Nhóm Công Trình Nghiên Cứu Về Quản Lý Hoạt Động Nghệ Thuật


khách, đặc biệt là sự khủng hoảng về đường hướng phát triển. Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã tổ chức Hội thảo Thực trạng chèo hôm nay. Tại Hội thảo có nhiều bài viết phân tích thực trạng nghệ thuật chèo trong đời sống và đề xuất những giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật chèo:

Lời đề dẫn Hội thảo của nhà nghiên cứu Hoàng Chương đã nêu những bất cập từ nhận thức của cơ quan lãnh đạo, quản lý đến khó khăn do thiếu kịch bản... Ông chỉ ra nguy cơ đánh mất bản sắc chèo từ chính những người nghệ sĩ. "… tôi đã phát hiện ra một số chỗ trong âm nhạc và ca hát chưa thật là chèo, sở dĩ còn những chỗ chưa chèo vì một số diễn viên nhiều năm đã diễn theo hình thức “chèo mới” với lối “hát lồng” đã đi xa dần với truyền thống. Một số nhạc công chuyển sang chơi các nhạc cụ hiện đại như ghi-ta điện, organ...quên dần bài bản chèo cổ. Nhìn chung sân khấu chèo gần đây mất bản sắc, mất đặc trưng độc đáo của nó” [54, tr.8-9].

Bài “Nói và làm” [54, tr.20] của tác giả Hà Văn Cầu đã nêu bất cập trong sử dụng cán bộ quản lý đơn vị nghệ thuật chèo ở một số địa phương: chưa thực sự hiểu biết và tâm huyết với chèo nên họ không những không bảo vệ chèo theo đúng nghĩa, mà còn làm cho chèo bị mất bản sắc.

Với tiêu đề “Chèo sẽ chấn hưng như thế nào trong cơ chế cạnh tranh nghệ thuật hiện nay” [54, tr.35], tác giả Quách Vinh chỉ ra, trong quá trình hội nhập, nghệ thuật chèo cần phải biến đổi uyển chuyển, nhưng dẫu phát triển như thế nào thì vẫn phải là chèo, phải giữ được cái hồn, cái cốt lòi chèo; cần phải tổ chức các phường chèo, hội chèo ở địa phương, xem đó như là “chân rết” của nền chèo, góp phần đưa chèo đến với quần chúng, đồng thời là nguồn bổ sung diễn viên cho các đơn vị nghệ thuật.

Nhà nghiên cứu Trần Việt Ngữ với công trình “Truyền thống và cách tân chèo mấy năm gần đây” đã cho thấy thực trạng cách tân chèo trong mấy


chục năm qua luôn đi cùng một nguy cơ đang thành hiện thực là không ít sáng tác mới đã vô tình đánh mất bản sắc chèo [54, tr.43]. Ông nhấn mạnh: “Vẫn biết, các tác giả có thể cải biên, phóng tác những vở uyền thống tùy tài năng và sở thích cá nhân... Nhưng dẫu thế nào, cũng phải bảo tồn vốn đúng như nó vốn có để lớp trẻ bây giờ và mai sau không lầm lẫn những giá trị của tổ tiên” [54, tr.45].

Công trình “Bàn về thực trạng ngành chèo và hướng giải quyết trong thời gian tới” [54, tr.54] của Bùi Đức Hạnh cho rằng, chèo phát triển phải dựa trên hai nguyên tắc: phù hợp với thẩm mỹ đời sống và giữ được bản sắc chèo cổ [54, tr.58-59]. Đối với việc bảo tồn, lưu giữ thì càng cần phải đảm bảo sự nguyên vẹn không pha tạp, không có sự can thiệp của bàn tay chuyên nghiệp.Với các trích đoạn và vở truyền thống chọn lọc để giới thiệu với khán giả hôm nay, nên có sự chuyên nghiệp, đáp ứng thẩm mỹ thưởng thức của khán giả đương thời. Đối với vở diễn phát triển chèo, cần có thái độ rộng rãi, không quá khắt khe. Điều cốt lòi là dù thay đổi thế nào cũng không đánh mất bản sắc riêng biệt, độc đáo của chèo cổ.

Bài viết đồng thời là câu hỏi: “Bảo tồn nghệ thuật chèo như thế nào trong cơ chế mới?” của tác giả Nguyễn Văn Tiến – Trưởng đoàn chèo Hà Nội. Ông cho rằng khi vào cơ chế thị trường, phải chấp nhận cạnh tranh song phải biết khoanh vùng. Trong văn hóa có cái là thương trường, là kinh doanh kiếm lợi nhuận, nhưng có cái phải bảo tồn, không tính tới lỗ lãi. Tác giả đề xuất ý kiến về bảo tồn nghệ thuật chèo, cụ thể như: Xây dựng luật bảo tồn di sản văn hóa; hàng năm tổ chức ngày văn hóa dân tộc; xây dựng công viên văn hóa dân tộc ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; phục hồi tác phẩm cổ điển; có chính sách ưu đãi trọng dụng người tài, nghệ nhân, nghệ sĩ...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Với bài viết “Một mô hình chèo đang mất” [54, tr.119], họa sĩ Phạm Duy Tùng dẫn bộ ba vở chèo lịch sử Bài ca giữ nước của Tào Mạt, xem đó là


Quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay - 4

đỉnh cao, một “cánh cửa” mở ra sự kế thừa, biến đổi truyền thống. Ông đặt câu hỏi “Những người làm chèo hôm nay đã có những giáo sư, tiến sĩ, có nhiều nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân, liệu có ai có tâm lớn, tài lớn để đứng lên vô tư vì nghệ thuật chèo, vì văn hóa Việt Nam mà mở tiếp cánh cửa kia không, hoặc mở ra những khoảng trời cao, rộng khác hơn không?” [54, tr.125].

Vẫn trong tinh thần tìm kiếm giải pháp bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu truyền thống, vào tháng 11 năm 2011, Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã phối hợp cùng Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam và Hội nhạc sĩ Việt Nam tổ chức Hội thảo Giải pháp bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu truyền thống. Tại hội thảo lần này, một số tác giả, nhà nghiên cứu về nghệ thuật chèo quen thuộc như Hà Văn Cầu, Tất Thắng, Đôn Truyền, Trần Việt Ngữ, Trần Trí Trắc, Đinh Quang Trung... đã có những ý kiến về bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu truyền thống, cụ thể như:

Bài viết “Giải pháp bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu truyền thống phải từ văn hóa, bằng văn hóa, vì văn hóa" của tác giả Trần Trí Trắc [56, tr. 31]. Tác giả đã nêu quan điểm và nhấn mạnh vấn đề bảo tồn, phát huy nghệ thuật sân khấu truyền thống phải luôn luôn đứng trên bình diện văn hóa. Theo ông, một trong những yêu cầu đặt ra trong quá trình tiếp biến văn hóa là cần đặt những tác phẩm nghệ thuật truyền thống đúng với môi trường mà nó đã được sinh ra để không làm mất bản sắc nghệ thuật, cũng như những giá trị nhân văn của mỗi thời đại trong tác phẩm:

Bảo tồn, phát huy nghệ thuật sân khấu truyền thống là bảo tồn, phát huy cái bản sắc văn hóa dân tộc trong nghệ thuật sân khấu truyền thống Việt Nam. Nhưng, bản sắc văn hóa dân tộc trong nghệ thuật sân khấu truyền thống Việt Nam bao giờ cũng vừa mang tính tĩnh lại vừa mang tính động. Tính tĩnh là những giá trị


được hình thành, phát triển, định hình trong lịch sử lâu dài và trở thành cái riêng của nghệ thuật sân khấu truyền thống Việt Nam. Tính động là sự vận động, chuyển hóa qua không gian, thời gian theo quy luật ‘phủ định của phủ định”, loại bỏ – lưu giữ – bổ sung trong dòng chảy phát triển không ngừng [56, tr.34].

Do đó, những giải pháp bảo tồn, phát huy nghệ thuật sân khấu truyền thống cũng phải luôn có sự linh hoạt và để thực hiện được các giải pháp đó cần phải có một đội ngũ nhà quản lý đạt chất lượng cao, những người có tâm, có tầm. Song, vào giai đoạn hiện nay, khi đang có sự chuyển dịch về cơ chế quản lý, cơ chế tài chính thì việc tìm kiếm được những người có cả tâm và tầm quả là không dễ.

Công trình "Bảo tồn trong phát triển và phát triển nhằm mục đích bảo tồn” của nhạc sĩ Đôn Truyền [56, tr.15]. Là một trong số nhạc sĩ có nhiều thành tựu trong sáng tác âm nhạc chèo, nhạc sĩ Đôn Truyền đã nhìn nhận vấn đề bảo tồn nghệ thuật chèo từ góc nhìn âm nhạc, xem sân khấu là di sản văn hóa phi vật thể luôn có sự sống động, linh hoạt và cập nhật với quan niệm thẩm mỹ của từng thời đại. Ông cho rằng, cái mà ngày hôm qua cho là hay thì hôm nay có thể đã trở nên nhàm chán, ngây ngô, thiếu sức hấp dẫn, thuyết phục. Từ đó cần hình thành nên một cơ chế bảo tồn linh hoạt, phải đạo: cái cần giữ phải giữ, cái cần bỏ phải bỏ, cái thiếu phải sáng tạo phải bổ sung. Trong quá trình phát triển, nghệ thuật chèo không ngừng kế thừa, đổi mới, đó là sự vận động phù hợp với quy luật để tồn tại. Vậy nên, cái cần được bảo tồn đối với âm nhạc nói riêng, nghệ thuật chèo nói chung là những tính chất, quy phạm, cấu trúc đặc trưng. “Bảo tồn trong phát triển, trong sự sinh sôi ngày càng hấp dẫn với khán giả đương đại là giải pháp tối ưu nhằm nuôi dưỡng nghệ thuật sân khấu ttruyền thống hữu hiệu nhất” [56, tr.18].


Bài viết “Mấy ý kiến về giải pháp bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu truyền thống” của PGS Đinh Quang Trung [56, tr.43]. Mở đầu bài viết, tác giả nhận định, vấn đề bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu truyền thống đã được nhiều người quan tâm, đề cập, nhưng đến nay, vấn đề này vẫn còn vô cùng nan giải. Một trong những bất cập đó là vì, cơ quan quản lý thì chưa có chỉ đạo rò ràng, còn đơn vị nghệ thuật thì dường như mất phương hướng hoặc mạnh ai lấy làm. Không ít người còn chưa xác định được đối tượng bảo tồn của nghệ thuật sân khấu truyền thống là bảo tồn cái gì, cách thức bảo tồn như thế nào và bảo tồn ở đâu. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp: cần có phương án xây dựng Trung tâm bảo tồn nghệ thuật sân khấu truyền thống để bảo tồn những giá trị đã định hình tương đối, được xem là mẫu mực; định hướng cho các nhà hát, đoàn nghệ thuật, kế thừa và phát triển trên cơ sở những đặc trưng ngôn ngữ, cấu trúc,biện pháp nghệ thuật; khuyến khích phát triển câu lạc bộ sân khấu truyền thống ở các địa phương, biến chèo thành một sinh hoạt văn hóa phổ biến ở những vùng đất sản sinh ra chèo, đồng thời gắn kết với hoạt động du lịch để phát triển kinh tế; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục thẩm mỹ nghệ thuật sân khấu tuyền thống trên các phương tiện thông tin đại chúng; có chính sách đãi ngộ tốt để động viên, khuyến khích những người học và làm sân khấu truyền thống.

1.1.1.3. Nghiên cứu về nghệ thuật chèo ở Hải Phòng

Đối với thành phố Hải Phòng - được NCS lựa chọn là không gian nghiên cứu, đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về công tác quản lý việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật chèo, chỉ có một số ít công trình nghiên cứu về sân khấu Hải Phòng, về lịch sử, các giai đoạn phát triển hoặc công tác quản lý hoạt động biểu diễn, như:

Công trình Sân khấu Hải Phòng của Viện Sân khấu phối hợp với Sở Văn hóa Thông tin Hải Phòng, Nxb Sân khấu năm 2002. Trong sách này các


tác giả nghiên cứu về lịch sử hình thành và các vở diễn thành công của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của thành phố qua các thời kỳ, có đánh giá đôi nét về giá trị riêng của một số loại hình sân khấu thành phố như: kịch nói, chèo, cải lương…

Sách Chiếng chèo Đông của Trần Đình Ngôn, Nxb Sân khấu, Hà Nội năm 2010. Sách này tác giả viết về các lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển, các tác giả, tác phẩm nổi tiếng của các đoàn chèo thuộc chiếng chèo Đông như: Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Công trình Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn chèo Hải Phòng của Ngô Thị Vân Anh. Đây là luận văn thạc sĩ quản lý văn hóa của thạc sĩ Ngô Thị Vân Anh. Trong công trình này, tác giả tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật nói chung và quản lý hoạt động biểu diễn của đoàn chèo Hải Phòng nói riêng; khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của Đoàn Chèo Hải Phòng từ năm 2011 đến nay; từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng trong thời gian tới.

1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động nghệ thuật Trên thế giới và cả ở Việt Nam, vấn đề quản lý văn hóa nghệ thuật không còn là vấn đề mới đối với các nhà nghiên cứu. Từ những công trình nghiên cứu về quản lý văn hóa nghệ thuật nói chung như Management and Arts (Quản lý và nghệ thuật) của W.J. Byrnes [90] hay cuốn Quản lý văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế [66]của Phan Hồng Giang và Bùi Hoài Sơn, đã đưa ra những khái niệm và quan điểm cơ bản về

quản lý trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

Tiếp theo đó, tác giả Lương Hồng Quang cũng có loạt bài tổng thuật lại từ cuốn Management and Arts (Quản lý và nghệ thuật) của W.J. Byrnes


[90]. Trong đó, tác giả nêu ra những vấn đề cơ bản của quản lý văn hóa nghệ thuật: khái niệm quản lý, cấp độ quản lý, tiến trình quản lý.... Tác giả tiếp tục triển khai tập tài liệu Nhập môn quản lý văn hóa nghệ thuật gồm 7 chương, đề cập đến các vấn đề xoay quanh quản lý văn hóa nghệ thuật [64].

Bên cạnh các công trình mang tính khái quát về quản lý văn hóa nghệ thuật, còn có nhiều nghiên cứu về quản lý trong các lĩnh vực nghệ thuật, trong đó có quản lý nghệ thuật sân khấu nói chung, chèo nói riêng. Như các công trình về vấn đề xã hội hóa hoạt động biểu diễn của Phạm Tiến Duật (2006), “Xã hội hóa và xã hội hóa sân khấu”, Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, số 4, tr.22 – 25 [18], Nguyễn Đăng Chương, Xã hội hóa kịch công lập ở Việt Nam... Hay các công trình về quản lý và phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động nghệ thuật như: Lê Tiến Thọ (2012), “Bồi dưỡng tài năng nghệ sĩ sân khấu”, Sân khấu, số 12 [72], Trần Thị Minh Thu (2014), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phát triển sân khấu Việt Nam đương đại”, Lý luận phê bình văn học nghệ thuật, số 25, tr 30 – 32 [73], Trần Trí Trắc (2013), “Bàn về đào tạo tác giả Chèo”, Văn hóa nghệ thuật, số 345, tr.37-40 [76]....

1.1.3. Đánh giá chung về các tài liệu đã tổng quan

Qua tìm hiểu và phân tích tổng quan về các tài liệu, có thể khẳng định, đến nay những công trình nghiên cứu về lịch sử cũng như về bảo tồn nghệ thuật chèo chiếm số lượng không nhỏ. Song hầu hết số công trình này thuộc về lĩnh vực nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật chèo gắn với đời sống văn hóa xã hội, nguồn gốc của chèo và sự biến đổi của nghệ thuật chèo để phù hợp với đời sống văn hóa xã hội từng thời kỳ như: chèo cổ, chèo văn minh, chèo cải lương và chèo hiện đại.

Cùng với các công trình nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển nghệ thuật chèo là các công trình lý luận, lý thuyết của các nhà chuyên môn, các nhà nghiên cứu về nghệ thuật chèo. Mỗi nhà nghiên cứu ở một góc nhìn


khác nhau, đưa ra những vấn đề của nghệ thuật chèo ở một góc độ khác nhau như: về đặc trưng của chèo (cấu trúc nghệ thuật, nội dung, các làn điệu, âm nhạc) hay phương pháp tư duy, thủ pháp nghệ thuật, hình thái sân khấu, kịch bản chèo...

Xuất phát từ những nghiên cứu đó nên vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật chèo cũng được nhìn nhận, đánh giá ở nhiều góc độ khác nhau. Có công trình đưa ra phương án bảo tồn về thủ pháp, cấu trúc nghệ thuật chèo, có công trình bàn về bảo tồn âm nhạc trong chèo, bảo tồn trang phục hay những nguyên tắc biểu diễn... Nhìn chung là đưa ra những vấn đề bảo tồn cụ thể của nghệ thuật chèo ở nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên một số vấn đề lý luận, định nghĩa chưa có sự đồng thuận và thống nhất.

Nhiều năm qua, ngành chèo và trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội đã tiến hành nhiều công trình khoa học cấp Bộ, cấp cơ sở về chèo. Những công trình đó là tâm huyết và trải nghiệm thực tế của các tác giả nên vô cùng quý giá và hữu ích, nhưng tất cả mới chỉ dừng lại ở công trình nghiên cứu, kinh nghiệm của mỗi cá nhân và chưa thành sách giáo khoa chuẩn mực quốc gia. Vì vậy, ở các công trình của họ đã xuất hiện nhiều vấn đề, nhiều khái niệm chưa đồng thuận với nhau [75, tr.353].

Bên cạnh đó, những vấn đề tồn tại, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến thực trạng chèo đứng trước nguy cơ mai một trong đời sống văn hóa hiện nay cũng đã được đặt ra trong các cuộc hội thảo khoa học về công tác quản lý và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống nói chung và nghệ thuật chèo nói riêng. Các nhà nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng nghệ thuật chèo hiện nay từ nhiều hướng tiếp cận nghiên cứu khác nhau. Cơ bản, đã nhìn nhận rò những khó khăn thách thức đội với nghệ thuật chèo hiện nay như: thiếu kịch bản, đạo diễn, diễn viên, sân khấu vắng khách, đặc biệt là sự khủng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022