đánh giá khách quan, phân tích được những ưu, nhược điểm của hoạt động bảo tồn ở nhiều nơi, nhằm rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp khả thi, phù hợp với thực tế Hải Phòng.
7. Đóng góp của luận án
7.1. Đóng góp về lý luận
Luận án góp phần bổ sung tư liệu về lý luận cho khoa học chuyên ngành quản lý văn hoá, thông qua nghiên cứu và đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác bảo tồn, phát huy, phát triển nghệ thuật chèo ở đô thị hiện đại, từ trường hợp Hải Phòng (theo nghiên cứu trường hợp - case study).
7.2. Đóng góp về thực tiễn
Luận án sẽ là cơ sở khoa học cho Hải Phòng vận dụng để triển khai việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật chèo trong điều kiện đặc thù của địa phương. Đồng thời giúp nghệ thuật chèo Hải Phòng có môi trường hoạt động rộng hơn, góp phần nâng cao đời sống văn hóa và bảo tồn nghệ thuật chèo – loại hình sân khấu truyền thống đặc sắc của vùng văn hoá Bắc Bộ tại thành phố Hải Phòng. Và luận án sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những người nghiên cứu và thưởng thức nghệ thuật chèo.
8. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu (11 trang), phần Kết luận (4 trang) và Tài liệu tham khảo (8 trang), cấu trúc luận án bao gồm 3 chương.
Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng (52 trang).
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay - 1
- Quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay - 2
- Nhóm Công Trình Nghiên Cứu Về Quản Lý Hoạt Động Nghệ Thuật
- Những Vấn Đề Cần Giải Quyết Trong Đề Tài Luận Án
- Cơ Sở Lý Thuyết Và Quan Điểm Về Quản Lý Hoạt Động Nhằm Bảo Tồn Và Phát Huy Nghệ Thuật Chèo
Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.
Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng (46 trang).
Chương 3: Giải pháp quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng (41 trang).
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT CHÈO TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chèo là một sản phẩm nghệ thuật độc đáo của vùng văn hoá Bắc Bộ và đã thành món ăn tinh thần của người nông dân Việt từ rất lâu đời. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử dựng nước và giữ nước, nghệ thuật chèo luôn được các thế hệ người Việt giữ gìn và phát huy, phát triển. Ngày nay, qua sử sách, chúng ta biết đến tên tuổi các vị được xem là tổ sư của nghề chèo đã hiện diện từ hàng ngàn năm trước, qua các triều đại Đinh, Lê, Lý. Đó là: Ưu bà Phạm Thị Trân người đất Hồng Châu (Hải Dương), Đào Văn Só (Hưng Yên), Đặng Hồng Lân (Thái Bình), Từ Đạo Hạnh (Từ Liêm), Sai Ất (Tế Giang, nay là Văn Giang, Hưng Yên)... Từ sự so sánh tiếng trống trận dưới thời nhà Đinh (được ghi theo lối cổ âm hài thanh) với tiếng trống lưu không 12 nhịp trong chèo, cùng sự kiện hàng binh Lý Nguyên Cát truyền dạy tích Tây vương mẫu hiến bàn đào dưới thời nhà Trần sau này, một số giả thuyết nghiên cứu cho rằng, nghệ thuật chèo, tuồng đã phôi thai từ thời nhà Đinh, hình thành loại hình sân khấu dân tộc dưới thời nhà Trần và phát triển mạnh vào thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, sự giao lưu, tiếp biến với văn hóa phương Tây, đặc biệt là văn hóa Pháp, đã mở ra một thời kỳ mới – hiện đại hóa nền văn học nghệ thuật Việt Nam. Trong bối cảnh đó, một nhóm trí thức yêu nước và cởi mở trong tiếp biến, giao lưu văn hóa đã được tập hợp và đứng ra làm cuộc chấn hưng nghệ thuật sân khấu dân tộc. Phong trào chèo văn minh, rồi chèo cải lương ra đời gắn liền với tên tuổi của các tác giả: Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, Pallus Của, Lê Kim Giang, Khái Hưng, Nguyễn Đại Hữu, Nguyễn Thúc Khiêm, Nguyễn Đình Nghị... Trong số đó, công lớn nhất
với sự đổi mới nghệ thuật chèo là Nguyễn Đình Nghị.
Kể từ sau Cách mạng Tháng Tám thành công, dưới ánh sáng đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng, cùng nhận thức sâu sắc về giá trị văn hóa của cha ông để lại, nhiều thế hệ tâm huyết với chèo đã nối tiếp nhau, không quản ngày đêm sưu tầm, nghiên cứu, chỉnh lý những giá trị nghệ thuật để sân khấu chèo có được thành quả hôm nay. Đó là những trí thức, những nhà nghiên cứu: Huỳnh Lý, Hoàng Ngọc Phách, Tú Mỡ, Vũ Khắc Khoan, Trần Huyền Trân, Trần Bảng, Hà Văn Cầu, Hoàng Kiều, Trần Việt Ngữ, Nguyễn Thị Nhung, Trần Đình Ngôn, Trần Trí Trắc, Lê Thanh Hiền, Đôn Truyền, Bùi Đức Hạnh... cùng nhiều nghệ nhân tứ chiếng như: Lý Mầm, Kiều Trọng Đóa, Hai Sinh, Năm Ngũ (Tống Văn Ngũ), Hoa Tâm, Minh Lý, Dịu Hương (Nguyễn Thị Dịu)...
Từ sự khơi nguồn ấy, theo thời gian, đến nay số lượng người hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, bảo tồn nghệ thuật chèo đã không ngừng gia tăng cùng những đóng góp khoa học, góp phần bảo tồn những giá trị căn cơ của nghệ thuật chèo, phát huy và phát triển nghệ thuật chèo phù hợp quy luật của xã hội Việt Nam hiện đại.
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về nghệ thuật chèo
1.1.1.1. Nghiên cứu về lịch sử nghệ thuật chèo
Trong sử sách dân tộc, vấn đề liên quan đến nguồn gốc và sự hình thành nghệ thuật chèo đã từng được đề cập trong một số bộ sách lịch sử quan trọng, như: Đại Việt sử ký toàn thư (trọn bộ) Nxb Thời Đại, 2013, Cao Huy Giu dịch, Đào Đuy Anh hiệu đính, chú giải và khảo chứng, in theo bản in của Nxb Khoa học và Xã hội năm 1971 – năm 1972; Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, Nxb Văn hóa Thông tin tái bản năm 2007, Phạm Trọng Điềm dịch; Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, NxbVăn học, 2017, Đông Châu - Nguyễn Hữu Tiến dịch; Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, Nxb Kim Đồng, 2016; Việt Nam
văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, Nxb Trẻ, 2005.
Sau này, trong thời hiện đại đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về lịch sử nghệ thuật chèo như: Bước đầu tìm hiểu sân khấu chèo của Trần Việt Ngữ và Hoàng Kiều, nghiên cứu lịch sử và so sánh hình thức diễn xướng dân gian của người Việt ở châu thổ Bắc bộ với quan điểm:
Chèo bắt nguồn từ những hình thức cổ sơ có trước thời Đinh, Lê, Lý, bao gồm những làn dân ca, điệu vũ đầy màu sắc và sức sống (vẫn còn mang nhiều vết tích tôn giáo) và những làn hát nói kể chuyện phong phú, sinh động của những đội hát rong. Chèo được hình thành với hai tính chất chủ yếu là tính tích diễn và tính ứng diễn, để trở thành một loại sân khấu độc đáo, tuy còn thô sơ, vào khoảng thế kỷ XIV cuối đời Trần [26, tr.54].
Tác phẩm Tìm hiểu sân khấu chèo của tác giả Vũ Khắc Khoan [25] do Nhà xuất bản Lửa Thiêng Sài Gòn xuất bản năm 1974, gồm 119 trang, được chia làm 4 chương. Tác giả đã đưa ra giả thuyết nguồn gốc của chèo là một nền ca vũ cổ sơ của dân tộc, thường được biểu diễn trong những dịp tang lễ thời trước, lời ca than vãn, điệu vũ hình dung động tác chèo thuyền và “Chèo ở gốc của nó chỉ thị một động tác chèo thuyền” [25, tr. 152]. Ông chia sự hình thành sân khấu chèo thành 3 thời kỳ: Thời kỳ phôi thai (kéo dài khoảng 5 thế kỷ, từ thế kỷ thứ IV trước công nguyên đến thế kỷ thứ I sau công nguyên); Thời kỳ chuyển tiếp (kéo dài khoảng 10 thế kỷ, từ thế kỷ I đến thế kỷ thứ X) và thời kỳ hình thành (từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX).
Công trình Quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật chèo của Hà Văn Cầu [7], gồm 70 trang, in rônêô được Vụ Nghệ thuật, Bộ Văn hoá Thông tin ấn hành năm 1964. Trên cơ sở phân tích tư liệu, tác giả Hà Văn Cầu đã chia sự hình thành và phát triển nghệ thuật chèo thành ba thời kỳ: Thời kỳ hình thành; Thời kỳ hoàn chỉnh; Thời kỳ cận đại. Đây là một công
trình nghiên cứu được nhiều nhà nghiên cứu chèo sau này thừa kế.
Sách Về nghệ thuật chèo của tác giả Trần Việt Ngữ [48] là công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, gồm 770 trang, được Viện Âm nhạc Việt Nam xuất bản năm 1996. Nội dung gồm ba phần: Phần 1 - Nguồn gốc và quá trình hình thành chuyển hoá và phát triển của chèo; Phần 2 - Từ chiếu diễn ba mặt ngoài trời bước vào sân khấu hộp; Phần 3 - Nắm vững nghệ thuật cổ để xây dựng chèo mới. Lần tái bản năm 2013, Trần Việt Ngữ đã bổ sung phần Nghệ thuật chèo sau 15 năm chuyển hóa thích nghi với văn hóa xã hội kinh tế thị trường. Phần viết gồm 120 trang, đề cập tới các hội diễn chèo từ năm 2000 đến năm 2011, trong đó, tác giả đã dành riêng một mục nói thêm việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu truyền thống [48, tr.847-851]. Đây là công trình nghiên cứu công phu, mô quá trình hình thành và biến đổi của nghệ thuật chèo. Đặc biệt là biến động của nghệ thuật chèo, từ sau Cách mạng Tháng Tám đến năm 1995. Với khối lượng tư liệu đồ sộ, cùng kiến thức sâu sắc và sự thận trọng trong nghiên cứu, Trần Việt Ngữ đã đưa ra nhiều nhận định khoa học. Với đóng góp lớn về lý luận và thực tiễn, công trình đã được trao tặng giải thưởng Nhà nước năm 2012.
Công trình Kịch bản chèo từ dân gian đến bác học của tác giả Trần Đình Ngôn [38]. Công trình này nguyên là luận án tiến sĩ ngữ văn của Tiến sĩ Trần Đình Ngôn được Nxb Sân khấu xuất bản năm 1996. Công trình gồm 202 trang, nội dung chia làm 3 chương: chương I - Yếu tố dân gian và yếu tố bác học trong quá trình hình thành và phát triển của kịch bản chèo; chương II - Sự kết hợp giữa yếu tố dân gian và yếu tố bác học trong kịch bản chèo; chương III - Vấn đề kết hợp yếu tố dân gian và yếu tố bác học trong kịch bản Chèo mới. Dựa trên các kịch bản chèo đưa linh, huyết hồ phú, huyết hồ trò, Từ Thức, Phan Trần, Quan Âm Thị Kính... tác giả đã nghiên cứu yếu tố dân gian trong chèo và rút ra kết luận về sự phát triển của chèo trong giai
đoạn sơ khai. Tác giả đã đi sâu vào phân tích sự kết hợp giữa yếu tố dân gian và yếu tố bác học trong tổ chức kết cấu kịch bản, trong xây dựng nhân vật, trong văn học. Đồng thời chỉ ra mối quan hệ hữu cơ giữa yếu tố dân gian và yếu tố bác học như là mối quan hệ tất yếu, góp phần làm nên giá trị nghệ thuật chèo.
Ngoài công trình này, Trần Đình Ngôn còn có một số công trình nghiên cứu lý luận về chèo như: Đường trường phải chiều (1993) Đường trường chông chênh (1997), tiêu biểu trong số đó là công trình Nguyên tắc cơ bản trong nghệ thuật chèo, Nxb Sân khấu, Hà Nội, (2005). Đây là một trong số ít công trình đã tổng kết và đưa ra hệ thống lý luận về phương pháp nghệ thuật chèo.
Tác giả Tất Thắng cũng là nhà nghiên cứu chuyên sâu về nghệ thuật sân khấu, trong đó có chèo. Bên cạnh hàng loạt các công trình nghiên cứu về sân khấu truyền thống nói chung, ông có công trình đáng chú ý là Nghệ thuật Chèo – nhận thức từ một phía (2007), Nxb Văn học, Hà Nội [71].
Nhà nghiên cứu Trần Trí Trắc cũng có nhiều nghiên cứu về nghệ thuật sân khấu, trong đó có các bài viết về nghệ thuật chèo, như cuốn Sân khấu và nghệ sĩ sáng tạo (Phê bình và tiểu luận) [74], Chèo Cách mạng [75]....
Cho đến nay, dù chưa tài liệu nào khẳng định chính xác thời điểm ra đời của nghệ thuật chèo, nhưng có thể thấy, từ thời văn nghệ dân gian xa xưa, người nông dân Việt vùng châu thổ sông Hồng đã tổ chức lễ hội nông nghiệp cổ truyền (hội làng“xuân thu nhị kì", "đến hẹn lại lên”) vào những dịp nông nhàn của hai vụ lúa xuân và thu, tại các lễ hội này đã hiện diện nghi lễ diễn xưởng dân gian - tiền đề hình thành nghệ thuật chèo. Rồi dần phát triển thành những vở chèo cổ với đầy đủ tích diễn và trò diễn của những phường chèo, lưu diễn làng này sang làng khác, theo phương thức phường gánh cổ truyền. Đến thời kỳ cận đại, đặc biệt là vào giai đoạn từ cuối thế kỷ
XVIII đến thế kỷ XIX, nghệ thuật tuồng, chèo đã trở thành hiện tượng văn hóa độc đáo, có ảnh hưởng sâu sắc đối với đời sống tinh thần của người nông dân châu thổ Bắc Bộ. Bởi chèo vốn thấm đẫm màu sắc dân gian của sân khấu chân quê, đầy tiếng cười hài hước của hề chèo và là nghệ thuật lưu dấu nhiều giá trị bản sắc của văn hóa nông nghiệp Việt Nam. Trong diễn trình lịch sử dân tộc, từng có thời kỳ nghệ thuật sân khấu nói chung, nghệ thuật chèo nói riêng bị nhà nước phong kiến miệt thị, bạc đãi. Mang thân phận con hát, “xướng ca vô loại”, người nghệ sĩ chèo không được xếp vào thứ hạng nào trong xã hội, nhưng nghệ thuật chèo vẫn sống, chèo vẫn được bao thế hệ người Việt nâng niu, đùm bọc. Bởi lẽ chèo là một loại hình nghệ thuật được sinh ra từ văn hóa dân gian, là tiếng nói, niềm vui của người dân quê lao động. Trảỉ qua thăng trầm cùng lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt, chèo đã thành một loại hình sân khấu mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, được tồn tại với công chúng hiện đại cho đến hôm nay và không chỉ hôm nay.
1.1.1.2. Nghiên cứu về bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo
Bên cạnh công trình về lịch sử nghệ thuật chèo, đã xuất hiện công trình, bài viết định hướng phát triển và giải pháp bảo tồn nghệ thuật chèo:
Tác giả Trần Bảng đã viết loạt bài nghiên cứu sâu về chèo, tập hợp lại thành cuốn Chèo - một hiện tượng sân khấu dân tộc [4], được Viện Sân khấu tái bản với tên sách là Khái luận về chèo. Trần Bảng đưa yêu cầu với người làm chèo trước hết phải nắm vững “chất chèo”, cũng có nghĩa là nắm được đặc trưng cấu trúc của chèo. Theo ông, vở chèo mới dù viết về đề tài gì nhưng nếu biết tiếp nối cách cấu trúc chèo truyền thống, biết xây dựng, xử lý và chuyển hoá mô hình truyền thống thì đều được khán giả công nhận là có chất chèo. Trái lại “mọi ý đồ “nâng cao” nghệ thuật chèo thành những loại nhạc kịch, tiểu ca kịch, vũ kịch phương Tây đều dẫn đến kết quả là lấy cấu trúc của một kịch chủng ngoại lai thay thế cho cấu trúc chèo và từ đó làm mất đi
cái riêng biệt của nó” [5, tr.188].
Trần Bảng còn có tác phẩm Trần Bảng, đạo diễn chèo [6]. Trong đó, Trần Bảng thẳng thắn chỉ ra ngộ nhận, sai lầm của mình và nhiều nhà làm chèo đã từng tiếp nhận khuynh hướng tả thực của sân khấu phương Tây, coi đó là yếu tố văn minh tiến bộ, mà cải cách tuồng, chèo. Ông cho rằng, hơn nửa thế kỷ qua, quan điểm sai lầm này luôn là một trở ngại lớn trên đường phục hồi và phát triển sân khấu truyền thống. Ông nhấn mạnh: “Sở dĩ phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần điều này là để những người làm chèo nhất là lớp nghệ sĩ trẻ một lần nữa nhận thức rò sự thật, quyết tâm tự giải thoát mình khỏi sự ràng buộc đầy tính nghịch lý này” [6, tr.318]. Trong thực tế dàn dựng, có thể thấy Trần Bảng đã thực thi một cách đạo diễn xuất sắc đối với vở chèo cổ “Quan Âm Thị Kính”. Trong nửa thế kỉ hành nghề, Trần Bảng đã ba lần thay đổi mô hình thẩm mỹ vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính.
Tác giả Nguyễn Thị Minh Thái đã có bài phân tích "Ba lần thay đổi mô hình thẩm mỹ vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính" [69, tr.22] của đạo diễn Trần Bảng. Tác giả cho rằng, bằng tư duy chèo có phương pháp căn cơ chèo và "một trái tim say đắm với nghệ thuật chèo", đạo diễn Trần Bảng đã tạo nên một vở diễn xuất sắc, góp phần đáng kể trong việc giữ gìn và "làm sáng giá" cho nghệ thuật chèo Việt Nam. Tác giả cũng cho rằng:
... Chỉ có tư duy chèo thật truyền thống (với nhận thức đầy đủ về bản chất ngôn ngữ nghệ thuật, nguyên tắc mỹ học đặc thù của chèo) và tư duy đó lại phải thật hiện đại về phương pháp, mới có thể "giải cứu" sân khấu chèo thoát khỏi tình trạng "bạc phai chất thơ nguyên chất" và sự khủng hoảng người xem đã rất nhãn tiền hôm nay... [69, tr.23].
Vào giai đoạn từ những năm 1990, nghệ thuật chèo đối mặt với những khó khăn thách thức như: thiếu kịch bản, đạo diễn, diễn viên, sân khấu vắng