Những Vấn Đề Cần Giải Quyết Trong Đề Tài Luận Án


hoảng về đường hướng phát triển, phương thức bảo tồn…Tuy nhiên hầu hết các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động nghệ thuật chèo vẫn nằm trên các trang viết, bàn luận trong các cuộc hội thảo mà ít đi vào cuộc sống bởi thiếu sự tổng kết, chỉ đạo định hướng và tổ chức thực hiện. Các giải pháp đưa ra mới chỉ là những giải pháp mang tính lý thuyết, chưa thực sự căn cơ đến tính hữu dụng và khả năng áp dụng trong thực tế, chưa đưa ra những giải pháp tổng thể để thực hiện công tác quản lý như: cơ chế chính sách cụ thể để bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo, phương hướng thực hiện, công tác thanh tra, kiểm tra, tổng kết đánh giá, thi đua, khen thưởng đối với việc bảo tồn...

Trên con đường sáng tạo nhằm xây dựng một nền nghệ thuật dân tộc - hiện đại, chúng ta đã khám phá được nhiều vẻ đẹp của nghệ thuật chèo truyền thống mà ông cha để lại. Tuy nhiên, chúng ta vẫn khá lúng túng trong việc kế thừa và phát triển vẻ đẹp đó khi xây dựng những vở chèo mới, bằng chứng là ngành chèo qua mấy thập kỷ cố gắng cho đến nay vẫn chưa nhất trí phát triển theo một hướng cụ thể nào [75, tr.70].

Có thể nói, các công trình nghiên cứu dưới góc độ quản lý nhà nước về văn hóa đối với việc quản lý hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống nói chung, nghệ thuật chèo nói riêng chưa thực sự có nhiều hoặc nếu có cũng phần lớn là lý thuyết về khoa học quản lý hoặc lý thuyết về việc bảo tồn chứ chưa thực sự gắn với đời sống văn hóa nghệ thuật đương đại. Chưa có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá những kết quả đạt được và những vấn đề tồn tại trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật chèo dưới góc độ quản lý văn hóa. Việc đặt vấn đề nghiên cứu này đối với một địa phương cụ thể cũng chưa có nhiều.

Bởi vậy, đây chính là một khoảng trống nghiên cứu mà nghiên cứu sinh cho là đã dành cho luận án này.


1.1.4. Những vấn đề cần giải quyết trong đề tài luận án

Triển khai đề tài này, NCS hy vọng sẽ kế thừa được quan điểm khoa học và lý luận để giải quyết tốt vấn đề của luận án. Đó là tổng hợp đánh giá những tác động tích cực của các chính sách quản lý đối với hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật chèo; những kết quả đạt được trong công tác bảo tồn nghệ thuật truyền thống nói chung, nghệ thuật chèo nói riêng trong thời gian qua từ góc độ của các nhà nghiên cứu sân khấu truyền thống, từ thực tiễn quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật chèo ở các địa phương, các đoàn nghệ thuật chèo chuyên nghiệp trên cả nước và tại một địa phương cụ thể là thành phố Hải Phòng. Đánh giá được giá trị nghệ thuật chèo Hải Phòng và ý nghĩa của việc bảo tồn nghệ thuật chèo đối với thành phố trong giai đoạn hiện nay.

Trên cơ sở đó, phân tích thực trạng công tác bảo tồn nghệ thuật chèo ở thành phố Hải Phòng từ góc nhìn quản lý văn hóa; đánh giá những tồn tại, bất cập trong công tác quản lý nhà nước về văn hóa đối với hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống nói chung và nghệ thuật chèo nói riêng, những ảnh hưởng, tác động không thuận lợi từ thực tế khách quan của cuộc sống hiện đại đối với nghệ thuật chèo, đặc biệt ở một đô thị hiện đại, có tốc độ phát triển nhanh như thành phố Hải Phòng. Vai trò của công tác quản lý văn hóa nói chung và quản lý nghệ thuật chèo nói riêng trong thời gian qua.

Qua đó, bàn luận và đề xuất các giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật chèo, xây dựng được một mô hình ứng dụng vào thực tiễn, nhằm bảo tồn nghệ thuật chèo tại một địa phương cụ thể là thành phố Hải Phòng. Và tìm ra những giải pháp khả thi nhất để bảo tồn nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động nghệ thuật chèo

Để triển khai nghiên cứu đề tài quản lý hoạt động nghệ thuật chèo ở Hải

Quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay - 5


Phòng hiện nay dưới góc độ quản lý văn hóa, trước tiên cần nắm vững các khái niệm về: quản lý, quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về văn hóa, bảo tồn và phát huy; nghệ thuật, nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật chèo và giá trị nghệ thuật chèo; cơ sở lý thuyết và quan điểm về quản lý hoạt động biểu diễn nhằm bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo…

1.2.1. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1.1. Khái niệm về quản lý

a. Khái niệm quản lý

Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đà Nẵng (2003): “Quản lý là trông coi và giữ gìn, tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định" [59, tr.800].

Xuất phát từ nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau nên đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Dưới đây là một số quan điểm về quản lý trên thế giới:

- Tailor: "Làm quản lý là bạn phải biết rò muốn người khác làm việc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm".

- Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định".

- Fayel: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”.

Ở Việt Nam, Phan Hồng Giang và Bùi Hoài Sơn [66] cho rằng: “Quản lý là định hướng sự phát triển của tổ chức trên cơ sở xác định mục tiêu và hướng mọi nỗ lực của cá nhân, của tổ chức vào mục tiêu chung đó, tạo động lực bằng cách kích thích, đánh giá, khen thưởng những người có công, uốn nắn những sai sót của cá nhân trong tổ chức nhằm giảm bớt những thất thoát, sai lệch trong quá trình quản lý, tạo môi trường và điều kiện cho sự phát triển


cá nhân và tổ chức [66]

Có thể nói, quản lý là hoạt động đặc biệt, là yếu tố không thể thiếu trong đời sống xã hội, quản lý gắn liền với quá trình phát triển. Quản lý cũng là đối tượng nghiên cứu của khoa học liên ngành. Quản lý là cách tổ chức, điều khiển các hoạt động theo một yêu cầu nhất định. Quản lý là một hoạt động nhằm đảm bảo sự vận hành của một hệ thống, một tổ chức một cách liên tục, đúng chức năng. Quản lý là quá trình chủ thể tác động lên đối tượng quản lý bằng công cụ, phương pháp nhất định, trong điều kiện môi trường nhất định, nhằm đạt được mục đích nhất định.

b. Khái niệm quản lý nhà nước

Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đà Nẵng (2003): “Quản lý nhà nước là tổ chức, điều hành các hoạt động kinh tế

- xã hội theo pháp luật" [59, tr.801].

Quản lý nhà nước là dạng cụ thể của quản lý xã hội do nhà nước tiến hành. Chủ thể là nhà nước, đối tượng là quá trình xã hội, nhằm đạt được mục tiêu là ổn định, trật tự xã hội bằng công cụ chủ yếu là pháp luật. Hiện nay, có ba hình thức hoạt động quản lý nhà nước, đó là: lập pháp (đứng đầu là Quốc hội); hành pháp (đứng đầu là Chính phủ); tư pháp (đứng đầu là Tòa án nhân dân tối cao). Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là tổ chức, thực hiện chứ năng, nhiệm vụ nói chung của cơ quan nhà nước. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là thực hiện chức năng hành pháp (hoạt động chấp pháp và điều hành hay có thể gọi đây là quản lý hành chính nhà nước)

Như vậy, quản lý nhà nước là sự tác động, điều chỉnh của chủ thể mang quyền lực nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật với phương pháp đặc trưng là cưỡng chế đến các quá trình xã hội, nhằm thiết lập trật tự, ổn định xã hội theo ý chí của nhà nước.

c. Khái niệm quản lý nhà nước về văn hoá


Thực tiễn cho thấy, quản lý văn hoá là công việc của các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, được thực hiện thông qua việc ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hoá, nhằm góp phần phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương nói riêng, cả nước nói chung.

Quản lý nhà nước về văn hoá: Là sự tác động chủ quan bằng nhiều hình thức, phương pháp của chủ thể quản lý (các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể, các cơ cấu dân sự, các cá nhân được trao quyền và trách nhiệm quản lý) đối với khách thể (là mọi thành tố tham gia và làm nên đời sống văn hoá) nhằm đạt được mục tiêu mong muốn (bảo đảm văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, nâng cao vị thế quốc gia, cải thiện chất lượng sống của người dân…).

Quản lý văn hóa bao gồm nội dung:

+ Xác lập hệ quan điểm chủ đạo (hệ tư tưởng chính trị, kinh tế, xã hội, đạo đức…), những nguyên tắc cơ bản xây dựng và phát triển văn hoá - là cơ sở của việc xác lập nội dung và phương thức QLVH.

+ Xây dựng bộ máy tổ chức, cán bộ thực hiện việc QLVH từ Trung ương đến địa phương.

+ Cơ chế phối hợp liên ngành (Ban, Bộ, ngành, đoàn thể…).

+ Hệ thống pháp luật (Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư, Chỉ thị…).

+ Hệ thống chính sách trên từng lĩnh vực (văn học - nghệ thuật, di sản văn hoá, văn hoá dân tộc…) và theo địa bàn lãnh thổ.

+ Công tác giám sát, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm.

1.2.1.2. Khái niệm bảo tồn và phát huy

Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạng thức vốn có của nó. Bảo tồn là giữ nguyên hiện trạng, không để mất đi [58, tr.57].


Phát huy là làm cho rộng thêm ra, sáng thêm ra trên cơ sở bảo tồn. Chữ phát là khởi lên, mở ra, sáng sủa. Huy do chữ huy là ánh sáng, sáng rực [58, tr.317].

Trên thực tế, bảo tồn và phát huy là hai mặt của một vấn đề. Muốn cho một giá trị văn hóa tồn tại và phát huy, thì hoạt động bản tồn phải gắn k chặt với phát huy. Trước tiên, giá trị văn hóa cần được bảo tồn theo những cách thức có thể và phù hợp. Bảo tồn được giá trị văn hóa thì mới phát huy được, ngược lại, phát huy cũng là một cách để bảo tồn giá trị văn hóa.

1.2.1.3. Khái niệm về nghệ thuật, nghệ thuật biểu diễn và nghệ thuật biểu diễn truyền thống

Nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Phương pháp, phương thức giàu tính sáng tạo [58, tr.76].

Nghệ thuật biểu diễn là hình thức nghệ thuật sử dụng cơ thể, tiếng nói, âm thanh, nhạc cụ và sự có mặt của chính nghệ sĩ làm phương tiện trình diễn trước công chúng. Nền nghệ thuật biểu diễn của Việt Nam đã trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài với nhiều hình thức đa dạng. Nghệ thuật biểu diễn bao gồm các loại hình sân khấu: kịch hát, kịch nói, trình diễn ca nhạc, múa, xiếc, ảo thuật… [98].

Truyền thống là thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác [58, tr.1053].

Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam bao gồm các hình thức sân khấu kịch hát dân tộc lâu đời như: tuồng, chèo, múa rối... [98].

1.2.1.4. Nghệ thuật chèo

a. Khái niệm chèo

Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, 2003 “Chèo là kịch hát dân gian cổ truyền, làn điệu bắt nguồn từ dân ca” [59, tr.148]. Trong cuốn Việt Nam từ điển của Hội Khai Trí Tiến Đức in năm


1954 lại cho rằng Chèo là “lối hát tựa như hát Bội” và trước đó Bội là “cuộc diễn trò, cuộc hát Tuồng”.

Từ điển Văn học (bộ mới) của Nxb Thế giới (2003) có ghi:

Chèo là một hình thức sân khấu dân gian Việt Nam, kể chuyện bằng trò diễn. Tích trò (còn gọi là chèo bản, thân trò, tích hát) lấy đề tài từ những chuyện cổ dân gian, truyện Nôm quen thuộc, có tính trào lộng đặc sắc, nảy sinh và phổ biến chủ yếu ở đồng Bắc Bộ. Chèo sử dụng tổng hợp nhiều chất liệu trong vốn văn nghệ cổ truyền và kết tinh ở mức độ nhất định những đặc sắc của những chất liệu ấy trở thành một trong những thể loại tiêu biểu, độc đáo của nền văn nghệ dân gian [57, tr.246].

Theo tác giả Tô Vũ trong tác phẩm Sức sống của nền âm nhạc cổ truyền, Nhà xuất bản Âm nhạc, Hà Nội (1995):

Chèo là một sự tích hát và diễn trên sân khấu với sự cộng tác của một dàn nhạc đệm; Chèo là một sản phẩm nghệ thuật sân khấu gồm một nội dung phong kiến bình dân (do bình dân tạo tác hay mô phỏng) dưới những triều đại thịnh trị đóng kinh đô ngoài Bắc và một hình thức đặt trên cơ sở ngôn ngữ và âm thanh tiếng nói Bắc Bộ [80, tr.318].

Qua phân tích một số khái niệm trên, có thể tóm lại: Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam độc đáo, phát triển mạnh ở vùng Châu thổ Bắc Bộ. Chèo được coi là loại hình sân khấu hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình, nên loại hình nghệ thuật này dễ đi vào lòng người, gắn liền với đời sống văn hoá tinh thần của con người.

b. Giá trị nghệ thuật của chèo

Chèo là một nghệ thuật tổng hợp, một hình thức sân khấu dân tộc, xuất hiện và phát triển trong sinh hoạt văn hóa của người nông dân châu thổ Bắc Bộ.


Chèo bao hàm nhiều hình thức nghệ thuật: nghệ thuật ca hát, nghệ thuật múa và nghệ thuật trình diễn. Chính những hình thức này đã làm nên nét độc đáo trong chèo, từ lời ca, lối múa và âm thanh nhạc khí của chèo, cho đến lề lối hát và động tác múa của đào kép với phối khí của trống, với tiếng đàn, tiếng sáo, tiếng mò....

Xuất phát từ hình thức nghệ thuật dân gian mang tính nguyên hợp, sân khấu chèo là chỉnh thể thống nhất giữa các yếu tố âm nhạc (bao gồm cả làn điệu và nhạc tòng), múa, mỹ thuật, diễn xuất. Qua thời gian, chèo đã tích hợp được nhiều yếu tố văn hóa và không ngừng hoàn thiện trở thành hình thức nghệ thuật độc đáo, vừa mang đậm tính dân gian vừa đậm tính bác học. Nếu cái “căn cốt” dân gian đã nuôi dưỡng chèo thành hình thì tầng lớp trí thức qua các thời đại đã góp phần không nhỏ vào việc đưa chèo từ diễn xướng dân gian trở thành nghệ thuật sân khấu.

Là bộ phận cấu thành của hình thức sân khấu dân gian, âm nhạc chèo hình thành chủ yếu từ chất liệu dân ca được sáng tác trong dân gian. Những làn điệu chèo chủ yếu mang nội dung ca ngợi nghĩa khí cao đẹp, tấm lòng thủy chung của người phụ nữ, phản ánh những cái thiện, cái đẹp trong cuộc sống. Tuy nhiên, do tính chất vùng miền nên âm nhạc chèo tứ chiếng đều mang tính “đại đồng, tiểu dị”, đồng thời chứa đựng trong nó những nét văn hóa riêng có của mỗi địa phương. Cùng với lối tư duy theo quy luật của tự nhiên mà cấu trúc của âm nhạc, làn điệu, cũng như cấu trúc của tích chèo luôn là cấu trúc mở. Với số lượng hơn 160 làn điệu chèo mang âm hưởng dân ca Bắc Bộ, âm nhạc chèo không chỉ có nội dung phong phú, phù hợp với nhân vật trong tích diễn mà còn hàm chứa cả những cung bậc tình cảm hỷ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục của đời người. Có thể nói, cấu trúc mở – cấu trúc kể chuyện và hệ thống làn điệu phong phú, âm nhạc chèo cùng các yếu tố diễn xuất, múa... đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn bao thế hệ người Việt.

Xem tất cả 226 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí