Quản Lý Hoạt Động Phối Hợp Giữa Nhà Trường, Gia Đình Và Xã Hội Trong Gdkns Cho Học Sinh

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Trên thế giới

Học thuyết Mác - Lênin với ba bộ phận hợp thành: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị học Mác - Lênin và Chủ nghĩa cộng sản khoa học đã đưa ra những luận giải về hàng loạt các vấn đề của tự nhiên, xã hội và nhận thức của con người. Trong quan niệm về giáo dục, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác coi đó là phương thức không chỉ làm giàu tri thức cho con người, phục vụ cho xã hội, mà quan trọng hơn, giáo dục là cách thức làm cho con người được phát triển toàn diện các năng lực của mình. Theo C.Mác và F.Anghen, “công tác giáo dục sẽ làm cho những người trẻ tuổi có khả năng nắm vững nhanh chóng toàn bộ hệ thống sản xuất trong thực tiễn…” và làm cho những thành viên trong xã hội “có khả năng sử dụng một cách toàn diện năng lực phát triển toàn diện của mình” [13, tr.475]. Quan điểm giáo dục của hai ông là phát triển nhân cách con người về mọi mặt theo “phương thức giáo dục kết hợp với lao động sản xuất”. Quan điểm này được Lênin kế thừa và phát triển thành học thuyết giáo dục xã hội chủ nghĩa. Con người phát triển toàn diện theo quan điểm của Mác và Ănghen là con người có sức khoẻ, biết làm mọi việc, đó là con người sống khoẻ mạnh, sống an toàn và có khả năng thích ứng với sự biến đổi của xã hội và biến đổi của nghề nghiệp.

Kế thừa những công trình nghiên cứu của Mác và Ăng ghen là những nghiên cứu của Macarenco đã đánh dấu một vấn đề quan trọng trong giáo dục kĩ năng sống đó là giáo dục giá trị sống của con người, khi giá trị sống thay đổi theo chiều hướng tích cực sẽ định hướng hành vi kỹ năng vào những việc hữu ích [13]. Những năm 70 của thế kỷ XX đã có những nghiên cứu và đưa ra cảnh báo về vấn

đề giáo dục thế hệ trẻ, A. Toffler với “Cú sốc của tương lai” và J. Delors với “Học tập - một kho báu tiềm ẩn” và một số những nghiên cứu thử nghiệm giáo dục kỹ năng sống trong giáo dục dân số, giáo dục môi trường,… Gần đây diễn đàn thế giới về giáo dục cho mọi người tại Darka đã xác định rõ: Kỹ năng sống là một trong 6 mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia “Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục kỹ năng sống”. Các nước trên thế giới nói chung, các nước phát triển nói riêng đều đã và đang quan tâm nhiều đến kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống cho người học [17, tr.9].

Cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI một số nước trên thế giới đã nghiên cứu và xây dựng chương trình chuyên trách về giáo dục giá trị sống, năm 1996 UNICEF đã tổ chức hội thảo thu hút được sự tham gia của nhiều nhà Giáo dục học, Tâm lý học, 1998 tại Mỹ đã tiến hành tổ chức một số hoạt động giáo dục giá trị sống ở một số tiểu Bang và đã thu được những kết quả có giá trị. Năm 2000 Mỹ đã lập ra một chương trình và một tổ chức phi lợi nhuận về vấn đề giáo dục giá trị sống. Tại Châu Á - Thái Bình Dương có mạng lưới về giáo dục giá trị sống và coi đây là một vấn đề giáo dục nhằm phát triển bền vững [22].

1.1.2. Ở Việt Nam

Các tác giả Nguyễn Thị Tính, Nguyễn Thị Hồng Hạnh nghiên cứu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học khu vực miền núi phía Bắc thông qua dạy học môn đạo đức. Tác giả đã nghiên cứu giáo dục kỹ năng sống qua cách tiếp cận môn học chiếm ưu thế và đề xuất được hệ thống các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học khu vực miền núi phía Bắc (đề tài cấp Bộ B2009 - TN 09-14) [27].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Tác giả Phan Thanh Vân nghiên cứu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên tác giả chưa thống kê được những kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh THPT thành phố, những nghiên cứu của tác giả chưa được khai thác gắn liền với giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT khu vực thành phố [29].

Tác giả Nguyễn Thị Hường, nghiên cứu kỹ năng sống dưới góc độ khai thác trên môn học giáo dục sống khoẻ mạnh và tích hợp nội dung giáo dục KNS trong dạy môn Tự nhiên - Xã hội ở trường tiểu học [20].

Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại các trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh - 3

Năm 2012, tác giả Nguyễn Thanh Bình đã xuất bản cuốn tài liệu quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường phổ thông, trong đó tác giả đã nhấn mạnh về vai trò của KNS, vai trò của CBQL các nhà trường trong việc quản lý hoạt động GDKNS ở các trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay [3].

Như vậy, hầu hết các tác giả đi trước đã nêu được tầm quan trọng, các hình thức, phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, chưa tác giả nào đi sâu đề cập tới công tác quản lý phối kết hợp các lực lượng giáo dục Nhà trường - Gia đình và Xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh các trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Kỹ năng sống

Có nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng sống (KNS):

- Theo UNICEF, KNS là cách tiếp cận giúp cá nhân thay đổi, hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng.

- Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), KNS là khả năng để có hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.

- Theo tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hoá Liên hiệp quốc (UNESCO), KNS gắn với 4 trụ cột của giáo dục đó là: Học để biết (learn to know) gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả…; Học để làm (learn to do) gồm các kỹ năng thực hiện công việc và làm nhiệm vụ như: kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm...; Học để cùng chung sống (learn to live toghether)

gồm các kỹ năng xã hội như giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học làm người (learn to be) gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin…

Như vậy kỹ năng sống được thể hiện trên nền giá trị sống của con người. Khái niệm kỹ năng sống nêu trên được xem xét trên cách tiếp cận tâm lý và theo nghĩa hẹp.

UNESCO (2003) quan niệm: Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. Đó là khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với cách ứng xử tích cực, giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Khái niệm kỹ năng sống nêu trên được xác định theo cách tiếp cận năng lực hành động của con người trước những vấn đề của cuộc sống. Thực tế cho thấy năng lực hành động của con người được tổ hợp từ nhiều thành phần năng lực khác nhau như năng lực chuyên môn, năng lực tri thức, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá nhân,… Khái niệm kỹ năng sống nêu trên được tiếp cận theo nghĩa rộng, bao gồm cả kĩ năng chuyên môn nghề nghiệp và kỹ năng bổ trợ mà trong thực tế chúng ta vẫn gọi là kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.

Theo tác giả Nguyễn Thị Tính: “Kỹ năng sống là năng lực làm cho hành vi và sự thay đổi của cá nhân phù hợp với cách ứng xử tích cực, giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hàng ngày để sống thành công, hiệu quả” [26].

Như vậy có thể hiểu KNS là: Khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.

1.2.2. Giáo dục kỹ năng sống

Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng và hình thành những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi,

thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp con người có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kỹ năng thích hợp. Theo tác giả Nguyễn Thị Tính giáo dục kỹ năng sống được hiểu như sau:

Giáo dục KNS cho học sinh là một quá trình dưới vai trò chủ đạo của người giáo viên, thông qua các hoạt động giáo dục và sinh hoạt hàng ngày, giúp cho hành vi và sự thay đổi của học sinh phù hợp với cách ứng xử tích cực, giúp các em có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức đối với bản thân trong các mối quan hệ của học sinh ở gia đình, nhà trường và xã hội dựa trên những giá trị sống tích cực.

Giáo dục kỹ năng sống có những tính chất cơ bản sau:

- Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình giáo dục có mục đích, có kế hoạch và biện pháp cụ thể.

- Nhà giáo dục đóng vai trò là cố vấn, nhà tổ chức và hướng dẫn, khuyến khích và động viên người học.

- Người được hưởng giáo dục kỹ năng sống phải chủ động, tích cực và đòi hỏi tính tự giác rất cao.

- Quá trình giáo dục kỹ năng sống có tính năng động cao, mục đích cuối cùng là hình thành hành vi lành mạnh và một phần nhỏ về lợi ích kinh tế cho cá nhân và xã hội, quá trình này không quá coi trọng vấn đề tri thức, nhưng lại rất chú trọng kỹ năng cụ thể.

- Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi nhiều lực lượng tham gia.

- Giáo dục kỹ năng sống phải gắn liền với hoạt động dạy học, giáo dục và sinh hoạt của người học.

1.2.3. Nhà trường, gia đình, xã hội

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi quan niệm rằng lực lượng GD tham gia vào quá trình GDKNS cho học sinh trường TH không chỉ là nhà trường, mà

còn là gia đình và các lực lượng xã hội (Đảng - Chính quyền - đoàn thể và các tổ chức xã hội khác).

Trong đó các lực lượng giáo dục chính là:

1.2.3.1. Nhà trường

- Là tổ chức xã hội đặc thù với tổ chức chặt chẽ về mặt cấu trúc có nhiệm vụ chuyên biệt là: “Nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, phát hiện bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, trong đó có nhiệm vụ giáo dục, hình thành nhân cách cho trẻ em theo những định hướng của xã hội”.

- Quá trình thể hiện chức năng trên là quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và GD theo chương trình được hoạch định chặt chẽ, khoa học.

- Nhà trường có vai trò chủ đạo trong việc GDKNS cho học sinh vì:

+ Nhà trường có nhiệm vụ thực hiện mục tiêu GD, đào tạo nhân cách.

+ Nhà trường có nội dung và phương pháp GD chọn lọc, tổ chức chặt chẽ, khoa học.

+ Nhà trường là lực lượng GD của xã hội mang tính chuyên biệt.

+ Nhà trường là môi trường GD có tính sư phạm có tác động tích cực đến GDKNS cho học sinh.

Nhà trường có vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với gia đình và các lực lượng xã hội khác để GDKNS cho học sinh.

1.2.3.2. Gia đình

- Gia đình là tế bào xã hội, là nơi con người sinh sống, lớn lên và hình thành nhân cách của mình, gia đình là cơ sở để duy trì nòi giống và là cơ sở của việc giáo dục thế hệ trẻ. Không có gia đình thì xã hội không thể tồn tại và phát triển.

- GD con cái trong gia đình không phải chỉ là công việc riêng tư của bố mẹ mà còn là trách nhiệm, đạo đức và nghĩa vụ công dân của người làm cha mẹ. Luật hôn nhân và gia đình đã ghi rõ: “Cha mẹ có nghĩa vụ thương

yêu, nuôi dưỡng, GD con, chăm lo việc học tập và sự phát triển lành mạnh của con về thể chất, trí tuệ và đạo đức… Cha mẹ phải làm gương tốt cho con về mọi mặt và phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc GD con”[24].

- Khả năng GD của gia đình là rất to lớn vì được dựa trên những tình cảm máu mủ ruột thịt, tình thương yêu sâu sắc của cha mẹ đối với con cái và tình cảm kính yêu, biết ơn của con cái đối với cha mẹ. Bên cạnh đó, những tác động GD của gia đình còn là tác động thường xuyên, lâu dài trong các tình huống khác nhau, các loại hoạt động đa dạng trong gia đình.

1.2.3.3. Các lực lượng xã hội

Theo Luật Giáo dục năm 2005 đã nêu rõ trách nhiệm của xã hội trong điều 97: Các lực lượng xã hội bao gồm các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, các đoàn thể quần chúng… Góp phần xây dựng môi trường GD lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thế hệ trẻ, tạo điều kiện để thế hệ trẻ được vui chơi hoạt động văn hoá, TDTT lành mạnh… hình thành nhân cách, đạo đức con người mới [24].

1.2.4. Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh

1.2.4.1. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh

Phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh là sự cùng bàn bạc, hỗ trợ nhau giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất về nhận thức, hành động trong công tác GDKNS cho học sinh, trong đó nhà trường chủ động lên kế hoạch hoạt động phối hợp và có ký kết giao ước thực hiện mục tiêu, nội dung GD và xác định trách nhiệm, nhiệm vụ của nhà trường, gia đình và xã hội khi tham gia các hoạt động GDKNS cho học sinh trong và ngoài nhà trường theo một kế hoạch đã được bàn bạc.

Phối hợp là một khái niệm có tính chất liên minh các lực lượng tham gia hoạt động: trước hết thể hiện cùng nhau, gắn kết với nhau, không rời nhau và diễn ra trong cả quá trình.

Nguyên tắc phối hợp trong hoạt động GDKNS cho học sinh thể hiện sự thống nhất từ nhận thức đến hành động giữa các thành viên tham gia phối hợp, phối hợp thể hiện sự ràng buộc, gắn bó chặt chẽ với nhau về mục tiêu, về quyền lợi, quyền hạn, trách nhiệm và sát cánh bên nhau trong mọi hoàn cảnh dù khó khăn hay thuận lợi. Liên kết đòi hỏi tính tự giác, tự nguyện, sự nỗ lực vượt khó với nhận thức sâu sắc mục tiêu chung phải đạt được, đôi khi phải tạm gác quyền lợi cá nhân hay lợi ích bộ phận.

Nguyên tắc phối hợp trong việc GDKNS cho học sinh là để đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của trẻ, tránh sự tách rời mâu thuẫn, vô hiệu hóa lẫn nhau gây cho các em tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động trong việc lựa chọn, định hướng các giá trị tốt đẹp. Sự phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Vấn đề cơ bản hàng đầu là tất cả các lực lượng giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tạo ra những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân hữu ích cho đất nước.

1.2.4.2. Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh

Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh là công tác chỉ đạo phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội của Hiệu trưởng các nhà trường theo kế hoạch đã bàn và được cam kết nhằm đẩy mạnh công tác GDKNS cho học sinh theo yêu cầu phát triển xã hội. Có sự đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động, lấy ý kiến đánh giá phản hồi từ phía giáo viên, gia đình các lực lượng về hiệu quả các hoạt động phối hợp trong việc GDKNS cho học sinh đã thực hiện.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí