Kinh Nghiệm Quốc Tế Về Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Công Ty Quản Lý Quỹ Đầu Tư

Quản lý quỹ sẽ có khả năng dự đoán, đánh giá chính xác hơn những diễn biến xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của mình hiện tại và tương lai.

Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, một số nước đã sử dụng mức làm phát vừa phải để tăng cường tích lũy và đầu tư. Giới hạn của mở rộng quy mô tích lũy tới mức độ nào đó sẽ có ảnh hưởng đến việc thu hút vốn và đầu tư vốn của Công ty Quản lý quỹ. Chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước nhằm ưu tiên hay hạn chế sự phát triển của một ngành, lĩnh vực nào đó để đảm bảo cân đối kinh tế vĩ mô cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư của Công ty Quản lý quỹ. Công ty Quản lý quỹ sẽ tập trung đầu tư vào những ngành, lĩnh vực được khuyến khích phát triển và hạn chế đầu tư vào những lĩnh vực khác.

Chu kỳ phát triển kinh tế cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tư của Công ty Quản lý quỹ. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, hoạt động đầu tư của Công ty Quản lý quỹ sẽ gặp khó khăn trên cả hai mặt, thu hút nguồn vốn đầu tư và giải ngân vốn. Vào thời kỳ này, khách hàng sẽ có tâm lý giữ tiền hoặc chuyển sang các tài sản có giá trị khác như: vàng, ngoại tệ mạnh… Công ty Quản lý quỹ sẽ rất khó tìm được khách hàng ủy thác vốn hoặc lập quỹ mới. Trong trường hợp huy động được vốn nhưng Công ty Quản lý quỹ cũng rát khó để tìm được phương án đầu tư vốn có hiệu quả. Ngược lại, vào thời kỳ phát triển hung thịnh, nhu cầu đầu tư trong nền kinh tế tăng, hoạt động huy động vốn của Công ty Quản lý quỹ sẽ thuận lợi và việc giải ngân nguồn vốn cũng dễ dàng hơn.

Môi trường xã hội: Quan hệ đầu tư được hình thành trên cơ sở sự kỳ vọng vào khả năng thu hồi lợi nhuận trong tương lai. Điều đó có nghĩa là hoạt động đầu tư của Công ty Quản lý quỹ là sự kết hợp của ba yếu tố: nhu cầu, khả năng và sự tin tưởng lẫn nhau giữa Công ty Quản lý quỹ và các đối tác. Vì vậy, hiệu quả đầu tư phụ thuộc vào cả ba yếu tố: đối tác, Công ty Quản lý quỹ và sự kỳ vọng lợi nhuận. Trong đó, sự kỳ vọng vào thu nhập trong tương lai là cầu nối mối quan hệ giữa Công ty Quản lý quỹ và đối tác (khách hàng ủy thác, nhà đầu tư góp vốn vào quỹ). Công ty Quản lý quỹ có hiệu quả đầu tư cao mang lại lợi nhuận cao cho đối tác, có uy tín sẽ dễ dàng thu hút được nguồn vốn của khách hàng.

Những vấn đề như: đạo đức xã hội có liên quan đến rủi ro trong quan hệ vay mượn, góp vốn, lợi dụng lòng tin để lừa đảo… cũng tác động nhất định đến hiệu quả đầu tư. Ngoài ra, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, sự biến động của tình hình kinh tế - xã hội ở nước ngoài cũng sẽ ảnh

hưởng nhất định đến hiệu quả đầu tư. Các doanh nghiệp không chỉ có quan hệ với bạn hàng trong nước mà mở rộng giao thương với các bạn hàng trên khắp thế giới. Vì vậy, mọi sự biến động về kinh tế, chính trị - xã hội ở các nước đều ảnh hưởng đến kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, từ đó ảnh hưởng đến kết quả đầu tư của Công ty Quản lý quỹ.

Trình độ của các nhà đầu tư cũng có tác động nhất định đến hiệu quả đầu tư của Công ty Quản lý quỹ. Khách hàng của Công ty là tổ chức hoặc cá nhân có kiến thức và hiểu biết về hoạt động đầu tư sẽ có những yêu cầu về hiệu quả đầu tư cao hơn là những nhà đầu tư chưa có hiểu biết và kinh nghiệm. Việc tiếp cận những nhà đầu tư có kiến thức để giới thiệu những sản phẩm đầu tư mới cũng thuận lợi hơn với những nhà đầu tư có kiến thức hạn chế. Tâm lý của các nhà đầu tư cũng tác động không nhỏ đến hiệu quả đầu tư, có những nhóm nhà đầu tư ưa thích rủi ro thường lựa chọn các phương thức đầu tư có mức độ rủi ro cao nhưng kèm theo nó lợi nhuận mang lại cũng cao hơn các phương thức khác. Ngược lại, nhóm nhà đầu tư có mức độ chịu rủi ro thấp thường lựa chọn những hình thức đầu tư có tính an toàn cao.

Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầu dủ, thông nhất, kịp thời của các văn bản dưới luật. Trình độ dân trí, quá trình chấp hành luật của người dân. Thực tiễn đã chứng minh: pháp luật là bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, không có pháp luật hoặc pháp luật không phù hợp thì hoạt động kinh tế sẽ không thể tiến hành thuận lợi được. Pháp luật có nhiệm vụ tạo lập một môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư tiến hành thuận lợi và đạt kết quả cao. Nó là cơ sở pháp lý để giải quyết các khiếu nại, tranh chấp có thể xảy ra. Vì vậy, môi trường pháp lý có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động đầu tư của Công ty Quản lý quỹ. Khi các chủ thể tham gia vào hoạt động đầu tư của Công ty Quản lý quỹ tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh thì hoạt động đầu tư của Công ty sẽ đạt hiệu quả cao và mang lại lợi ích cho các bên tham gia.

1.2.3.2. Các nhân tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan là các nhân tố liên quan đến bản thân Công ty Quản lý quỹ trên tất cả các mặt hoạt động và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư của Công ty. Ta có thể nghiên cứu sự ảnh hưởng của nó qua một số nhân tố sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

Chiến lược, mục tiêu đầu tư: Chiến lược, mục tiêu đầu tư là kim chỉ nam định hướng cho toàn bộ hoạt động đầu tư của Công ty Quản lý quỹ. Chiến lược, mục tiêu đầu tư được xác định phù hợp với mực tiêu đầu tư của từng khách hàng cụ thể hoặc điều lệ quỹ. Một chiến lược đầu tư đúng đắn sẽ giúp Công ty Quản lý quỹ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật, đường lối chính sách của Nhà nước. Việc xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp còn đảm bảo cho Công ty Quản lý quỹ đáp ứng tối đa yêu cầu từng khách hàng cụ thể.

Bộ máy tổ chức: Cơ cấu tổ chức phải được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng, ban trong toàn bộ Công ty, trong mối quan hệ với các công ty, tổ chức khác cùng ngành… Nó phải tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu đầu tư của khách hàng, giúp Công ty Quản lý quỹ theo dõi, quản lý sát sao các khoản đầu tư, các khoản ủy thác vốn của khách hàng của các Quỹ. Việc xây dựng một cơ cấu tổ chức hoàn thiện sẽ giúp Công ty Quản lý quỹ có cơ sở để thực hiện hoạt động đầu tư có hiệu quả.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - 9

Chất lượng nhân sự: Trong mọi hoạt động nghiệp vụ thì con người luôn đóng vai trò rất quan trọng. Đặc biệt, trong hoạt động của Công ty Quản lý quỹ, nơi mà cần có hàm lượng chất xám cao thì con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động đầu tư. Việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp tốt và giỏi về chuyên môn (có năng lực phân tích tài chính, phân tích thị trường và xử lý tình huống nhanh nhạy) sẽ giúp Công ty Quản lý Quỹ có thể hạn chế được những sai phạm xảy ra khi thực hiện các hoạt động đầu tư trong một danh mục đầu tư hết sức đa dạng và nhiều rủi ro của mình.

Hệ thống thông tin: Trong xu hướng phát triển của thị trường tài chính hiện nay thì thông tin đóng vai trò rất quan trọng. Nhờ có thông tin thu nhận được người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết có liên quan đến danh mục đầu tư: có đầu tư hay không? theo dõi và quản lý danh mục đầu tư như thế nào?... Thông tin có thể thu được tự những nguồn sẵn có của Công ty như: Hồ sơ của khách hàng, báo cáo nghiên cứu, phân tích của cán bộ công ty, báo chí… hoặc từ các cơ quan chuyên về thông tin tài chính trong và ngoài nước. Số lượng, chất lượng thông tin thu nhận được có liên quan đến mức độ chính xác trong việc phân tích, nhận định tình hình thị trường, khách hàng trên cơ sở đó đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp. Vì vậy, thông tin nhận được càng đầy đủ, kịp thời, chính xác và toàn diện sẽ giúp hoạt động đầu tư của Công ty Quản lý quỹ hiệu quả hơn.

Hệ thống công nghệ thông tin: Hoạt động của Công ty Quản lý quỹ mang những đặc thù riêng, quản lý nhiều nguồn vốn của các khách hàng khác nhau, nhiều quỹ có mục tiêu đầu tư khác nhau. Do vậy, việc trang bị hệ thống công nghệ thông tin là yêu cầu tất yếu để Công ty Quản lý quỹ quản lý được các hoạt động đầu tư cũng như các nghiệp vụ khác của mình.

Việc trang bị một hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, phù hợp với khả năng tài chính, phạm vi và quy mô hoạt động sẽ giúp Công ty Quản lý quỹ phục vụ kịp thời các yêu cầu của khách hàng, giúp nhà quản lý cập nhật tình hình hoạt động đầu tư để điều chỉnh với tình hình thực tế, qua đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư.

Kiểm soát nội bộ: Theo quy định của Việt Nam thì Công ty Quản lý Quỹ bắt buộc phải có bộ phận kiểm soát nội bộ, hoạt động độc lập với các phòng ban trong công ty và chịu sự điều hành của Tổng Giám đốc. Kiểm soát nội bộ sẽ giúp Ban lãnh đạo công ty có được bức tranh về tình trạng hoạt động đầu tư nhằm duy trì có hiệu quả danh mục đầu tư đang thực hiện phù hợp với các chính sách, đáp ứng được các chiến lược, mục tiêu đầu tư đã định.

Hoạt động kiểm soát nội bộ bao gồm kiểm soát việc tuân thủ chính sách, chiến lược đầu tư, yêu cầu của khách hàng ủy thác, hạn chế đầu tư quy định trong điều lệ Quỹ, quy trình nghiệp vụ liên quan đến hoạt động đầu tư (thẩm quyền về điều hành, quản lý, giám sát các khoản đầu tư, hồ sơ thủ tục đầu tư…).

Kiểm soát viên nội bộ thực hiện việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, báo cáo các trường hợp vi phạm chính sách, quy trình nghiệp vụ.

Việc kiểm soát thường xuyên của kiểm soát nội bộ, phát hiện kịp thời những sai sót sẽ giúp Công ty Quản lý quỹ kịp thời có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh hoạt động đầu tư đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và nội bộ công ty. Để công việc kiểm soát được hiệu quả, đòi hỏi Công ty Quản lý quỹ có cơ cấu tổ chức hợp lý, cán bộ làm công tác kiểm soát phải giỏi nghiệp vụ, trung thực và có tinh thần trách nhiệm cao.

1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ

1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế

Ở các nước có thị trường tài chính phát triển với các công ty quản lý quỹ lâu đời như Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Anh… các quỹ đầu tư chứng khoán đều

trải qua những giai đoạn phát triển từ tự phát đến hỗ trợ phát triển, từ nâng cao nhận thức của công chúng đầu tư, các cơ quan quản lý đến xây dựng cơ sở hạ tầng và môi trường pháp lý cần thiết cho các quỹ hoạt động. Tất cả những yếu tố này có tác động quyết định đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các Công ty quản lý quỹ nói riêng và thị trường quỹ đầu tư nói chung.

- Tại Mỹ, để hỗ trợ cho ngành quản lý quỹ phát triển, Chính phủ đã thực hiện các chính sách ưu đãi như đặt ra một bộ quy tắc kế toán, nguyên tắc thuế đặc biệt cho phép các quỹ sẽ không bị đánh thuế trên thu nhập quỹ nếu phân bổ 90% thu nhập cho cổ đông và đáp ứng được yêu cầu đa dạng hóa danh mục đầu tư theo Bộ luật thuế thu nhập trong nước. Tiếp đến, các quỹ đầu tư chứng khoán tại Mỹ đã có những văn bản pháp lý riêng, hoàn chỉnh điều chỉnh các hoạt động và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư như Luật Công ty Đầu tư, Luật Các nhà tư vấn đầu tư điều chỉnh tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư; Luật Giao dịch và Chứng khoán về công bố thông tin và các chế độ báo cáo, quy định về thẩm quyền thanh tra, giám sát hoạt động của các công ty đầu tư cũng như các tổ chức quản lý đầu tư của Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ.

CNBC – một kênh thông tin về thị trường tài chính toàn cầu lớn nhất thế giới – đã lên danh sách 50 công ty đầu tư bao gồm quản lý quỹ, quản lý tài sản thành công nhất nước Mỹ năm 2015 với những tiêu chí: tổng tài sản quản lý 2015, tổng số tài khoản đầu tư, độ lớn số dư bình quân tài khoản đầu tư, và tổng tài sản quản lý năm 2014. Công ty quản lý quỹ State Street Global Advisors (SSGA) ở vị trí 23 trong bảng xếp hạng với tổng tài sản quản lý năm 2015 là 377 tỷ USD. Công ty Quản lý Quỹ SSGA là một trường hợp điển hình của công ty Quản lý Quỹ thành công của Mỹ với vị trí dẫn đầu về ứng dụng công nghệ thông tin. Danh mục đầu tư năm 2015 của công ty gồm có: quỹ trái phiếu không niêm yết, quỹ trái phiếu niêm yết, quỹ cổ phần chỉ số S&P500, quỹ hạ tầng quốc tế, quỹ đầu tư thanh khoản, và quỹ hưu trí. SSGA sử dụng trí tuệ nhân tạo để chọn lọc ra cấu trúc danh mục đầu tư sinh lời với rủi ro thấp nhất, phục vụ cho 65 quỹ ETF mà công ty đang quản lý trên toàn thế giới.

Một trường hợp điển hình cho công ty quản lý quỹ thành công ở nước Mỹ là Blackstone – công ty đầu tư lớn nhất nước Mỹ và là một trong những công ty đầu tư dẫn đầu thế giới, thành lập năm 1985 với tổng tài sản 4.000.000 USD, hiện nay đang quản lý tài sản ủy thác trị giá 368 tỷ USD, tương đương khoảng

8.096.000 tỷ đồng. Tôn chỉ hoạt động của công ty luôn là tìm kiếm lợi nhuận tốt nhất từ việc đầu tư trong thời gian hàng năm hơn là trong một khoảng thời

gian ngắn. Danh mục đầu tư của công ty bao gồm việc mua bán sát nhập truyền thống, đầu tư mua cổ phần, đầu tư cổ phiếu niêm yết, cho đến các quỹ đầu tư thanh khoản, quỹ trái phiếu, quỹ hưu trí. Trong lĩnh vực đầu tư cổ phần, Blackstone đứng đầu thế giới với giá trị quản lý hiện nay là 100 tỷ USD, danh mục 81 công ty cổ phần với doanh thu đóng góp là 71 tỷ USD và hơn 250 nhà đầu tư cổ phiếu chuyên nghiệp khắp thế giới, bao gồm Mỹ, châu Âu và tại châu Á. Để tối đa hóa lợi nhuận từ việc đầu tư cổ phiếu, Blackstone đã đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng trí tuệ nhân tạo để định giá cổ phiếu và lựa chọn danh mục đầu tư. Thành công của Blackstone còn đến từ hoạt động bất động sản với những giải pháp tín dụng linh hoạt sáng tạo mà các nhà đầu tư đưa ra. Với bí quyết “Mua, sửa chữa, và bán”, công ty đã thành công với hàng loạt thương vụ mua bán và tăng giá trị bất động sản ở các nơi trên thế giới. Ngoài ra, công ty còn cấp các giải pháp tín dụng siêu hấp dẫn cho các gia đình vừa và nhỏ để mua nhà. Trong lĩnh vực tín dụng, công ty cung cấp hàng loạt công cụ tín dụng cho các công ty tư nhân và chính phủ.

Hai công ty quản lý đầu tư trên của Mỹ đã gặt hái nhiều thành công từ thị trường tài chính và xuất sắc vượt qua cuộc khùng hoảng bong bóng nhà đất của Mỹ năm 2007-2008. Nhưng không phải công ty quản lý đầu tư nào cũng may mắn như SSGA và Blackstone. Atticus Global đã từng là một công ty quản lý quỹ rất tốt, thành lập năm 1995 với hơn 6 tỷ USD và đã là một trong những công ty quản lý quỹ lớn nhất thế giới năm 2007 với tổng tài sản quản lý là 20 tỷ USD. Công ty này đã tạo ra mức lợi nhuận kép khoảng 19,3% so với chỉ số S&P500 lúc bấy giờ là 3,9%. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã kéo Atticus phá sản cùng với hai ngân hàng đầu tư lớn là Bear Stearns và Lehman Brothers.

- Tại Nhật Bản, các quỹ đầu tư chứng khoán được áp dụng thuế suất thấp nhất và nhà đầu tư vào quỹ đầu tư chứng khoán không phải nộp thuế thu nhập từ tài sản đầu tư. Chính phủ luôn có chính sách khuyến khích phát triển quỹ đầu tư chứng khoán và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyên biệt vào từng loại công cụ chứng khoán, đồng thời khuyến khích thành lập các quỹ mở.

Hầu hết các quỹ tín thác đầu tư kiểu hợp đồng hiện có ở Nhật Bản là quỹ mở. Hoạt động của quỹ mở trên TTCK Nhật Bản cho thấy các quỹ mở hoạt động rất linh hoạt, tránh được sự thao túng của các công ty quản lý quỹ vốn thường xảy ra với các quỹ đóng, đồng thời giá chứng chỉ đầu tư của các quỹ mở cũng ổn định hơn nhiều so với các quỹ đóng mỗi khi có các sự kiện tác động đến từng loại chứng khoán liên quan.

Hoạt động quản lý quỹ tại Nhật Bản thường được nằm trong cấu trúc của ngân hàng tín thác với các chức năng như một ngân hàng đầu tư. Đứng đầu lĩnh vực quản lý ủy thác đầu tư hiện nay tại Nhật Bản đồng thời là ngân hàng thương mại lớn thứ 5 ở Nhật Bản là Sumitomo Mitsui Trust Bank (SMTB). SMTB ra đời từ sự sát nhập giữa Sumitomo Trust and Banking với Chuo Mitsui Trust and Banking. Năm 2012, SMTB đã đạt danh hiệu ngân hàng đầu tư lớn nhất Nhật Bản với giá trị tài sản quản lý khoảng 800 tỷ USD. Những chuyên gia đầu tư Nhật Bản đã tận dụng tối đa mạng lưới đơn vị trung gian tài chính bao gồm: ngân hàng, chứng khoán, công ty quản lý tài sản, công ty bất động sản, công ty quản lý quỹ để có thể mang đến lợi nhuận lớn nhất cho khách hàng cũng như cho bản thân tập đoàn. SMTB đã duy trì những chiến lược để tối ưu hóa hiệu quả của hoạt động đầu tư trong nhiều năm liền. Một là, chiến lược cổ phiếu vốn hóa nhỏ: Những nhà quản lý quỹ tìm những cổ phiếu có tiềm năng tăng giá của những công ty nhỏ đang bị đánh giá dưới giá trị của thị trường để đưa vào danh mục. Hai là, chiến lược hệ số anpha lớn: Một danh mục gồm 30-50 cổ phiếu cô đặc, hoạt động cốt lõi tốt sẽ được nắm giữ dài hạn với tỷ trọng tương đối đều nhau. Ba là, một chiến lược tăng trưởng: việc phân tích từ dưới lên (bottom – up) sẽ mang lại một danh mục cổ phiếu của những công ty hoạt động thực sự tốt (cổ phiếu tăng trưởng). Những nhà quản lý quỹ và nhà phân tích tìm kiếm sự tăng trưởng liên tục và đều đặn từ hoạt động cốt lõi của công ty để chọn ra 60-90 cổ phiếu. Chiến lược này rất được ưa chuộng bởi các quỹ hưu trí của Nhật Bản. Bốn là, chiến lược giá trị. Đây là chiến lược định giá dòng tiền thuần để tìm ra những cổ phiếu có khả năng mang lại lợi nhuận đáng kể trong thời gian tới, nhưng hiện tại đang bị đánh giá thấp bởi thị trường. Năm là, quỹ rủi ro thanh khoản. Quỹ này hướng tới lợi nhuận tuyệt đối, không phụ thuộc vào thị trường từ việc kết hợp vị thế dài hạn của người mua (long postion) với vị thế ngắn hạn của người bán (short postioin). Năm chiến lược của quỹ lớn nhất Nhật Bản SMTB, cùng với sự hỗ trợ từ ngân hàng, chứng khoán, bất động sản trong tập toàn Sumitomo, chính là một trong những mô hình để nâng cao hiệu quả đầu tư đáng học hỏi nhất hiện nay.

- Tại Thái Lan, Các quỹ mở được thành lập tại Thái Lan vào đầu những năm 90, nhưng phát triển rất nhanh và trở thành loại hình phổ biến của ngành quỹ đầu tư tại Thái Lan.

Sở dĩ ngành quỹ đầu tư chứng khoán của Thái Lan phát triển là do các quỹ đầu tư chứng khoán tại Thái Lan đã xây dựng được các kênh phân phối rất

mạnh thông qua các Ngân hàng Thương mại, Công ty tài chính… Thái Lan cũng khuyến khích việc liên doanh với nước ngoài để thành lập các quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ nhằm tranh thủ vốn và kỹ năng của đối tác nước ngoài.

Quỹ Ton Poh Atikrai của nhà quản lý quỹ Thái Atikrai được thiết lập với 3 triệu USD trong năm 2005, hiện nay đã tăng lên hơn 200 triệu USD, đánh bại 99% các đối thủ của mình trong vòng 5 năm qua và cao hơn chỉ số SET bảy lần (chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan). Công ty quản lý quỹ này đã không thay đổi chiến lược đầu tư trong việc tìm kiếm các công ty niêm yết với giá thị trường dưới 1 tỷ USD – nơi những nhà sáng lập chưa được biết đến rộng rãi. Đây cũng là một chiến lược đầu tư trung và dài hạn có thể nâng cao lợi suất đầu tư của công ty quản lý quỹ với mức rủi ro có thể chấp nhận được.

- Tại Singapore, Chính phủ đã thực hiện hàng loạt các chính sách nhằm hỗ trợ các Công ty quản lý quỹ như: Tăng cường sự ủy quyền cấp phép thành lập công ty quản lý quỹ cho Công ty đầu tư của Chính phủ Singapore và Cơ quan quản lý tiền tệ cho phép thành lập các quỹ để thu hút các nhà đầu tư vốn riêng lẻ; cải thiện chính sách thuế, xem xét lại cấu trúc các quỹ tiết kiệm trung ương; tại điều kiện phát triển các định chế tài chính trung gian và cho phép các định chế này tham gia vào việc phân phối, chào bán chứng chỉ quỹ cho các khách hàng.

Bên cạnh đó, Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore đưa ra hệ thống giám sát và khung pháp lý chặt chẽ đối với các hoạt động thành lập quỹ, đặc biệt là hoạt động của các quỹ mở. Cụ thể, để thành lập quỹ mở ở Singapore, công ty quản lý quỹ phải là công ty đại chúng hoạt động ở Singapore và phải có yêu cầu về mức vốn điều lệ tối thiểu.

Số lượng công ty quản lý quỹ của Singapore tăng trưởng mạnh mẽ, cuối năm 2016, có đến 273 công ty quản lý quỹ đăng ký hoạt động (tăng 3,7 lần so với năm 2013) và 533 giấy phép hoạt động trên thị trường vốn (tăng 2,4 lần so với năm 2010).

Tại Singapore, United Overseas Bank là Ngân hàng dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực thẻ tín dụng và cho vay mua nhà cá nhân. Công ty Quản lý Quỹ của Ngân hàng UOB, là một trong những quỹ đầu tư uy tín nhất của Singapore và đang ngày càng gia tăng sự hiện diện trong khu vực. Công ty Quản lý Quỹ UOB hiện đang quản lý tổng tài sản trị giá 1,2 tỷ đô Sing. Các sản phẩm tài chính mà công ty cung cấp ra thị trường gồm có: quỹ cổ phần, quỹ đầu cơ, và quỹ trái phiếu. Gần đây, công ty mới đưa ra sản phẩm: quỹ công nghệ toàn cầu,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/11/2022