chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc GDKNS cho học sinh.

Tuy nhiên trình độ nhận thức của các lực lượng tham gia quản lý hoạt động phối hợp GDKNS cho học sinh không đồng đều, do đó sự tham gia của các lực lượng trong các hoạt động giáo dục sẽ khác nhau. Vì vậy đòi hỏi nhà quản lí tổ chức các hoạt động giáo dục cần có sự tuyên truyền vận động, hướng dẫn, động viên khuyến khích kịp thời tới các lực lượng tham gia quản lí giáo dục thì công tác GDKNS cho học sinh mới được nâng tầm và hiệu quả, đáp ứng được mục tiêu giáo dục của bậc học.

1.5.3. Trình độ của đội ngũ giáo viên

Trong giai đoạn hiện nay đội ngũ giáo viên giảng dạy của trường TH đều có trình độ tốt nghiệp từ Cao đẳng trở lên. Đa số giáo viên trong các trường có trình độ đại học. Họ đều được học kiến thức tâm lí, nghiệp vụ sư phạm, được thực tập sư phạm, được tiếp xúc làm quen với các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Cùng với sự phát triển của đất nước, được Đảng và nhà nước quan tâm, ngày nay đội ngũ giáo viên của nhà trường đã có điều kiện được phát huy năng lực của mình trong giảng dạy và giáo dục thế hệ trẻ. Đội ngũ giáo viên đều là những cán bộ yêu nghề, yên tâm với công việc, gắn bó với nhà trường. Tuy nhiên trong đội ngũ các nhà giáo vẫn còn không ít các thầy cô mới chỉ chú ý “dạy chữ ” mà chưa thực sự quan tâm đến “ dạy người ”. Điều này được thể hiện trong các bài giảng còn thiếu tính thực tiễn, cách giao tiếp giữa giáo viên và học sinh còn thiếu cởi mở, còn ngại trong việc tham gia các hoạt động chung của nhà trường mà nhất là hoạt động GDKNS cho học sinh. Vì thế các nhà

quản lí giáo dục nói chung, Ban giám hiệu nhà trường nói riêng cần phải có kế hoạch chương trình yêu cầu trong công tác giáo dục tư tưởng, trình độ nhận thức của giáo viên về nghề nghiệp, nhất là giáo dục rèn luyện KNS cho học sinh. “Dạy chữ, dạy nghề, dạy người” là những yêu cầu cần phải được thực hiện xuyên suốt trong tư tưởng giáo dục của mỗi người thầy. Chỉ khi nào trình độ nhận thức của đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường khá đồng đều, thấy được vai trò trách nhiệm cũng như lương tâm của mình trước học sinh, trước sự yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của xã hội thì khi đó công tác giáo dục nói chung và GDKNS cho học sinh mới đạt được hiệu quả như mong muốn.

1.5.4. Tính tích cực của học sinh tham gia vào quá trình rèn luyện KNS

Đây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới việc quản lý hoạt động phối hợp GDKNS cho học sinh bởi chính các em học sinh là đối tượng của hoạt động này.

Học sinh là nhân tố có tính chất quyết định tới kết quả của hoạt động phối hợp giáo dục KNS và hoàn thiện KNS cho học sinh.

Tính tự giác, tính tích cực tham gia vào quá trình rèn luyện, giáo dục KNS của học sinh, giúp học sinh tự chủ trong quá trình lĩnh hội, rèn luyện KNS để phát triển nhân cách.

1.5.5. Điều kiện kinh tế xã hội, văn hoá của địa phương, của gia đình

Điều kiện kinh tế xã hội, văn hoá của địa phương, của gia đình có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc tới việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc GDKNS cho học sinh tiểu học là vì:

- Điều kiện kinh tế của địa phương cung cấp nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất cho nhà trường, cho học sinh ngồi trên ghế nhà trường. Chính nền tảng kinh tế của địa phương đã tạo nền tảng cho các trường xây dựng trường ra trường, lớp ra lớp. Nền tảng kinh tế của địa phương tốt cũng sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể giáo dục, các thày cô giáo có thời gian và tâm sức dành cho sự nghiệp giáo dục.

- Nền tảng kinh tế gia đình vững chắc, bố mẹ có điều kiện trang bị cho con cái những điều kiện học tập tốt hơn, bố mẹ dành nhiều thời gian quan tâm

tới việc chăm sóc giáo dục con em. Mối quan hệ này dẫn đến sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội một cách tự nhiên, không gò bó. Môi trường xã hội ổn định, nền tảng gia đình tốt đẹp là điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

- Các phong trào văn hoá, xã hội địa phương tổ chức tốt sẽ lôi cuốn gia đình và nhà trường tham gia một cách tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp. Chính phong trào “Xây dựng gia đình văn hoá”, “Giữ gìn trật tự an ninh”, “Bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp”, “Phòng chống các tệ nạn xã hội”,... là điều kiện để GDKNS cho học sinh tốt và hiệu quả. Như vậy, các hoạt động văn hoá tinh thần là môi trường thuận lợi cho sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc GDKNS cho học sinh tiểu học.

Bởi vậy điều kiện kinh tế xã hội, phong tục, tập quán, lối sống và đặc điểm dân cư có tác động trực tiếp đến chất lượng chăm sóc, giáo dục học sinh nói chung và công tác tổ chức các hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc GDKNS cho học sinh tiểu học nói riêng.

Tiểu kết chương 1


GDKNS là một bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường, là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, có vai trò quan trọng trong việc hình thành con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu xã hội.

Để làm tốt công tác giáo dục toàn diện nói chung và GDKNS cho học sinh trong nhà trường nói riêng thì không thể thiếu vai trò phối kết hợp của các bậc PHHS và các tổ chức đoàn thể xã hội. Sự phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình, cộng đồng nơi ở, các tổ chức đoàn thể xã hội trong các GDKNS cho học sinh có tác động trực tiếp đến trẻ thành viên sống và hoạt động hàng ngày, qua đó điều chỉnh, định hướng, đánh giá kịp thời nhận thức và hành vi của mỗi học sinh.

Chỉ có phối hợp các lực lượng xã hội mới có thể thực hiện được mục đích giáo dục là đào tạo ra con người phát triển toàn diện và nhà trường phải đóng vai trò trung tâm của sự phối hợp này. Thực trạng công tác GDKNS cho học sinh và quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh như thế nào sẽ được trình bày cụ thể trong chương 2 của luận văn.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP

GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH‌‌

2.1. Khái quát về nghiên cứu thực trạng

2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Thành phố Hạ Long là trung tâm phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh với thế mạnh là Công nghiệp, du lịch, dịch vụ, thương mại, nông lâm nghiệp và hải sản. Đến năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Thành phố đã chiếm 56,1%; du lịch - dịch vụ - thương mại chiếm 39,5%; sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp chỉ còn 4,4%. Từ 2010 -2015, giá trị tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn đã tăng bình quân hàng năm xấp xỉ 24%, thu nhập bình quân đầu người 32.576.000 đồng. Thành phố không còn hộ đói, số hộ nghèo giảm còn 3,2%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng hơn 3,7 lần, chi cho đầu tư phát triển tăng 2,5 lần.

Toàn thành phố phố có 4 trường Cao đẳng, 4 trường trung cấp nghề, 6 trường THPT, 20 trường THCS, 20 trường Tiểu học và 24 trường Mầm non. Trong những năm qua các cấp học, các trường học trong toàn thành phố với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm đã tập trung xây dựng kiên cố hóa trường học, tất cả các cấp học đều có lớp học cao tầng và mái bằng.

Thực hiện Nghị quyết 02/NQTU của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố, các địa phương đã chỉ đạo phong trào xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, đến nay có 41 trường Mầm Non, Phổ thông đạt chuẩn quốc gia: 11 trường MN, 16 trường TH, 12 trường THCS, 02 trường TH&THCS. Đội ngũ GV Mầm Non,

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí