Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại các trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Quy mô trường, lớp, HS cấp TH thành phố Hạ Long 31

Bảng 2.2: Chất lượng học sinh giỏi TH 3 năm qua 32

Bảng 2.3: Chất lượng 2 mặt giáo dục 33

Bảng 2.4: Đội ngũ GV trường TH thành phố Hạ Long 3 năm qua 34

Bảng 2.5: Đội ngũ CBQL TH 3 năm qua 35

Bảng 2.6: Tình hình cơ sở vật chất các trường Tiểu học thành phố hạ Long 35

Bảng 2.7: Mức độ cần thiết của công tác GDKNS cho học sinh trong nhà trường 38

Bảng 2.8: Mức độ quan trọng của các KNS cần giáo dục cho học sinh tiểu học

thành phố Hạ Long 39

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Bảng 2.9: Các biện pháp và hình thức phối hợp của nhà trường để phối hợp

các lực lượng GD nhằm GDKNS cho học sinh 41

Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học tại các trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh - 2

Bảng 2.10: Các biện pháp và hình thức phối hợp của gia đình với nhà trường nhằm GDKNS cho học sinh 43

Bảng 2.11: Mức độ ảnh hưởng của các LLXH trong công tác GDKNS cho học sinh 45

Bảng 2.12: Thực trạng xây dựng kế hoạch chương trình phối hợp nhà trường

với gia đình và xã hội trong GDKNS cho HS 49

Bảng 2.13: Mức độ thực hiện và hiệu quả của công tác tổ chức chỉ đạo phối hợp giữa nhà trường với gia đình và XH trong việc GDKNS cho HS 51

Bảng 2.14: Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà trường

với gia đình và xã hội trong GDKNS cho HS 54

Bảng 2.15: Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để GDKNS cho học sinh trường tiểu học

thành phố Hạ Long 57

Bảng 2.16: Nguyên nhân hạn chế hiệu quả của sự phối hợp các lực lượng nhằm GDKNS cho học sinh 58

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của 5 biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh trường tiểu học thành phố Hạ Long

tỉnh Quảng Ninh 78

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các

biện pháp đề xuất 79

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Nhân loại bước vào thế kỷ XXI, một nền văn minh mới với sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ, do vậy, giáo dục ngày càng được coi trọng và còn được coi là nhân tố quyết định sự thành bại của của mỗi con người, mỗi quốc gia trong giai đoạn hiện nay.

Không nằm ngoài xu thế đó, đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập, sự giao lưu, cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới ngày càng mạnh mẽ. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với quy mô ngày càng rộng và trình độ ngày càng cao, đòi hỏi giáo dục nước nhà cần phải đổi mới toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá đáp ứng yêu cầu đặt ra trong quá trình hội nhập. Chính vì vậy tại điều 2 của Luật giáo dục được ghi rõ:“Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [25].

Mặc dù vậy kết quả việc thực hiện giáo dục toàn diện của giáo dục Việt Nam chưa cao như mục tiêu đã đặt ra do cách thức giáo dục còn nặng nề về cung cấp kiến thức, sử dụng những phương pháp làm cho người học thụ động, không khuyến khích, phát huy được tư duy sáng tạo của mỗi cá nhân.

Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Bậc học có vị trí quan trọng trong giáo dục cũng như trong đời sống xã hội. Tại điểm 2 - Điều 27 - Luật giáo dục năm 2005 ghi rõ:“Giáo dục Tiểu học nhằm giúp cho học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở” [25].

Sự phát triển nhân cách của học sinh hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng giáo dục toàn diện ở mỗi cấp học, bậc học. Do đó nếu các em không đạt kết quả giáo dục tốt ở bậc Tiểu học thì chắc chắn cũng khó theo học tốt được những cấp học tiếp theo. Vì vậy, giáo dục Tiểu học không chỉ đặt nền móng cho hệ thống giáo dục phổ thông mà còn đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Để giúp cho học sinh phát triển toàn diện và hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bên cạnh việc truyền thụ, trang bị những kiến thức về khoa học cơ bản của hoạt động học thì cần phải trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, hình thành cho học sinh về ý thức, về niềm tin, về thái độ ứng xử đúng đắn trong quan hệ giao tiếp hàng ngày, về hành vi, kỹ năng hoạt động cơ sở… Như vậy, việc trang bị cho học sinh những kỹ năng sống cơ bản thực sự là một đòi hỏi không thể có gì thay thế được.

Mặt khác, việc giáo dục toàn diện cho học sinh ở nước ta còn rất nhiều hạn chế. GDKNS là một trong những nội dung quan trọng góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ đáp ứng mục tiêu giáo dục cấp học mà Luật GD đã đặt ra. Việc làm quen với các môn học về kỹ năng sống như giao tiếp, thuyết trình, làm việc theo nhóm, khả năng lãnh đạo, tổ chức thậm chí là các vấn đề liên quan đến đời sống xã hội, các tệ nạn xã hội, vấn đề môi trường, hoả hoạn, chống tai nạn thương tích… và nhiều vấn đề khác trong cuộc sống sẽ giúp các em tự tin chủ động và biết xử lý mọi tình huống trong cuộc sống và quan trọng hơn là khơi gợi những khả năng tư duy sáng tạo, biết phát huy thế mạnh của học sinh. Điều này lại một lần nữa khẳng định việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ngày càng trở nên cần thiết nhằm góp phần đào tạo con người mới với đầy đủ các mặt: “ĐỨC - TRÍ - THỂ - MỸ”.

Những hành vi của mỗi con người, đặc biệt là những người ở lứa tuổi măng non không phải tự nhiên mà tốt, cần phải có sự kết hợp cả gia đình, nhà trường và xã hội. Cho nên cần đưa kỹ năng sống vào trường học, song việc làm này muốn thực hiện được tốt không phải là dễ. Giáo dục KNS là giáo dục những hiểu biết, hành vi, thói quen ứng xử xã hội sao cho có văn hóa, hiểu biết

và chấp hành luật pháp. Giáo dục kỹ năng sống, tựu trung lại là giáo dục làm người - những con người có thể thích ứng với nhiều hoàn cảnh và đòi hỏi khác nhau của cuộc sống.

Muốn giáo dục KNS nói riêng, phát triển giáo dục toàn diện nói chung, cần tạo ra sự thống nhất tác động toàn xã hội; cần xây dựng được một môi trường giáo dục lành mạnh, song rất tiếc hiện nay ở nhiều nơi, việc phối hợp các lực lượng xã hội - gia đình - nhà trường chưa thường xuyên và điều quan trọng là chưa xác định được những mục tiêu, nội dung, chưa xây dựng được một cơ chế tổ chức thống nhất đồng thuận toàn xã hội, thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh cũng trong thực trạng đó.

Trước thực trạng trên, việc nghiên cứu tìm các biện pháp quản lý nhằm tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh là một đòi hỏi. Tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là cách thức tổ chức tốt nhất giáo dục KNS cho học sinh vì sẽ tạo ra sự thống nhất tác động, xây dựng môi trường lành mạnh phát triển toàn diện theo mục tiêu giáo dục tiểu học. Việc nghiên cứu tìm ra những biện pháp quản lí nhằm thực hiện tốt việc phối hợp các lực lượng giáo dục sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả GDKNS cho HS ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài "Quản lý hoạt động phối

hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại các trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh" làm luận văn tốt nghiệp Cao học Quản lý giáo dục của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho HS tại các trường tiểu học, từ đó đề xuất biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh tại các trường tiếu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động phối hợp các lực lượng trong GDKNS cho học sinh tại các trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục KNS cho HS tại các trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

4. Giả thuyết khoa học

GDKNS cho học sinh ở các trường TH đã được thực hiện nhưng còn nhiều bất cập: chưa có sự phối hợp thống nhất, đồng bộ các lực lượng trong việc tổ chức các hoạt động GDKNS cho HS; quá trình GDKNS mới chỉ diễn ra chủ yếu trong nhà trường và trực tiếp là các thầy cô giáo. Nếu đề xuất được những biện pháp quản lý phối hợp các lực lượng GD trong GDKNS cho học sinh tiểu học một cách đồng bộ, khoa học, sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục KNS cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng trong GDKNS cho học sinh TH.

5.2. Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng trong GDKNS cho học sinh tại các trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.

5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh tiểu học tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.

6. Phạm vi nghiên cứu

6.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh của Hiệu trưởng các

trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh nhằm đạt hiệu quả GD toàn diện cho học sinh TH.

6.2. Phạm vi không gian nghiên cứu

Nghiên cứu tại 05 trường TH thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.

6.3. Phạm vi thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành lấy sô liệu 3 năm học liên tục: 2015-2016, 2016-2017, 2017 - 2018.

7. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phối hợp các phương pháp:

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết: nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và hệ thống các văn bản như văn kiện, nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp quy của Nhà nước và của Bộ giáo dục và Đào tạo các tài liệu có liên quan đến lý luận quản lý, quản lý giáo dục và các tài liệu liên quan đến vấn đề đề tài nghiên cứu.

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Sử dụng nhóm phương pháp này nhằm xem xét, phân tích nội dung, các biện pháp, cách thức, kiểm tra đánh giá công tác tổ chức các lực lượng giáo dục trong GDKNS cho học sinh thông qua các hoạt động dạy học ở trường TH nhằm đảm bảo tính chân thực, khách quan của đối tượng nghiên cứu như:

Phương pháp điều tra (An ket): điều tra bằng phiếu hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.

Phương pháp toạ đàm: Trao đổi với phụ huynh học sinh, giáo viên và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để đánh giá nhận thức, hành vi, thái độ của học sinh, đánh giá kết quả cũng như phát hiện các yếu tố quản lý của các biện pháp tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh trường tiểu học.

Phương pháp quan sát và phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học từ đó làm rõ thực trạng công tác quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học thành phố Hạ Long.

Phương pháp chuyên gia: Tham khảo các ý kiến của chuyên gia, trao đổi với nhà các nhà quản lý thu thập thông tin cần thiết liên quan đến đề tài và thăm dò ý kiến của các chuyên gia về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.

7.3. Phương pháp bổ trợ

- Phân tích số liệu, thống kê để xử lý các số liệu thu được từ khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.

- Tổng kết kinh nghiệm tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDKNS cho học sinh trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí